Câu 1 (3điểm): Trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi, thời gian hoạt động, tính chất và ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?.
Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?
Câu 2 (3điểm):Lập bảng so sánh về vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái đất?
Câu 3 (2điểm): Xác định kinh độ địa lí của điểm A . Biết điểm A là 12 giờ và giờ kinh tuyến gốc là 7 giờ 40 phút.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện. Năm học: 2008 – 2009 môn thi : Địa lý thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT CAM LỘ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học: 2008 – 2009
Môn thi : ĐỊA LÝ
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3điểm): Trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi, thời gian hoạt động, tính chất và ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?.
Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?
Câu 2 (3điểm):Lập bảng so sánh về vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái đất?
Câu 3 (2điểm): Xác định kinh độ địa lí của điểm A . Biết điểm A là 12 giờ và giờ kinh tuyến gốc là 7 giờ 40 phút.
Câu 4 (2 điểm): Dựa vào bảng số liệu: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 – 1999 (‰)
Năm
1979
1989
1999
Tỉ suất sinh
32,5
30,0
19,9
Tỉ suất tử
7,2
7,1
5,6
a)Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số nước ta qua các năm và nêu nhận xét.
b)Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.
HẾT
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 9
NĂM HỌC: 2008-2009
Câu 1(3điểm):
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Nguyên nhân phát sinh (1 điểm)
- Về mùa đông lục địa châu Á lạnh, khí áp cao (Trung tâm cao áp Xi Bia ). Trong khi đó phía nam (xích đạo) nóng khí áp thấp. Gió thổi từ Xi Bia đến xích đạo qua Việt Nam hình thành gió mùa mùa đông .
- Về mùa hạ lục địa châu Á nóng, khí áp thấp. Trong khi đó ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương mát mẻ, khí áp cao. Gió thổi từ đại dương vào lục địa hình thành gió mùa mùa hạ.
Hướng gió thổi (0,25 điểm)
- Đông Bắc
- Tây Nam và Đông Nam
Thời gian hoạt động
(0,25 điểm)
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau .
- Từ tháng 5 đến tháng 10 .
Tính chất và ảnh hưởng (0,5 điểm)
- Lạnh và khô.
- Mùa đông lạnh có những đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.
- Mát mẻ.
- Mưa nhiều thuận lợi cho việc phát triển cây trồng.
w Những nhân tố gây ra mưa lớn ở khu vực BắcTrung Bộ:
Gió mùa mùa đông thổi qua vịnh Bắc Bộ được biển cung cấp thêm nhiều hơi nước và gặp địa hình Trường Sơn Bắc(chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn. (0,5 đ)
Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có áp thấp, bão nhiệt đới từ biển đem đến mưa nhiều. (0,25 đ)
Vào các tháng 10,11,12 ở vùng biển miền Trung thường có giải hội tụ nhiệt đới và là nơi gặp nhau của frông nóng và lạnh nhiễu loạn gây mưa lớn.(0,25 đ)
Câu 2 (3 điểm):
Nhiệt đới (đới nóng)
Ôn đới (Đới ôn hòa)
Hàn đới (Đới lạnh)
Vị trí
Chí tuyến Bắc → Chí tuyến Nam (23°27’B → 23°27’N) (0,25 đ)
Chí tuyến Bắc →Vòng cực Bắc (23°27’B → 66°33’B)
Chí tuyến Nam → Vòng cực Nam (23°27’N → 66°33’N) (0,25 đ)
Vòng cực Bắc → Cực Bắc (66°33’B →90°B)
Vòng cực Nam → Cực Nam (66°33’N → 90°N)
(0,25 đ)
Đặc điểm
- Nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng lớn. Có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh. (0,25 đ)
-Lượng mưa lớn: 1500- 2000mm/năm (0,25 đ)
-Hoạt động của gió Tín phong. (0,25 đ)
- Khí hậu ôn hòa, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. (0,25 đ)
- Lượng mưa trung bình: 500- 1000mm/năm. (0,25 đ)
- Hoạt động của gió Tây ôn đới. (0,25 đ)
- Lạnh giá quanh năm. (0,25 đ)
- Lượng mưa ít dưới 500mm/năm.(0,25đ)
- Hoạt động của gió Đông cực. (0,25 đ)
Câu 3 (2 điểm):
Điểm A có giờ sớm hơn giờ kinh tuyến gốc. Do đó điểm A nằm ở phía đông kinh tuyến gốc. (0,5 đ)
- Giờ điểm A cách giờ kinh tuyến gốc là : 12h - 7h 40’ = 4h 20’ (0,5 đ)
- Mặt khác tốc độ quay quanh trục của Trái Đất : 1h = 360° KT : 24h = 15° KT/giờ (0,5 đ)
- Vậy kinh độ điểm A là : 4h20’ × 15° KT/giờ = 65° KT
Kinh độ địa lí điểm A là 65° Đ. (0,5 đ)
Câu 4 (2 điểm):
a) + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: (0,5 đ)
Năm
1979
1989
1999
Tỉ lệ tăng (%)
2,53
2,29
1,43
+ Nhận xét:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần theo chiều hướng tích cực. Do nhân dân ta đã thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình. (0,5 đ).
b) Vẽ biểu đồ: (1 đ)
File đính kèm:
- DE THI CHON HSG 9 0809.doc