Câu1:( 1 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời em cho là đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
1 - Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế nước ta
A. Lao động từ khu vực sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.
B. Lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp.
C. Lao động từ khu vực công nghiệp chuyển sang khu vực nông nghiệp.
D. Đồng thời từ khu vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và từ khu vực
sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 - Bảng A năm học 2005 - 2006 thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề môn thi: Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubnd huyện vĩnh lộc kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 - Bảng A
phòng giáo dục năm học 2005 - 2006
Đề chính thức
Số : 03
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Câu1:( 1 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời em cho là đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
1 - Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế nước ta
A. Lao động từ khu vực sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.
B. Lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp.
C. Lao động từ khu vực công nghiệp chuyển sang khu vực nông nghiệp.
D. Đồng thời từ khu vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và từ khu vực
sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.
2 - Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
A. Từ năm 1976 B. Từ năm 1986 C. Từ năm 1996
Câu 2:( 1 điểm)
Ghép các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp với sản phẩm nông nghiệp của từng vùng
A
B
Ghép A và B
1. Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Đồng bằng sông Hồng
3. Tây Nguyên
4. Đông Nam Bộ
a. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè.
b. Lúa gạo, đậu tương, đay, cói, ngô, rau ôn đới mùa đông.
c. Chè, hồi, đậu tương, lúa, ngô, sắn.
d. Cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, lạc, đậu tương.
Câu 3:( 4 điểm)
1 - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số nước ta.
2 - Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì.
Câu 4:( 4 điểm)
Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 5:( 5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng và giải thích.
giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp năm 1997 phân theo vùng
Đơn vị: tỉ đồng
Các vùng
Giá trị sản lượng công nghiệp
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
12995,2
29966,8
5519,6
8218,1
1211,1
93391,9
18890,1
Câu 6:( 5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Lương thực có hạt bình quân đầu người thời kỳ 1995 - 2002
Đơn vị: kg
1995
1998
2000
2002
Cả nước
Bắc Trung Bộ
363,1
235,5
407,6
251,6
444,8
302,1
463,6
333,7
1 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người thời kỳ 1995 - 2002.
2 - Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước. Giải thích vì sao.
ubnd huyện vĩnh lộc hướng dẫn chấm đề thi sinh giỏi lớp 9 - bảng a
phòng giáo dục năm học 2005 - 2006
Đề chính thức
Số : 03
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1:( 1 điểm)
1 - ý đúng nhất: ý D
2 - ý đúng: ý C
Học sinh khoanh tròn đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
Câu 2:( 1 điểm)
Ghép đúng: 1 - c 3 - a
2 - b 4 - d
Học sinh ghép đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
Câu 3:( 4 điểm)
1 - Số dân ở nước ta năm 2002 là 79,7 triệu người thuộc nước có số dân đông. Số dân nước ta đứng thứ 3 khu vực Đông Nam á và thứ 14 trên thế giới ( 0,5 điểm).
Hiện tượng “ bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỷ XX. ( 0,5 điểm).
Hiện nay dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người ( 0,5 điểm).
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có sự khác nhau giữa các vùng. ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với vùng nông thôn và miền núi.( 0,5 điểm)
2 - Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả:
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân chậm được nâng cao ( 0,5 điểm).
- Khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm ( 0,5 điểm).
- Khó khăn cho việc ổn định xã hội và bảo vệ môi trường ( 0,5 điểm).
- ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế ( 0,5 điểm).
Câu 4:( 4 điểm)
Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
1 - Tài nguyên đất.
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp ( 0,25 điểm).
- Tài nguyên đất của nước ta khá đa dạng. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất Feralít ( 0,25 điểm).
- Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha, thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung tại các đồng bằng ( 0,5 điểm).
- Đất Feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, chè, cao su,..., cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như: sắn, ngô, đậu tương... ( 0,5 điểm).
2 - Tài nguyên khí hậu.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau, màu trong một năm ( 0,5 điểm).
- Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt đới và ôn đới ( 0,5 điểm).
3 - Tài nguyên nước.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng ( 1 điểm).
4 - Tài nguyên sinh vật.
Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương ( 0,5 điểm).
Câu 5:( 5 điểm)
1 - Nhận xét:
- Giá trị sản lượng công nghiệp của các vùng không đều nhau ( 0,5 điểm).
- Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất ( chiếm 54,9 % giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc) và cao gấp nhiều lần các vùng khác
( gấp 77,1 lần Tây Nguyên, 16,9 lần Bắc trung Bộ...) ( 1 điểm).
Đồng bằng sông Hồng có giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai, tiếp đó là Đồng bằng sông Cửu Long...Tây Nguyên là vùng có giá trị sản lượng công nghiệp thấp nhất ( 1 điểm).
2 - Giải thích:
Sự khác nhau về giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng là kết quả của sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ( 0,5 điểm).
Những vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao là những vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao, do nơi đây có những thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động nhất là lao động có kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường tiêu thụ...( 1 điểm).
Những vùng có giá trị sản lượng công nghiệp thấp, nhất là Tây Nguyên là do hoạt động công nghiệp ở đây còn hạn chế vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên( kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu lao động có tay nghề...). ( 1 điểm)
Câu 6: ( 5 điểm)
1 - Vẽ biểu đồ ( 2 điểm).
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ cột ghép, chính xác, hình vẽ đẹp.
Ghi đầy đủ tên biểu đồ, số liệu trên đầu mỗi cột, chú giải.
2 - Nhận xét và giải thích ( 3 điểm).
a. Nhận xét:
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước. ( 0,5 điểm).
Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước ( Bắc Trung Bộ tăng 1,4 lần; cả nước tăng 1,3 lần). ( 0,5 điểm)
b. Giải thích:
Bình quân lương thực có hạt của Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước vì đây là vùng có nhiều khó khăn về sản xuất lương thực( đồng bằng nhỏ, đất đai ít màu mỡ, nhiều thiên tai, dân số đông...). ( 1 điểm)
Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn cả nước là do Bắc Trung Bộ đã có nhiều cố gắng trong sản xuất để đảm bảo việc tự túc lương thực( đẩy mạnh thâm canh, tăng năng xuất). ( 1 điểm)
Nguồn tư liệu đã sử dụng:
Câu 1: Tự sáng tác.
Câu 2: Tự sáng tác.
Câu 3: Tự sáng tác.
Câu 4: Câu hỏi cuối bài 7 sách giáo khoa địa lí 9.
Câu 5: Lấy trong sách tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng vào đại học cao đẳng.
Câu 6: Bảng số liệu lấy ở bài 24 sách giáo khoa địa lí 9.
File đính kèm:
- De thi HSG .doc