2 . Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeCl2, NaHSO4, FeCl3. Một học sinh cho rằng nếu dùng dung dịch Na2S thì có thể phân biệt các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó có đúng không? Vì sao?
3 . Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
- Cho Na vào dung dịch CuSO4.
- Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
- Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học: 2012 – 2013 khóa ngày: 21 – 06 – 2012 đề chính thức môn thi: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC: 2012 – 2013
KHÓA NGÀY: 21 – 06 – 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Bài 1 (3,5đ):
1 . Tìm các chất A, B, D, E, F và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo dãy biến hóa sau:
Tinh bột A C2H5OH B D
F E CH4
2 . Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeCl2, NaHSO4, FeCl3. Một học sinh cho rằng nếu dùng dung dịch Na2S thì có thể phân biệt các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó có đúng không? Vì sao?
3 . Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
- Cho Na vào dung dịch CuSO4.
- Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
- Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
- Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.
Bài 2 (3đ):
Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a.Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a .
b.Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì dùng
hết V1 lít dung dịch NaOH 2M. Tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml.
Tìm các giá trị m và V1 .
Bài 3 (3,5đ):
Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có hai chất với thành phần phầm trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M , thu được 2,0 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa. (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn)
a.Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
b.Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
c.Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
HẾT
File đính kèm:
- Chuyen Tinh Can Tho 1213.doc