Làm thế nào để để nâng cao chất lượng dạy học Toán 6

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu suất tiết dạy. Đổi mới như thế nào? đó là một câu hỏi được sự quan tâm của giáo viên trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong những năm thay SGK mới.

Hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực, phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niền tin hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS, Toán 6 là một trong những môn học có nhiều khái niệm mới và khó đối với học sinh trong chương trình thay SGK. Vì thế, cách dạy Toán 6 như thế nào cho phù hợp cũng là sự quan tâm của không ít giáo viên dạy toán. Bản thân tôi là giáo viên đã và đang dạy Toán 6 nên rất quan tâm đến vấn đề này

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để để nâng cao chất lượng dạy học Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để Để nâng cao chất lượng dạy học Toán 6 I/ đặt vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu suất tiết dạy. Đổi mới như thế nào? đó là một câu hỏi được sự quan tâm của giáo viên trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong những năm thay SGK mới. Hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực, phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niền tin hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS, Toán 6 là một trong những môn học có nhiều khái niệm mới và khó đối với học sinh trong chương trình thay SGK. Vì thế, cách dạy Toán 6 như thế nào cho phù hợp cũng là sự quan tâm của không ít giáo viên dạy toán. Bản thân tôi là giáo viên đã và đang dạy Toán 6 nên rất quan tâm đến vấn đề này. II/ quá trình thực hiện: 1. Tìm hiểu kiểm tra để nắm thực trạng việc học Toán 6: a. Về học sinh: Một số em có hứng thú học môn Toán, nhưng bên cạnh đố còn có rất nhiều học sinh lười suy nghĩ, tiếp thu thụ động, chưa có sự sáng tạo trong học tập. Mặt khác các em vừa ở tiểu học lên nên phương pháp học tập còn mới, còn bở ngở. b. Về giáo viên: Có một số kiến thức quá mới, phương pháp học tập cũng mới hơn đối với học sinh nên đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, giúp các em làm quyen dần với phương pháp mới và thời gian đầu tư cho bài soạn lớn. Nếu sử dụng phương không linh hoạt, thiếu sự phù hợp thì dễ đưa học sinh đến việc tiếp thu kiến thức thụ động, vận dụng yếu và dễ quên. c. Khảo sát để nắm kỹ năng làm bài của học sinh: Đầu năm học, sau bài “Lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai lũy thừa cùng cơ số”. Tôi đã tiến hành kiểm tra 15’. Nội dung kiểm tra là vận dụng công thức lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai lũy thừa cùng cơ số để tính giá trị các lũy thừa. Kết quả kiểm tra như sau: Số lượng : 43 bài 0 ->2 Yếu TBỏ Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 6 13,9 14 32,6 14 32,6 5 11,6 4 9,3 Từ việc nắm được thực trạng dạy, học toán 6 của học sinh và giáo viên, tôi đã tiến hành như sau: 2. Các biện pháp tiến hành: a. Cơ sở lý luận: + Đối với giáo viên: Cần có sự đổi mới trong việc soạn giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, lấy HS làm trung tâm. Thầy giáo giữ vai trò chủ đạo, HS lĩnh hội tri thức một cách chủ động trên cơ sở tự giác, tự do khám phá, tùy vào từng bài có thể chia nhóm cho HS thảo luận tìm kế quả chung. Mặt khác, giáo viên cần phải đổi mới trong cách kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời nhằm động viên HS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. + Đối với học sinh: Cần đổi mới trong cách học tập, tư duy độc lập, có sự sáng tạo trong học tập, trong kiểm tra. b. Biện pháp cụ thể: * Đầu tư thời gian thích hợp cho việc soạn bài, chuẩn bị thật kỹ cho các bước lên lớp. - Phần bài củ: Giáo viên cần phải biết khai thác để vận dụng vào bài mới như: Là cơ sở ĐVĐ vào bài hoặc để gợi mở giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, cách giải,… Ví dụ: Tiết 7 – Hình học 6: Đoạn thẳng Bài củ: 1) Vẽ hai điểm A,B 2) Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A,B. Dùng phấn(trên bảng), bút chì (vở) vạch theo mép thước từ A đến B. Ta được một hình. Hình này gồm bao nhiêu điểm? Là những điểm như thế nào? Mục đích: Từ bài củ HS đi đến hiểu và phát biểu đoạn thẳng AB là gì một cách dễ dàng hơn. - Phần bài mới: + Cần có hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS để HS tự phát biểu được khái niêm, định nghĩa (đối với tiết lý thuyết) và tự tìm được cách giải (đối với tiết luyện tập). + Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh làm cho học sinh giỏi không cảm thấy quá bình thường khi học toán và học sinh yếu không chán nản. + Cần có các câu hỏi gợi mở sau khi đưa ra các câu hỏi tổng quát. Trong phần bài mới giáo viên cần có sự giao việc rõ ràng, dứt khoát cho HS. Nhằm giúp HS làm việc một cách lên tục, tư duy một cách logic, từ đó sẽ có sự sáng tạo trong suy nghĩ. Ví dụ: Sau khi HS nắm được khái niệm “ Tam giác ABC là gì” cần giao việc cho HS làm bài tập 43 trang 94 SGK: Điền vào chổ trống trong các phát biểu sau: a/ Hình tạo bởi………………………………được gọi là tam giác MNP. b/ Tam giác PUV là hình……………………… + Việc đưa ra các bài tập phản ví dụ của giáo viên cũng là một phương pháp giúp HS khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA như hình bên có phải là tam giác ABC hay không? Tại sao? A B C Mục đích của ví dụ này nhằm khắc sâu điều kiện 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. + Trong khi thực hành ngoài việc nắm quy tắc để thực hành, giáo viên còn có thể cho HS làm theo các kiến thức thực tế. Ví dụ: Cộng 2 số nguyên: Giáo viên có thể qui ước được là “+”, mất là “-” Được 2 nhưng mất 3 có nghĩa là 2 + (-3). HS sẽ biết được ngay là mất 1 hay -1. - Phần củng cố và hướng dẫn về nhà: Cần phải dành thời gian từ 10 đến 15 phút. Vì chủ yếu là HS được hoạt động, được suy nghĩ,…và phải giải quyết ít nhất 2/3 số bài tập nhất là phần hình học. Nếu không dành thời gian thích hợp như trên thì khả năng vận dụng của HS sẽ bị hạn chế. + Trong phần củng cố: Giáo viên phải nghiên cứu các dạng bài tập để củng cố cho phù hợp. Phải có dạng dễ cũng cố ngay phần lý thuyế và dạng tổng quát để HS có sự sáng tạo trong suy nghĩ. + Trong phần hướng dẫn về nhà: Giáo viên phải có hệ thống câu hỏi giúp HS có hướng giải các bài tập khó. Đồng thời giáo viên phải nghiên cứu kỹ các bài tập tiếp theo để giao việc cho học sinh chuẩn bị ở nhà. * Trong cách kiểm tra đánh giá củng cần phải có sự đổi mới như việc ra đề, hình thức kiểm tra,… sao cho kết quả đánh giá được khách quan và qua kiểm tra phát hiện được số HS giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng và HS yếu kém thì được phụ đạo hướng dẫn thêm. Đồng thời, cũng cần tập cho HS việc tự kiểm tra bằng cách nhận xét bài làm của bạn, ý kiến phát biểu của bạn. Từ nhận xét đó HS sẽ tìm ra được nguyên nhân sai, cách khắc phục và tìm hướng đi đúng. * Đối với học sinh: Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu HS phải “nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Do đó cần phải độc lập suy nghĩ, tích cức làm viêc, và phải biết cách kết hợp với bạn, với thầy để chiếm lĩnh tri thức. Dưới đây là một bài soạn minh họa cho việc áp dụng các biện pháp trên vào tiết lý thuyết môn hình học 6: Tiết 26: tam giác Mục tiêu: Kiến thức cơ bản: + Định nghĩa được tam giác. + Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì. Kỹ năng cơ bản: + Biết vẽ tam giác. + Biết gọi tên và ký hiệu tam giác. + Nhận biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác. Chuẩn bị: Giáo viên: - Bảng phụ ghi bài tập 43,44 và bài tập kiểm tra bài củ. - Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc, phấn màu, phiếu học tâp nội dung bài tập 44 trang 95. Học sinh: - Thước thẳng, compa, thước đo góc. Tiến trình lên lớp: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài củ: ? Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R. Cho đoạn thẳng BC = 3,5 cm. Vẽ đường tròn(B; 2,5cm) và (C; 2cm), hai đường tròn cắt nhau tại A và D. Tính độ dài AB, AC. Chỉ cung AD lớn, cung AD nhỏ của đường tròn tâm B. Vẽ dây cung AD. Sau khi HS làm xong, GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm. GV nhận xét, sữa sai, cho điểm GV dùng phấn màu tô đậm đoạn thẳng AB, BC, CA. GV giớ thiệu phần tô đậm là tam giác ABC. ? Vây tam giác ABC là gì. Cách vẽ tam giác ABC như thế nao? Tiết học hôm nay… Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Tam giác ABC là gì? - GV: Chỉ vào hình vẽ ở bài củ và hỏi lại: ? Tam giác ABC là gì? - GV vẽ tam giác ABC lên bảng - GV đưa ra bài tập và vẽ hình lên bảng - Hình gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CA như trên có phải là tam giác ABC hay không? Tại sao? - GV giới thiệu kí hiệu và cách đọc khác của tam giác ABC ? Hãy nêu cách đọc khác của rABC - GV: Em đã biết tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc. ? Hãy đọc tên 3 đỉnh của rABC ? Hãy đọc tên 3 cạnh của tam giác ABC ? Hãy đọc tên 3 góc của rABC - Y/c HS làm bài tập 43/94 + GV: Treo bảng phụ-B.tập 43 + Gọi 2 HS lên bảng điền - GV: Gọi HS khác nhận xét, sửa sai. - Y/c HS làm BT 44/95 (SGK) - Yêu cầu HS họat động nhóm làm trên phiếu. - GV: Phát phiếu học tập cho từng nhóm và treo bảng phụ - Sau khi HS làm 3’, Gv thu một phiếu, các nhóm khác đổi phiếu cho nhau. - GV: Điển kết quả của phiếu đã thu vào bảng phụ. - Yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm trên bảng ? Hãy đưa các vật có dạng tam giác - GV: Lấy điểm M (nằm trong cảc 3 góc của tam giác) và giới thiệu đó là điểm nằm trong tam giác. ? Điểm trong tam giác là gì? GV; Lấy điểm N(không nằm trong tam giác, không nằm trên tam giác) giới thiệu điểm N là điểm nằm bên ngoài tam giác ? Điểm nằm bên ngoài tam giác là gì? - Y/c 1 HS lên bảng lấy 1 điểm D nằm trong r, điểm F nằm ngoài r, điểm E nằm trên r - Yêu cầu HS làm BT 46/95 GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình - Gọi HS nhận xét GV: Nhận xét, sữa sai HĐ2: Vẽ tam giác - Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK - GV: Chỉ cho HS ở hình vẽ kiển tra bài củ ? Để vẽ được rABC ta làm thế nào? - GV: Vẽ 1 tia Ox và đặt đoạn thẳng đơn vị trên tia. - GV làm mẫu trên bảng: Vẽ rABC ở ví dụ - Yêu cầu HS làm BT 47(SGK) GV: Theo dõi thao tác HS làm - GV: Kiểm tra kích thước HS đã vẽ. HS quan sát Hvẽ, tư duy và trả lời HS vẽ vào vở HS trả lời và giải thích HS ghi vở HS nêu (có 6 cách khác nhau) HS đọc tên 3 đỉnh HS đọc tên 3 cạnh HS đọc tên 3 góc HS quan sát 2 HS lên bảng điền vào bảng phụ. HS nhận xét HS làm BT 44 HS hoạt động nhóm làm trên phiếu. Hs đổi phiếu, theo dõi, chấm điểm Nhận xét Đưa một số vật có dạng tam giác đã chuẩn bị Trả lời Trả lời 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở. Nhận xét Đọc ví dụ Quan sát lại hình vẽ và nêu cách vẽ (như SGK) Vẽ vào vở theo các bước giáo viên hướng dẫn Thực hiện vào vở 1 HS lên bảng vẽ 1. Tam giác ABC là gì? - Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA khi 3 điểm A, B,C không thẳng hàng - Kí hiệu: Tam giác ABC là rABC Các cách đọc khác: rBAC, … - Các đỉnh: A,B,C - Các cạnh: AB, BC, CA - Các góc: BAC (CAB) ABC (CBA) ACB (BCA) Có thể: A; B; C BT 43/94: Điền vào chổ trống trong các phát biểu sau: a) Hình tạo bởi 3 đoạn thẳng MN,NP,PM khi 3 điểm M,N,P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP. b) Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU,UV,VT khi 3 điểm T,U,V không thẳng hàng BT 44/95: Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau: Tên r Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh r ABI A,B,I BAI, ABI, AIB AB, BI, IA r AIC A,I,C AIC, ACI, CAI AI, IC, AC rABC A,B,C ABC, AC, ACB AB,BC, CA BT 46/95: 2. Vẽ tam giác: Ví dụ: Vẽ r ABC biết BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm. BT 47/95: 4. Củng cố: ? Tam giác ABC là gì? ? Nêu các bước vẽ tam giác ABC khi biết độ dài 3 cạnh. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo SGK - Làm bài tập 45,46(b) trang 95 (SGK). - Ôn tập phần hình học từ đầu chương. - Học ôn định nghĩa các hình và 3 tính chất. - Làm các câu hỏi và bài tập trang 96 (SGK). Tiết sau ôn tập chương để chuẩn bị kiểm tra một tiết. ý đồ của giáo án: Trong tiết dạy này tôi đã sữ dụng phần bài cũ để hình thành kiến thức mới, hình thành khái niệm tam giác và cách vẽ tam giác. Trong quá trình dạy bài mới, tôi đã dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS xây dựng khái niệm tam giác, nắm đỉnh, cạnh, góc của tam giác, điểm nằm trong tam giác, điểm nằm ngoài tam giác,… Trong mỗi phần của bài, tôi đã chọn sự giao việc cụ thể cho HS bằng những câu hỏi, bằng bài tập rèn luyện. Phần cũng cố tôi đã xen vào trong từng nội dung kiến thức: Bài 43, 44 nhằm khắc sâu khái niệm tam giác, cách gọi tên đỉnh, góc, cạnh. Bài tập 46(a) nhằm củng cố cho HS điểm nằm trong góc, vẽ tia. Bài tập 47 HS vẽ tam giác theo các bước khi biết độ dài 3 cạnh. 3. Kết quả: Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào việc dạy học Toán 6, tôi thấy HS có ý thức học tập nghiêm túc hơn, hào hứng hơn khi học Toán. HS chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhanh chóng hơn, nắm chắc hơn, nhớ kỹ hơn và vận dụng tốt hơn. Trong việc làm bài tập cũng có sự tiến bộ: HS làm nhanh hơn, trình bày logic hơn và có nhiều sáng tạo trong cách giải. Số HS khá giỏi tăng lên và đặc biệt số HS yếu vươn lên đạt TB. Kết quả cụ thể như sau: ( Bài kiểm tra 1 tiết chương III) Số lượng: 43 bài 0 ->2 Yếu TBỏ Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 0 0 5 11,6 19 44,2 11 25,6 8 18,6 III. Kết luận: Để nâng cao hiệu suất dạy học Toán 6 cần thực hiện các biện pháp như sau: * Đối với giáo viên: 1- Chuẩn bị bài soạn cần phải đầu tư đủ thời gian thích hợp a) Bài củ: Là những kiến thức cũ có liên quan sữ dụng trong bài mới. b) Bài mới: - Hệ thống câu hỏi: + Câu hỏi phát huy trí lực cho từng loại đối tượng + Câu hỏi đặt vấn đề gây hứng thú học tập + Câu hỏi gợi mở Giao việc cụ thể cho HS hoặc nhóm HS Mở rộng kiến thức hoặc đưa ra những ví dụ để khắc sâu kiến thức Củng cố: Dành nhiều thời gian hơn(10-15’) vì đây là quá trình “ thực hành” của HS. Đồng thời giải quyết những kiến thức khác theo yêu cầu của bài tập 2- Trong công tác kiểm tra đánh giá: Đổi mới cách ra đề (2 bộ đề), hình thức kiểm tra (trắc nghiệm, vấn đáp, viết). * Đối với học sinh: - Tự nghiên cứu. - Nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Khi chưa áp dụng đề tài này thì HS chưa mang lại hiệu suất cao, GV chưa đầu tư nhiều thời gian, HS chưa có húng thú học toán. Từ khi thực hiện đề tài này HS đóng vai trò chủ động trong tiếp thu kiến thức nên có nhiều chuyển biến trong nhận thức làm cho HS có hứng thú trong học tập và hiệu quả bài học cũng tăng lên rất nhiều. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2007 -2008 và đang mang lại kết quả đáng khích lệ. Tôi sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm của đề tài đồng thời tìm những tồn tại để khắc phục nhằm đưa lại hiệu quả câo hơn trong những năm tiếp theo. Hiền Ninh, ngày 01 tháng 4 năm 2008. Người viết Nguyễn Trường Vĩnh

File đính kèm:

  • docSKKN nâng cao chất lượng toán 6.doc
Giáo án liên quan