1, Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A, Giao tiếp: là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
B, Văn bản: là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
C, Có sau kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
D, Biểu hiện cụ thể:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm văn 6 (kì I) văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn 6
(kì i)
Văn Tự sự
1, Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A, Giao tiếp: là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
B, Văn bản: là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
C, Có sau kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
D, Biểu hiện cụ thể:
TT
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự vật
Truyện Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy…
2
Miểu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Tả người, tả cảnh sinh hoạt…
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Thơ trữ tình, ca dao trữ tình…
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bình luận
Tục ngữ…
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
Thuyết minh về đồ dùng dạy học, một cuốn băng tư liêụ…
6
Hành chính -
Công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời…
2, Văn tự sự.
A, Tự sự (còn gọi là kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các quan hệ theo một trật tự logíc và mạch lạc nhất định.
B, Mục đích giao tiếp của tự sự: nhằm mục đích giúp người kể giải thích, tìm hiểu và bày tỏ thái độ về sự việc.
C, Sự việc trong văn tự sự:
- Sáu yếu tố trong văn tự sự:
+ Sự việc do ai làm ?
+ Sự việc xảy ra ở đâu ?
+ Sự việc xảy ra luác nào ?
+ Nguyên nhân ?
+ Diễn biến ?
+ Kết quả ?
- Sự việc thường thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với nhân vật.
D, Nhân vật trong văn tự sự:
+ Nhân vật trong văn tự sự: là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản.
+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động, làm nền cho nhân vật chính thể hiện tư tưởng.
+ Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, tài năng, việc làm…
3, Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
ố Chủ đề là cái mà câu chuyện muốn ngợi ca, khẳng định, hay phê phán, lên án qua những điều được kể (đại ý)
B, Dàn bài của bài văn tự sự
- Trong văn tự sự tính chất kể là chủ yếu. Vì vậy để người đọc dễ theo dõi, bài văn tự sự gồm có 3 phần:
+ Mở bài: Có nhiệm vụ giới thiệu chung về nhân vật và sự việc sẽ được kể trong phần thân bài.
+ Thân bài: Phần này có nhiệm vụ kể lại diễn biến của sự việc. Đây là phần nhằm chi tiết hoá, cụ thể hoá cho phần mở bài. Phần này có thể kể theo trình tự không gian, thời gian hoặc trình tự sự việc.
+ Kết bài: Phần này có nhiệm vụ khép lại câu chuyện, thể hiện kết cục của câu chuyện. Phần này tạo sự cảm nhận về tính hoàn chỉnh “có đầu có cuối” của một câu chuyện.
4, Tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự:
A,Đề văn tự sự:
- Thông thường đề văn tự sự thường có những từ “kể, kể về, hãy kể, kkể lại…”. Tuy nhiên cũng có khi chỉ cần xác định trong đề có chứa nội dung tự sự: một kỉ niệm ngày thơ ấu; một ngày sinh nhật; sự đổi mới của một miền quê…thì đó cũng là đề tự sự rồi.
- Có đề tự sự nghiêng về kể người, cũng có đề nghiêng về kể việc, hay cũng có thể là đề yêu cầu tường thuật. Muốn biết được điều này chúng ta chú ý đến những từ trọng tâm trong mỗi đề.
Ví dụ: có cụm từ ‘ một người thầy (cô) em ấn tượng” thì đây là đề kể người. Hay cụm từ: “một câu chuyện em thích” thì lại là kể việc…
B, Cách làm bài văn tự sự
Muốn là tốt bài văn tự sự, các em có thể tiến hành theo bốn bước sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ đề và nắm vững yêu cầu của đề.
+ Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định viết: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện.
+ Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2.
+ Bước 4: Triển khai dàn bài thành bài văn theo bố cục ba phần: mở bài , thân bài, kết luận.
5, Lời văn, đoạn văn tự sự
A, Lời văn tự sự: là lời văn dùng để giới thiệu, kể sự việc, miêu tả hoặc lời độc thoại, đối thoại của các nhân vật trong câu truyện.
B, Đoạn văn tự sự: là một tổ hợp các câu trong đó thường có một ý trọng tâm, khái quát hoặc nêu ý chính của cả đoạn. Câu diễn đạt ý chính thường gọi là câu chủ đề. Các câu văn khác trong đoạn văn thường giải thích, bổ sung làm rõ nghĩa cho ý chính này trong câu chủ đề.
Xét ví dụ:
+ “ Thằng con trai tôi thích bẫy voi lắm. Nó reo, nó nhảy, nói huyên thuyên. Rồi lừa lúc tôi bất ngờ, nó tụt xuống luồng sâu chuồng voi, định đến với những con voi đầy hấp dẫn.”
+ “ Sau trận ốm lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Có tý việc nhẹ nào học tranh làm hết cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có tý gì để bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt.”
6, Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự:
Ngôi kể trong văn tự sự: là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Trong văn tự sự có hai ngôi kể: ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất.
* Xét ví dụ: + “ Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, vẫn thích cảnh đẹp ở Đầm Sen. Tôi vân giữ nguyên vẹn lòng say mê Đầm Sen như hôm nào mới đến. Trước mắt tôi vẫn là ánh nắng lung linh trên mặt hồ loang loáng nước ngày hè và thoang thoảng đâu đây mùi hương sen ngọt ngào”
+ “ Một hôm ông lão đánh cá ra biển kéo lưới được một con cá vàng, ông đã thả xuống biển mà không cần đền ơn, không đòi gì cả. Về nhà ông bị mụ vợ mắng là “ đồ ngốc” và bắt ông ra biển đòi cá vàng đền ơn”
7, Thứ tự kể trong văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự có hai cách:
+ Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên (thứ tự thời gian), việc xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
Ví dụ: Đa số truyện cổ tích kể theo lối này, như: Ông lão đánh cá và con cá vàng; Tấm Cám; So Dừa…
+ Cũng có thể kể lại những việc vừa xảy ra, sau đó để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó (kể ngược).
VD: ……………………………………………………………………..
8, Phân biệt kể chuyện đời thường kể chuyện tưởng tượng.
A, Kể chuyện đời thường có nghĩa là kể lại những chuyện diễn ra xung quanh mình, diễn ra trong cuộc sống hằng ngày (tức là những chuyện có trong thực tế).
B, Kể chuyện tưởng tượng là do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó.
Chú ý: Tuy nhiên truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Ví dụ : * Truyện đời thường: Những hồi kí chiến tranh, tư liệu lịch sử về các sự kiện nhân vật, truyện chúng ta chứng kiến kể lại cho nhau nghe hằng ngày…
* Truyện tưởng tượng: Như các truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, truỵện viễn tưởng….
(Hết kì I)
Làm văn 6
(Kì II)
Văn miêu tả
1, Thế nào là văn miêu tả
A, Văn miêu tả: là hình thức sử dụng văn bản với mục đích để tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó về một sự vật, con người, sự việc mà người được giới thiệu chưa nhận ra, chưa trông thấy, hoặc chưa hình dung được.
B, Bản chất và yêu cầu của văn miêu tả:
+ Bản chất của văn miêu tả là làm nổi bật lên được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, sự việc, con người.
+ Yêu cầu của văn miêu tả là phải biết quan sát để tìm ra đựoc hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất cho sự vật, con người, sự việc được miêu tả. Bên cạnh đó cũng cần sự tưởng tượng, so sánh và nhận xét của người viết.
Ví dụ: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
2, Phương pháp tả cảnh
A, Muốn tả cảnh cần:
+ Xác định được đối tượng miêu tả
+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu
+ Trình bày những đièu quan sát được
B, Bố cục bài văn tả cảnh gồm 03 phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết
- Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Ví dụ:…………………………………………………………………….
3, Phương pháp tả người
A, Muốn tả người cần:
+ Xác định được đối tượng miêu tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế lao động)
+ Quan sát, lựa chọn được những đặc điểm nổi bật từ chân dung (ngoại hình) đến hành động.
+ Trình bày những đièu quan sát được, nhận xét biểu cảm.
B, Bố cục bài văn tả người gồm 03 phần:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả
- Thân bài: Tập trung tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động…
- Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về người đó.
Ví dụ:…………………………………………………………………….
4, Viết đơn
A, Đặc điểm phong cách hành chính:
+ Về chữ viết: chủ yếu xuất hiện dưới dạng viết kèm theo chữ kí của người ra văn bản ở cuối văn bản.
+ Về từ ngữ: sử dụng từ phổ thông (từ toàn dân). Từ ngữ được dùng phải mang tính đơn nghĩa, chính xác, không gây hiểu lầm.
+ Về ngữ pháp: Câu văn đòi hỏi có cấu trúc chặt chẽ, quan hệ giữa các thành phần câu phải được xác định rõ ràng.
B, Cách thức viết đơn:
* Nếu là đơn viết theo mẫu: người viết chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần điền. Chú ý đọc kĩ để trả lời đúng nội dung của từng mục.
* Nếu đơn viết không theo mẫu cần tuân thủ theo thứ tự 08 mục sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên đơn: Đơn xin….
+ Nơi gửi: Kính gửi…
+ Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
+ Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị)
+ Cam đoan và cảm ơn
+ Địa điểm làm đơn và ngày, tháng, năm…
+ Kí tên.
File đính kèm:
- On tap Ngu Van 6 Lam Van.doc