Luận văn Nghiên cứu về một nhà văn đại diện cho một nền văn hóa

Trong quá trình đi tìm đề tài để nghiên cứu, thật ngẫu nhiên khi chúng tôi đọc được tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” của một nhà văn người Tây Tạng viết về cuộc sống của dân tộc mình. Trang sách mở ra trước mắt tôi là một thế giới hoàn toàn xa lạ, có lẽ là xa lạ với nhiều người trên thế giới này. Đó là vùng đất “Tây Tạng huyền bí”, cái nôi của Phật giáo Mật Tông, mảnh đất sùng đạo nhất thế giới.

“Tây Tạng” có lẽ rất đỗi mơ hồ trong tâm thức của bao người, cũng có thể họ đã từng biết đỉnh Everest cao nhất thế giới trên dãy Himalaya. Nhưng họ không tưởng tượng nổi rằng trên một vùng cao nguyên với độ cao trung bình 4000m – 5000m lại có một tộc người tồn tại và sinh sống trong cái không gian khắc nghiệt đó. Hơn nữa, dân tộc này đã từng tồn tại vài ngàn năm, họ có lịch sử, có nền văn hóa riêng, một nền văn hóa đặc trưng mang màu sắc bí hiểm.

 

doc148 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu về một nhà văn đại diện cho một nền văn hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình đi tìm đề tài để nghiên cứu, thật ngẫu nhiên khi chúng tôi đọc được tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” của một nhà văn người Tây Tạng viết về cuộc sống của dân tộc mình. Trang sách mở ra trước mắt tôi là một thế giới hoàn toàn xa lạ, có lẽ là xa lạ với nhiều người trên thế giới này. Đó là vùng đất “Tây Tạng huyền bí”, cái nôi của Phật giáo Mật Tông, mảnh đất sùng đạo nhất thế giới. “Tây Tạng” có lẽ rất đỗi mơ hồ trong tâm thức của bao người, cũng có thể họ đã từng biết đỉnh Everest cao nhất thế giới trên dãy Himalaya. Nhưng họ không tưởng tượng nổi rằng trên một vùng cao nguyên với độ cao trung bình 4000m – 5000m lại có một tộc người tồn tại và sinh sống trong cái không gian khắc nghiệt đó. Hơn nữa, dân tộc này đã từng tồn tại vài ngàn năm, họ có lịch sử, có nền văn hóa riêng, một nền văn hóa đặc trưng mang màu sắc bí hiểm. 1.1. Về nhà văn A Lai Qua “Lời giới thiệu” đầu cuốn tiểu thuyết “Bụi trần lắng đọng” và một số lời giới thiệu trên các trang web [68,69,70,71] chúng tôi được biết: “A Lai sinh năm 1959 trong một sơn trại nhỏ chỉ gồm hai mươi hộ gia đình ở thôn Kháp Nhĩ Cổ, huyện Mã Nhĩ Khang, thượng nguồn sông Đại Đô, thuộc khu dân tộc Tạng vùng Tây Bắc Tứ Xuyên. Học xong phổ thông, ông thi vào trường Sư phạm Mã Nhĩ Khang và đã có thời gian gần năm năm làm giáo viên Trung văn sau khi tốt nghiệp. Năm 1984, A Lai chuyển về làm biên tập cho tạp chí văn học Thảo địa trực thuộc sở văn hóa A Bối Châu” [2,tr3]. Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông được mở ra; ban đầu là thơ, sau dần chuyển hướng sang tiểu thuyết. Tập truyện “Vết máu năm xưa” xuất bản năm 1989 là dấu ấn đầu tiên trên chặng đường cầm bút khi tác giả vừa tròn 30 tuổi. Xuất hiện với bút lực dồi dào và đầy triển vọng, nhưng phải tới năm năm sau A Lai mới hoàn thành tiểu thuyết “Bụi trần lắng đọng”. Cùng thời gian này, ông chuyển về công tác tại tạp chí Thế giới khoa học viễn tưởng và trở thành tổng biên tập. “Năm 1998, cuốn “Bụi trần lắng đọng” do nhà xuất bản Văn học Nhân dân xuất bản đã giành được giải thưởng Mao Thuẫn lần thứ năm, giải thưởng cao quý nhất cấp quốc gia dành cho văn học. A Lai trở thành người đoạt giải thưởng Văn học Mao Thuẫn trẻ nhất Trung Quốc” [2,tr3]. Từ đó tới nay, tiểu thuyết “Bụi trần lắng đọng” luôn là cuốn sách bán chạy nhất trong các bảng xếp hạng, số lượng in trên 100000 cuốn, và được dựng thành phim truyền hình nhiều tập (Đài truyền hình Việt Nam chiếu phim này hồi tháng 1/2006 với tiêu đề Bá chủ Tây Tạng). Khi trả lời câu hỏi của báo Thanh niên Bắc Kinh: “sau “Bụi trần lắng đọng” hình như ông không viết gì nhiều?”, A Lai bày tỏ: “Quan trọng trong sáng tác văn học cần có tình cảm, giới phê bình Trung Quốc thường định nghĩa chiều sâu của tiểu thuyết là chiều sâu của tư tưởng, tôi cho rằng chiều sâu của tiểu thuyết là chiều sâu của tình cảm. Tôi tự thấy mình không thiếu khả năng nắm bắt ngôn ngữ, hình như cũng không thiếu tư tưởng, nhưng tình cảm không phải một sớm một chiều. Khi tình cảm của tôi trống rỗng, tôi chỉ là một đáy hồ khô cạn thôi” [2,tr3]. Và đó chính là tuyên ngôn sáng tác của ông. 1.2. Về tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” Tác phẩm đưa người đọc vào một bối cảnh không gian, thời gian của quá khứ trên mảnh đất “Tibet” vào khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, qua lời kể của một nhân vật Ngốc - đứa con trai thứ của một Thổ ti hùng mạnh trong 18 vị thổ ti nơi đây - người luôn nhìn mọi vật và đưa ra những ý kiến cũng như việc làm khác những người khác; anh cũng luôn tỏ ra ngô nghê dưới mắt mọi người, họ gọi anh là ngốc nhưng lại là “thằng ngốc thông minh nhất thiên hạ” [1,tr274]. Gia tộc Thổ ti có nuôi hai hạng người đó là người thư kí (sử gia) để ghi chép những điều đã xảy ra trong lịch sử của gia tộc cùng với một gia đình truyền đời làm cái nghề đao phủ. Họ sống với nhau bằng sự “man rợ” thuận theo quy luật của tự nhiên. Sự xuất hiện của người Hán cùng với cây anh túc đã thay đổi dần mối quan hệ đã tồn tại trước đó. Bởi cây anh túc mà gia tộc Mạnh Kì trở nên cực kì giầu có. Ghen tị với sự lớn mạnh của Thổ ti Mạnh Kì, những Thổ ti lân cận tìm đủ mọi cách để có được hạt giống anh túc. Cuối cùng thì giống cây này đã được trồng trên mọi diện tích của vùng đất Tây Tạng; để rồi nạn thiếu lương thực khiến người chết đói đầy các ngả đường. N Theo lời khuyên của Ngốc, nhà Mạnh Kì đã trồng lương thực và giờ đây lương thực nhà Mạnh Kì được bán với giá “gấp mười lần”. Hai thằng con trai nhà Mạnh Kì đi về mỗi hướng khác nhau để cùng thi thố tài năng lãnh đạo. Bằng những kế sách tinh khôn, lòng nhân từ cảm hóa con người trong cơn bĩ cực, Ngốc đã thành công khi lấy được lòng người, thậm chí lấy được cả con gái một vị Thổ ti nữ - trong tương lai sẽ được thừa kế ngôi vị Thổ ti. Còn người anh hiếu chiến, tàn bạo cộng với sự khinh địch và ngu dốt đã thất bại nặng nề. Sự thành công của Ngốc gắn với quá trình phát triển tất yếu của một nền kinh tế mới, kinh tế trao đổi hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ nền kinh tế lạc hậu “tự cấp tự túc” ngàn đời nơi đây bằng việc anh xây dựng được một cái “chợ đường biên” sầm uất đông vui. Anh trở thành người giầu có nhất từ trước tới nay của gia tộc Mạnh Kì. Khi được cha gọi về, anh cảnh báo mọi người về những đứa con của kẻ thù Thứ Nhân đang quay trở lại trả thù cho cái chết của cha nó thời trước đây do nhà Mạnh Kì gây ra. Thổ ti Mạnh Kì truyền ngôi cho người con cả. Mục tiêu trả thù của tên sát thủ chuyển hướng đến vị Thổ ti mới. Người anh chết trong nỗi khao khát được lên làm Thổ ti. Sau cái chết đó, cuộc sống nơi đây cũng không hề yên bình. Các thế lực bên ngoài xâm nhập và Hồng quân Trung Quốc tiếp quản lãnh địa này. Câu chuyện khép lại với cái chết của Ngốc; có lẽ với anh đó là sự giải thoát khi cuộc đời không còn mục tiêu và hướng phấn đấu. Niềm mơ ước cuối cùng của Ngốc: “nếu linh hồn có thể luân hồi, hãy để kiếp sau của tôi được đến nơi này, tôi rất yêu cái nơi tươi đẹp này!” [1,tr483]. Tác phẩm được giải Mao Thuẫn, được dựng thành phim, được mua bản quyền và dịch sang nhiều thứ tiếng. Thời báo Los Angeles bình chọn “Bụi trần lắng đọng” là “cuốn sách của năm”, nó cũng lọt vào danh sách chung kết giải Kiriyama… Những thành công đó đã phần nào thay chúng ta đánh giá về giá trị của tác phẩm này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Giới thuyết về kết cấu tác phẩm văn học Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, là “phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật” [32,tr156]. Ở mỗi nhà văn, trong mỗi tác phẩm họ lại tìm cách cắt, đặt thời và không gian, các sự kiện đời sống… thành các chất liệu phục vụ ý đồ nghệ thuật, biến nó thành một “chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật”. Cũng theo “Lí luận văn học” thì: “kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình [47,tr152-153]. Sự đa dạng trong chức năng cũng được một số các tài liệu lí luận khác thống nhất là: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ”.[32,33,47]. Bên cạnh đó ta cũng thấy thuật ngữ kết cấu gần nghĩa với các thuật ngữ cấu trúc, bố cục của tác phẩm, những thuật ngữ này có những nét nghĩa tương đồng nhưng rất khác biệt. GS.TS Trần Đình Sử cho rằng: “kết cấu là một thực thể” có nghĩa nó đảm nhiệm tổ chức và sắp xếp sự vật khác nhau vào trong một trật tự và có mối quan hệ cặp, đôi với nhau. Còn cấu trúc chỉ là cách sắp đặt, sắp xếp đơn thuần. “Theo quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ bó hẹp trong việc khảo sát văn bản nhằm chỉ ra những thành phần ổn định, bất biến có mối quan hệ tương tác với nhau tạo thành chỉnh thể” [24,tr24] . Nói rộng ra, “kết cấu là quan hệ”, quan hệ giữa hình thức nghệ thuật và nội dung nghệ thuật tạo ra đó là mối quan hệ giữa các “bộ phận văn bản được chuyển tiếp, quá độ, có mở đầu – kết thúc, có chỗ tỉ mỉ, có chỗ sơ lược, tựa như một tồn tại có tính hữu cơ”. Nhưng theo chủ nghĩa cấu trúc thì ý nghĩa của văn bản có được là do những mối quan hệ khách quan này tạo nên chứ không phải xuất phát từ chủ ý khách quan của nhà văn thổi vào. Điều đó có nghĩa rằng những tác giả này họ đề cao hình thức của văn bản hơn những sáng tạo của nhà văn, đồng thời xem trọng mục đích của ngôn ngữ hơn là mục đích sáng tạo văn bản. Tóm lại, có thể hiểu rằng cấu trúc là quy tắc, trật tự, lôgic, phương thức mà nhà văn sử dụng nhằm sắp xếp những gì ông ta chắt lọc được từ thế giới khách quan và chủ quan (tình tiết, sự kiện) nhằm tạo ra tác phẩm. Nó tồn tại bên ngoài nhà văn, khi sáng tác nhà văn nào cũng phải sử dụng, nó là chất liệu chung. Khi được sử dụng nó chỉ tồn tại trong đầu óc của nhà văn. Nhưng kết cấu là thế giới nghệ thuật không lặp lại, trong từng nhà văn và từng tác phẩm nó là một hệ thống, chỉnh thể của mỗi tác phẩm đã được hoàn thành. Để có được một kết cấu hay, độc đáo và riêng biệt thì nhà văn phải dày công lao động nghệ thuật và sáng tạo. Cho nên, kết cấu bao gồm cả mặt hình thức và nội dung của tác phẩm từ sự ổn định bền vững của về mặt bố cục đến sự đa dạng sinh động của mọi yếu tố và nguyên tắc cấu nên tác phẩm đều thuộc phạm trù của kết cấu. Khi đã tạo ra một kết cấu thì nó sẽ chi phối cấu trúc cho phù hợp để nhằm biểu hiện tốt nhất nội dung cuộc sống và phục vụ tư tưởng tác phẩm. Vậy xét ở bình diện tác phẩm cụ thể thì kết cấu rộng hơn cấu trúc và bao gồm cấu trúc. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ “sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định” [32,tr156]. Bố cục chính là yếu tố tương quan bên ngoài làm nên bề mặt của tác phẩm. Kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi, phức tạp hơn; kết cấu không chỉ bao gồm các yếu tố tương quan bề mặt đó mà còn bao hàm cả sự liên kết bên trong. Ngoài bố cục, kết cấu còn chứa: “tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần của cốt truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện v...v…. Sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [32,tr157]. Như vậy, kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát tư tưởng – cảm xúc. Kết cấu phải ở trong một tác phẩm cụ thể, không phải là kết cấu chung chung. Lựa chọn một kết cấu nào, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biệu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm. Khi đánh giá kết cấu của một tác phẩm, không phải so sánh nó với kết cấu của một tác phẩm khác mà phải xét nó trong yêu cầu thể hiện nội dung của tác phẩm; tính đến hiệu quả mà nó để lại trong lòng người đọc. Do đó, nghiên cứu kết cấu tác phẩm, người nghiên cứu cần lưu ý các bình diện và cấp độ kết cấu sau; Thứ nhất, “kết cấu được mở rộng theo chiều ngang – được xem xét ở bình diện quy luật tổ chức thể loại: kết cấu tự sự, kết cấu kịch, kết cấu trữ tình”. Hay còn được gọi là kết cấu bề mặt. Thứ hai, “Kết cấu được xem xét ở chiều dọc, tức là nghiên cứu mối quan hệ quy định và tùy thuộc của các cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể. Nó tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật” [39,tr178-179]. Ở cấp độ hình tượng, nhà nghiên cứu cần đi sâu khám phá hệ thống các nhân vật, hệ thống sự kiện, tình tiết tương quan các chi tiết tạo hình, các tương quan về không gian, thời gian. Đây chính là kết cấu bề sâu, gắn với ý đồ sáng tạo của tác giả. Khi xem xét ở cấp độ trần thuật, kết cấu bao gồm các biện pháp trần thuật, sự bố trí điểm nhìn, sự tổ chức các câu, sự sắp xếp các chương đoạn, sự vận dụng các phương thức tu từ. Nghiên cứu kết cấu ở cấp độ trần thuật chính là chỉ ra kết cấu bề mặt của tác phẩm. Từ những nội dung chính của khái niệm kết cấu mà chúng tôi đưa ra ở trên, trong luận văn này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu kết cấu tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” của nhà văn A Lai theo chiều dọc và ở cấp độ hình tượng. Giới hạn phạm vị nghiên cứu không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn bỏ qua những cấp độ khác của kết cấu, khiên cưỡng “dồn ép” tác phẩm vào nội dung lí luận mình lựa chọn. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi chúng tôi vẫn sử dụng mọi nội dung của lí luận về kết cấu. Tất cả, nhằm chỉ ra được đặc trưng cơ bản, đặc sắc trong sáng tác của nhà văn A Lai mà ở đây là trong tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” của ông. 2.2. Những nghiên cứu về “Bụi trần lắng đọng” 2.2.1. Tình hình nghiên cứu tác phẩm ở Việt Nam Từ khi khẳng định được giá trị của mình trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại, tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” đã được dịch ra nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tác giả luận văn đã tiếp xúc với dịch giả Lê Sơn (bút danh Sơn Lê) của cuốn tiểu thuyết “Bụi trần lắng đọng” và “Rừng Hoang” ở tại Hà Nội và được biết. Tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” được xuất bản theo “Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa nhà xuất bản Văn học Nhân dân (Trung Quốc) và nhà xuất bản Phụ nữ (Việt Nam). Bản sách dịch giả Sơn Lê dịch là văn bản tái bản lần 12 do nhà xuất bản Văn học Nhân dân (Trung Quốc) ấn hành vào tháng 5 năm 2005. Sau hơn hai năm làm việc miệt mài, dịch giả đã chuyển thể cuốn tiểu thuyết “Trần Ai Lạc Định” của A Lai sang tiếng Việt với tên “Bụi trần lắng đọng”. Dịch giả cho biết: “Điều khó khăn nhất với bác đó là rào cản về văn hóa, đã rất nhiều năm tham gia dịch sách nhất là văn học Trung Quốc, nhưng đây là tác phẩm của một nhà văn Tạng viết về người Tạng, vùng đất xa xôi với những phong tục tập quán riêng, hoàn toàn khác với văn hóa Trung Hoa. Cho nên, làm thế nào để chuyển tải được đầy đủ nhất, đúng đắn nhất ý nghĩa của tác phẩm đến độc giả Việt Nam thật sự là rất khó khăn” (Theo ghi chép của tác giả luận văn với dịch giả Sơn Lê trong lần nói chuyện tại nhà dịch giả hôm 15/8/2009). Khi chúng tôi hỏi: “Từ khi tác phẩm được lưu hành trên thị trường sách Việt Nam (tháng 1 năm 2008) đã có nhà nghiên cứu nào đến gặp bác hay bác đã đọc được bài bình luận nào trên các phương tiện đại chúng không ạ?”. Dịch giả cho biết: “Chưa, có lẽ tác phẩm còn khá mới mẻ với thị hiếu công chúng, các nhà phê bình (nhiều người) còn đang chạy theo những cuốn sách (lên cơn sốt) mà được nhiều người quan tâm ở một số những tác giả đương đại khác (Lý Nhuệ, Mạc Ngôn, Vệ Tuệ, Giả Bình Ao..). Từ những dữ liệu được dịch giả cung cấp, chúng tôi cũng cố gắng theo dõi báo chí, tìm kiếm trên mạng. Kết quả, ở Việt Nam thực sự chưa có bài viết hay một công trình nghiên cứu nào về tác phẩm được công bố trên những phương tiện đại chúng. (Số liệu được khảo sát trong thời gian chúng tôi hoàn thành công trình của mình). 2.2.2. Tác phẩm trên thế giới. - Tình hình nghiên cứu tác phẩm “Trần Ai Lạc Định” ở Trung Quốc và trên thế giới có phần sôi động hơn. Ở Trung Quốc, trang Web [68,69,70,71] đã tổng hợp vài chục tạp chí và hàng trăm bài viết về “Trần Ai Lạc Định”. Thậm chí họ còn đưa ra những câu hỏi để thảo luận những vấn đề thuộc về tác phẩm. Đáng chú ý nhất là một bài viết của tác giả Chu Tây Sơn đã được nhà xuất bản “Văn nghệ Bách Hoa Châu” in - 1999 với tiêu đề “Bàn về sắc thái lãng mạn và thần bí trong Trần ai lạc đinh” (评 论 集 再论《尘埃落定》的浪漫神秘色彩). Bài nghiên cứu trên đã tiếp cận tác phẩm theo góc độ nghệ thuật và chỉ ra thủ pháp “Lãng mạn và huyền bí” là nghệ thuật chính mà nhà văn sử dụng để tạo nên tác phẩm. Bên cạnh đó nó (bài nghiên cứu) cũng phân tích về quá trình xâm nhập của xã hội văn minh đối với truyền thống văn hóa người Tạng được nhà văn phản ánh trong tác phẩm (đó là súng, đạn, hoa anh túc và lầu xanh), sự sụp đổ của xã hội Tây Tạng cổ trước xã hội hiện đại là một vấn đề tất yếu, khi quan hệ sản xuất đó đã không thể duy trì được trật tự xã hội và đảm bảo vai trò của mình với lịch sử. Trong quá trình triển khai luận văn này chúng tôi tìm được một luận văn thạc sĩ của tác giả Lí Tĩnh (李静) nghiên cứu tại trường “Đại học Northwestern” trong năm 2008. Trong công trình có tên của mình là “Bản chất mới của tiểu thuyết” (新体小说) nhà nghiên cứu đã rất chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngốc trong tác phẩm. Tác giả Lí Tĩnh chỉ ra sự thành công trong ngòi bút của tác giả “Bụi trần lắng đọng” chính là việc xây dựng hình tượng nhân vật Ngốc là nhân vật người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm. Mọi sự kiện, biến cố trong tác phẩm đều được nhìn dưới con mắt một người không bình thường nhưng lại suy nghĩ và làm được những việc hơn người bình thường. Hình tượng nhân vật này không chỉ tạo ra thành công cho tác phẩm, thậm chí nó còn đóng góp cho nghệ thuật xây dựng nhân vật người kể chuyện trong văn học đương đại một hình tượng nhân vật khá mới mẻ và độc đáo. Do điều kiện và khả năng không cho phép chúng tôi chỉ xin giới thiệu qua công trình này đôi nét sơ lược như trên. -Tác phẩm ở ngoại quốc được dịch sang tiếng Anh với nhan đề Red Poppies (Anh túc đỏ) do hai dịch giả nổi tiếng là Howard Goldblatt and Sylvia Li-chun Lin. Hai dịch giả này đã từng được Hiệp hội Dịch giả Văn học Hoa Kỳ trao giải “Bản dịch của năm”, được in ấn trên 34 quốc gia. Anh quốc vừa kí hợp đồng với tác giả để có được bản quyền dựng thành phim với tựa đề “Chiến tranh hoa anh túc”. Những bài viết và nhận định về tác phẩm được đăng rải rác trên các trang web [68]. Tổng hợp lại chúng tôi có những lời nhận định của các nhà báo sau: Michiko Kakutani (New York Time); Helen Mitsios (Philadelphia Inquirer); Donna Seaman (Booklist) [68]. Trong đó có một bài viết tương đối sâu sắc về tác phẩm trên của A Lai với tiêu đề Red Poppies: A Novel of Tibet; 4/2005 (Copyright April 2005)[68]. Bài viết nhằm tập trung phân tích về vai trò và tác dụng của cây anh túc đối với cuộc sống người dân Tạng. Thông qua đó tác giả cũng chỉ ra những luật lệ hà khắc, phong tỏa quyền sống và tự do của con người. Cuối cùng, tác giả khẳng định quá trình sụp đổ của chế độ Thổ ti là một tất yếu lịch sử, cây anh túc và sự du nhập của nền văn minh chỉ có vai trò thúc đẩy làm cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn mà thôi. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu kết cấu “Bụi trần lắng đọng”, luận văn tập trung vào mục đích khám phá tư tưởng kết cấu; hệ thống nhân vật và nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật; sự sắp xếp mối quan hệ không gian – thời gian; ngôn ngữ nghệ thuật; sự đan xen của các thể loại văn học. Từ đó khẳng định thành công và hạn chế của tác phẩm; đồng thời, mở ra hướng tiếp cận hiệu quả cho những ai quan tâm đến tác phẩm “Bụi trần lắng đọng”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các phương diện: tư tưởng kết cấu; kết cấu nhân vật; kết cấu không gian thời gian; đối thoại, độc thoại; sự đan cài các yếu tố ngoài cốt truyện, cũng như những tác nhân bên ngoài có ảnh hưởng tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. 5. Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Qua luận văn này chúng tôi mong được đem đến cho người đọc cách nhìn sâu hơn về tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” đặc biệt là từ góc độ kết cấu. Việc chỉ ra nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm dựa trên mối liên hệ “đồng cấu” của triết lí Mật Tông, là một tìm tòi khá mới mẻ của tác giả luận văn. Chính dụng ý nghệ thuật đó đã tạo nên những thành công to lớn cho nhà văn A Lai. Đồng thời những vấn đề lý thuyết về kết cấu tác phẩm văn học được luận văn tổng hợp, hệ thống lại để làm rõ hơn những lý luận chung của kết cấu tác phẩm văn học. Thêm nữa, luận văn còn đóng góp cho những công trình đi tìm hiểu và khám phá tác phẩm “Bụi trần lắng đọng” trên thế giới và ở chính quốc. A Lai quả thực sáng tạo và tài năng khi thể hiện, vận dụng và sử lí mối quan hệ giữa văn hóa – tín ngưỡng với sáng tạo nghệ thuật để có những thành công trong tác phẩm này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu liên ngành Vấn đề kết cấu tác phẩm văn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lý luận văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học, phong cách học, tâm lý học, phân tâm học, phật giáo học…. Vì vậy chúng tôi vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành. Chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau để soi dọi vào vấn đề cần tìm hiểu cho ra một kết quả tối ưu và khả quan nhất. Phương pháp nghiên cứu tác giả Muốn hiểu được tác phẩm cần phải đặt nó trong hệ thống, nhất là trong mối quan hệ với sự nghiệp sáng tác của tác giả. Cho nên, nghiên cứu và tìm hiểu tác giả là một trong những chìa khóa để chúng tôi tiếp cận tư tưởng của nhà văn thông qua “Bụi trần lắng đọng”. Phương pháp hệ thống Kết cấu tác phẩm là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy tất cả các vấn đề cụ thể được triển khai trong luận văn đều được đặt trong mối quan hệ với hệ thống. Các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp Nhằm làm cho những nhận định đánh giá của chúng tôi thêm phần sát thực cho nên thực sự cần thiết khi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu đã khảo sát được, các phương pháp phân tích, so sánh , tổng hợp sẽ được sử dụng để tìm ra đặc điểm và đặc sắc trong kết cấu “Bụi trần lắng đọng” của Alai. Việc so sánh không chỉ tiến hành trong nội bộ sáng tác của nhà văn mà còn mở rộng tới sáng tác của một số cây bút văn học Trung Quốc đương đại khác như : Lỗ Tấn, Dư Hoa, Mạc Ngôn, Lý Nhuệ, Giả Bình Ao… 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương một : Tư tưởng kết cấu trong Bụi trần lắng đọng Chương hai : Tổ chức kết cấu về hệ thống nhân vật Chương ba : Những phương tiện, phương thức của kết cấu B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG KẾT CẤU TRONG “BỤI TRẦN LẮNG ĐỌNG” 1. Tây Tạng huyền bí và văn hóa – xã hội 1.1.Vị trí địa lí Mỗi dân tộc trên thế giới đều có nền văn hóa riêng, mang đặc tính khu biệt với những dân tộc khác. Cơ sở hình thành văn hóa phần lớn dựa vào cách ứng xử của dân tộc đó với thế giới tự nhiên và mối quan hệ cộng đồng. Qua hàng ngàn năm lịch sử, nó trở thành những mô thức ứng xử đặc trưng. Vậy, để tìm hiểu mỗi dân tộc nếu không hiểu về điều kiện sinh tồn và nguồn gốc của họ ta sẽ không thể phân biệt một cách đầy đủ và đúng nhất về các hành vi ứng xử, những thói quen tính cách, tín ngưỡng, những mô thức văn hóa, hay nói đúng hơn là không thể tìm hiểu được “cấu trúc tâm lí dân tộc”. Dù đã được sáp nhập vào chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) từ năm 1959, nhưng vùng Thanh Tạng – Tây Tạng vẫn là một vùng đất mang những nét khu biệt đặc trưng về dân tộc, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục. Tây Tạng (tiếng Tây Tạng: བོད་, Bod hay pö theo cách nói vùng Lhasa; chữ Hoa: 西藏) nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung bình vào khoảng 4.900m, vùng đất này thường được gọi là “Nóc nhà của thế giới”. “Bắc giáp cao nguyên Mạc Mễ Nhĩ của Tân Cương, gối đầu lên sơn mạch của sơn hệ Côn Lôn, nam tiếp giáp sơn mạch của dãy Hy Mã Lạp Sơn, ở giữa nằm vắt ngang sơn mạch của dãi sơn hệ Võng Đê Tư, còn có sơn mạch Đường Cổ Lạp chạy xuống hướng đông để gặp Thanh Hải và Tây Khương” [74]. Có thể nói Tây Tạng là sự liên kết của các sơn hệ lớn nhất thế giới tạo thành. Xét về mặt địa đồ, chu vi của Tây Tạng bắc tiếp giáp Tân Cương, đông nối liền Thanh Hải và Tây Khương, nam giáp Ấn Độ, Bất Đan, Triết Mạnh Hùng (Tích Kim) và Ni Bạc Nhĩ, tây giáp các nước như: Khách Thập, Mễ Nhĩ, Ba Cơ Tư Đát, A Phú Hãn và Tô Nga; do đó vị trí của Tây Tạng nằm ngay giữa trung tâm châu Á. Vị trí này, về mặt quốc phòng là cực kỳ trọng yếu. “Các nhà địa chất quả quyết rằng, 40 triệu năm trước, Tây Tạng nằm sâu dưới đáy biển. Bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải lục địa châu Á rồi dội lên thành cao nguyên Tây Tạng, trong đó có dãy Himalaya với ngọn Everest cao 8.848,2m, cao nhất thế giới, và hàng trăm ngọn núi khác cao trên 7.000m. Ngày nay trên cao nguyên Tây Tạng vẫn còn nhiều hồ nước mặn với đủ các loài hải sản. Ở chợ Barkhor, nơi các quầy mỹ nghệ, người ta bày bán nhiều vỏ ốc biển làm quà kỷ niệm. Không biết chúng là hậu duệ thứ bao nhiêu đời của cụ ốc tổ 40 triệu năm trước. Lên núi cao tìm cái chỉ có dưới biển sâu, đó là điều lạ lùng trong vô số những điều lạ lùng của vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới” này”. Tây Tạng rộng gấp bốn lần diện tích Việt Nam [74]. Nói như một nhà nghiên cứu người Việt khi đến đây: “Đất trời mênh mông và tĩnh lặng đến nao lòng. Không gian Tây Tạng trong vắt và sâu thẳm, khiến mọi vật ta nhìn tưởng như rất gần mặc dù nó ở rất xa. Thiên nhiên Tây Tạng rực rỡ một thứ sắc màu thuần tuý và thanh tịnh trong suốt, nó đánh thức năng lực trực giác nơi mỗi con người. Tây Tạng, mây chỉ một màu trắng tinh khôi để cho mặt trời mặc sức tô điểm. Nước không bao giờ sôi tới 100 độ. Còn nắng thì vàng và say đắm lạ lùng” [72]. Nhưng theo thống kê của Học hội Địa lý Thế giới, thì “hiện nay, vị trí Tây Tạng nằm từ 78 đến 96 độ kinh đông, và từ 27 đến 35 độ bắc tuyến. Chiều dài tối đa của Tây Tạng từ đông sang tây đo được là 701, 3 dặm Anh, nơi rộng nhất tính từ nam ra bắc đo được là 499, 3 dặm Anh. Tổng diện tích của Tây Tạng là 308.713 dặm vuông Anh. Tóm lại, thì tổng diện tích chính xác của Tây Tạng là 469.294 dặm vuông Anh” [30,tr31]. 1.2.Lịch sử Ði ngược dòng lịch sử,

File đính kèm:

  • docCh²)ng 1.2 3 =ang hoan thi_n.doc