Luận văn So sánh nghệ thuật tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây”(sơn táp) và người tình(m.duras)

Khoảng nửa cuối thế kỷ trước, người ta bàn nhiều về sự khủng hoảng của tiểu thuyết và sự sao nhãng của độc giả đối với thể loại này. Tuy vậy, cùng với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng của nhiều nhà văn đã không những mở ra tương lai đầy hứa hẹn, mà còn dần kéo người đọc trở lại với tiểu thuyết. Trong số rất nhiều nhà văn và tác phẩm đó, chúng tôi muốn nói đến tiểu thuyết “Người tình” của M.Duras và “Thiếu nữ đánh cờ vây” (“TNĐCV”) của Sơn Táp. Đây là hai nữ tác giả thuộc hai thế hệ nhà văn khác nhau, hai dân tộc khác nhau nhưng đã có nhiều điểm gặp gỡ ở hai tác phẩm của mình.

 Trước hết, cả hai tác phẩm đều viết bằng tiếng Pháp với tựa đề nguyên bản là “La joueuse de go” và “L’Amant” và đều đạt giải thưởng Goncourt. Cả hai đều đạt con số kỷ lục về xuất bản và sự hâm mộ của độc giả. “TNĐCV” được dịch ra hơn 17 thứ tiếng trên thế giới và trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất ở Pháp trong những năm đầu thế kỷ XXI. Còn “Người tình” đem đến cho M.Duras hơn ba triệu độc giả hâm mộ với số lượng tái bản và tiêu thụ đạt kỷ lục. Tác phẩm được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ trên thế giới và được đạo diễn J.J.Arnauld dựng thành phim “The Lover” năm 1992.

 Đối với chúng tôi, người thực hiện đề tài - cũng là một độc giả nữ, “TNĐCV” và “Người tình” vừa là tiếng nói đồng cảm vừa hấp dẫn lôi cuốn kích thích sự khám phá tìm tòi. Đặc biệt, tiếp xúc với hai tác phẩm đã gợi ra cho chúng tôi nhiều liên tưởng về sự gặp gỡ và ảnh hưởng như: về đề tài, cách viết nữ, giá trị nhân bản, bút pháp.So sánh nghệ thuật tiểu thuyết của hai tác phẩm để thấy được sự độc đáo, nét gặp gỡ và ảnh hưởng là điều lí thú không chỉ đối với bản thân chúng tôi mà còn với nhiều người. Bởi khi đọc bất cứ một tác phẩm nào người đọc cũng thường có sự liên tưởng đến một tác phẩm khác. Hơn nữa bất cứ nhà văn nào dù muốn dù không “đều đứng trên vai của những kẻ khổng lồ” (I.Newton). Những điều đó đã thôi thúc chúng tôi chọn và thực hiện đề tài này.

 

doc87 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3751 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn So sánh nghệ thuật tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây”(sơn táp) và người tình(m.duras), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ SO SÁNH NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT “THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY”(SƠN TÁP) VÀ “NGƯỜI TÌNH”(M.DURAS Chuyên nghành:Văn học nước ngoài Mã số:60.22.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN LÂM THỊ THỦY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TSBỮU NAM HUẾ 2007 LỜI CAM ĐOAN --------&œ--------- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Lâm Thị Thủy HUẾ 2007 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, Phòng quản lý khoa học và đối ngoại trường Đại học sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Giaó dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị, Ban giám hiệu trường trung học phổ thông Hướng Hóa, Trung tâm chính trị huyện Hướng Hóa đã tạo diều kiện về thời gian, động viên vềtinh thần và vật chất cho tôi trong thời gian theo học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các bậc Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến có ý nghĩa trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Phó giáo sư Tiến sĩ Bửu Nam, người đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tác giả Lâm Thị Thủy MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa.................................................................................................................i Lời cam đoan................................................................................................................ii Lời cảm ơn....................................................................................................................iii Mục lục..........................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu..................................................................2 2.Lịch sử vấn đề.............................................................................................................3 3.Đối tượng và phạm vi nghiêncứu...............................................................................4 4.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5 5.Đóng góp của luận văn...............................................................................................6 6.Cấu trúc của luận văn.................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm...............................7 1.1.Kiểu nhân vật trong hai tác phẩm............................................................................7 1.2.Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm........................................19 Chương 2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu cốt truyện và không - thời gian trong hai tác phẩm.....................................................................................................................34 2.1.Nghệ thuật tổ chức kết cấu hệ thống sự kiện - cốt truyện trong hai tác phẩm.......34 2.2.Nghệ thuật tổ chức không - thời gian trong hai tác phẩm......................................42 Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong hai tác phẩm............................................59 3.1.Hình tượng người trần thuật và nghệ thuật dẫn truyện trong hai tác phẩm...........59 3.2.Điểm nhìn trần thuật trong hai tác phẩm...............................................................67 3.3.Giọng điệu trần thuật trong hai tác phẩm..............................................................75 PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................85 PHẦN PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Khoảng nửa cuối thế kỷ trước, người ta bàn nhiều về sự khủng hoảng của tiểu thuyết và sự sao nhãng của độc giả đối với thể loại này. Tuy vậy, cùng với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng của nhiều nhà văn đã không những mở ra tương lai đầy hứa hẹn, mà còn dần kéo người đọc trở lại với tiểu thuyết. Trong số rất nhiều nhà văn và tác phẩm đó, chúng tôi muốn nói đến tiểu thuyết “Người tình” của M.Duras và “Thiếu nữ đánh cờ vây” (“TNĐCV”) của Sơn Táp. Đây là hai nữ tác giả thuộc hai thế hệ nhà văn khác nhau, hai dân tộc khác nhau nhưng đã có nhiều điểm gặp gỡ ở hai tác phẩm của mình. Trước hết, cả hai tác phẩm đều viết bằng tiếng Pháp với tựa đề nguyên bản là “La joueuse de go” và “L’Amant” và đều đạt giải thưởng Goncourt. Cả hai đều đạt con số kỷ lục về xuất bản và sự hâm mộ của độc giả. “TNĐCV” được dịch ra hơn 17 thứ tiếng trên thế giới và trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất ở Pháp trong những năm đầu thế kỷ XXI. Còn “Người tình” đem đến cho M.Duras hơn ba triệu độc giả hâm mộ với số lượng tái bản và tiêu thụ đạt kỷ lục. Tác phẩm được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ trên thế giới và được đạo diễn J.J.Arnauld dựng thành phim “The Lover” năm 1992. Đối với chúng tôi, người thực hiện đề tài - cũng là một độc giả nữ, “TNĐCV” và “Người tình” vừa là tiếng nói đồng cảm vừa hấp dẫn lôi cuốn kích thích sự khám phá tìm tòi. Đặc biệt, tiếp xúc với hai tác phẩm đã gợi ra cho chúng tôi nhiều liên tưởng về sự gặp gỡ và ảnh hưởng như: về đề tài, cách viết nữ, giá trị nhân bản, bút pháp...So sánh nghệ thuật tiểu thuyết của hai tác phẩm để thấy được sự độc đáo, nét gặp gỡ và ảnh hưởng là điều lí thú không chỉ đối với bản thân chúng tôi mà còn với nhiều người. Bởi khi đọc bất cứ một tác phẩm nào người đọc cũng thường có sự liên tưởng đến một tác phẩm khác. Hơn nữa bất cứ nhà văn nào dù muốn dù không “đều đứng trên vai của những kẻ khổng lồ” (I.Newton). Những điều đó đã thôi thúc chúng tôi chọn và thực hiện đề tài này. Qua việc nghiên cứu, trước hết chúng tôi muốn góp phần lí giải thêm về lí do “ăn khách” (best seller) của hai tác phẩm, sự góp phần cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của mỗi tác giả. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn trang bị cho chúng tôi và người đọc một cách tiếp cận tiểu thyết nói chung và tiểu thuyết hiện đại nói riêng. Nó còn mang lại những kinh nghiệm bước đầu trong việc vận dụng lí luận văn học so sánh vào nghiên cứu văn học. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu “TNĐCV” và “Người tình” ở nước ngoài 2.1.1.Về tác phẩm “TNĐCV” Với cuốn sách của mình, Sơn Táp thực sự gây được chú ý không chỉ đối với độc giả Pháp mà cả đối với độc giả nhiều nước trên thế giới. Tiếp xúc với nhiều trang viết trên mạng Internet, chúng tôi thấy hầu hết trong số đó là lời giới thiệu sách của các nhà xuất bản trên thế giới về tiểu thuyết “The girl who play go”. Đáng chú ý là một số ý kiến ngắn sau: C.Irvy “Chừng mực ...Chính xác...Cái phông lịch sử mãnh liệt phía sau đã tạo ra một khung cảnh hấp dẫn cho câu chuyện về một mối tình tưởng như không thể” [SanFrancisco Chronicle]; C.Matthews “Điều làm cho tiểu thuyết Sơn Táp khiến ta thỏa mãn chính là sự giản đơn giả bộ trong cách kể chuyện của cô...” [San Jose Mercury New]; “Văn xuôi của Sơn Táp chuyển dịch từ phép ẩn dụ phong phú đến sự ngắn gọn đơn giản...[Publishers Weekly]; Trương Kháng Kháng trong bài viết “Đọc TNĐCV của Sơn Táp” có đề cập đến một vài phương diện nghệ thuật của tác phẩm như lời văn, kết cấu...[Bắc Kinh Thanh Niên báo]; Julia Lovell “Các chương của cuốn sách ngắn gọn và mang tính sự kiện, có sự đơn giản rất rõ đã bổ sung cho phong cách của Sơn Táp...” [Times Literary Suplement]... 2.1.2.Về tác phẩm “Người tình” Cũng như Sơn Táp, “Người tình” vừa được xuất bản cùng với giải thưởng Goncourt đã khiến M.Duras trở thành ngoại lệ vô tiền khoáng hậu. Giữa thập niên 90, người ta đã thống kê ở Pháp có hàng trăm luận án về tác phẩm của bà trên nhiều lĩnh vực: văn học, phân tâm học, điện ảnh...Do diều kiện khách quan và chủ quan chúng tôi chỉ ttham khảo được một số ý kiến ngắn trên phụ lục của cuốn sách và ở một số bài viết của tác giả trong nước như: D.Roche “...Trỗi dậy một điều gì đó sẽ là tài năng của Duras (...) “Người tình” được xây dựng từ toàn bộ sự trỗi dậy này chính vì vậy mà cuốn sách thật tuyệt vời”; Francois - Nourissier “Lời văn vừa mang tính hiện đại, tính xác thực, vừa mang tính lập dị vượt ra ngoài thời gian, ngoài văn phong, ngoài phương thức” [Dẫn theo 9,tr.111]; C.Blot - Labarrere “Quá khứ, bà bao vây nó và lung lạc nó để có thể nắm bắt được những tính chất vô song của nó. Thời thơ ấu vì vậy trở thành hòn đá tảng của tác phẩm” [theo 53,tr.168]; P.Sollers “Sách của Duras là những thần chú, những kinh cầu, những sinh sôi nảy nở” [ theo 18]... 2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu “TNĐCV” và “Người tình” ở Việt Nam 2.2.1.Về tác phẩm “TNĐCV” Tác phẩm được dịch ra tiếng Việt năm 2005. Tuy còn mới mẻ song nó đã được bạn đọc đón nhận khá nồng nhiệt. Từ khi ra đời đến nay đã có một số bài viết bàn về tác phẩm như: “TNĐCV, thế nào nhỉ?” [Sachcuatrang.com]; H.Nguyên với bài “Cuốn sách như cuộc cờ...đời” [doisongphapluat.com]; Thanh Lam với bài “ Đọc TNĐCV” [yeuamnhac.com]; Nguyễn Thị Thu Hằng với bài “Sáng - tối trong TNĐCV” [Báo Văn nghệ]...Đáng chú ý là khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Mai với đề tài “Phương thức tự sự trong tiểu thuyết “TNĐV” của Sơn Táp”. Khóa luận đã khai thác tác phẩm dưới sự soi sáng của lý thuyết tự sự học. 2.2.2.Về tác phẩm “Người tình” Ở Việt Nam, “Người tình” không chỉ được độc giả quan tâm mà còn được sự chú ý của giới nghiên cứu. Vì vậy có rất nhiều bài viết bàn về tác phẩm. Tiêu biểu như bàn về yếu tố tự thuật và sự góp phần đổi mới tiểu thuyết tự thuật có loạt bài sau: ”“Người tình” chuyện cũ viết lại” [Đặng Thị Hạnh,17,tr.38-47]; “Hồi ức và sáng tạo” [Phùng Văn Tửu,53,tr.165-188]; “Thể loại tự truyện trong sáng tác của một số nhà văn nữ” [Trịnh Thu Hồng,22]; “Việt Nam trong tiểu thuyết của M.Duras” [Lộc Phương Thủy,44]; “Các nhà văn nữ và một số thể loại hư cấu trong văn học phương Tây và văn học Việt Nam hiện đại” [Đặng Thị Hạnh,18]; “Đọc Duras chợt nhớ..Sài gòn” [Nguyễn Mạnh Trinh,49]...Đề cập về nghệ thuật trần thuật và chất điện ảnh trong tác phẩm có các bài viết “Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm “Người tình”” [Trần Huyền Sâm,38,tr.454-465] và bài “Điện ảnh trong tiểu thuyết của M.Đuyra” [Trần Hinh,21]...Đáng chú ý là mới đây (5/2007), khóa luận tốt nghiêp của Lương Thị Thùy Dương với đề tài “Nghệ thuật trần thuật qua hai tác phẩm “Người tình” của M.Duras và “TNĐCV” của Sơn Táp”. Đây là công trình khảo sát cả hai tác phẩm về nhiều phương diện của nghệ thuật trần thuật nhưng chưa đi sâu vào luận giải những độc đáo của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như ý nghĩa của việc so sánh. Như vậy, trên thực tế có thể còn nhiều bài viết khác nữa nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan chúng tôi chưa có điều kiện để tham khảo hết. Các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số điểm nổi bật về nghệ thuật tiểu thuyết của hai tác phẩm. Từ đó rút ra những điểm tương đồng và dị biệt để đi đến luận giải về sự gặp gỡ và ảnh hưởng của M.Duras đối với Sơn Táp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát hai tác phẩm “TNĐCV” với bản dịch của Tố Châu và “Người tình”, bản dịch củaTrịnh Xuân Hoành. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo bản dịch “Người tình” của Phạm Việt Cường [vn.thuquan] và một số tác phẩm khác của hai tác giả. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản từ góc độ thi pháp học, thể loại tiểu thuyết và lí thuyết tự sự học, xem xét yếu tố trong tính hệ thống. 4.2. Phương pháp so sánh: So sánh hai tác phẩm trong tính hệ thống ở các cấp độ để thấy sự gặp gỡ, tiếp thu và nét sáng tạo riêng. So sánh với các tác phẩm khác trước nó để thấy sự góp phần cách tân của mỗi tác giả. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp và thống kê. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn khảo sát một số điểm nổi bật về nghệ thuật tiểu thuyết của hai tác phẩm, từ đó đặt chúng trong cái nhìn so sánh để thấy được nét đặc sắc độc đáo về nghệ thuật tiểu thuyết của mỗi tác giả. Qua đó thấy được sự góp phần cách tân tiểu thuyết của hai tác giả và sự gặp gỡ về tư tưởng nhân văn, làm cho các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn trong tính nhân loại. Ngoài ra luận văn còn gợi mở cho bạn đọc khi tiếp nhận tiểu thuyết của Sơn Táp và M.Duras nói chung và tiểu thuyết “TNĐCV” và “Người tình” nói riêng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm Chương 2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu cốt truyện và không - thời gian trong hai tác phẩm Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong hai tác phẩm PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM 1.1. Kiểu nhân vật trong hai tác phẩm Trong tiểu thuyết truyền thống, nhân vật thường có tính cách đơn nhất từ đầu đến cuối. Tiểu thuyết hiện đại, theo M.Kundera - thời hiện đại đồng thời cũng ra đời khi tư duy nghệ thuật sử thi với niềm tin vào chân lí duy nhất, độc tôn, tuyệt đối của nó chấm dứt, “tan rã thành hàng trăm chân lí tương đối trái ngược nhau”, thế giới trở thành một thế giới “nước đôi”, “lưỡng lự”. Và tiểu thuyết ra đời, như là nghệ thuật của cái thế giới từ nay “về bản thể” là tương đối đó. Chính vì lẽ đó mà con người được nhìn nhận đa chiều hơn. Cho dù trong nỗ lực đổi mới tiểu thuyết, một số nhà văn đã muốn làm mất nhân vật (mất tên, mất tính cách...) song sự tồn tại của con người trong tiểu thuyết là điều không thể chối bỏ được. Bởi “Với nhà tiểu thuyết, yếu tố duy nhất là cuộc sống con người được anh ta tìm thấy bên trong mình hoặc bên ngoài mình” [6]. Tìm hiểu về các kiểu con người trong hai tác phẩm “TNĐCV” và “Người tình” cũng là một phương diện tiếp cận cái nhìn nghệ thuật, sự độc đáo trong nỗ lực “khám phá thêm được một mẫu sự sống (con người) trước nay chưa từng biết” [31,tr.12]. 1.1.1. Kiểu con người cô đơn trong hai tác phẩm Cô đơn đã, đang và sẽ luôn là đề tài của văn học nhân loại bởi cô đơn không phải là một dạng đột biến của đời sống con người mà là một phần của nó. Ngay bản thân con người từ khi mới sinh ra đã cô đơn. Nỗi cô đơn ấy sẽ được vơi bớt hay tăng thêm tùy thuộc vào hoàn cảnh môi trường sống của họ. Trong “TNÐCV”, hai thế giới nhân vật gắn với số phận hai nhân vật chính, chàng sĩ quan Nhật Bản và thiếu nữ Trung Hoa, đều được nhìn dưới cảm thức cô đơn. Trước hết, với thiếu nữ Trung Hoa, nó là nỗi cô đơn như là bản chất vốn có của con người “Sự cô độc của tôi như một cuộn lụa đỏ cất kỹ dưới đáy hòm gỗ” [51,tr.32]. Nỗi cô đơn của thiếu nữ 16 tuổi thường gắn với tuổi mới lớn, sự thay đổi tâm sinh lý với sự buồn chán tẻ nhạt của cuộc sống thường ngày. Trong gia đình, bố mẹ cô đều cô đơn và chạy trốn nó bằng cách tập trung sưu tầm để viết sách về thi ca Anh, sự cô đơn của họ là thái độ phản ứng lại cuộc chiến tranh đang nổ ra với thái độ ”bàng quan” giả tạo. Người chị cô thì cô đơn vì sự phản bội của chồng với một tình yêu đầy hi sinh dâng hiến. Đối với viên sĩ quan Nhật Bản, là một nhân vật phản diện nếu theo cái nhìn chính thống, nhưng đã được tái hiện với cái nhìn đầy nhân văn. Cũng như bao người khác, anh cũng có một cuộc sống, một gia đình. Mẹ anh ôm nỗi cô đơn không chỉ vì người chồng đã mất trong trận động đất mà còn là vì hai người con ra đi chiến trường sẽ khó tránh khỏi cái chết. Sự cô đơn và nỗi đau càng lớn khi bà phải luôn cố giấu đi nỗi đau và luôn động viên nhắc nhở con mình hãy sống vì bổn phận và trách nhiệm đối với Tổ quốc. Riêng bản thân anh ta, cho dù nhiều lần tìm thú vui trên thân xác đàn bà vẫn không sao che dấu được nỗi cô độc. Nỗi cô đơn còn được thể hiện qua các nhân vật khác như: Đại úy Nakamura, nàng geisha Minh... Trong “Người tình”, nỗi cô đơn được đẩy lên đỉnh điểm. Đó không chỉ là những cá nhân cô đơn, mà là cả một thế giới cô đơn. Hình như thế giới được khúc xạ qua nhân vật “tôi” dưới lăng kính cô đơn. Đó không còn là nỗi cô đơn từ bên ngoài vào mà nó như là bản chất, tất cả đều là “cố hữu”, “trong máu”...Cô bé da trắng cô đơn, người đàn ông Trung Hoa cô đơn khủng khiếp, đám đông đang trên đường phố cũng cô đơn. Điều đáng sợ được đẩy lên tận cùng đó là người ta có thể cô đơn ngay trong gia đình mình, bên cạnh những người thân yêu ruột thịt, và ngay trong vòng tay người tình. “Anh ta nói anh ta cô đơn, cô đơn khủng khiếp trong mối tình anh dành cho cô...cô nói cô cũng vậy. Cô cũng cô đơn. Cô không nói là vì sao” [9,tr.36]. Có thể thấy thế giới cô đơn trong “Người tình” hầu như không biết đến hoàn cảnh cho dù hoàn cảnh sống ấy có ảnh hưởng đến đến sự chán chường, nỗi thất vọng song cơ bản đó là nỗi cô đơn, nỗi buồn“cố hữu”, “trong máu” của các nhân vật. Vì thế, nó được đẩy lên đỉnh điểm. Con người cô đơn và trở nên xa lạ đối với nhau, xa lạ với chính cả bản thân mình. Họ sống cô đơn và chết cũng trong sự cô độc: cái chết của mẹ, anh Cả, anh Nhỏ... G.Marquez từng phát biểu: ”Thể hiện cái cô đơn như là mặt trái của tình yêu thương, sự đoàn kết”. Biểu hiện thế giới con người cô đơn, cả hai tác giả đều muốn bày tỏ nỗi cô đơn của con người hiện đại. Đi sâu vào nỗi cô đơn còn cho thấy con người sống cần cảm thông với nhau, cần sống gần nhau và cần nhau, đừng bao giờ trở nên xa lạ với nhau. Bởi nghệ thuật luôn làm chức năng hàn gắn vết thương, hàn gắn con người với con người ”Chừng nào tâm hồn một con người còn gắng nhận thức tâm hồn một người khác, chừng đó sự miêu tả bằng nghệ thuật còn cần cho con người” [41,tr.112]. 1.1.2. Kiểu con người bi kịch Nếu kiểu con người cô đơn ở hai tác phẩm được biểu hiện hầu như bản chất, cố hữu, bất chấp hoàn cảnh thì khi đặt những cá nhân cô đơn ấy vào trong những hoàn cảnh xã hội nhất định nó có thể biến thành những số phận bi kịch. Trong”TNĐCV”, Sơn Táp đã làm hiện lên những số phận rơi vào bi kịch. Trong đó có bi kịch của sự xô đẩy ngẫu nhiên của cuộc đời như Vương Ma có đứa con trai độc nhất bị chết, Nguyệt Châu bị chồng phản bội, không có con...Và chủ yếu là bi kịch do sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc chiến tranh. Dưới góc nhìn của viên sĩ quan Nhật Bản, những người lính với lí tưởng báo quốc cuồng nhiệt đã phải chịu số phận nghiệt ngã, người mẹ Nhật đầy nỗi đau mất chồng và rồi sẽ mất con. Những người thanh niên kháng chiến phải chịu bi kịch của sự tra tấn dã man và cái chết kinh hoàng. Nổi bật hơn cả là số phận đầy bi kịch của hai nhân vật chính. Có thể thấy cả hai đều có cá tính mạnh mẽ và muốn vượt thoát lên bi kịch để làm chủ cuộc đời mình như họ đã không làm được bởi số phận bi kịch như là một định mệnh. Chàng sĩ quan Nhật Bản là bi kịch “vỡ mộng” gắn với quá trình nhận thức cuộc chiến tranh của một người lính từ chổ thấy “Chúng tôi là cứu tinh của họ (người Trung Quốc)” [42,tr.66] đến chổ “Chúng tôi tiến tới số phận của mình như những con cá hồi bơi ngược dòng sông. Chẳng có gì là đẹp, là cao cả trong hành động đó” [42,tr.283]. Còn cô gái, sự mạnh mẽ, táo bạo và dũng cảm đã đưa cô dần đến nhận thức và khám phá ra thế giới người lớn và cô cũng đã vỡ mộng “trở thành đàn bà cùng là phù phiếm” [42,tr.200]. Đến khi cô nhận ra tình yêu đích thực thì nó đã là một mối tình “dường như không thể”. Hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt đã xô đẩy họ tìm đến với nhau, để rồi lại một lần nữa cũng chính nó xô đẩy họ gặp lại nhau trong sự trớ trêu của số phận để tìm đến cái chết. Họ đã chết trong tình yêu vĩnh cửu để cùng nhau chơi tiếp ván cờ dang dở ở thế giới bên kia. Cả hai đã sẵn sàng đón nhận cái chết bởi họ đã sống hết mình ”Nỗi sợ bao giờ cũng là cái chưa được sống. Nếu bạn sống một cách toàn bộ thì bạn sẽ chẳng bao giờ sợ cái gì nữa” (O.Rajneesh). Họ là những người như vậy. Có thể thấy cảm thức bi kịch trong tác phẩm của Sơn Táp gắn với cái nhìn đầy nhân văn đối với con người. Người sĩ quan Nhật Bản đã vứt bỏ tất cả mọi hư danh để sống cho tình yêu, với Sơn Táp, yêu chính là bản năng sống mạnh mẽ nhất. Nỗi đau của chiến tranh gây ra đã là một nỗi đau lớn, song còn có một nỗi đau được tác giả dành nhiều trăn trở là nỗi đau khổ của cô gái khi bị Mẫn phản bội, phải phá thai,...Hơn nữa, viết về người lính và những bi kịch do chiến tranh gây ra, nhà văn Sơn Táp không đi vào sự đúng sai, thiện ác mà đi vào chiều sâu nhân văn của con người. Dưới con mắt của viên sĩ quan Nhật Bản chẳng có gì là trung thành hay phản bội mà theo anh ta: người dân Trung Quốc là những người “sẵn lòng tuân theo dù là hoàng đế Mãn Châu, hay lãnh chúa Trung Hoa, hoặc hoàng đế Nhật Bản, miễn là được no bụng mỗi ngày” [tr.35]. Người phản bội là người không chịu được “cái đói đã mở mồm anh ta”,... Đó là cách nhìn mới về chiến tranh - lịch sử . Chiến tranh gây bi kịch cho con người cho dù chính nghĩa hay phi nghĩa, phía bên này hay phía bên kia. Nếu như trong“TNĐCV”, bi kịch con người phần lớn gắn với hoàn cảnh chiến tranh thì trong “Người tình”, M.Duras đã tập trung làm nổi bật bi kịch con người gắn với sự vô nghĩa của kiếp nhân sinh. Trước hết, trong tác phẩm có bi kịch của sự nghèo đói, khốn khổ. Chính nó cũng trở thành “cố hữu” bởi nó đã ám ảnh đối với chính bản thân tác giả cho đến suốt cuộc đời. Có bi kịch của người mẹ có cuộc đời chịu quá nhiều thất bại, “Tôi may mắn có một người mẹ tuyệt vọng, một nỗi tuyệt vọng thuần túy đến nỗi ngay cả hạnh phúc của sự sống dẫu mãnh liệt thế nào đi nữa, đôi lúc cũng không thể xua tan đi được” [9,tr.16]. Bên cạnh đó còn có bi kịch của Scandal giữa người tình Trung Hoa và cô bé da trắng, bà đầm ở Vĩnh Long có bi kịch của tình yêu ngoài hôn nhân...Điều đáng nói là hai nhân vật chính đã rơi vào bi kịch ngay từ đầu khi bi kịch ttình yêu không thành chưa xảy ra, bởi luôn tự ý thức về mối quan hệ “khó vượt qua” giữa họ. Vì thế mà người tình Trung Hoa luôn lo sợ, còn cô bé da trắng thì không dám đối diện với tình cảm thật của mình. Chính sự tự ý thức này đã làm nỗi đau tăng thêm bội phần. Tuy nhiên nét nổi bật trong “Người tình” đó là con người bi kịch gắn với sự vô nghĩa. Các nhân vật trong “Người tình” hầu như chẳng biết làm gì cả: anh Cả sống là hưởng thụ và làm điều ác, người tình Trung Hoa có một nghề là: làm tình, anh Nhỏ và H.L thì luôn sợ hãi và yếu đuối. Họ đánh mất khả năng làm việc, học tập, khả năng tuân thủ những luật lệ của xã hội, gia đình và tồn tại một cách vô nghĩa với một chút điên, một chút không bình thường. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh cùng với cái chết, thường trực, hiện diện, ngay cả trong tiếng cười, niềm hạnh phúc, sự hiểu biết. Sự điên loạn và chết chóc ấy còn bao phủ lên cả không gian sống của họ “Những nhiệm sở bị chìm lẫn giữa những khoảng rộng tứ giác của lúa mạ, của sợ hãi, của điên loạn, của cơn sốt, của lãng quên” [9,tr.84]. Bi kịch của sự vô nghĩa còn thể hiện qua thái độ dửng dưng bất cần của người kể chuyện với người khác và cả đối với chính mình “Tôi nhìn tôi như một người khác, như một người khác sẽ được nhìn, từ bên ngoài sẵn sàng đón nhận tất cả, sẵn sàng đón nhận” [9,tr.15]. Thể hiện bi kịch của con người, tác giả M.Duras một lần nữa nhấn mạnh sự cô đơn, vô nghĩa của con người trong thế giới hiện đại, một thời đại cá nhân không còn giữ được sức mạnh tối cao của mình, thậm chí đang tan biến trong cái bối cảnh hỗn độn của xã hội. Đó là một thế giới không thể hòa nhập. Điều nhân văn là ở chổ bên cạnh phơi bày sự thật về con người, nhà văn còn phơi bày sự thật về bi kịch gia đình, cái mà người ta thường cấm kị bởi thường gia đình phải giữ thể diện đối với bên ngoài, “đóng cửa dạy nhau” và vì thế mà người ta đối xử tàn nhẫn với nhau nhân danh tình ruột thịt. Biểu hiện con người bi kịch, cả hai nhà văn đều nhấn mạnh bằng cách thêm vào ý thức về bi kịch, bởi ý thức về nỗi đau sẽ làm nỗi đau tăng lên bội phần. Qua đó muốn nói rằng: Ý thức về sự cô đơn và bi kịch, sự bất lực của con người là vĩnh cửu. Cuộc sống con người là một cuộc đi, đi mãi đến khi chết là hết. `1.1.3. Kiểu con người tính dục Tính dục là một phần tất yếu của đời sống mỗi con người. Cho nên đi vào biểu hiện con người tính dục cũng là một cách thể hiện chiều sâu tâm hồn và thể hiện cái nhìn nhân bản đối với con người. Trong cả hai tác phẩm, kiểu con người dục tính đều được biểu hiện dưới những góc nhìn tuy khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm gần gũi, tương đồng. Với “TNĐCV”, nhà văn Sơn Táp đã chăm chút “gia công” vào kiểu con người gắn với sự thức tỉnh tình dục của tuổi mới lớn. Có thể thấy cả hai nhân vật chính, dù chênh lệch về tuổi tác nhưng đều trải qua quá trình nhận thức thế giới người lớn - rõ hơn là nhận thức về tính dục

File đính kèm:

  • docSO SANH NGHE THUAT TIEU THUYET.doc