Chương I: Dao động cơ học
Bài 1: Phương trình dao động điều hòa có dạng: x = A sin (10t + ) (cm,s). Tính tần số góc và chu kì của dao động.
Bài 2: Một vật dao động điều hòa với A = 4cm, f = 20Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ cm và đang chuyển động ngược chiều với chiều dương đã chọn.Viết phương trình dao động của vật.
Bài 3: Một vật dao động điều hòa có quãng đường đi được trong một chu kì là 16 cm( hay quỹ đạo là 1 đoạn thẳng dài). Tính biên độ dao động của vật.
Bài 4: Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 5 sin (2t + /3) (cm,s) ,Gia tốc của vật của vật là bao nhiêu khi có li độ x = 3cm ?
Bài 5: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4 cm, chu kì 0,5s, khối lượng quả nặng 400g.Tính độ cứng của lò xo và giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng.
Bài 6: Một vật nặng 500g dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 20 cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động, tìm cơ năng dao động của vật.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập tham khảo ôn thi tốt nghiệp môn Vật lí 12 năm học 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN VẬT LÍ 12 NĂM HỌC 2007 – 2008
********
Chương I: Dao động cơ học
Bài 1: Phương trình dao động điều hòa có dạng: x = A sin (10pt + p) (cm,s). Tính tần số góc và chu kì của dao động.
Bài 2: Một vật dao động điều hòa với A = 4cm, f = 20Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ cm và đang chuyển động ngược chiều với chiều dương đã chọn.Viết phương trình dao động của vật.
Bài 3: Một vật dao động điều hòa có quãng đường đi được trong một chu kì là 16 cm( hay quỹ đạo là 1 đoạn thẳng dài). Tính biên độ dao động của vật.
Bài 4: Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 5 sin (2pt + p/3) (cm,s) ,Gia tốc của vật của vật là bao nhiêu khi có li độ x = 3cm ?
Bài 5: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4 cm, chu kì 0,5s, khối lượng quả nặng 400g.Tính độ cứng của lò xo và giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng.
Bài 6: Một vật nặng 500g dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 20 cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động, tìm cơ năng dao động của vật.
Bài 7: Khi gắn quả cầu m1, m2 vào lò xo thì nó dao động với chu kì lần lượt là: T1 = 0,3 s ,
T2 =0,4 s, khi gắn đồng thời cả m1, m2 vào lò xo thì chu kì dao động của vật là bao nhiêu?
Bài 8: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì (s) tại nơi gia tốc trọng trường
g =m/s.
a. Tính chiều dài dây treo con lắc.
b. Nếu ta giảm đi 1/8 chiều dài con lắc thì chu kì dao động của nó bằng bao nhiêu?
Bài 9: Hai con lắc đơn cùng dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc trọng trường g= 10 m/s2 có chu kì lần lượt là 3 s , 4 s.
Tính chiều dài của mỗi con lắc.
Tính chu kì của con lắc có chiều dài l = l1 +l2
Bài 10: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số:
x1 = 10 sin 20pt (1)
x2 = 10 cos 20pt (2)
Tìm độ lệch pha của hai dao động.
Tìm biên độ dao động tổng hợp.
Viết phương trình dao động tổng hợp.
Chương II: Sóng cơ học
Bài 1: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10m.Hãy tìm vận tốc truyền sóng trên mặt biển.
Bài 2: Sóng biển có bước sóng 2,5m. tìm khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.
Bài 3: Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu A cố đinh, đầu B tự do, được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với vận tốc 24m/s.Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tìm tần số dao động của dây.
Bài 4: Một vật nổi trên mặt nước dao động điều hòa theo phương trình: x = 2 sin 4pt cm ,Tính chu kì, tần số và vận tốc của sóng, biết khoảng cách giữa 2 gợn lồi liên tiếp của sóng là 40 cm
Chương III: Dòng điện xoay chiều
Bài 1: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318 mH và điện trở thuần 100W.Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20 V, 50Hz . Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây.
Bài 2: Cho một đoạn mạch điện RLC mắc nối tiếp, biết rằng: R = 100W , cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 2/p và tụ điện có điện dung C = 10-4/p F.Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50Hz.Tính tổng trở của đoạn mạch.
Bài 3: Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện C.Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần và hai bản tụ điện là UR = 30V,UC = 40V.Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Bài 4: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp ,trong đó: R = 100W , C = 10-4/2p F, L là cuộn dây thuần cảm kháng có độ tự cảm L thay đổi được. Nếu dòng điện trong mạch trể pha so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch góc p/4 thì độ tự cảm L có giá trị bao nhiêu ?
Bài 5: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm kháng có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện hiệu điện thế uAB = U sin 120pt ( V),R = 30W , C = 22,1 mF
Điều chỉnh L để hiệu điện thế hai đầu mạch và cường độ dòng điện qua mạch cùng pha,tính giá trị của độ tự cảm L.
Bài 6: Một cuộn dây có điện trở thuần 40 W , độ lệch pha hiệu điện thế hai đầu cuộn dây và dòng điện qua cuộn dây là 450. Tính cảm kháng và tổng trở cuộn dây.
Bài 7: Một máy phát điện xoay chiều roto gồm 12 cặp cực quay 300 vòng/phút, tính tần số dòng điện mà nó phát ra.
Bài 8: Cuộn thứ cấp của máy biến thế có 1000 vòng.Từ thông xoay quanh trong lõi biến thế có tần số 50Hz và giá trị cực đại 0,5 mWb.Tính suất điện động hiệu dụng của cuộn thứ cấp.
Bài 9: Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000KW.Dòng điện nó phát ra sau khi tăng lên 110 KV được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20W .Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện.
Chương IV: Dao động điện từ – Sóng điện từ
Bài 1: Một mach dao động có tần số riêng 100kHz và tụ điện dung C = 5.10-3mF. Tính độ tự cảm của mạch dao động.
Bài 2: Một máy thu vô tuyến điện có mạch dao động gồm cuộn cảm L = 5mH và tụ điện
C = 2000mF.Tính bước sóng của sóng vô tuyến mà máy thu được.
Bài 3: Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L = 25mF. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện là bao nhiêu ?
Bài 4: Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động là i = 0,05 sin 2000t.Tụ điện trong mạch có điện dung C = 5mF, tính độ tự cảm của cuộn cảm.
Bài 5: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có L = 5mH và tụ điện có C = 05mF. Tính chu kì riêng của mạch dao động ?
Bài 6: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung
C = 50mF . Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 10V, tính năng lượng của mạch dao động?
Chương V: Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
Bài 1: Một gương cầu lõm có bán kính 40 cm,một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của gương và cách gương 30 cm, xác định tính chất và vị trí của ảnh?
Bài 2: Một vật AB = 1 cm đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu có tiêu cự 12 cm, cho ảnh ảo A’B’ = 2 cm.Vật và ảnh cách gương là bao nhiêu?
Bài 3: Vật sáng AB đặt trước một gươong cầu cho ảnh A’B’ cùng chiều, nhỏ hơn vật 5 lần và cách gương 10 cm. Tính tiêu cự của gương.
Bài 4: Vận tốc truyền của ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. nước có chiết suất n = 4/3. Vận tốc truyền của ánh sáng trong nước là bao nhiêu?
Bài 5: Một thấu kính lõm có bán kính mặt lõm 15 cm, làm bằng thủy tinh có chiết suất
n = 1,5.vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và trước thấu kính cho ảnh ảo cách thấu kính 15 cm, vật cách thấu kính là bao nhiêu?
Bài 6: Một thấu kính phẳng lõm có chiết suất n = 1,5 một vật cách thấu kính 40 cm cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 2 lần, tính bán kính của mặt cầu lõm.
Bài 7: Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với truch chính của thấu kính tại A, cách thấu kính 30 cm, cho ảnh ngược chiều bằng ½ lần vật, Tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 8: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần vật và cách AB là 100cm.Tính tiêu cự của thấu kính.
Chương VI: Mắt và các dụng cụ quang học.
Bài 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết.
Bài 2: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính để sử tật cận thị thì người ấy nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài 3: Một người có điểm cực cận cách mắt 16 cm và điểm cực viễn cách mắt 101 cm.khi đeo kính cách mắt 1cm để sửa tật của mắt ( nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết) thì người ấy nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
Bài 4: Một người có mắt tốt ( nhìn rõ vật từ điểm cách mắt 24 cm đến vô cực) quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là: 1cm và 5cm.khoảng cách giữa hai kính l = O1O2 = 20 cm.Tính độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Bài 5: Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1, thị kính f2 = 5 cm.Một người mắt tốt quan sát mặt trăng ở trạng thái không điều tiết,độ bội giác của ảnh khi đó là 32. Tính giá trị của f1.
Bài 6: Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f1 = 1cm, thị kính f2 = 4 cm,khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20 cm. Độ bội giác của ảnh khi một người ngắm chừng ở vô cực bằng 75. Điểm cực cận của người ấy cách mắt một đoạn là bao nhiêu ?
Chương VII: Tính chất sóng ánh sáng
Bài 1: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe 0,3 mm
.khoảng vân đo được 3mm,khoảng cách từ hai khe đến màn 1,5m.Tính bước sóng của ánh sáng.
Bài 2: hai khe của thí nghiệm Iâng được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng ( bước sóng của ánh sáng tím và ánh sáng đỏ lần lượt :0,4 mm và 0,75mm. Hỏi ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ có bao nhiêu vạch sáng của những ánh sáng đơn sắc khác nằm trùng ở đó.
Bài 3: Trong thí nghiệm Iâng về gia thoa ánh sáng, biết D = 2m, a = 1mm, l = 0,6mm .Vân tối thứ tư và vân sáng tứ bảy cách vân trung tâm một khoảng là bao nhiêu ?
Bài 4: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng,biết D = 2,5m, a = 1mm, l = 0,6mm. Bề rộng giao thoa đo được là 12,5 mm, tìm số vân quan sát thấy được trên màn.
Bài 5: Ta chiếu sáng hai khe Iâng bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh sáng đỏ lđ = 0,75mm và ánh sáng tím lt = 0,4mm,biết a = 0,5 mm, D = 2m.Tìm khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 màu đỏ và vân sáng bậc 4 màu tím cùng phía đối với vân trắng trung tâm .
Chương VIII: Lượng tử ánh sáng
Bài 1: Cho khối lượng của electron m = 9,1.10-31kg, điện tích e = 1,6.10-19C, biết hiệu điện thế hãm bằng 45,5 . Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện.
Bài 2: Công thoát của cêdi 1eV, Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện khi chiếu vào cêdi ánh sáng có bước sóng 0,5mm.
Bài 3: Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có l = 0,6mm, chiếu vào catốt bức xạ có bước sóng l = 0,33mm. Để triệt tiêu dòng quang điện thì UAK phải có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 4: Năng lượng của phôtôn là 2,8.10-19J, cho hằng số plăng h = 6,625.10-34Js, vận tốc của ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Tìm bước sóng của ánh sáng.
Bài 5: Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6mm sẽ phát ra bao nhiêu
Phôtôn trong 1 giây, nếu công suất phát xạ của đèn là 10 W.
Chương IX: Hạt nhân nguyên tử
Bài 1: Tuổi của trái đất 5.109 năm, Giả thiết ngay từ khi trái đất hình thành đã có urani và có chu kì bán rã 4,5.109 năm.Nếu ban đầu có 2,72 kg urani thì đến nay khối lượng urani còn bao nhiêu
Bài 2: Chất phóng xạ pôloni có chu kì bán rã là 138 ngày. Tìm khối lượng của Po có độ phóng xạ là 1Ci.
Bài 3: Cho phương trình ® a + ,tìm giá trị của z , A và xác định hạt X.
Bài 4: Một chất phóng xạ có chu kì bán rã 7 ngày đêm.Nếu lúc đầu có 800 g chấy ấy thì sau bao lâu còn lại 100g.
Bài 5: Hạt nhân là chất phóng xạ có chu kì bán rã 138 ngày ,khối lượng ban đầu là 10g, tìm số nguyên tử còn lại sau 207 ngày.
Bài 6: Chất phóng xạ dùng trong y tế có chu kì bãn rã 5,33 năm và khối lượng nguyên tử là 58,9u.Ban đầu có 500g , Tìm khối lượng còn lại sau 12 năm.
Chúc các em làm tốt tất cả các bài tập!
File đính kèm:
- Nhung bai tap chon loc on thi tot nghiep.doc