Một số biện pháp để học tốt môn Địa lý 9

 Trong tất cả các trường phổ thông, môn địa lý nói chung và địa lý 9 nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi trường.Nó không chỉ giúp cho mỗi HS hình thành các khái niệm về đối tượng địa lý, giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương mình, đất nước mình; hiểu được tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hiện nay. Từ đo, giúp các em thêm yêu thiên nhiên , quê hương, đất nước; có hướng phấn đấu để trở thành những con người có ích cho đất nước ,cho xã hội .Bên cạnh đó,môn địa lý 9 còn rèn luyện cho các em các kỹ năng cơ bản như:phân tích ,nhận xét ,so sánh, đánh giá; kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh cho việc khai thác kiến thức.Môn học này không chỉ gắn liền và hòa nhập với thiên nhiên mà còn cả với thực tế.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để học tốt môn Địa lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÝ 9 I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong tất cả các trường phổ thông, môn địa lý nói chung và địa lý 9ù nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi trường.Nó không chỉ giúp cho mỗi HS hình thành các khái niệm về đối tượng địa lý, giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương mình, đất nước mình; hiểu được tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hiện nay. Từ đo,ù giúp các em thêm yêu thiên nhiên , quê hương, đất nước; có hướng phấn đấu để trở thành những con người có ích cho đất nước ,cho xã hội .Bên cạnh đó,môn địa lý 9 còn rèn luyện cho các em các kỹ năng cơ bản như:phân tích ,nhận xét ,so sánh, đánh giá; kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh cho việc khai thác kiến thức.Môn học này không chỉ gắn liền và hòa nhập với thiên nhiên mà còn cả với thực tế. Mặc dù vậy nhưng các em học sinh vẫn coi đây là môn thứ yếu,không quan trọng.Chính vì vậy, các em rất lơ là trong việc học địa lý nhất là các em học sinh lớp 9 .Nhưng thực tế ,môn địa lý là một môn rất cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay và cho tất cả mọi người. Lịch sử có câu :" Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" thì địa lý cũng vậy, đã là người dân Việt Nam thì phải nắm được địa lý Việt Nam . Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn địa lý nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng ,bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.Trong thực tế khi thực hiện cải cách giáo dục trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục ,nội dung và phương pháp dạy học, không ít cán bộ giáo viên coi nhẹ phương pháp dạy học. Do đó phương pháp dạy học nhìn chung còn bảo thủ tụt hậu hơn so với trình độ phát triển khoa học chuyên ngành trong chương trình giáo dục bộ môn . Kể từ sau khi đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung SGK lớp 9, qua những năm thực tế đứng trên lớp giảng dạy,tôi đã áp dụng một số phương pháp mới và thấy rằng có hiệu quả ; giúp học sinh lớp 9 có thể học môn địa lý tốt hơn . II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Không ít người cho rằng đây là môn học khô khan, "khó nuốt". Về mặt tâm lý, môn địa lý là môn học mang tính "gạo bài " nên không hấp dẫn đối với học sinh lười biếng.Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn coi đây là môn phụ nên còn xem nhẹ,ít dành thời gian cho môn học này. Vì vậy qua những giờ thực tế trên lớp, tôi đã tìm hiểu và thấy được việc các em không hứng thú với môn học này dẫn đến kết quả học tập chưa cao là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất là do giáo viên dạy chay, không có thiết bị dạy học, thường là giáo viên đọc ,học trò chép làm cho học sinh trở nên thụ động ,tiết học nhàm chán Thứ hai,giáo viên chưa vận dụng, kết hợp được các phương pháp mới một cách hiệu quả , ví dụ như: thảo luận nhóm, khai thác kênh hình, tranh ảnh, bản đồ...,hoặc nêu vấn đề Thứ ba, giáo viên chưa biết cách đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích tính tò mò, lòng ham muốn tìm hiểu các kiến thức địa lý. Thứ tư ,học sinh chưa dành nhiều thời gian cho môn học, còn có thái độ xem nhẹ vì cho rằng đây là môn phụ. Qua thực tế giảng dạy môn địa lý trên lớp và quá trình trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên cùng dạy bộ môn tôi đã thấy được một số phương pháp để giúp học sinh học tốt môn địa lý. Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, song các quan niệm ấy đều có một điểm chung: Phương pháp dạy học bao gồm một hệ thống các phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, có liên quan chặt chẽ với nhau và nhằm giúp cho học sinh có khả năng nhận thức những kiến thức cần lĩnh hội, thực hành trong học tập và cuộc sống những điều đã học , có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức. Do đó cách giảng dạy giáo điều ,nhồi sọ, biến giáo viên thành người thuyết trình, giảng dạy và học sinh thụ độngtiếp nhận những điều đã nghe ,đã học, bị lên án mạnh mẽ dần dần bị loại trừ. Nhà giáo dục Đức DisterVerg, đã khẳng định đúng rằng:"Người giáo viên tồi truyền đạt chân lý, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Điều này có nghĩa là người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng, rồi kiểm tra điều ghi nhớ của các em thu nhận được ở bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa. Điều quan trọng là giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ( bao gồm kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lý và phương pháp nhận thức... ) làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và cuộc sống. Việc khơi dậy phát triển ý thức, ý chí năng lực , bồi dưỡng ,rèn luyện việc độc lập học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục ở tất cả các cấp, càng lên cấp cao việc phát triển tối ưu của giáo dục càng mạnh . Xuất phát từ năng lực tư duy, tính tích cực của học sinh đòi hỏi một trình độ học vấn phổ thông, toàn diện" uyên thâm" phù hợp với yêu cầu mỗi câùp . Năng lực sáng tạo ,ý thức tích cực tự học, tự đào tạo phải được rèn luyện thành thói quen và phải bắt đầu hình thành phát triển ngay từ phổ thông, cần sớm chấm dứt tình trạng dạy học nhồi nhét, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Bởi vì tình trạng học tập không có nền học vấn phổ thông cơ bản, toàn diện sẽ ảnh hưởng rất sớm đến việc đào tạo những con người sáng tạo, năng động trong cuộc sống. Chính vì vậy tôi thấy để học sinh đạt kết quả tốt trong học tập môn địa lý thì chúng ta phải gây được hứng thú cho học sinh , kích thích tính tò mò, lòng ham hiểu biết về các đối tượng địa lý giúp các em tích cực học tập, tự giác học tập, phát huy hết khả năng của mình trong giờ học để lĩnh hội kiến thức mới. Để đạt được điều đó thì giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu những phương pháp phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh, từng bài như : Phương pháp quan sát bản đồ ,tranh ảnh ,kênh hình...; phương pháp sử dụng số liệu thống kê; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp thảo luận... như điều 42.2 Luật giáo dục quy định:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Trong quá trình giảng dạy trên lớp ,để phát huy được hiệu quả các phương pháp , tôi cũng đã gặp không ít thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi : Cơ sở vật chất tốt, khá đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy. Hơn nữa ,được sự động viên ,quan tâm của BGH và công đoàn, sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên trong tổ và học sinh cũng đã có ba năm liền được làm quen với chương trình mới nên không còn bỡ ngỡ như học sinh lớp dưới. * Khó khăn: Ngoài những thuận lợi đã nêu trên thì trong quá trình giảng dạy, tôi gặp phải những khó khăn như: thiếu tranh ảnh , băng hình và tài liệu tham khảo về các phong cảnh đẹp ,các tài nguyên của đất nước , khả năng tiếp thu bài của học sinh không đồng đều , học sinh không có điều kiện sưu tầm tư liệu, tranh ảnh nhiều,các em chưa có thói quen cập nhật thông tin kịp thời qua các chương trình thời sự ,báo chí, mạng Internet , thời gian học tập của học sinh ít, chủ yếu ở trên lớp vì còn phải giúp đỡ gia đình như bán vé số , phụ buôn bán ,làm thuê ... Để học sinh đạt kết quả tốt trong học tập môn địa lý thì người giáo viên phải biết kết hợp giữa nhiều phương pháp : 1/ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau. Tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu ,nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát hứng thu. Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức và bị lạm dụng thì làm cho học sinh phân tán sự chú ý và thậm chí hạn chế năng lực tư duy trừu tượng. Đồ dùng học sinh trong dạy học học sinh có nhiều loại . Mỗi loại lại có cách sử dụng riêng: a) Phương pháp sử dụng bản đồ:Trong địa lý học có câu nói nổi tiếng của N.N.Baranxki, nhà địa lý Nga:" Địa lý học bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ " . Do vậy việc dạy học sinh đọc bản đồ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vậy bản đồ là gì? Bản đồ địa lý là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng ký hiệu để thể hiện các thông tin về địa lý. Đối với phương pháp này ,giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần phải nắm qua bản đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học tự phát hiện ra kiến thức mới.Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước sau: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ,xem bảng chú giải, tìm vị trí địa lý của đối tượng trên bản đồ,quan sát đối tượng trên bản đồ, xác lập mối quan hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như : địa hình ,khí hậu... VÍ DỤ MINH HỌA:Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Cho hs mở lại bài 6 xem lược đồ các vùng kinh tế- chú ý vùng trung du và miền núi Bắc bộ GV giới thiệu trên bản đồ treo tường vùng trung du và miền núi Bắc bộ (lưu ý cả các đảo và quần đảo trên vịnh Bắc bộ) GVtreo bản đồ Trung du và miền núi Bắc bộ)HSquan sát kết hợp với lược đồ hình 17.1 SGK GV gọi hs lên bảng xác định vị trí giới hạn TDvà MNBB GVlưu ý:điểm cực bắc: Lũng Cú (núi Rồng ,Đồng Văn ,Hà Giang) +Điểm cực Tây: Apachải (sín Thầu, Mường Nhé,Điện Biên) GVhướng dẫn hs xác định sau đó gv xác định lại GV:Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? HS: Dựa vào bản đồ nêu ý nghĩa: Cho hs quan sát bản đồ trên bảng kết hợp lược đồ SGK nhận xét gì về độ cao ,địa hình và hướng núi? + Tây Bắc:Núi cao theo hướng TB_ĐN +Đông Bắc:Núi trung bình theo hướng hình cánh cung,sông chảy theo hướng địa hình GV giải thích : vùng trung du Bắc Bộ làvùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi GVnhấn mạnh: khí hậu có mùa đông lạnh,sát chí tuyến Bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng.Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc GV:Dựa vào hình 17.1 xác định vị trí các mỏ than thiếc ,apatít và các dòng sông có khả năng phát triển thủy điện? HS lên bảng xác định GV:Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của vùng? HS trả lời GV:Em cho biết các công trình thủy điện nào đã được xây dựng trên những con sông nào? HS trả lời và lên bảng xác định: +Sơn La ,Hòa Bình trên sông Đà +Thác Bà trên sông Chảy GV:Em có nhận xét gì về nguồn thủy năng của vùng ? HS trả lời GV:Cho hs đọc nhanh bảng 17.1, hs thảo luận (3') ?Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiênvà thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng ĐB và TB? HS trình bày. GV có thể hướng dẫn học sinh trình bày trên bản đồ GV:Nêu những khó khăn của vùng? HS:-Giao thông đi lại -Khoáng sản trữ lượng nhỏ -Chặt phá rừng làm sạt lở,lũ... GV:Để hạn chế khó khăn, phát huy thế mạnh phát triển kinh tế cần có những biện pháp gì? HS-Trồng và bảo vệ rừng -Xây dựng đường hầm xuyên núi Liên hệ : lũ lụt ở miền Trung nước ta và giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Có điều kiện giao lưu kinh tế xã hội với ĐBSH,Bắc Trung bộ, đồng thời với các tỉnh phía Nam Trung Quốc và Thượng Lào. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Địa hình : núi cao ,cắt xẻ mạnh ở Tây Bắc; nuiù thấp và trung bình ở Đông Bắc. -Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới -Nhiều khoáng sản -Thủy năng dồi dào -Học bảng 17.1 SGK trang 63 b)Bên cạnh đó , giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh trong SGK , tư liệu để mở rộng kiến thức , giới thiệu cho học sinh biết các cảnh đẹp của đất nước , từ đó học sinh có lòng tự hào, thêm yêu quê hương, đất nước. VÍ DỤ MINH HỌA: khi dạy về vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giáo viên có thể dùng tranh về Vịnh Hạ Long, Sa Pa hoặc nếu có băng hình cho học sinh xem thì các em sẽ thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của đấât nước, sau đó giáo viên mở rộng:Vịnh Hạ Long đã hai lần được Unessco công nhận là di sản thiên nhiên thêù giới vào năm 1994 và năm 2000, hiện nay Vịnh Hạ Long đang được bầu chọn vào một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Qua đó giáo viên giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước ,lòng tự hào dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức gìn giữ , phát huy các danh lam thắng cảnh của đất nước. Hoặc các tranh hình trong trong SGK, ví dụ giáo viên cho học sinh quan sát hình 18.2 SGK trang67 :Đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.GV đặt câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình? HS nêu : cung cấp điện năng, điều tiết nước, nuôi trồng thủy sản, du lịch , điều hòa khí hậu địa phương. Ví dụ khác : Trong bài 17 trang 64 SGK có tranh hình 17.2: Ruộng bậc thang ở miền núi Bắc bộ. GV cho học sinh quan sát bức tranh đó và nêu vai trò của ruộng bậc thang.HS có thể phát biểu là có vai trò làm giảm đất trống đồi trọc, đem lại hiệu quả kinh tế cao 2/ Ngoài phương pháp trên , trong tiết dạy không thể không có phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề.Trước hết cần nhận thức các khái niệm "vấn đề", "Tình huống có vấn đề", " giải quyết vấn đề", " vấn đề mới nảy sinh". Hiện nay có nhiều cách lý giải khác nhau về những khái niệm trên. Có thể thống nhất với nhau một số điểm cơ bản. "Vấn đề " là điều chúng ta chưa biết ( song "phải biết điều chưa biết" ) , trên con đường nhận thức ( về lý luận cũng như sự kiện cụ thể). Vấn đề như vậy phải có trọng tâm, tập trung vào chủ điểm đang học, không lan man, tản mạn, lấy cái không thứ yếu, không cơ bản ,phụ thay cho cái chủ yếu cơ bản, chính vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết , được nhận thức. "Tình huống có vấn đề " là thời điểm thể hiện mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh để nhận ra điều mình chưa biết và chưa giải quyết được. Tình hình này buộc học sinh phải quyết tâm tìm hiểu, chứ không khoanh tay khuất phục. Song không phải điều không biết nào cũng tạo ra tình huống có vấn đề mà chỉ khi nào những điều học sinh nhận thấy không thể không thiếu, không thể không tìm hiểu đểû nhận thức đúng, sâu vấn đề đặt ra nhằm vào việc học tập. "Giải quyết vấn đề " là tiến hành tìm hiểu làm sáng tỏ những điều chưa biết ,đã biết. Muốn giải quyết vấn đề cần tìm hiểu trước hết vấn đề đặt ra nhằm mục đích gì,"ý đồ" của vấn đềlà gì...Tiếp đó là tìm hiểu những dữ kiện cần thiết để giải quyết. Đây là khâu quan trọng của việc giải quyết vấn đề. Cuối cùng là kiểm tra cách giải quyết vấn đề. VÍ DỤ MINH HỌA:Bài 15: Thương mại và du lịch TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV giới thiệu: Buôn bán đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia,góp phần vào sự phân công lao động quốc tế.Thậm chí ngay đối với từng cá nhân,việc buôn bán cũng đem lại lợi ích cho từng gia đình như xưa kia cha ông ta đã từng tổng kết:"phi thương bất phú".Lợi ích từ thương mại từ lâu nhà nước quan tâm phát triển đặc biệt nhờ vào công cuộc đổi mới mà các hoạt động thương mại nước ta phát triển như thế nào GV:Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình cho biết :Hiện nay các hoạt động nội thương có sự chuyển biến như thế nào? HS:Thay đổi căn bản, thị trường thống nhất ,lượng hàng nhiều ?Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất ? biểu hiện? HS:Kinh tế tư nhân ,sức mua tăng lên GV:Haỹ quan sát hình 15.1 nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? HS:Rất chênh lệch: Đông Nam Bộ cao nhất ,Tây nguyên thấp nhất GV:Tại sao nội thương Tây Nguyên kém phát triển? HS:Dân rất thưa ,kinh tế chưa phát triển GV:Tại sao nội thương ở ĐNB phát triển nhất? HS:Dân đông, kinh tế phát triển GV:Quan sát hình 15.1 cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta? HS: Hà Nội ( Đồng bằngsông Hồng ) và Tp. HCM(Đông Nam Bộ) GV:HN và Tp. HCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất của cả nước? HS dựa SGK trả lời GVKL: GVgiới thiệu: Ngành nội thương hiện nay còn những hạn chế : -Sự phân tán manh mún, hàng thật ,hàng giả cùng tồn tại trên thị trường -Lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức -Cơ sở vật chất còn chậm đổi mớ Chuyển ý:Ngày nay sản xuất mới được quốc tế hóa,không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài.Ta cùng tìm hiểu vấn đề này. GV:Em hiểu ngoại thương là gì? HS: Trả lời dựa vào hiểu biết và SGK GV:Cho biết vai trò quan trọng nhất của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế mở rộng thị trường ở nước ta HS:+ Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm +Đổi mới công nghệ , mở rộng sản xuất +Cải thiện đời sống HS quan sát hình15.6:Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết? +Gạo ,cá tra ,cá ba sa,tôm +Dầu thô ,than đá GVnhấn mạnh thêm: Nước ta hiện nay có xuất khẩu lao động,nêu lợi ích của vấn đề này đối với phát triển kinh tế GV:Hãy cho biết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay? HS: Trả lời GV:Em cho biết hiện nay nước ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường nào? HS:Châu Á -Thái Bình Dương GV:Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á- Thái Bình Dương? HS:-Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa -Các mối quan hệ có tính truyền thống -Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường -Tiêu chuẩn hàng hóa không cao, phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp của Việt Nam I/ Thương mại 1. Nội thương -Nội thương phát triển với hàng hóa đa dạng phong phú -Mạng lưới lưu thông hàng hóa có ở khắp các địa phương -Hà Nội và Tp. HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn đa dạng nhất nước ta 2. Ngoại thương -Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta. -Các mặt hàng xuất khẩu là: nông ,lâm ,thủy sản,hàng công nghiệp nhẹ,tiểu thủ công nghiệp khoáng sản... -Nước ta nhập khẩu máy móc thiết bị,nguyên liệu ,nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng -Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực Châu Á -Thái Bình Dương 3/ Phương pháp thảo luận: có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập của cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ ,sự hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đặt ra, giúp học sinh trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước một số đông người. Tổ chức thảo luận có thể tiến hành theo các bước sau: -Giáo viên nêu vấn đề thảo luận là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong chương trình dạy học. Qua thảo luận có thể giúp học sinh nắm vững những tri thức then chốt nhất của một phần nội dung của bộ môn. -Giáo viên trình bày kế hoạch thảo luận cũng như giao nhiệm vụ cho cả lớp, cho từng nhóm và từng người chuẩn bị báo cáo. -Học sinh chuẩn bị trong một thời hạn nhất định tùy theo nội dung va khối lượng vấn đề thảo luận. -Tiến hành thảo luận:Giáo viên nói ngắn gọn mục đích yêu cầu và nội dung vấn đề thảo luận. Học sinh dựa trên các vấn đề đặt ra, tự nguyện trình bày ý kiến đã chuẩn bị. Những học sinh khác nhận xét ,bổ sung. -Cuối cùng giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu một cách tóm tắt súc tích những vấn đề đã thống nhất và chưa thống nhất, nhận xét tinh thần , thái độ thảo luận của cả lớp và của những cá nhân đặc biệt. Sau đó giáo viên có thể đánh gia,ù cho điểm. VÍ DỤ MINH HỌA:Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Phần II/ Các nhân tố kinh tế -xã hội Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1:1)Dân cư và lao động: Giáo viên gợi ý: Dân cư đông ,nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi gì cho ngành công nghiệp khai thác thế mạnh đó để phát triển?( Thuận lợi cho ngành công nghiệp cần nhiều lao động nhiều, rẻ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài ) Nhóm 2: 2) Cơ sở vật chất kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.GV hướng dẫn HS nêu về trình độ công nghệ,nơi phân bố và nhận xét về cơ sở hạ tầng trong công nghiệp.Từ đó HS trả lời câu hỏi: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển công nghiệp?( Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ. Phân bố tập trung ở một số vùng. Cơ sở hạ tầng được cải thiện ( nhất là vùng kinh tế trọng điểm). Giao thông phát triển nối liền các ngành ,các vùng sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng; thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác kinh tế công nghiệp) Nhóm 3:Chính sách phát triển công nghiệp: HS nêu được trong giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng như thế nào?( chính sách công nghiệp hóa và đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác) Nhóm 4: Thị trường:Phần này HS trao đổi ,thảo luận với nhau để giải quyết hai vấn đề: ? Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp ?( Quy luật cung cầu giúp công nghiệp điều tiết sản xuất , thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất theo chiều sâu; Tạo ra môi trường cạnh tranh , giúp các ngành sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng ,hạ giá thành sản phẩm) ? Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện đang đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lãnh được thị trường?( Sức cạnh tranh hàng ngoại nhập, sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu) Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày ( hoặc có thể do nhóm cử đại diện ). Các nhóm khác nghe và có thể hỏi lại nhóm bạn, nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. Sau cùng, giáo viên chuẩn xác kiến thức và kết luận: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế- xã hội. Đối với môn địa lý, thì đây là một trong những phương pháp có thể sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy và đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm đươ

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so bien phap giup hoc tot mon dia ly 9.doc
Giáo án liên quan