Trường Mầm non Sơn ca tọa lạc tại Khu 5- Thị trấn Thác Mơ. Là một vị trí trung tâm Thị trấn cho nên rất thuận lợi cho việc huy động trẻ ra lớp. Phụ huynh học sinh phần lớn đều là CB-CNVC Nhà nước, nhận thức được việc cho trẻ đến trường là quan trọng.
Bản thân, khi vừa tốt nghiệp sư phạm Mầm non thì được Sở GD-ĐT Bình Phước phân công về trường địa phương công tác giảng dạy, bản thân cũng từng là cựu học sinh của trường nên được Ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ. Từ việc soạn giảng đến làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên môn. Bên cạnh đó, gia đình cũng ở gần trường nên tiện cho việc đi lại công tác, yên tâm dạy tốt.
Thời gian thực tế tại trường Vườn trẻ Sơn ca là từ năm 2006-2009.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Trang
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1
I- Tên và địa chỉ trường Mầm non nghiên cứu
1
II- Thời gian sinh viên đi thực tế
1
III- Lý do chọn trường
1
B- PHẦN NỘI DUNG
3
Chương I- Cơ sở khoa học của đề tài
3
1. Cơ sở lí luận
3
2. Cơ sở thực tiễn
5
C- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
I- VỀ THỰC TRẠNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 3-4 TUỔI
7
1. Thuận lợi
7
2. Một số khó khăn khi giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường MN.
7
II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
8
Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền giáo dục
9
Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh
10
Biện pháp 3: Đối với cô giáo
12
Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các môn học các hoạt động
12
Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
14
D- KẾT LUẬN
15
I- KẾT QUẢ
15
* Về cháu
15
* Về phụ huynh
15
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
15
III- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I - Tên : Đặng Thanh Phương
- Địa chỉ trường Mầm non nghiên cứu: TRƯỜNG VƯỜN TRẺ SƠN CA - Tổ 1 - Khu 5- Thị trấn Thác Mơ - huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước
II - Thời gian sinh viên đi thực tế: 2006 đến 2009
III- Lý do chọn trường :
Trường Mầm non Sơn ca tọa lạc tại Khu 5- Thị trấn Thác Mơ. Là một vị trí trung tâm Thị trấn cho nên rất thuận lợi cho việc huy động trẻ ra lớp. Phụ huynh học sinh phần lớn đều là CB-CNVC Nhà nước, nhận thức được việc cho trẻ đến trường là quan trọng.
Bản thân, khi vừa tốt nghiệp sư phạm Mầm non thì được Sở GD-ĐT Bình Phước phân công về trường địa phương công tác giảng dạy, bản thân cũng từng là cựu học sinh của trường nên được Ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ. Từ việc soạn giảng đến làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên môn. Bên cạnh đó, gia đình cũng ở gần trường nên tiện cho việc đi lại công tác, yên tâm dạy tốt.
Thời gian thực tế tại trường Vườn trẻ Sơn ca là từ năm 2006-2009.
B- PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
T
rong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương II, Đảng đã khẳng định “Phát triển sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và của mọi công dân, kết hợp tốt giáo dục trường học và giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho trẻ em noi theo”.
Từ lâu, giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, bởi để các nhà tâm lí học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì đây là khâu giao tiếp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức và lối sống cho trẻ vừa phát triển trí tuệ vừa phát triển đạo đức, thẩm mĩ, vừa phát triển nhân cách của trẻ.
Qua tiếp xúc với câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo tác động đến sự giáo dục lễ giáo cho từng cá nhân trẻ từ ý thức, tình cảm, ý chí của trẻ nhằm mục đích phát triển nhân cách của trẻ.
Qua hoạt động học tập, giao tiếp, góc tuyên truyền và sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều có mối quan hệ với nhau như: thơ, truyện, … tất cả đều cuốn hút tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
* Vai trò của giáo dục lễ giáo trong sự phát triển tâm lí trẻ 3-4 tuổi:
- Bước vào trường mầm non tất cả đều có những hình thức hoạt động khác nhau nhưng cùng chung một sự giáo dục nhân cách của trẻ, thông qua cử chỉ, hành động của giáo viên để gây sự chú ý và hoạt động tâm lí của trẻ, phối hợp các dạng hoạt động: Học tập, lao động, trò chuyện, góc tuyên truyền … đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Qua những hành vi văn minh và lịch sự của từng trẻ.
- Qua tiếp xúc với những hình ảnh có tính giáo dục cao, sẽ hình thành phẩm chất tâm lí và đặc điểm nhân cách cho trẻ.
- Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định và quá trình tâm lí của trẻ.
- Giáo dục lễ giáo bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày … trẻ sẽ đi sâu kiến thức và hiểu biết của mình đối với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ đích.
- Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, đứa trẻ sẽ tiếp thu và sẽ học theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh biến những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
- Phương tiện tốt nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ là giáo dục lễ giáo.
- Qua các hình thức giáo dục lễ giáo có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giáo tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp.
- Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành mạnh mẽ trong việc giáo dục lễ giáo, giữ mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi được bắt nguồn từ giáo dục lễ giáo, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo hơn nếu được giáo dục và hợp tác chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Từ đó, trẻ sẽ tuân theo hành vi chuẩn mực của người lớn. Giáo dục lễ giáo là sự phát huy nhận thức và sự hình thành nhân cách của trẻ 3-4 tuổi.
- Giáo dục lễ giáo là gì? là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tư cách, lối sống của trẻ. Hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Qua giáo dục lễ giáo, trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ và tình cảm giữa bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ cao và qua giao tiếp với bạn bè, cô giáo. Đây là phương tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân của mình:
+ Biện pháp giáo dục trẻ được sử dụng khi giáo viên đề ra nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức của trẻ qua giao tiếp với bạn bè hàng ngày.
+ Trong hành vi cử chỉ của trẻ với mọi người khi đến lớp.
+ Giáo dục lễ giáo thông qua các tác phẩm văn học và góc tuyên truyền.
Trẻ luôn luôn củng cố các kiến thức giáo dục trong các tiết học và các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trừơng mầm non, kích thích ngôn ngữ, sự thông minh, nhanh trí, linh hoạt và nhanh nhẹn trong cách ứng xử với bạn bè.
- Các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò đặc biệt của giáo dục lễ giáo với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ luôn giao tiếp và hình thành đúng với lễ giáo, trẻ ngoan ngoãn vâng lời người lớn hơn, từ tốn hơn, tất cả đều được giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ. Tất nhiên tùy thuộc vào sự nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi để giáo dục.
* Tính tích cực nhận thức của trẻ:
Như chúng ta biết rằng, ở trường mầm non đều mang tính đặc trưng của hai xu hướng.
. Một là: Mang tính mục đích và tự giáo dục chặt chẽ.
. Hai là: Không ngừng nâng cao tính giáo dục trong giao tiếp, tạo cho trẻ sự tự tin trong ăn nói và đối xử với mọi người. Nhiều công trình nghiên cứu tính giáo dục, và các lĩnh vực khác nhau về vấn đề dạy học cho trẻ trong trường mầm non. Luôn kết hợp một cách hợp lý giữa tính tích cực giữa cô và trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển tới hội nhập kinh tế, văn hóa, tham gia các diễn đàn Quốc tế mở ra cho nước nhà nói chung và giáo dục nói riêng những cơ hội cũng như nhiều thách thức mới. Sự giao lưu hội nhập các nền văn hóa thế giới. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc càng được đề cao, việc chúng ta hội nhập chứ không thể hòa tan, biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
Trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những đức tính thông minh, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sống có nghĩa tình.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu đào tạo ghi rõ “Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”.
Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Khi thực trạng xã hội đang có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập các nền văn hóa trên toàn thế giới không ít người.
Không giữ được minh tha hóa về đạo đức, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích đất nước, lợi ích tập thể, xem thường đạo lí của dân tộc thì việc giáo dục lễ giáo cho trẻ càng cần thiết hơn, không chỉ với giáo dục mầm non mà còn với các cấp học khác.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức thích gì được nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. Việc đưa trẻ đến trường mầm non chưa được chú trọng còn để trẻ ở nhà chơi tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, trẻ còn đang nói ngọng, nói tục, chưa biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè. Đứng trươc thực trạng đó, là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớ của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 3-4 TUỔI”.
C- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- THỰC TRẠNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 3-4 TUỔI
1. Thuận lợi:
- Bộ giáo dục & Đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, đổi mới chương trình để cố gắng phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá cái mới, khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi cá thể.
- Các cấp lãnh đạo sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT cũng quan tâm và đưa ra những chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện được mục tiêu của Ngành.
- Trường chúng tôi là trường trọng điểm của Huyện, được sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, xây dựng cơ sở vật chất tương đối khang trang và đầy đủ.
- Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đóng góp rất lớn về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
- Đa số giáo viên đều thấy được vai trò chủ đạo của giờ học hay hoạt động vui chơi ở mọi lứa tuổi. Các giáo viên đều cho rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ có vị trí quan trọng đối với mỗi trẻ từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, trẻ đang hiếu động nên quên lễ giáo và ý thức giờ học còn hạn chế. Đây là phương tiện giáo dục nhân cách cho trẻ tốt nhất.
- Tất cả giáo viên đều cho rằng: Mức nhận thức và sự hình thành nhân cách cho trẻ tương đối cao qua các năm. Qua theo dõi cách giao tiếp với bạn bè, cô giáo và sự tiếp thu trong giờ học, đặc biệt là phương thức làm quen với tác phẩm văn học thông qua nội dung bài thơ, câu chuyện trẻ tiếp thu nhanh.
Cho trẻ quan sát các hình ảnh trong tranh, qua hội thi, góc tuyên truyền, bài thơ, câu chuyện để trẻ nhận biết hành vi lễ giáo.
2. Một số khó khăn khi giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm non:
- Do một số gia đình trên địa bàn thực sự còn khó khăn, mức thu nhập thấp, một phần họ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường, nên để con ở nhà chơi tự do và để trẻ tiếp xúc với môi trường xấu: ăn nói không lễ phép, không biết chào hỏi ai, nói tục, chửi bậy … đa số các gia đình bây giờ ít con lại có điều kiện nên nuôn chiều con quá mức, con thích gì được nấy.
- Bên cạnh những phụ huynh nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì cũng không ít những phụ huynh nhận thức còn hạn chế về việc chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Có một số phụ huynh cho rằng trẻ 3-4 tuổi đi học chỉ để đi chơi.
- Môi trường xã hội phức tạp, trẻ tiếp xúc hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục lễ giáo cho trẻ. Nền kinh tế thị trường với nhiều biến động, nhiều gia đình chạy theo đồng tiền kiếm sống không để ý đến việc chăm sóc giáo dục con cái, giao việc chăm sóc, giáo dục con cái cho người giúp việc. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh tràn lan, kinh truyền hình giành cho trẻ em còn ít.
II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền giáo dục
- Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện chuyên đề giáo dục lễ giáo. Đầu năm học khảo sát một số tiêu chí đề ra đối với trẻ. Họp phụ huynh đầu năm để từ đó tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi mầm non. Đưa ra những nội qui, qui chế của trường, lớp, thông qua cuộc họp phụ huynh, nhất trí để cộng tác phối hợp với phụ huynh đạt hiệu quả cao. Thông qua đó mà phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo.
- Tuyên truyền cách chăm sóc và giáo dục con theo khoa học cho gia đình về kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc giáo dục trẻ vào giờ đón trả trẻ.
- Xây dựng giáo dục lễ giáo, trang trí hấp dẫn có nội dung tuyên truyền giáo dục như: thường xuyên sưu tầm tranh, ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung bài thơ câu chuyện giáo dục trẻ, dán những bức tranh có nội dung giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh. Để phụ huynh có thể tham khảo sau mỗi giờ đón, trả trẻ và để phụ huynh hiểu biết thêm yêu cầu về chuyên đề. Cô giáo thường xuyên trao đổi, thông báo nội dung giáo dục, để từ đó thống nhất nội dung giáo dục cho trẻ ở nhà trường và gia đình.
.Ví dụ: Tôi dán lên tường lớp tranh một em bé đang mời ông uống nước, em bé tặng quà cho bà bằng hai tay … trẻ nhìn tranh và biết được hành động của em bé này ngoan hay hư nên làm theo hay không làm theo.
- Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, đầm ấm, vui tươi, khẩu hiệu “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, “Lễ tổng kết năm học” hội thi “Bé làm quen với văn học”, “Gia đình dinh dưỡng tuổi thơ”. Thông qua các hoạt động đó mà các cấp lãnh đạo như Ủy ban thị trấn, Phòng Giáo dục, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Làm cho họ thấy được kết quả của các cháu ngày một ngoan hơn, biết yêu quí và gần gũi với những người thân trong gia đình, yêu quí thầy cô giáo, bạn bè, luôn có nhu cầu được làm việc tốt, góp phần giúp đỡ những người thân thiết bằng những việc làm vừa với sức và phù hợp khả năng của trẻ. Trẻ thích giao tiếp vui vẻ với người xung quanh, biết lễ phép với mọi người, nhường nhịn em bé, giúp đỡ bạn bè. Giáo dục trẻ có đức tính thật thà, biết nhận ra đúng sai, biết nhận lỗi và xin lỗi, biết những hành vi tốt xấu. Hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết, giáo dục tình yêu Bác Hồ những người có công với đất nước, các bậc vĩ nhân trên thế giới. Đó là những phương tiện tham mưu tốt nhất, hữu hiệu nhất tạo đà vững chắc để chuyển biến nhận thức của toàn Đảng, toàn Dân và toàn xã hội.
. Ví dụ: Cuối mỗi năm học trường chúng tôi tổ chức hội thi “Bé khỏe bé ngoan” cấp lớp, và cấp trường mời các đại biểu có mặt để đại biểu và phụ huynh thấy được kết quả giáo dục của cô trên trẻ.
Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh.
Như chúng ta thường dạy trẻ “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô là hai mẹ hiền”. Tôi hiểu rằng với câu nói đó, lời dạy đó luôn có ý nghĩa gần gũi trẻ và cô, cô và mẹ … mẹ ở nhà là cô giáo và cô giáo ở trường giống như người mẹ thứ hai của trẻ. Nếu sự kết hợp của hai người mẹ tốt thì chắc chắn đứa trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, biết giúp đỡ mọi người, mọi vật xung quanh. Do đó, người lớn phải có những cử chỉ ân cần, có lòng vị tha, văn minh lịch sự trong cuộc sống, tấm gương sáng cho trẻ noi theo, đó là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Thông qua biện pháp này, tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp kịp thời, đối với trẻ có cá tính đặc biệt tôi phải gặp riêng từng phụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình, nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Đồng thời trao đổi thân mật với gia đình về quá trình học tập cũng như mọi sinh hoạt của trẻ ở lớp. Qua từng thời kì, từng giai đọan nên tổ chức họp phụ huynh để trao đổi với phụ huynh có biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Đối với cô giáo phải nghiêm túc công tác phối hợp với phụ huynh thông qua “Sổ Bé ngoan”, “Sổ liên lạc”, hoặc trực tiếp trao đổi với phụ huynh để dễ dàng theo dõi trẻ hàng ngày. Trao đổi với phụ huynh về giáo dục lễ giáo thông qua các bộ môn làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động vui chơi âm nhạc, cụ thể về bài thơ, bài hát, câu chuyện qua đó, cô giáo có biện pháp và phương pháp giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nhất.
. Ví dụ: Ở lớp tôi chủ yếu là con bố mẹ công nhân viên chức, gia đình có điều kiện nên nuông chiều theo mọi yêu cầu của con, con muốn gì bố mẹ đều đáp ứng, nếu bố mẹ không chiều thì trẻ không chịu đến trường. Thấy việc này, tôi đã tham mưu với phụ huynh khi trẻ đã quen với sự nuông chiều thì không phải một sớm một chiều trẻ thay đổi ngay mà phải có sự kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo, phải kiên trì dành nhiều thời gian để khuyên răn và nhắc nhở cháu. Cô giáo cũng cần trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải nói cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình dó là sai, là không đúng, là chưa ngoan.
Do vậy, về việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường hết sức quan trọng để chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề không có người lớn nào bỏ qua. Vì trẻ em “Chóng nhớ - mau quên” vì vậy ở lớp có cô giáo, ở nhà có mẹ. Trẻ học đi đôi với hành, phải kết hợp cuộc sống hàng ngày không để trẻ tuỳ tiện trong mọi việc làm. Qua đây cũng đòi hỏi mỗi một cô giáo phải làm tốt công tác này. Đó cũng là cơ sở để giáo dục lễ giáo cho trẻ để đạt kết quả cao.
Biện pháp 3: Đối với cô giáo
Cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ, muốn giáo dục cho trẻ được tốt, cô giáo đóng vai trò hết sức quan trọng luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Thực tế hàng ngày trẻ tiếp xúc với cô giáo qua các hoạt động, qua các hành động, giờ đón, trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ.. trẻ cảm thụ rất nhanh, cô luôn trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày nhiều hơn ở nhà với bố mẹ, vì suốt ngày trẻ ở trường với cô còn ở nhà với bố mẹ thì rất ít. Vì thế, cô giáo phải luôn tìm tòi và suy nghĩ về những việc làm tốt, câu nói hay, cử chỉ đẹp, thái độ hành vi để giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa theo đúng mục tiêu của ngành học mầm non mà Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn “Coi trẻ như con đẻ của mình”, tôn trọng mọi ý kiến của trẻ, luôn lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, luôn tạo cho trẻ sự an toàn tuyệt đối khi ở bên cô, tuyệt đối cô giáo không dùng những hành vi thiếu văn minh đối với trẻ như: chửi bới trẻ, đánh đập trẻ, như vậy trẻ sẽ xa dần cô giáo, xa dần trường lớp, và cung cấp cho trẻ những hành vi ứng xử không tốt.
Cô giáo phải thực sự gương mẫu mọi lúc, mọi nơi, ăn nói phải văn minh, lịch sự tôn trọng trẻ, phải đối xử công bằng, vô tư đối với trẻ, quần áo đầu tóc gọn gàng mỗi khi lên lớp. Đặc biệt là khi đứng trước trẻ tôi luôn tỏ thái độ nghiêm túc nhẹ nhàng với mọi người và với trẻ. Bản thân tôi luôn có ý thức xây dựng mối đoàn kết, đầm ấm vui tươi trong tập thể sư phạm, tạo sự thân mật “Cô giáo như mẹ hiền”. Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ. Cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo trong cách lên lớp thu hút cháu. Cô có thể tự sáng tác ra những câu chuyện bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc cô có thể ghi qua băng, dùng rối để kể trẻ sẽ tiếp thu nahnh và dễ nhớ hơn. Cô giáo đã biết ứng dụng các công nghệ hiện đại cho trẻ xem đĩa qua Video… các câu chuyện về lễ giáo. Phối hợp với phụ huynh học sinh và được nhiều phụ huynh đặt mua những câu chuyện sáng tạo do cô giáo tự biên, tự diễn để không những ở trường mà cả ở nhà, trẻ cũng được nghe những câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục lễ giáo mà không hề gò bó trẻ.
. Ví dụ: Tôi đã sáng tác một câu chuyện để giáo dục lễ giáo cho trẻ như sau:
“Trong gia đình kia, bố mất sớm, chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Thương con bố mất sơm, người mẹ danh mọi quan tâm chăm sóc cho con, biết mẹ yêu thương, ngườ
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(4).doc