2. Từ tự nhìn lại để nhận thức về tình yêu trong lòng mình dẫn
đến nhu cầu phân tích, lý giải. Đó là một quy luật tự nhiên của
tâm lý: Sóng bắt đầu .Khi nào ta yêu nhau.
Soi vào lòng mình, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn
của tình yêu, nhân vật trữ tình đã nói lên được quy luật sâu xa
của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu)
3. Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang
yêu được diễn tả thật sâu đậm. Bao trùm cả không gian (Dẫu
xuôi về phương Bắc. Dẫu ngược về phương Nam); chiếm lấy cả
tầng sâu và bề rộng (Con sóng . trên mặt nước); khắc khoải
trong mọi thời gian (ngày, đêm, cả trong mơ). Nó choán đầy cõi
lòng, không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức (Lòng em nhớ đến
anh. Cả trong mơ còn thức.)
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dàn ý bài văn nghị luận hay 2011 – Phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỐ DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY 2011
– PHẦN 5 2. Từ tự nhìn lại để nhận thức về tình yêu trong lòng mình dẫn
đến nhu cầu phân tích, lý giải. Đó là một quy luật tự nhiên của tâm lý: Sóng bắt đầu ...Khi nào ta yêu nhau. Soi vào lòng mình, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, nhân vật trữ tình đã nói lên được quy luật sâu xa của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu) 3. Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang
yêu được diễn tả thật sâu đậm. Bao trùm cả không gian (Dẫu xuôi về phương Bắc. Dẫu ngược về phương Nam); chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng (Con sóng ... trên mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày, đêm, cả trong mơ). Nó choán đầy cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức (Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức.)
Người phụ nữ đang yêu chân thành, mạnh bạo bày tỏ những khát khao trong lòng. Đây là điều mới mẻ cả trong đời lẫn trong
thơ. Đó là tình yêu hết mình, quên mình, đòi hỏi sự duy nhất,
tuyệt đối, đi liền với khát khao về mái ấm gia đình, với sự gắn bó lâu bền, thuỷ chung. Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ trong tâm thức dân tộc. Tâm trạng khát khao và nỗi nhớ da diết trong bài thơ nhờ cách thể hiện sóng đôi qua em và sóng làm cho nó vừa bộc bạch trực tiếp lại vừa được miêu tả với các sắc thái cụ thể, gợi cảm, mỗi nét tâm trạng đều trở lại một điệp khúc, như những vòng sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan toả. Sóng nhớ tới bờ: Ngày đêm không ngủ được --> Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vàn cách trở. Em nhớ đến anh: Cả trong mơ còn thức --> Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh một phương. 4. Nhạy cảm với thời gian, ý thức về thời gian gắn với niềm lo âu và khát khao trong hiện tại: Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Nhưng âu lo mà không dẫn đến thất vọng. Trái lại, càng sống hết mình, mãnh liệt hơn. Vượt lên tất cả là sự dâng hiến:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Đó là nieቹm khát khao dâng hieቷn, đoቹ ng thời cũng là ước muoቷ n
vı̃nh vieችn hoá tı̀nh yêu của mı̀nh đeቻ nó soቷ ng mãi với thời gian.
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh cuộc kháng chieቷn choቷ ng Mỹ, đó là
bieቻu hiện của một thái độ soቷ ng tı́ch cực .
5. Bài thơ thể hiện những cung bậc của tình yêu có khi mạnh mẽ, táo bạo, nhưng ở đây vẫn mang đậm bản sắc của trái tim
người phụ nữ Việt Nam, nồng nhiệt mà cũng rất đôn hậu. Đó
cũng là lý do khiến người đọc yêu thích bài thơ và tiếng thơ Xuân Quỳnh trở thành tiếng hát từ trái tim yêu của người phụ nữ nước Việt.
I. Mở bài : - Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao
thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. - Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài : 1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày + Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. 2. Hậu quả của vấn đề: + Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội. 3. Nguyên nhân của vấn đề : + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu
hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .) + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm
ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ
không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông: + Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi
chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. + Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong
gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an
toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
III. Kết bài : - An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất
nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
Một vài số liệu thực tế: Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy Thực tế hiện nay nhiều người lợi dụng cái mạnh của mình để
chà đạp, lấn át người khác. Có những người có sức khỏe, tiền, quyền, kiến thức nhưng không sử dụng những lợi thế ấy hợp lý, giúp đỡ những người yếu thế. Họ lại khẳng định cái mạnh của mình bằng cách làm người khác tổn thương, đau khổ.
Điều đó cũng lý giải chuyện một bộ phận học sinh hiện nay thích thể hiện sức mạnh của mình không phải qua điểm số, tài
năng mà qua những trận đánh nhau kinh hoàng”. Một học sinh khác viết: “Xét cho cùng, chúng ta - những học sinh - cũng là những “kẻ mạnh” đấy thôi.
Được ăn, được học trong điều kiện vật chất tinh thần khá đầy
đủ, chúng ta vẫn "mạnh" hơn nhiều người khác muôn phần.
Nhưng cái đáng quan tâm ở học sinh hiện nay đó là cái tâm - một khía cạnh bắt buộc phải "mạnh" trong mỗi con người. Thực tế điều đó ra sao?
Những câu chuyện trò đánh thầy, trò đánh trò dã man báo động
đến xã hội rằng phần "tâm - đức" của thế hệ thanh niên thời hiện đại đang bị lung lay. “Chữ tâm bằng ba chữ tài" - câu nói ấy liệu có còn đúng trong một môi trường đầy những đoạn phim nóng bỏng lan truyền
đến chóng mặt, những vụ học sinh đánh nhau đầy tính... chiến
đấu trước sự vô cảm, hờ hững đến mức nhẫn tâm của những học sinh khác khi thấy bạn bè mình đang quằn quại trước trận
đòn của những kẻ mạnh”. Theo một số giáo viên chấm bài, những hình ảnh về bạo lực học
đường, những dẫn chứng về các vấn đề tiêu cực, tích cực đang diễn ra trong xã hội được học sinh thể hiện rất phong phú vào bài thi. Không ít giáo viên bất ngờ về hiểu biết thời sự xã hội cũng như những suy nghĩ, quan điểm, trải nghiệm của học sinh lớp 12 hiện nay. Mở bài Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn
như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại
lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet. Thân bài Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh” này.
Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng
ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội. Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
File đính kèm:
- MOT SO DAN Y NGHI LUAN HAY PHAN 5.pdf