1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại.
Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.
A. Đúng B. Sai
2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.
A B
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tự sự và miêu tả
Ôn dịch, thuốc lá Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê Nghị luận và biểu cảm
105 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số đề trắc nghiệm ôn thi vào lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
I. trắc nghiệm
1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại.
Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.
A. Đúng B. Sai
2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.
A B
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tự sự và miêu tả
Ôn dịch, thuốc lá Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê Nghị luận và biểu cảm
3. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định :
"Khi học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với...........................".
4. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Vẻ đẹp của sự hiểu biết sâu rộng.
B. Vẻ đẹp của lối sống giản dị, thanh đạm.
C. Vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Vẻ đẹp của một lối sống hiện đại.
Đề số 2
I. trắc nghiệm
1. Yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
A. Tính văn chương B. Tính thẩm mĩ
C. Tính mới lạ D. Tính cập nhật
2. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Mẹ tôi
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
D. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
3. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau : Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
A. Đúng B. Sai
4. Những nội dung cụ thể sau tương ứng với những phần nào trong bố cục của văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em". Hãy điền tên từng phần vào trước dấu hai chấm và sắp xếp lại các phần theo trật tự đúng như trong văn bản.
A. ............................: Nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay: khổ cực về nhiều mặt, tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ.
B. .............................: Những điều cần phải làm của từng quốc gia và cộng đồng thế giới, vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
C. .............................: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Đề số 3
I. trắc nghiệm
1. Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 và lớp 9 đã đề cập tới những vấn đề nào trong các vấn đề sau đây ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Môi trường
B. Văn hoá
C. Dân số và tương lai loài người
D. Quan hệ giữa con người và thiên nhiên
E. Giáo dục
G. Quyền sống của con người
H. Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
I. Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc
K. Danh lam thắng cảnh
2. Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là nội dung của văn bản nhật dụng nào ?
3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh kết luận về thể loại của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" :
"Về thể loại, văn bản này thuộc loại ................................................".
4. Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được công bố vào ngày, tháng, năm nào ?
Đề số 4
I. trắc nghiệm
1. Đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng, là biểu hiện cho tính chất gì của văn bản nhật dụng ?
2. Hãy sắp xếp lại hệ thống luận cứ trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" (G.Mac-ket) sao cho chính xác nhất với cách trình bày của tác giả.
A. Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.
B. Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
C. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
D. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
3. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau : Bài học quan trọng được rút ra từ văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là : cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
A. Đúng B. Sai
Đề số 5
I. trắc nghiệm
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một khái niệm từ loại Tiếng Việt.
".................................... là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó".
2. Trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
"Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào"
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
A. ẩn dụ B. Hoán dụ
C. Cường điệu D. Nói giảm, nói tránh
3. Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
"Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là..........................................., quê ở thành phố ....................... Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng ............................., trong một xóm lao động nghèo.
".........................................................." là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Đoạn trích "..........................................................." là chương IV của tác phẩm.
4. Trong bài thơ "Nhớ rừng" (Thế Lữ) sự tương phản, đối lập gay gắt giữa hai thế giới, hai cảnh tượng : vườn bách thú chật hẹp và núi rừng hùng vĩ có ý nghĩa thể hiện điều gì ? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
A. ý thức của nhân vật trữ tình về sự thiếu thống nhất của hiện thực.
B. Nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
C. Sự phủ nhận cuộc sống trước mắt của nhân vật trữ tình.
D. Mơ ước được "tháo cũi sổ lồng" để sống với những gì mình mong muốn của nhân vật trữ tình.
Đề số 6
I. trắc nghiệm
Bài tập 1
1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau về tác giả Chính Hữu.
Chính Hữu tên khai sinh là (1) .............................. sinh năm (2) ............. quê ở huyện (3)........................ tỉnh Hà Tĩnh. Năm (4)............. ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu làm thơ từ năm (5) ................ và hầu như chỉ viết về (6) ................................... Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc (7) ..................................... ; (8) ..................................... và (9) ...................................... chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu đã được nhà nước trao tặng (10) .................................................. năm 2000.
2. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu sáng tác năm nào ?
A. Đầu năm 1948
B. Cuối năm 1948
C. Đầu năm 1949
D. Đầu năm 1950
3. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định nêu khái quát và đầy đủ nhất về giá trị nội dung bài thơ Đồng chí :
A. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng, đồng thời thể hiện vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng trong buổi đầu chống Pháp.
B. Bài thơ viết về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của những người lính bộ đội Cụ Hồ nơi chiến trường Việt Bắc.
C. Bài thơ thể hiện tình cảm quê hương của những người lính bộ đội Cụ Hồ, đồng thời miêu tả cuộc sống gian lao, thiếu thốn của những người lính.
4. Điền nội dung thích hợp vào ô trống theo sơ đồ sau.
Cách phát triển của từ vựng
Phát triển số lượng từ ngữ
(1)
(2) (3) (4) (5)
5. Trong các trường hợp sau, từ "chân" ở trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
a) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khỏe Phù Đổng"
c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
6. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý kiến em cho là đúng.
A. Trong văn bản tự sự, người viết cần đưa ra các luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ có hệ thống.
B. Trong văn bản tự sự, nghị luận là yếu tố xen kẽ cốt làm nổi bật sự việc và con người, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.
C. Trong văn tự sự, không cần yếu tố nghị luận.
7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
"Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng :
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Trích truyện Người con gái Nam Xương)
a) Câu nào sau đây có thể coi là luận điểm chính của đoạn văn ? Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng.
A. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
B. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ.
C. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
b) Yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
A. Lên án tính đa nghi quá mức của chàng Trương.
B. Giúp lời phân trần của Vũ Nương có sức thuyết phục.
C. Nêu lên nỗi khổ của Vũ Nương.
Bài tập 2
1. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông phía sau mỗi câu khi nói về Chính Hữu.
a) Nhà thơ đã góp tiếng nói mới mẻ vào nền thi ca cách mạng và kháng chiến.
b) Từng tham gia trung đoàn thủ đô.
c) Sáng tác nhiều tập thơ lớn.
d) Trước khi có bài Đồng chí, ông đã có bài thơ viết về anh lính thị thành.
e) Thơ ông đậm chất lính trẻ trung, tinh nghịch, dí dỏm.
2. Câu thơ "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" (Đồng chí) có thể hiểu ?
A. Cách nói gồng mình lên để dứt khoát ra đi.
B. Không quan tâm.
C. Tinh thần tráng sĩ bất khuất quyết ra đi. Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu.
3. Trong số các bài thơ sau, bài nào của nhà thơ Phạm Tiến Duật ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu.
A. Trường Sơn đông, Trường Sơn tây.
B. Gửi em cô thanh niên xung phong.
C. Đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ và tôi.
D. Tâm sự người lái xe.
4. Trả lời về bài thơ Nhớ sau đây :
a) Hãy chọn từ ngữ nào tác giả dùng trong số các từ ngữ cho sau đây để điền vào chỗ trống hoàn thành câu thơ cuối : (gia đình, lưng đèo, con đường)
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ ............................
b) Tác giả đã có lời bình ngắn gọn bài thơ như sau : "Người ta khen bài thơ hay ở hai câu sau. Tôi lại thấy hay ở hai câu đầu". Theo em ý kiến này như thế nào ?
A. Tác giả muốn đối lập cách hiểu với bạn đọc.
B. Một cách bình tinh tế, thông minh.
c) Theo em tác giả bài thơ trên là ai trong số bốn nhà thơ :
A. Chính Hữu
B. Phạm Tiến Duật
C. Hữu Thỉnh
D. Nguyễn Duy
5. Câu thơ : Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
(Phạm Tiến Duật)
Sử dụng biện pháp tu từ nào ? Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu đúng.
A. Điệp từ nhìn
B. Nhân hóa và chuyển đổi cảm giác
C. Cả hai ý trên
6. Trong các câu sau đây, câu nào liệt kê đúng về hoán dụ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ? Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu đúng câu đúng.
A. Con mắt, trái tim, nét mặt, cái nhìn.
B. Con mắt, mái tóc, trái tim, niềm vui.
C. Nụ cười, mặt, tim, mái tóc, con mắt.
D. Không có câu nào đúng.
Đề số 7
I. trắc nghiệm
1. - Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Chiếc lược ngà, Bếp lửa, ánh trăng, Đoàn thyền đánh cá.
- 1969, 1963, 1948, 1958, 1978, 1972, 1966
- Kim lân, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Thành Long, Chính Hữu, Huy Cận, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy
Em hãy sắp xếp chính xác các dữ liệu cho trên vào bảng kê sau đây :
T T
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
7
8
2. Nhận xét nào dưới đây đúng với phương thức biểu cảm trong thơ trữ tình ? Khoanh tròn chữ cái đầu dòng để trả lời.
A. Chủ thể trữ tình thường hiện ra trong hình tượng cái "tôi" trữ tình.
B. Cái tôi trữ tình chính là tác giả muốn nhắn nhủ thông điệp về cuộc đời.
C. Cái tôi trữ tình có thể trùng với cái tôi tác giả nhưng có thể không xuất hiện trực tiếp mà hóa thân vào một nhân vật trữ tình nào đó.
D. Lời bộc bạch trữ tình có thể hướng vào một đối tượng cụ thể, hoặc là nói với chính mình, hay là biểu hiện ra trước mọi người.
E. Lời bộc bạch tâm trạng cảm xúc luôn là khát vọng mãnh liệt, nó chi phối tất cả, lấn át tất cả.
3. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình hướng vào một đối tượng cụ thể ?
A. Nói với con
B. Mây và sóng
C. Con cò
D. ánh trăng
E. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
4. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình là lời nói với chính mình ?
A ánh trăng
B. Con cò
C. Mùa xuân nho nhỏ
5. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình tự biểu hiện ra trước mọi người ?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
B. Mùa xuân nho nhỏ
C. Đoàn thuyền đánh cá
D. Đồng chí
6. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a) Bài Đồng chí sử dụng..............................................., đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp.
b) Hình ảnh Đầu súng trăng treo ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa...................., nhưng cũng rất thực, mà tác giả bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng.
c) Ba bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng, đều là những bài đề cập đến ....................................................
7. Truyện Chiếc lược ngà thành công nồi bật ở nghệ thuật nào ?
A. Xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.
B. Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.
C. Ngòi bút miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.
D. Xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em.
Đề số 8
I. trắc nghiệm
1. Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì ?
A. Tình đồng chí, đồng đội
B. Tình quân dân
C. Tình anh em
D. Tình bạn bè
2. Trong bài thơ Đồng chí, tình đồng chí, đồng đội được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào ? Khoanh tròn chữ cái ở câu đúng.
A. Thể hiện ở sự cảm thông sâu sắc với những tâm tư nỗi lòng của nhau.
B. Thể hiện ở việc cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ.
C. Thể hiện ở sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau có thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ, thử thách.
D. Cả A, B, C đều đúng.
3. a) Tìm trong bài Đồng chí đoạn thơ vẽ nên bức tranh tình đồng chí, đồng đội, một biểu tượng đẹp của cuộc đời chiến sĩ ?
......................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Hình ảnh Đầu súng trăng treo có ý nghĩa như thế nào ?
A. Tả thực
B. Biểu tượng
C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng
D. Cả A, B, C đều sai
c) Bằng một câu ngắn gọn, hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh Đầu súng trăng treo. .....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
4. Khoanh tròn vào nhận xét đúng về từ Hán Việt.
A. Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng nước ngoài.
B. Là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.
C. Là từ do ông cha ta sáng tạo ra.
D. Cả A, B, C đều đúng.
5. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :
A. Trong tiếng Việt, có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt.
B. Trong tiếng Việt, từ mượn tiếng Châu Âu chiếm khoảng 60 %.
C. Từ Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt.
D. Trong tiếng Việt khối lượng từ Hán Việt rất ít được sử dụng.
6. Gạch chân các từ Hán Việt trong đoạn thơ sau :
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác nữa đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Lời văn trong đoạn trích trên là của ai ? :..........................................................................
b) Người ấy đang thuyết phục ai ? : ......................................................................................
c) Thuyết phục điều gì ? : .....................................................................................................
Đề số 9
I. trắc nghiệm
1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý kiến em cho là đúng về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
A. Sinh năm 1941 ở miền đồng bằng Phú Thọ.
B. Một trong những gương mặt hàng đầu của thơ chống Mĩ.
C. Người được mệnh danh là "Viên ngọc thơ ca Trường Sơn"
D. Người vừa sáng tác thơ vừa viết tiểu thuyết.
2. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Đó là hình ảnh nào ? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Hình ảnh người lính
B. Hình ảnh những chiếc xe không kính
C. Hình ảnh nụ cười ha ha
D. Hình ảnh đầu tóc bụi phun trắng xóa
3. Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm :
A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung.
B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến.
C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta.
D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.
4. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :
Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị (1)....................... khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản (2) ......................., .......................... Thường mỗi (3)............................chỉ biểu thị một (4)...................... và ngược lại mỗi (5).................................. chỉ biểu thị bằng một (6)...................................
5. Biệt ngữ xã hội là loại từ :
A. Chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
B. Chỉ dùng khi người nói muốn gọi thẳng tên sự vật, hành động, tính chất... mà mình nói tới.
C. Biệt ngữ xã hội chính là tiếng địa phương.
D. Biệt ngữ xã hội còn gọi là tiếng lóng.
6. Cho dãy từ sau :
ẩn dụ, hoán dụ, nhảy nhót, cục cằn, lao xao, danh từ, ngỗng, gậy, trứng, ba- dơ, hóa học, địa lí, quay phim, trúng tủ.
Hãy xác định và xếp chúng vào ba cột sau :
Những từ thông thường
Những thuật ngữ
Biệt ngữ
.......................................
....................................... .......................................
.........................................
.........................................
.........................................
..........................................
..........................................
..........................................
7. Tìm một đoạn văn, hoặc đoạn thơ đã học ở lớp 9 mà trong đoạn văn, đoạn thơ đó có sử dụng yếu tố nghị luận
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề số 10
I. trắc nghiệm
1. Nội dung chính mà tác giả Phạm Tiến Duật muốn thể hiện trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì ?
A. Miêu tả cuộc hành quân khẩn trương của các chiến sĩ lái xe từ Bắc vào Nam
B. Miêu tả những chiếc xe không kính để nói lên cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta.
C. Thông qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, tác giả tập trung làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
D. Tất cả các ý trên.
2. Để thể hiện nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã sử dụng giọng điệu như thế nào ? Đánh dấu X vào ô vuông các câu đúng :
A. Tự nhiên và ngang tàng.
B. Sôi nổi và tinh nghịch.
C. Lời thơ gần với lời nói chân thực, sinh động thường ngày.
D. Lời thơ chải chuốt, cầu kì.
3. Từ mỗi câu thơ ở cột A, hãy nêu nội dung thích hợp vào cột B :
A
B
1. Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
2. Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
3. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
4. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
4. Điền nội dung thích hợp vào các ô trống
Các cách trau dồi vốn từ
(1) (2) (3)
5. Gạch dưới những từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ thích hợp để thay thế.
a) Vào học, cả lớp rất vắng lặng.
.....................................................................................................................................................
b) Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du phê bình xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
.....................................................................................................................................................
c) Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
.....................................................................................................................................................
6. Giải thích nghĩa của các từ có yếu tố "đồng" :
a) Đồng âm : ...................................................................................................................
b) Đồng bào : ..................................................................................................................
c) Đồng chí : ...................................................................................................................
d) Đồng khởi : .................................................................................................................
e) Đồng dao : ..................................................................................................................
Đề số 11
I. trắc nghiệm
Bài tập 1
1. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau về nhà thơ Huy Cận.
Huy Cận (.............................), tên đầy đủ là (2).......................................... quê ở làng (3).......................... huyện (4)......................, tỉnh (5)........................... Trước Cách mạng Tháng Tám, ông nổi tiếng với tập thơ (6)............................... Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ (7)............................................ Huy Cận đã được nhận giải thưởng (8)............................... về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận sáng tác năm nào ?
A. Năm 1958
B. Năm 1959
C. Năm 1960
3. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì ?
A. Cảm hứng về thiên nhiên đất nước.
B. Cảm hứng về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
C. Cảm hứng về công cuộc đổi m
File đính kèm:
- Tai lieu thi vao lop 10 cua TH.doc