Một số giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Kiến thức: Học sinh nắm được bản chất khái niệm từ đồng âm và phân biệt được từ đồng âm và từ gần âm.

2- Kỹ năng: Có kí năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Giáo viên: SGK - bảng phụ:

 - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài.

 

doc111 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 43: Từ đồng âm A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Học sinh nắm được bản chất khái niệm từ đồng âm và phân biệt được từ đồng âm và từ gần âm. 2- Kỹ năng: Có kí năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK - bảng phụ: - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài. c- kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa, có mấy loại từ đồng nghĩa đã học, cho ví dụ? d- các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy - trò TG Nội dung Hoạt động 1: Khởi động: Giờ trước các em đã học về từ đồng nghĩa là những từ có giống nhau, có 2 loại từ đồng nghĩa. Hôm nay đi tìm hiểu về từ đồng âm, là những từ như thế nào cùng đi tìm hiểu nội dung của bài. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm I- thế nào là từ đồng âm G V: Gọi h s đọc VD1 - SGK 1- Ví dụ - Treo bảng phụ ghi 2 câu ở VD1 ? Giải thích nghĩa của mỗi từ (lồng) trong các câu trên bảng. 2- Nhận xét G V: Lồng trong ngưạ lồng có nghĩa ntn? Lồng 1: Nhẩy dựng lên (giơ 2 chân trước) Lồng 2: Vật làm = tre, gỗ, sắt … để nhốt chim. ? Nghĩa của từ lồng trên có liên quan gì tới nhau không? H S: không G V chốt: 2 từ (lồng): phát âm giống nhau nghĩa khấc xa nhau => 2 từ lồng phát âm giốn nhau, nghhĩa khác xa nhau, G V: Gọi học sinh đọc to ghi nhớ/SGK/135 3- Ghi nhớ - SGK/135 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ đồng âm. II- sử dụng từ đồng âm 1- Ví dụ: ? Nhờ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 câu trên H S: Dạ vào ngữ cảnh văn. 2- Nhận xét G V: Tức là dựa vào những câu văn cụ thể (cơ sở để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm). q - Muốn hiểu được nghĩa của từ phải dựa vào ngữ cảnh văn. ? Câu "Đem cá về kho" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa H S1: - Đem cá về kho cất H S2: - Đem cá về để kho chín ?Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa? H S: Em đem cá về kho với khế Đem cá nhập vào kho ?Để tránh ai hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? H S: đọc phần ghi nhớ - SGK 3- Ghi nhớ SGK. G V chốt: Cơ sở để hiểu đúng các từ đồng âm là phải đặt từ đồng âm trong những ngữ cảnh cụthể trong câu văn, câu thơ, tình huống giao tiếp. G V: giảng phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa * Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa VD: ghi bảng phụ VD Bà già đi chợ Cầu Đồng Xem một quẻ thẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn (ca dao) ?Giải nghĩa từ lợi trong VD (ca dao) H S: Lợi 1: Chỉ tính chất trái nghĩa với hại Lợi 2: Chỉ sự vật, nơi để răng mọc và tồn tại. ?Qua ví dụ em có nhận xét gì về từ lợi H S: Từ lợi là nhiều nghĩa, 3 từ lợi chỉ hiện tượng lặp từ, điệp từ (không phải là từ âm); biện pháp nghệthuật từ chơi chữ nhằm mục đích đùa vui, dí dỏm). Hoạt động 4: III- Bài tập G V: Gọi học sinh đọc yêu cầu của 3 bài tập chia nhóm. Bài 1 T 1: bài 1; T2: Bài 2; T3 bài 3. Giải Bài 1: Tìm từ đồng âm với 5 từ sau: Cao 1: Cao độ (Cao, ba, tranh, sang, nam) Cao 2: Cao ngựa (cao răng) H S đại diện tổ 1 trả lời . Ba 1: số lượng Ba 2: Ba con (bố con) Tranh 1: Mái nhà lợp tranh Tranh 2: Bức tranh Nam 1: Thôn Nam (phía nam) Nam 2: Chị Nam (danh từ) Sang 1: Bay sang (di chuyển) Sang 2: Giàu sang Bài tập 2: Bài tập Đại diện tổ 2 trả lời a- Nghĩa khác nhau của danh từ cổ: ?a- Tìm các nghĩa khác nhau của danh Cổ cao ba ngấn từ (cổ) và giải thhích mối liên quan Cổ trai giữa các nghĩa đó? Cổ tay => giải thích đều chỉ 1 bộ phận nhỏ thắt giữa của người, vật, đồ vật. b- Tìm từ đồng âm với danh từ cổ - Cổ người - Truyện cổ tích - Cây cổ thụ Đồng âm khác nghĩa Bài 3 Bài tập 3 ?Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm Giải (mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm) Bé Lam năm nay được năm tuổi H S: Tổ 3 trả lời. Chúng em ngồi vào bàn cùng nhau bàn công việc G V nhận xét - đưa ra đáp án Con sâu đục sâu vào thân cây Hoạt động 5 E- Củng cố - dặn dò: 1- Củng cố: ?Thế nào là từ đồng âm. 2- Dặn dò: Về học bào soạn các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm Khái niệm của 3 thể loại trên. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 44: các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng đúng. 2- Kỹ năng: Luyện tập, vận dụng, phân tích các yếu tố đó. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK - tài liệu tham khảo - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà. c- kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn tự sự, miêu tả, văn biểu cảm. Trả lời: Văn tự sự chủ yếu kể người, kể việc. + Kể người: giới thiệu họ, lai lịch quan hệ, tính tình, tài năng ý nghĩa … + Kể việc: kể hành động, việc làm, kết quả … * Miêu tả: Dùng lời nói hay lời văn làm sống động (tái hiện lại cảnh, sự vật, 1 con người làm cho người nghe, người đọc có thể tưởng tượng điều ssó như đang ở trước mắt. * Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm đạt tình cảm, cảm xúc , sự đánh giá của con người đối với tác xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. d- các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy - trò TG Nội dung Hoạt động 1: Để biết được thế nào là yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm bài hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. I- tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm. Học sinh : Đọc bài " bàn ca… phá" của Đỗ Phủ 1- Xét đoạn thơ "bài ca nhà tranh bị gió thu phá" ? chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài, ý nghĩa ( học sinh trao đổi, thảo luận) Giáo viên : Xét từng khổ thơ: Học sinh - Phần 1: miêu tả: câu đầu, tự sự: 4 câu tiếp theo với ý nghĩa: Khổ 1: Miêu tả, tự sự -> dựng lại một bức tranh về cảnh và sự việc để làm nền cho tâm trạng. - Phần 2: tự sự: 4 câu đầu: có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực lòng ấm ức. Khổ 2: Tự sự và biểu cảm - Phần 3: Miêu tả 6 câu đầu: Đặc tả tâm trạng điển hình là ít ngủ. Khổ 3: Miêu tả và biểu cảm - Phần 4: Biểu cảm trực tiếp: mơ ước ngôi nhà muôn nghìn gian cho dân đen, dù bản thân cam chịu chết cóng Khổ 4: Biểu cảm trực tiếp G V chốt: Các yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc (than ôi!…) đó là khát vọng lớn lao, cao quý (ước được, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được). => Các yếu tố tự sự miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộc cảm xúc. G V: Gọi học sinh đọc đoạn văn 2- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. ? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của t/g. H S: a- các yếu tố tự sự (Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm … cái ông câu con chỉ biết … xa lắm) b- Các yếu tố miêu tả: (những ngón chân, gan bàn chân … mu bàn chân ... ? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? H S: Không. G V: các yếu tố miêu tả và tự sự là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc ? Đoạn văn trên miêu tả tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả ntn? => Tự sự và miêu tả trong đoạn văn nhằm khêu gợi tình cảm, do cảm xúc chi phối. H S: Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết. G V: Gọi học sinh đọc ghi nhớ - SGK 3- Ghi nhớ - SGK G V: Giải thích từ: "Thúng câu" thứ cây có nhựa và xơ dùng sát vào thuyền nan để cho nước không thấm Hoạt động 3: II- Luyện tập ?Kể lại ND "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng văn xuôi. Bài 1: Học sinh kể lại bài "bài ca… phá" bằng văn xuôi Học sinh kể Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét bài Bài 2: Bài 2: - Dùng lời của mình để diễn đạt lại mẫu chuyện kẹo mềm: theo trình tự sau: Giáo viên gọi học sinh viết - học sinh đọc bài của mình Loại kẹo làmbằng mầm cây mạ, mầm thóc. Học sinh khác nhận xét - kể lại chuyện đổi tóc rối, không bán Giáo viên nhận xét - Tả cảnh chải tóc của người mẹ - Tư thế, cái lược Kết quả: Vo tóc rối, giắt lên mái nhà, kí ức, cảm xúc - Qùa kẹo màm tuổi thơ Mẹ ơi! E- Củng cố - dặn dò: 1- Củng cố Giáo viên tự sự và miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc. 2- Dặn dò: - Soạn bài: cảnh khuya, Rằm tháng giêng. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 45: cảnh khuya - rằm tháng giêng A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích cảm thụ cái hay của bài. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK - tài liệu tham khảo. - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà. c- kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bản dịch thơ (bài ca … phá). Bài thơ được Đỗ Phủ sáng tác trong hoàn cảnh nào. Trả lời: Bài thơ được sáng tác, tình hình xã hội rối loạn. Đỗ Phủ mất ngủ không chỉ vì nghèo đói, bệnh tật mà còn vì lo lắng tới vận mệnh của dân, của nước. (Sự biến An Lộc Sơn - Sư Tư Minh xẩy ra năm 755 - 763 mới chấm dứt). Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào trong các thể thơ sau: a- Thất ngôn tử tuyệt b- Thất ngôn bát cú c- Thất ngôn d- Thất ngôn cổ thể: để phân biệt cưới cận thể (đường luật) ra đời trước đời thường: vần nhịp, câu chữ đầu khá tự do phóng khoáng. d- các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy - trò TG Nội dung Hoạt động 1: Khởi động: Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ, mặc dù người từng viết. Ngâm thơ ta vốn không ham Mặc dù hồi đầu kháng chiến chống thực dân pháp, ở chiến khu Việt bắc bận trăm công ngàn việc, nhưng có khi giữa đôi phút nghỉ trong đêm khua thanh vắng, nơi rừng sâu, núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trong xa, Người lại làm thơ, hai bài thơ chữ Việt, chữ hán chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học này. Hoạt động 2: Dựa vào phần chú thích em nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm của 2 bài thơ. I- đọc - tìm hiểu chung H S: 1- Giới thiệu tác giả, tác phẩm a- Tác giả: HCM (1890 - 1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và CM Việt Nam - Người lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập. HCM còn làm nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. b- Tác phẩm: Hai bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Bài cảnh khuya (1947), bài Rằm tháng giêng (1948) Giáo viên đưa yêu cầu đọc bài cảnh khuya cần nhấn mạnh. 2- Đọc - giải thích từ khó Cả 2 bài: đọc chậm, thanh thản sâu lắng. Giáo viên giải thích từ khó - Xuân giang -> dòng sông mùa xuân - Xuân thuỷ -> nước mùa xuân - Xuân thiên -> bầu trời mùa xuân - Dạ bán -> lúc nửa đêm - Qui lai -> trở về 3- Thể loại: ? 2 bài thơ thuộc thể loại gì. 2 bài cảnh khuya và rằm tháng giêng; thất ngôn tứ tuyệt. H S: Bài cảnh khuya và rằm tháng giêng có điểm gì khác? Học sinh: Bài Cảnh khuya bằng chữ Việt. Bài Rằm tháng giêng bằng chữ Hán. ? Đối chiếu bản phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ của Xuân Thuỷ em có nhận thấy có điểm gì khác nhau. Học sinh: Nguyên tác: TNTT - Dịch thơ: Lục bát Giáo viên: Bản dịch thêm vào từ (lồng lộng, bát ngát) khá hay lại thiếu 1 từ (xuân) ở câu thứ 2. Câu 3 thiếu (yên ba), bản dịch là (giữa dòng) mới thấy được nơi đàm (luận bàn) nhưng bỏ mất cái (mịt mù) hư thực của cảnh khuya. Hoạt động 3: II- Phân tích GV: gọi học sinh đọc câu thơ đầu. Cảnh khuya ? Em thử hình dung trong tưởng tượng của em hình ảnh mà câu thơ đã gợi ra là gì? 1- Câu khai (câu 1): Tiếng suối trong như tiếng hát xa H S: Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng đâu đây, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến người tưởng có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vọng trong đêm trăng khuya yên tĩnh. ?Với biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? T/d của nó? H S: So sánh - T/d: So sánh tiếng suối với tiếng hát là lấy con người làm chủ, làm cho âm thanh của thiên nhiên - tiếng suối xa cũng trở nên gần gũi, thân mật như con người, giống con người trẻ trung trong trẻo. Giáo viên chốt Nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho âm thanh của thiên nhiên - tiếng suối xa cũng trở nên gần gũi, thân mật như con người, giống con người trẻ trung, trong trẻo. ? So với câu đầu, tác giả đã vẽ lại một vẻ đẹp khác. Đó là vẻ đẹp gì? 2- Câu thừa Học sinh: Nếu câu đầu là vẻ đẹp âm thanh thì câu 2 lại đem đến chong thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh: nếu câu đầu là trong thơ có nhạc thì câu này trong thơ có hoạ (vẽ). Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa ? Giải thích điệp từ (lồng). Học sinh: Giáo viên: Điệp từ lồng khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có lớp lang, tầng bậc cao, thấp, sáng, tối, hoà hợp quấn quít mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỗ đậm, chỗ nhạt. - Bóng cây cổ thụ lấp lánh ánh trăng, lại có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa trăng dệt thêu như gấm chỉ có 2 màu sáng - tối, trắng, đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm màu nghìn sắc. Giáo viên chốt. - Với điệp từ lồng khiến cho bức tranh đêm trong rừng khuya trở nên lung linh huyền ảo giống như 1 bông hoa trăng thêu dệt như gấm. ? Câu thứ 3 có gì đặc biệt về? nó đóng vai trò gì trong bài thơ? 3- Câu chuyển - hợp Học sinh: Câu thứ 3 có vai trò chuyển ý nửa trước của câu khái quát lại vẻ đẹp như vẻ của cảnh trăng quá cái nhìn của nhà thơ, nửa sau khép lại = ngữ (chưa ngủ) thật tự nhiên. - Vì cảnh đẹp thế thì phải thưởng thức cho thoả, làm sao có thể ngủ được. ? Điệp ngữ "chưa ngủ" có ý nghĩa gì? H S: Giáo viên Ngữ (chưa ngủ) được nhắc lại ở đầu câu thứ 4 theo lối điệp bắc cầu, làm chuyển ý thơ sang câu kết, chuyển hẳn sang hướng mới cũng rất tự nhiên và bất ngờ. ? Hoá ra người chưa ngủ, không ngủ được, tâm hồn và tính cách của người chỉ vì say mê thưởng ngoạn tiếng suối ánh trăng mà còn vì, và chủ yếu lo nỗi nước nhà, vì lo việc quân đang bận vì lo dân, nước còn bao nỗi gian lao. Giáo viên gọi học sinh đọc 2 câu đầu 3 bản Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) ?Hai câu thơ đầu gợi cho em hình dung cảnh gì? 1-2 câu khai - thừa H : Hai câu đầu mở ra một không gian cao rông, mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm nguyên tiêu, bầu trời vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là nước mùa xuân, sông mùa xuân, trời mùa xuân, tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ, sức tẻ, rằm tháng giêng, tháng đầu mùa trong năm, mùa xuân tràn đầy cả đất trời. Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giáo viên chốt - Sự lặp lại từ "xuân" cho thấy cảnh đêm rằm tháng giêng là 1 cảnh sáng sủa, đầy đặn, trong trẻo, bát ngát, mênh mông tất cả đều tràn đầy sức sống. ?Cảm xúc nào của tác giả gợi lên từ cảnh xuân ấy? => tác giả là người tất yêu thiên nhiên H S: 2- 2 câu chuyển - hợp Giáo viên gọi học sinh đọc 2 câu thơ cuối với 3 bản Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ? Trong 2 câu sau cảnh trăng tiếp tục được tả thế nào? H s: Vẽ lên các không khí mờ ảo, huyền hồ của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ) và còn hé cho người đọc nhận ra cái không khí thời đại, không khí hội họp, luận bàn, việc quân, việc nước rất bí mật rất khẩn trương của trung ương Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy. Giáo viên: Thì ra đây đâu phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng thông thường của các nhà ẩn sĩ, lãnh đời, nhàn tản cũng giống như bài trên, đây là những phút nghỉ ngơi của vị lãnh tụ trên đường về, sau những hội nghị quan trọng và bí mật để Quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của toàn Đảng, toàn dân, liên quan đến thắng lợi của cuộc đấu tranh trên các chiến trường - liên khu. Thế mà câu kết vẫn sáng ngời và tràn trề lai láng ánh trăng "khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". - Không chỉ là cái không khí mờ ảo, huyền hồ của đêm trăng rừng ở chiến khu Việt bắc mà còn là không khí hội họp bàn bạc việc quân, việc nước bí mật, nó Quyết định vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước. Nhưng lòng người vẫn ung dung tự tin vào Đảng vào lòng dân, dù cuộc kháng chiến có gian khổ trường kì đến đâu, nhất định sẽ thắng lợi. Giáo viên chốt => ghi Hoạt động 4: III- Tổng kết - ghi nhớ ?Qua 2 bài thơ, sử dụng nghệ thuật của tác giả? 1- Nghệ thuật: H S: - Thơ TNTT kết hợp miêu tả, so sánh điệp từ, ngữ, biểu cảm. ?Nội dung của 2 bài thơ 2- Nội dung - ghi nhớ - SGK - Tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy -> trước cảnh thiên nhiên đẹp -> dành tình yêu tha thiết cho thiên nhiên, cách mạng. Người sống lạc quan, giàu chất thi sĩ Hoạt động 5: IV- Luyện tập ?Hai bài thơ được viết theo thể thơ nào? (Nguyên tiêu và Cảnh khuya) - 2 bài vừa học theo thể thơ TNTT H S: ?Hai bài thơ miêu tả cảnh đẹp ở đâu? - 2 bài thơ miêu tả cảnh đẹp: Việt Bắc H S: ?Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hoạt động 6: E- Củng cố - dặn dò: 1- Củng cố: - Nhắc lại nội dung của 2 bài thơ 2- Dặn dò: - Về học bài: thuộc lòng bài dịch thơ - Ôn đại từ, quan hệ từ, từ Hán việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 46: kiểm tra tiếng việt A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Kiểm tra để đánh giá kết quả của học sinh trong thời gian qua. - Nhằm có hướng để phụ đạo thêm cho học sinh. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng biết cách tư duy, tự giác làm bài. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Đề và đáp án bài kiểm tra. - Học sinh: Học thuộc bài và ôn kỹ ở nhà. c- kiểm tra bài cũ: - Đề: Xác định các đại từ quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn sau: … Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em; bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mặt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì bỗng tru tréo lên giận giữ. Khánh Hoài (cuộc chia tay của những con búp bê). II- Xác định các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các câu sau: (giải nghĩa từ đồng âm). 1- Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (ca dao) 2- Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba (ca dao) 3- Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò 4- Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ, giữa đèo mây. (nhớ - Nguyễn Đình Thi) Đáp án: I- Đại từ: - Chúng tôi, tôi, đó, nó, em (danh từ dùng như đại từ) - Quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì - Từ Hán Việt: Thuỷ, quan tâm (là chăm sóc, lo lắng …) II- 1- Từ đồng nghĩa: Non - núi 2- Từ trái nghĩa: Ngược - xuôi; đi - về 3- Từ đồng âm: a1- Đậu -> đậu 1: Ruồi đậu (hoạt động) -> đậu 2: xôi đỗ (đậu xanh) a2 - Bò -> bò 1: (hoạt động của kiến) -> bò 2: Thịt bò (động vật) b- Sao -> sao 1: Sao trên trời -> sao 2: Tại sao. * Biểu điểm: I- 5 điểm: ý đại từ = 2 điểm II- 4 điểm: ý 1,2 = 2 điểm í 3 = 2 điểm. * Dặn dò: - Ôn lại phần Tiếng Việt đã học liên quan bài kiểm tra - Để chuẩn bị kiểm tra học kỳ - Xem lại: bài văn số 2: xác định lại về, dàn ý - Đề: "Loài cây em yêu". Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2 A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Học sinh tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, tự sửa lỗi. 2- Kỹ năng: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kỹ năng liên kết văn bản. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Đề văn, nhận xét của giáo viên - Học sinh: Xem lại bài văn c- kiểm tra bài cũ: d- các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy - trò TG Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đề số 2 I- Đề bài ?Đề văn thuộc thể loại gì? Loài cây em yêu H S: Văn biểu cảm TL: Văn biểu cảm ?Đối tượng cần biểu cảm ở đây là gì? H S: - Đối tượng biểu cảm: 1 loài cây ? Tình cảm thể loại? - T/c: yêu quý, gắn bó, tự hào ? Để lập ý cho bài văn, em sẽ sử dụng các ý nào? H S: Lập ý + Liên hệ: hiện tại với tương lai + Quan sát, suy ngẫm Giáo viên: Học sinh nhắc lại bài: Lập dàn ý 3 phần. Dàn ý chung a- Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó b- Thân bài - Các đặc điểm gợi cảm cảu cây - Loài cây … trong cuộc sống của con người c- Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó. Hoạt động 2: II- Nhận xét bài làm của học sinh 1- Ưu điểm: - Viết đúng trọng tâm của đề thể hiện tình cảm yêu thích loài cây gắn bó tuổi thơ… 2- Nhược điểm: - Viết còn sai chính tả: viết hoa bừa bãi .. thiếu nét, chữ xáu, bẩn câu không có dấu phẩy, chấm … (dấu phẩy tách các ý, các phần, dấu chấm hết câu, đoạn). - Hành văn rời rạc, không có sự liên kết - Bài viết sơ sài, phần thân bài chưa làm nổi bật nội dung chính của đề Giáo viên đọc bài điểm cao (2 bài) 3- Đọc bài điẻm cao, bài điểm kém ? Gọi học sinh nhận xét Giáo viên đọc bài điểm kém (3 bài) Học sinh nhận xét 4- Lấy điểm vào sổ và học sinh trao đổi bài của nhau * Dặn dò: Ôn lại thể loại văn biểu cảm làm lại bài với đề trên - đọc bài: Thành ngữ. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn: Bài Tiết 48: Thành ngữ A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điẻm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. - Mở rộng vốn thành ngữ cho học sinh 2- Kỹ năng: Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả trong khi nói, viết. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo về thành ngữ. - Học sinh: SGK, chuẩn bị một số câu thành ngữ. c- kiểm tra bài cũ: - Thế nào là những từ đồng âm? cho ví dụ. VD: Chúng tôi ngồi vào bàn cùng nhau bàn công việc. d- các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy - trò TG Nội dung Hoạt động 1: Khởi động: Trong cuộc sống hàng ngày, trong văn thơ, thành ngữ được sử dụng tương đối nhiều vì sự độc lập có ý nghĩa riêng của nó, thế nào là thành ngữ về điều đó. Hoạt động 2: I- thế nào là thành ngữ G V treo bảng phụ ghi câu ca dao 1- Ví dụ: Nước non lận đận một mình Phần có lên thác xuống ghềnh bấy nay. ? Em có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Học sinh: có thể chêm xem một vài từ khác vào cụm từ được không? có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được không? vì sao. 2- Nhận xét: H S: Không - Không thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo - Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định. ? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh. Học sinh: Đặc điểm cấu tạo của cụm từ là chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa. ?Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh? Học sinh: Lên thác xuống ghềnh: Có nghĩa là trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt. - Nói là lên thác xuống ghềnh vì: Đó là những chỗ khó đi, khó trèo nhất (đá, vách núi cao…) ? Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Học sinh: Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác ? Tại sao lại nói nhanh như chớp? Học sinh: Hành động diễn ra rất nhanh Giáo viên: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó (nhanh như chớp). - Nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. VD: Lên thác xuống ghềnh -> cuộc đời người phụ nữ: trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt. ? Thế nào là thành ngữ, nghĩa của thành ngữ được bắt nguồn từ đâu? 3- Ghi nhớ - SGK-144 Học sinh : Đọc ghi nhớ - SGK Bài tập nhanh ? Tìm cac thành ngữ đồng nghĩa với 2 thành ngữ: nước đổ lá khoai Lòng lang dạ thú Học sinh: Nước đổ đầu vịt, như đấm bị bông, như nói với đầu gối - Lòng lang dạ sói ? Nước đổ đầu vịt có nghĩa là gì? Học sinh: Nói vẫn không hiểu - Lòng lang dạ sói: nham hiểm. Giáo viên: Hoạt động 3: Sử dụng thành ngữ Giáo viên: ghi 2 VD lên bảng phụ ? Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bẩy nổi ba chìm và tắt lửa tối đèn trong 2 ngữ cảnh SGK 2- Nhận xét - Thành ngữ làm vị ngữ, phụ ngữ trong câu HS: bảy nổi ba chìm (làm vị ngữ) Tắt lửa tối đèn (làm phụ ngữ) cho danh từ khi: ? So sánh ? Cụm từ đó hay ở chỗ nào? - Cụm từ: Bẩy nổi ba chìm và tắt lửa tối đèn hay hơn vì: có

File đính kèm:

  • docMot so giao an ngu van 7 ki I.doc