Một số khái niệm cơ bản cần hình thành cho học sinh

- Chiến tranh thuốc phiện ("chiến tranh nha phiến"): Chiến tranh xâm lược Trung Quốc của thực dân phương Tây. Gồm 2 cuộc chiến tranh, nổ ra lần thứ nhất( 1840 - 1842) và lần thứ hai (1856 - 1860), do thực dân phương Tây, chủ yếu là Anh gây ra. Chúng vịn vào cớ chính quyền Mãn Thanh đã cấm nhập, bán thuốc phiện và đốt nhiều hòm thuốc phiện mà không bồi thường cho chúng. Thực chất đây là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cướp đoạt và nô dịch toàn bộ Trung Quốc. Cả hai lần chiến tranh, triều đình phong kiến Trung Quốc phải ký với các nước tư bản phương Tây nhiều điều ước bất bình đẳng và mở đầu cho quá trình Trung Quốc trở thành nước phong kiến nửa thuộc địa.

- Cách mạng Tân Hợi 1911: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo mà người đại diện là Tôn Trung Sơn. Cách mạng nổ ra ngày 10-10-1911 (năm Tân Hợi) ở Vũ Xương, nhanh chóng lan ra cả nước. Ngày 1-1-1912, thành lập nền cộng hoà, Tôn Trung Sơn được cử làm tổng thống. Do sự can thiệp, giúp đỡ của các nước đế quốc, Viên Thế Khải đã thiết lập chế độ độc tài đàn áp cách mạng. Tháng 3-1913, Cách mạng Tân Hợi kết thúc.

Đây là cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn nhất trong thời kỳ cách mạng dân chủ của Trung Quốc. Nó lật đổ nền thống trị 260 năm của triều đại phong kiến Mãn Thanh, kết thúc hơn 2000 năm chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế, khai sinh ra nước Trung Hoa dân quốc, có tác dụng nhất định trong việc góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng Trung Hoa phát triển.

Cách mạng Tân Hợi và Chủ nghĩa tam dân có ảnh hưởng đến các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó là cuộc cách mạng dân chủ, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân châu Á vào đầu thế kỷ XX trong cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và các quyền dân chủ cho nhân dân.

 

doc38 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số khái niệm cơ bản cần hình thành cho học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Chiến tranh thuốc phiện ("chiến tranh nha phiến"): Chiến tranh xâm lược Trung Quốc của thực dân phương Tây. Gồm 2 cuộc chiến tranh, nổ ra lần thứ nhất( 1840 - 1842) và lần thứ hai (1856 - 1860), do thực dân phương Tây, chủ yếu là Anh gây ra. Chúng vịn vào cớ chính quyền Mãn Thanh đã cấm nhập, bán thuốc phiện và đốt nhiều hòm thuốc phiện mà không bồi thường cho chúng. Thực chất đây là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cướp đoạt và nô dịch toàn bộ Trung Quốc. Cả hai lần chiến tranh, triều đình phong kiến Trung Quốc phải ký với các nước tư bản phương Tây nhiều điều ước bất bình đẳng và mở đầu cho quá trình Trung Quốc trở thành nước phong kiến nửa thuộc địa. - Cách mạng Tân Hợi 1911: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo mà người đại diện là Tôn Trung Sơn. Cách mạng nổ ra ngày 10-10-1911 (năm Tân Hợi) ở Vũ Xương, nhanh chóng lan ra cả nước. Ngày 1-1-1912, thành lập nền cộng hoà, Tôn Trung Sơn được cử làm tổng thống. Do sự can thiệp, giúp đỡ của các nước đế quốc, Viên Thế Khải đã thiết lập chế độ độc tài đàn áp cách mạng. Tháng 3-1913, Cách mạng Tân Hợi kết thúc. Đây là cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn nhất trong thời kỳ cách mạng dân chủ của Trung Quốc. Nó lật đổ nền thống trị 260 năm của triều đại phong kiến Mãn Thanh, kết thúc hơn 2000 năm chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế, khai sinh ra nước Trung Hoa dân quốc, có tác dụng nhất định trong việc góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng Trung Hoa phát triển. Cách mạng Tân Hợi và Chủ nghĩa tam dân có ảnh hưởng đến các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó là cuộc cách mạng dân chủ, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân châu Á vào đầu thế kỷ XX trong cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và các quyền dân chủ cho nhân dân. - Nghĩa hòa đoàn: Phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc xâm lược (1898 - 1900). Lúc đầu nhà Thanh hợp tác với Nghĩa hoà đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy Liên quân 8 nước (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Italia, Áo, Hung, Nhật) hợp lực đàn áp, nên triều đình quay sang cấu kết với đế quốc chống cuộc khởi nghĩa. Phong trào bị dập tắt vào tháng 8 -1900. - Thái Bình Thiên Quốc: Cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc chống chế độ phong kiến và triều đình Mãn Thanh. nhằm xây dựng một xã hội thái bình (1851 - 1864). Phong trào phát triển dưới khẩu hiệu đấu tranh cho việc phân chia đều ruộng đất, cho sự bình đẳng về mọi mặt, cho lòng bác ái và cho việc thành lập một nước gọi là "Thái bình thiên quốc". Quân Thái bình thiên quốc, gọi là Thái bình quân. Sau khi đã đánh tan những đội quân của Chính phủ và của bọn phong kiến địa phương, đến cuối 1852, "Thái bình thiên quốc" đã tiến đến sông Trường Giang, và tháng 3 - 1853, chiếm Nam Kinh, tuyên bố thành phố này là thủ đô của nước mình, đứng đầu Nhà nước là Hồng Tú Toàn. Triều đình Mãn Thanh đã liên kết với bọn thực dân Anh, Pháp, Mỹ tấn công quân khởi nghĩa. Năm 1864, cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp dã man. Thái Bình Thiên Quốc có nhiều chính sách tiến bộ (chia đều ruộng đất cho nông dân, nam nữ bình đẳng, quyền độc lập dân tộc), song cũng có một số hạn chế (tư tưởng bình quân, chia rẽ, tranh giành quyền lực). - Thuộc địa - nửa phong kiến: Những nước bị các nước đế quốc chủ nghĩa cai trị, bóc lột. Về thực chất đó là một nước thuộc địa, nhưng vẫn được duy trì chế độ phong kiến bằng cách nuôi dưỡng, sử dụng bọn tay sai phong kiến bản địa để tăng cường thống trị, đàn áp nhân dân. - Duy tân: Phong trào đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước. Cuộc Vận động Duy Tân ở Trung Quốc diễn ra năm 1898 do hai nhà yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo . Phong trào hoạt động chủ yếu trong tầng lớp sĩ phu tiến bộ, không dựa vào nhân dân, nên nhanh chóng thât bại khi gấp phải sự phản đối của phái phong kiến thủ cựu. - Xâu xé: Dùng sức mạnh để tranh giành chia nhau đất đai. Các nước đế quốc tranh giành xâu xé Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Chủ nghĩa tam dân: Học thuyết của Tôn Trung Sơn với mục đích dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Thiên chúa giáo: Một trong hai giáo phái của Cơ đốc giáo. Cuối thế kỷ IV (năm 395), khi đế quốc Rôma phân chia thành hai quốc gia (Đông bộ và Tây bộ đế quốc Rôma), hai tổ chức giáo hội có ảnh hởng lớn nhất ở hai khu vực ấy. Trong đế quốc Rôma luôn tranh giành thế lực với nhau trong thế giới Cơ đốc giáo. Sự tranh giành ấy biểu hiện ở những cuộc tranh chấp về những vấn đề giáo lý, ghi lễ và cuối cùng dẫn đến chỗ giáo hội Cơ đốc tách thành giáo hội Thiên chúa (ở phơng Tây) và giáo hội Chính thống (ở phơng Đông). Giáo lý chủ yếu của Thiên chúa giáo là học thuyết về địa vị bá chủ của Giáo hoàng Rôma trong giáo hội, thừa nhận Giáo hoàng "đại diện toàn quyền của Chúa cứu thế trên Trái Đất", "không bao giờ sai lầm trong công việc tín ngưỡng". Thời trung đại, ở châu Âu, giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực phong kiến bao trùm, dùng mọi phơng tiện để gây ảnh hởng trong quần chúng, bảo vệ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ cách mạng t sản, Thiên chúa giáo là ngọn cờ và vũ khí tinh thần của thế lực phản động phong kiến chống các lực lợng cách mạng. Thời kỳ t bản chủ nghĩa, giáo hội Thiên chúa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp t sản. Hiện nay giáo hội Thiên chúa giáo là một trong những giáo hội có tín đồ đông nhất thế giới. - Bạo động: Dùng sức mạnh vũ trang nhằm lật đổ, thay đổi những người thống trị, hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ. - Cải cách: Đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới xã hội hiện hành. - Xâm chiếm: Dùng các biện pháp quân sự, chính trị...giành lấy đất đaicủa một nước khác MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, do kết quả của cuộc khủng hoảng của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới và cuộc đấu tranh giữa các nước đế quốc chủ nghĩa lớn nhằm phân chia lại thế giới và phạm vi ảnh hưởng. Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc chủ nghĩa là phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga với phe Liên minh Đức, Áo, Hung và Italia trở nên hết sức gay gắt. Mùa hè 1914, chiến tranh bùng nổ và đến tháng 11 - 1918 thì kết thúc. Thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã cún hút 33 nước với hơn 1.500 triệu người tham gia vào vòng chiến. Nhân loại đã bị tổn thất lớn trong cuộc chiến tranh này: 10 triệu người bị chết; 20 triệu người bị thương, bị tàn phế và bị nhiễm hơi độc; nhiều tài sản bị phá hủy trị giá hàng nghìn tỷ đôla. - Phòng ngự: Giai đoạn chiến tranh có đặc điểm nổi bật là một bên (hoặc cả hai bên) hành động chủ yếu nhằm bảo vệ lực lượng của mình khỏi bị đối phương tiêu diệt, không tiến hành những cuộc tiến công chiến lược. - Quân phiệt 1. Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược. 2. Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân độ để nắm quyền bính, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng: Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. - Trung lập : Nước tuyên bố không tham gia chiến tranh, không đứng về một bên nào trong hai phe đối địch - Đầu hàng: Chịu thua trong chiến tranh và tuân thủ các điều kiện của bên thắng trận MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Văn hóa: Là khái niệm, phạm trù lớn dùng để chỉ toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của nhân loại. Song, ở bài này chỉ giới hạn về những thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng, để bổ sung cho những kiến thức HS đã học về khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật. - Học thuyết “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”: Học thuyết xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa trong chế độ tư bản, do Xanh-xi-mông (1760-1825), Phu-ri-ê (1772-1837) ở Pháp và Ô-oen (1771-1858) ở Anh sáng lập hồi đầu thé kỉ XIX. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã góp phần tố cáo mạnh mẽ sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với nhân dân lao động, nhưng không đề ra được con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn để giải phóng giai cấp công nhân và người dân lao động. Họ chỉ dừng lại ở ước mơ muốn có một xã hội tốt đẹp, công bằng, một cuộc sống không có nghèo khổ và áp bức. Họ chỉ tuyên truyền, cổ động mà không đấu tranh, không muốn xóa bỏ chế độ tư bản ð mọi ý tưởng của họ đưa ra không thực hiện được, gọi là không tưởng. - Học thuyết “Chủ nghĩa xã hội khoa học”: Học thuyết do C.Mác và Ăngghen sáng lập, được Lê-nin tiếp tục phát triển. Học thuyết nói về sự phát triển của xã hội, về những quy luật chung, về con đường và hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn, tiến đến chế độ cộng sản chủ nghĩa. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lênin (được hình thành dựa trên ba yếu tố là Triết học cổ điển Đức – triết học duy vật biện chứng, Kinh tế chính trị Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng). Chủ nghĩa xã hội khoa học còn được hiểu là Chủ nghĩa cộng sản khoa học. - Triết học Ánh sáng: Trào lưu triết học của giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu (thế kỉ XVI, nhất là thế kỉ XVIII –XIX), nổi bật ở Pháp, diễn ra vào “Thế kỉ Ánh sáng” (còn được gọi là Chủ nghĩa khai sáng). Những nhà tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản kịch liệt tố cáo sự áp bức, bóc lột của chế độ quân chủ chuyên chế va công khai đả kích Giáo hội Thiên chúa – chỗ dựa tinh thần của phong kiến. Đây là công cuộc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. - Bách khoa toàn thư: Những nhà khai sáng Pháp tham gia soạn thảo bộ ‘Bách khoa toàn thư” ở Pháp vào cuối thế kỉ XIX, do Đi-đơ-rô đứng đầu. Đại diện cho một hệ tư tưởng mới đang lên, họ đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế và giáo hội Thiên chúa, nêu lên những nguyên tắc chủ yếu của Nhà nước tư sản mới. Họ là tác giả bộ “Bách khoa toàn thư”, giới thiệu những thành tựu của nhiều ngành khoa học lúc bấy giờ. Phái Bách khoa toàn thư Pháp có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ và giành thắng lợi trong những năm 1789 – 1794. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Cách mạng dân chủ tư sản: Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ.Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản dành độc lập và phát triển . Trong cách mạng dân chủ tư sản đông đảo quần chúng nhân dân ( công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình. - Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Cách mạng tháng mười Nga (1917): Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và thắng lợi ở Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích, đứng đầu là V.I Lênin. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtơrôgrát ( nay là Xanh Pêtécbua) nổ ra ngày 7-11-1917 (theo lịch cũ của Nga là ngày 25-10) đã mở đầu cuộc cách mạng và nhanh chóng lan rộng, thắng lợi khắp nơi trên lãnh thổ Nga. Chính quyền Xô Viết được thành lập. Nhân dân Nga tiếp tục cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài (sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc) để bảo vệ chính quyền Xô Viết. Nhân dân thế giới, đi đầu là giai cấp công nhân, đã hoan nghênh Cách mạng tháng Mười, ủng hộ nước Nga Xô Viết. Cách mạng tháng Mười mở đầu một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với phong trào công nhân và có ảnh hưởng to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc. - Cộng hòa: Thể chế chính trị của một nước không có vua đứng đầu nhà nước, mà do đại biểu được nhân dân bầu ra cầm quyền (bằng phổ thông đầu phiếu hay một số người đại diện): Chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa thực sự đem lại quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. - Cộng sản thời chiến: Chính sách kinh tế của nước Nga Xô viết trong nội chiến 1918 - 1922, nhằm động viên mọi sức người, sức của để bảo vệ Tổ quốc. Nội dung: quốc hữu hóa toàn bộ công nghiệp lớn và vừa, phần lớn cơ sở công nghiệp nhỏ, tập trung đến mức tối đa lãnh đạo sản xuất công nghiệp và phân phối, trưng thu lương thực, cấm buôn bán tư nhân, cung cấp hàng hóa cho nhân dân theo kế hoạch (chế độ tem phiếu), nghĩa vụ lao động đối với mọi người. Biện pháp bắt buộc tạm thời áp dụng trong thời chiến. Năm 1921, được thay thế bằng Chính sách kinh tế mới (NEP). - Chính phủ lâm thời: Chính phủ được thành lập trong thời gian trước khi thành lập chính phủ chính thức theo Hiến pháp - "Sắc lệnh về hòa bình"(còn gọi "Sắc lệnh hòa bình") Pháp lệnh đầu tiên của Nhà nước Xô viết, do Lênin thảo ra và được Đại hội đại biểu Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua, ngày 8 - 11 - 1917. Sắc lệnh đề nghị ký kết một hòa ước với những điều kiện công bằng, hợp lý với tất cả các dân tộc, tức là một hòa ước không có bồi thường chiến tranh. Sắc lệnh cũng nêu ra những nguyên tắc quan trọng về quan hệ quốc tế kiểu mới trên cơ sở thiết lập một nền hòa bình giữa các dân tộc, thừa nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nền độc lập của tất cả quốc gia. - "Sắc lệnh về ruộng đất": Còn gọi "Sắc lệnh ruộng đất". Pháp lệnh được thông qua tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (8 - 11 - 1917), giải quyết ruộng đất cho nông dân: Thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quý tộc, các sở hữu lớn khác; quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. - Quốc hữu hóa: Chuyển các hình thức sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nướcvề ruộng đất, xí nghiệp, cơ sở giao thông, bưu điện, ngân hàng - Quốc hữu hóa xã hội chủ nghĩa: Viẹc chính quyền vô sản tịch thu tài sản của giai cấp bóc lột và biến thành tài sản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tức là của toàn dân MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Chính sách kinh tế mới (viết tắt theo tiếng Nga là Nep): Chính sách của nước Nga Xô Viết trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ năm 1921 để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến. Nhiều biện pháp mới được thực hiện như thay việc trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, cho phép tư nhân buôn bán, mở các xí ngiệp tư bản nhỏ, mở rộng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thay thuế bằng hiện vật thuế tiền.... - Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa: Quá trình công nghiệp hóa dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhằm cải tạo sản xuất, phát triển công nghiệp và nền kinh tế quốc dân để nâng cao đời sống của toàn dân - Tập thể hóa nông nghiệp: Một hình thức cải tạo sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp nhằm tổ chức các nông dân cá thể theo con đường xã hội chủ nghĩa (với các hình thức tổ đổi công, tổ hợp sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã cấp thấp, hợp tác xã cấp cao, nông trang tập thể ). Thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp ở Liên Xô (1928 - 1933) MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Hệ thống Vecxai – Osinhton: Hệ thống tổ chức và phân chia lại thế giới giữa các nước đế quốc thắng trận và các nước đế quốc bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hệ thống này mang tính chất đế quốc chủ nghĩa; nó đem lại nhiều quyền lợi nhất cho các nước Anh, Pháp, Mĩ, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc trong các nước đế quốc. Đến năm 1936, những khuôn khổ cơ bản của hệ thống này bị các nước Đức, Italia, Nhật Bản phá vỡ tiến tới gây chiến tranh chia lại thế giới - Hội Quốc Liên: một tổ chức quốc tế được thành lập với sự tham gia của 44 nước nhằm duy trì trật tự thế giới giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới - cCo trào cách mạng: thời kì phng trào cách mạng lên đến đỉnh cao với khí thế mạnh mẽ và có qui mô rộng lớn, lôi kéo được nhiều người tham gia, dùng hình thức đấu tranh bằng bạo lực nhằm mục tiêu giành và bảo vệ chính quyền - Yêu sách: điều đòi đưa ra buộc bên đối lập với mình phải giải quyết - Quốc tế cộng sản: còn gọi là quốc tế thứ 3 hay đẹ tam quốc tế. Ra đời tháng 3 năm 1919, đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, có nhiều công lao, đặc biệt trong cuộc đấu tranhc chống phát xít. Tổ chức này tuyên bố tự giải tán năm 1943, khi thấy sự tồn tại và hoạt động không còn phù hợp với tình hình mới - Luận cương chính trị: văn bản nêu những nguyên tắc cơ bản có tính chất cương lĩnh trong hoạt động của một Đảng, một tổ chức - Mặt trận nhân dân chống phát xít: tổ chức của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân thế giới chống phát xít ra đời theo nghị quyết của Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản (họp từ 25 -7 đến 25-8 - 1935). Mục tiêu của mặt trận là đấu tranh bảo vệ quyền lợi cơ bản của vô sản, nông dân, thợ thủ công, trí thức....giải tán các tổ chức phát xít và các tổ chức phản động khác, khôi phục quyền tự do dân chủ, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Cộng hòa Vaima: nền cộng hòa được thiết lập ở Đức năm 1919, Quốc hội họp tại thành phố Vaima thông qua hiến pháp và thiết lập chế độ cộng hòa tư sản - Lạm phát: Phát hành quá nhiều giấy bạc bị ứ đọng, so với như cầu lưu chuyển hàng hóa, làm cho đồng tiền sụt giá, nâng cao chất lượng hàng hóa. - Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933: cuộc khủng hoảng có qui mô lớn nhất và mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền kinh tế tư bản thế giới. Khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mĩ (tháng 10 năm 1929), sau đó lan nhanh chóng ra tất cả các nước tư bản và kéo dài đến giữa năm 1933. Mức sản xuất của toàn thế giới giảm sút 42%, trong đó mức sản xuất tư liệu sản xuất giảm 53% công nhân thất nghiệp lên tới 53 triệu người. - Đảng Quốc xã: tổ chức của các thế lực phát xít ở Đức, thành lập năm 1919 được xem là lực lượng nòng cốt của nền chuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan của quân phiệt và tài phiệt Đức do Hitle cầm đầu. - Phát xít: hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng - Chuyên chính: chính quyền do một giai cấp nắm giữ hoàn toàn nhằm bảo đảm triệt để việc thực hiện đường lối chính trị của giai cấp đó, đồng thời để trấn áp sự chống đối của giai cấp thù địch: Nền chuyên chính dân chủ cách mạng của phái Giacôbanh ; chuyên chính vô sản MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933: cuộc khủng hoảng có qui mô lớn nhất và mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền kinh tế tư bản thế giới. Khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mĩ (tháng 10 năm 1929), sau đó lan nhanh chóng ra tất cả các nước tư bản và kéo dài đến giữa năm 1933. Mức sản xuất của toàn thế giới giảm sút 42%, trong đó mức sản xuất tư liệu sản xuất giảm 53% công nhân thất nghiệp lên tới 53 triệu người - Chính sách mới: do tổng thống Mĩ Rudơven ban hành nhằm cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói lập lại sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng. Chính sách này được thể hiện ở các đạo luật về ngân hàng nông nghiệp, công nghiệp, các cơ quan để điều tiết vai trò của nhà nước. Chính sách mới đã làm cho Mĩ thích nghi với điều kiện sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 - Chính sách láng giềng thân thiện: chính sách đối ngoại do tổng thống Rudơven nêu ra năm 1933 nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mĩ ở Tây bán cầu. Với chính sách này, Mĩ tạm thời chuyển từ sự can thiệp thô bạo bằng vũ lực sang những biện pháp mềm dẻo, khôn khéo hơn, gạt được những đối thủ cạnh tranh như Đức, Italia, Nhật ra khỏi Mĩ Latinh - Trung lập : Nước tuyên bố không tham gia chiến tranh, không đứng về một bên nào trong hai phe đối địch. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Phá sản: thất bại hoàn toàn, không thực hiện được về mặt kinh tế (thể hiện ở mặt vỡ nợ, đình chỉ sản xuất), về mặt chính trị (thể hiện ở việc giải thể, bãi bỏ tổ chức)... - Bần cùng hóa: chính sách bóc lột của bọn đế quốc thực dân ở thuộc địa, của bọn tư sản, địa chủ ở các nước tư bản làm cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở lên nghèo khổ - Quân phiệt 1. Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược. 2. Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân độ để nắm quyền bính, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng: Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. - Độc tài: thể chế chính trị của giai cấp bóc lột dựa trên quyền hành không hạn chế của một người hay một nhóm người để tăng cường áp bức nhân dân - Phát xít: hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng - Bàn đạp xâm lược: Nơi dùng để làm chỗ dựa để từ đó đẩy mạnh việc tấn công xâm lược nước khác - Mặt trận nhân dân chống phát xít: tổ chức của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân thế giới chống phát xít ra đời theo nghị quyết của Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản (họp từ 25 -7 đến 25-8 - 1935). Mục tiêu của mặt trận là đấu tranh bảo vệ quyền lợi cơ bản của vô sản, nông dân, thợ thủ công, trí thức....giải tán các tổ chức phát xít và các tổ chức phản động khác, khôi phục quyền tự do dân chủ, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Phong trào Ngũ Tứ: bùngnhưng nổ ngày 4/5/1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào lôi kéo được sự tham gia của các tầng lớp như sinh viên, công nhân. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Cách mạng dân chủ tư sản: Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ.Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho CNTB giành độc lập và phát triển . Trong cách mạng dân chủ tư sản đông đảo quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình. - Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Bước ngoặt: thời điểm chuyển biến mạnh mẽ tạo nên một sự thay đổi căn bản trong sự phát triển của lịch sử. Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời (1920) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc - Chiến tranh Bắc phạt: cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo(1926 - 1927) để tiêu diệt các tập đoàn quân phiệt phương Bắc trong thời kì Quốc – Cộng hợp tác lần thứ nhất. Trong lúc chiến tranh cách mạng đang tiến triển thắng lợi thì tập đoàn Tưởng Giới Thạch cấu kết với đế quốc chống lại cách mạng, tàn sát nhân dân và những người cộng sản, thành lập chính quyền phản động. Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt và thất bại. - Nội chiến: chiến tranh do người trong một nước tiến hành nhằm chống lại nhau. Có nội chiến cách mnạg do nhân dân đấu tranh chống lại bọn phản động được các thế lực nước ngoài giúp đỡ, có nội chiến do bọn phản cách mạng nổi lên chống phá chính quyền nhân dân tiến bộ. Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc là cuộc nội chiến nổ ra do Đảng Cộng sản lãnh đạo chống lại các lực lượng phản cách mạng do các phái hữu trong Quốc dân Đảng cầm đầu. Cuộc nội chiến Quốc – Cộng lần thứ nhất (1924 - 1927); lần thứ 2 (1927 - 1937); lần thứ 3 (20/3/1946 đến 1/10/1949) với thắng lợi thuộc về Đảng cộng sản. - Thôn tính: xâm chiếm nước khác và biến nước đó thành đất đai phụ thuộc mình. Tháng 7 năm 1937, giới quân phiệt Nhật đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc bước sang thời kì đấu tranh chống Nhật. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH - Chính đảng: tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu biểu nhất, có ý thức sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi giai cấp đó. Đầu thế kỉ XX một số chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á ra đời có ảnh hưởng xã hội rông rãi như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakin

File đính kèm:

  • docmot_so_khai_niem_co_ban_can_hinh_thanh_cho_hoc_sinh.doc