I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới , thuộc khu vực Đông Bắc của nước ta.
Diện tích khoảng 8187 km vuông
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn
Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên
Các hệ thống giao thông đường bộ của Lạng Sơn khá phát triển:
Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội
Quốc lộ 1B , 4A, 4B nối các tỉnh thành, huyện lị khác
Giao thông đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội- Lạng Sơn có ga quốc tế Đồng Đăng, có nhánh đường sắt vận chuyển than khai thác từ mỏ Na Dương.
Địa thế Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi.
Độ cao trung bình là 252 m, nơi thấp nhất là 20m (phía Nam huyện Hữu Lũng), nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn cao 1541 m.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẠNG SƠN
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới , thuộc khu vực Đông Bắc của nước ta.
Diện tích khoảng 8187 km vuông
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn
Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên
Các hệ thống giao thông đường bộ của Lạng Sơn khá phát triển:
Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội
Quốc lộ 1B , 4A, 4B nối các tỉnh thành, huyện lị khác
Giao thông đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội- Lạng Sơn có ga quốc tế Đồng Đăng, có nhánh đường sắt vận chuyển than khai thác từ mỏ Na Dương.
Địa thế Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi.
Độ cao trung bình là 252 m, nơi thấp nhất là 20m (phía Nam huyện Hữu Lũng), nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn cao 1541 m.
II HÀNH CHÍNH
Tỉnh Lạng Sơn có:
-Thị xã Lạng Sơn
-Các huyện :Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng
III TÀI NGUYÊN
+Rừng
Rừng ở Lạng Sơn có vai trò kinh tế quan trọng.
Các loại cây rừng tự nhiên: Lim, sến, hoàng đàn, lát, pơ-mu, dẻ.Nhiều tre, song, mây, nứa.
Các loại cây rừng trồng: Mỡ, bạch đàn, keo, thông, bồ đề, trẩu, sở.
+Đất đai:
Đất đai sử dụng trong nông nghiệp chỉ chứa 13,3 %, đất lâm nghiệp 29,70 %, đất chưa sử dụng chiếm 53,39% đất của toàn tỉnh (1999)
+Khoáng sản:
Than nâu ở mỏ Na Dương huyện Lộc Bình, chủ yếu phục vụ cho sản xuất xi măng và nhiệt điện.
Than bùn: thị trấn Bình Gia
Đá vôi phổ biến ở Lạng Sơn chiếm ¼ diện tích của tỉnh, phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Sắt: đã phất hiện và từng khai thác từ những năm 1937 – 1938
Đa số các mở đều nhỏ và trung bình
IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN
+Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,2 độ C. (Về mùa đông, Ởvùng núi Mẫu Sơn, nhiệt độ có năm xuống dưới 0 độ)
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1450mm. Độ ẩm trung bình 80-85 %
Ít chịu ảnh hưởng của bão, có hiện tượng sương muối nhiều nơi gây thiệt hại cho cây trồng.
+Sông ngòi:
Sông Kì Cùng là sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn và khu vực miền núi Đông Bắc.
Sông Thương lớn hàng thứ hai của Lạng Sơn.
Sông Hoá, sông Trung, sông Lục Nam.
V DÂN CƯ:
Toàn tỉnh Lạng Sơn có 704.642 người(1999)
Có nhiều dân tộc cư trú ở Lạng Sơn: người Nùng đông nhất, tiếp theo là người Tày, người Kinh, người Dao, người Sán Chay, người Hoa ,người H’Mông, người Thái, người Mường.
VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Đất Lạng Sơn xưa thuộc bộ Lục Hải, một trong 15 bộ của đất Văn Lang. Tỉnh Lạng Sơn được chính thức thành lập từ năm 1831, xứ Lạng là tên gọi lâu đời của Lạng Sơn
Tháng 12 năm 1975, Lạng Sơn và Cao Bằng hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng.
Tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao Lạng tách thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
VII VĂN HOÁ – DU LỊCH
+Lễ hội:
Tỉnh Lạng Sơn có nhiều lễ hội thu hút nhân dân địa phương và các du khách từ các vùng khác đến như Hội đền Bắc Lệ( Lễ hội diễn ra vào ngày 29/9 âm lịch .), hội đền Mẫu ở Đồng Đăng (đền thiêng của đồng bào vùng biên giới); hội đền Kì cùng (nằm bên bờ sông Kì Cùng, tổ chức từ ngày 22 đến 27/1). Lễ hội Lùng Tùng (xuống đồng),hội cầu mùa.
Hội chùa Tiên: thị xã Lạng Sơn có một ngọn núi giống hình voi phục, trong núi có chùa Tiên được dựng từ thời Lê Thánh Tôn.
Trên mảnh đất Lạng Sơn, các nhà khoahọc đã tìm thấy những di chỉ khảo cổ cách đây hàng vạn năm, đây là nơi phát sinh nền văn hoá Bắc Sơn thuộc thời kì đồ đá
Lạng Sơn có một nền văn hoá đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc, nổi tiếng với nhiều món ăn như phở chua, phở thịt quay, bánh cuốn trứng Lạng Sơn; các loại quả ngon như hồng xứ Lạng, đào Mẫu Sơn
+Danh lam thắng cảnh:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Chợ kỳ lừa: Chợ đã có từ hàng trăm năm nay, là nơi mua bán của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh, cũng là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc ít người, là một địa danh đã đi vào thơ ca.
Núi Tô Thị: Còn gọi là núi Vọng Phu, trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con, được gắn liền với truyền thuyết nàng tô thị bồng con đứng chờ chồng
Động Tam Thanh: thuộc khu vực thị xã Lạng Sơn, bao gồm ba động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh, hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi, vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ,ca ngợi vẽ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Núi Mẫu Sơn: cao 1541 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hoà, với nhiều đặc sản như Đào Mẫu Sơn, chè Mẫu Sơn.Có năm vào mùa đông, tuyết rơi trên đỉnh Mẫu Sơn.
Di tích thành cổ Đoàn Thành Lạng Sơn
Di tich khảo cổ Bắc Sơn.
VIII KINH TẾ
+Nông nghiệp:
Mặc dầu là tỉnh miền núi nhưng nông nghiệp có một vai trò chính, cây lúa là cây gieo trồng chính, ruộng bậc thang là một nét đặc sắc của nông nghiệp vùng cao.
Trâu bò được chăn nuôi ở Lạng Sơn chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón.Đàn trâu của Lạng Sơn đứng đầu trong các tỉnh vùng Đông Bắc
Các cây công nghiệp đặc sản :hồi(có diện tích cao nhất nước, là cây có giá trị kinh tế cao), long não, quế, dẻ ăn hạt , thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn, chè.
Các loại cây ăn quả đặc sản như đào, hồng, quýt.
+Lâm nghiệp
Khai thác lâm sản là hoạt động lâm nghiệp chủ yếu ở Lạng Sơn. Khối lượng gỗ tròn khai thác mỗi năm ngày một tăng, từ 46000 mét khối (1995) lên 70000 mét khối năm 1999
Hiện nay trên toàn tỉnh đã hình thành các vùng lâm sinh tập trung.
+Công nghiệp:
Khai thác chế biến khoáng sản chiếm 58,6% tổng giá trị sản lượng công nghiệp.Mỏ than Na dương có chất lượng than thấp, khai thác đá vôi xây dựng ở huyện Chi Lăng và thị xã Lạng Sơn, tỉnh có hai nhà máy xi măng lớn tại huyện Hữu Lũng và xã Mai Pha.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_lang_son.doc