Một số thông tin về Nghệ An

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng 16.487km² (là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay - 2004).

-Phía Bắc giáp Thanh Hoá.

-Phía Nam giáp Hà Tĩnh.

-Phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 419km.

-Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 92km.

+Giao Thông:

~Đường bộ:

QL 1A nối Bắc – Nam chạy qua các huyện đồng bằng ven biển với chiều dài hơn 100km.

QL 15 nối Thanh Hoá - Nghệ An - giáp Hà Tĩnh.

QL 7 nối Diễn Châu – cửa khẩu Nậm Cắn - Lào.

Đường 45 – 46 – 48 nối các tuyến nội tỉnh

~Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy gần như song song với QL1, đoạn chạy qua tỉnh khoảng 124km.

Tuyến nhánh Cầu Giát – Nghĩa Đàn dài 32km.

~Đường thủy:

Hệ thống sông ngòi dày đặc, với cảng Bến Thủy trên sông Lam.

Cảng Cửa Hội là cảng cá lâu đời, cảng Cửa Lò lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ.

~Đường hàng không:

Sân bay Vinh nối nhiều chuyến hàng không trong nước.

+Địa hình:

Địa hình đa dạng, chia cắt nhiều, vừa có vùng đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên (Đỉnh Pulaileng thuộc huyện Kỳ Sơn, cao 2711m), vừa có đồng bằng, vừa có vùng ven biển.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ AN I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng 16.487km² (là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay - 2004). -Phía Bắc giáp Thanh Hoá. -Phía Nam giáp Hà Tĩnh. -Phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 419km. -Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 92km. +Giao Thông: ~Đường bộ: QL 1A nối Bắc – Nam chạy qua các huyện đồng bằng ven biển với chiều dài hơn 100km. QL 15 nối Thanh Hoá - Nghệ An - giáp Hà Tĩnh. QL 7 nối Diễn Châu – cửa khẩu Nậm Cắn - Lào. Đường 45 – 46 – 48 nối các tuyến nội tỉnh ~Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy gần như song song với QL1, đoạn chạy qua tỉnh khoảng 124km. Tuyến nhánh Cầu Giát – Nghĩa Đàn dài 32km. ~Đường thủy: Hệ thống sông ngòi dày đặc, với cảng Bến Thủy trên sông Lam. Cảng Cửa Hội là cảng cá lâu đời, cảng Cửa Lò lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ. ~Đường hàng không: Sân bay Vinh nối nhiều chuyến hàng không trong nước. +Địa hình: Địa hình đa dạng, chia cắt nhiều, vừa có vùng đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên (Đỉnh Pulaileng thuộc huyện Kỳ Sơn, cao 2711m), vừa có đồng bằng, vừa có vùng ven biển. II/HÀNH CHÍNH: (1 Thành Phố,1 Thị Xã, 17 huyện – 2004) Tỉnh lị: TP Vinh. Thị xã: TX Cửa Lò. 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. 7 huyện đồng bằng : Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Rừng ở Nghệ An phong phú, diện tích lớn hàng thứ hai toàn quốc, gồm 623.000 ha rừng tự nhiên và 61.300 ha rừng trồng.Có nhiều loại gỗ quý: lim, gụ, táu, lát hoa tre nứa. Khu rừng nguyên sinh Pùmát (Con Cuông, Tương Dương) có giá trị nghiên cứu khoa học . +Khoáng sản: Nhìn chung trữ lượng nhỏ. Sắt ở Nghi Lộc, Mangan ở Hưng Nguyên, Thiếc ở Qùy Hợp, vàng ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá vôi có nhiều ở Anh Sơn, Quỳnh Lưu; đặc biệt đá quý Rubi ở Quỳ Châu. +Đất đai: Có nhiều nhóm đất khác nhau từ vùng núi đến vùng biển, đất nông nghiệp chiếm khoảng 10,8% diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm 43,2%, đất chưa sử dụng chiếm 41,6%. +Biển: Có chiều dài 82km với 6 cửa lạch, thuận lợi cho vận tải biển, có nhiều loại hải sản, có nghề làm muối. Cửa Lò là bãi biển đẹp. IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở đây có mùa nóng kéo dài hơn các nơi khác, nhiệt độ có khi lên trên 40 ˜C mùa đông khô lạnh, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 1. Lượng mưa TB hàng năm :1800mm. Nơi khô hạn nhất là thung lũng Mường Xén, khí hậu khắc nghiệt, Nghệ An là nơi hay có bão và gió Tây Nam gây ra những đợt nắng nóng. +Thủy văn: Đa số sông suối chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đủ nước phục vụ cho sản xuất, có hiện tượng lũ lụt và hạn hán. Sông Cả là sông dài nhất (đoạn cuối của sông Cả chảy ra biển gọi là sông Lam), các sông khác : sông Hiếu, sông Con, sông Giăng V/DÂN CƯ: Dân số của tỉnh khoảng 2.858.000 người (chỉ đứng sau của TP Hồ Chí Minh và Thanh Hoá). Mật độ khoảng 174ng/km² Đông nhất là người Kinh, tiếp đến là người Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Thời Tiền Lê, nơi đây thuộc Châu Hoan, Châu Diễn. Địa danh Nghệ An xuất hiện từ thế kỉ XI. Năm 1831, được gọi là tỉnh Nghệ An. Năm 1975, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ An được tái lập. V/VĂN HOÁ – DU LỊCH: +Lễ hội: Nghệ An là một tỉnh có nhiều lễ hội và bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. -Lễ hội đền Cuông (Diễn Châu): diễn ra vào ngày 15/2 ÂL, tưởng nhớ vua Thục Phán - An Dương Vương.. -Lễ hội Mai Hắc Đế (Nam Đàn): Diễn ra vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 ÂL. -Lễ hội Làng Sen (Nam Đàn): diễn ra vào ngày 19/5 Dương Lịch tại nơi sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. -Lễ hội sông nước Cửa Lò (TX Cửa Lò): Diễn ra vào ngày 1/5 ÂL. +Di tích – Danh Lam: -Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn): gắn liền với thời niên thiếu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi đây còn lưu giữ những kỉ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỉ vật của gia đình, cách trung tâm TP Vinh 12km. -Làng Vạc: (Di chỉ khảo cổ học, thuộc xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn). Làng Vạc được biết đến từ đầu những năm 70. Trong hơn 10 năm qua, các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hoá tiêu biểu cho thời kì Đông Sơn. -Hang Thẩm Ồm: Đây là di chỉ khảo cổ học về nơi cư trú của người Việt cổ ở xã Châu Thuần, huyện Quỳ Châu, Hang Thảm Ồm nằm giữa một vùng một vùng hang động đẹp: Tôn Thạc, Thăm Chang (Châu Thuận), Hang Bua (Châu Tiến). -Khu di tích Mai Hắc Đế (huỵên Nam Đàn): nằm trong vùng thể du lịch núi Đụn, hiện có ba hạng mục công trình tiêu biểu đó là : đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai. -Ngôi nhà Cụ Phan và bảo tàng Phan Bội Châu( huyện Nam Đàn) : là nơi sinh trưởng của cụ Phan. -Di tích thành cổ Vinh: -Khu du lịch Cửa Lò: cách TP Vinh 18km, là điểm du lịch biển hấp dẫn, với bãi cát trắng mịn. -Vườn Quốc Gia Pù Mát: là khu rừng nguyên sinh, với hệ động vật và thực vật đa dạng, với hai loài thú quý hiếm mới được phát hiện là Sao La và Mang Lớn. VIII/KINH TẾ: Nông nghiệp giữ vai trò chính, công nghiệp có nhiều thuận lợi về tài nguyên, địa thế, song tốc độ phát triển chưa cao. +Nông nghiệp: Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn Cây công nghiệp: lạc (Nghệ An là tỉnh có sản lượng vào loại cao nhất), mía, cao su, chè, cà phê Chăn nuôi: Trâu (Nghệ An là tỉnh có số lượng đàn trâu đứng đầu cả nước) ;bò, hươu dê (ở các huyện trung du miền núi); lợn, gia cầm ở vùng đồng bằng. +Ngư nghiệp: Ưu thế: có bờ biển dài, sông ngòi, ao, hồ nhiều. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển là những mặt hàng xuất khẩu. +Lâm nghiệp: Là ngành kinh tế quan trọng là là thế mạnh của tỉnh. +Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu : chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, lâm sản đang hình thành một số khu công nghiệp: TP Vinh, Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), Đô Lương, Nghĩa Đàn, Con Cuông và Tương Dương.

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_nghe_an.doc
Giáo án liên quan