I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Thừa Thiên – Huế là tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ.
Diện tích khoảng 5053km².
-Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
-Phía Nam giáp TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
-Phía Tây giáp Lào (81km).
-Phía Đông giáp Biển Đông (120km).
+Giao thông:
~Đường Bộ:
Quốc lộ 1A nối Bắc Nam chạy xuyên qua các huyện ven biển của tỉnh.
QL 14 (Đường Hồ Chí Minh) chạy xuyên qua huyện A Lưới.
QL 49 nối cửa biển Thuận An với miền núi.
~Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam, đoạn chạy qua tỉnh dài 101km.
~Đường Thủy:
Mạng lưới đường sông kém phát triển và chỉ bó hẹp trong phạm vi của tỉnh.
Với cảng biển Thuận An và cảng biển nước sâu vịnh Chân Mây đang được xây dựng.
~Đường hàng không:
Cảng hàng không Phú Bài có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế.
+Địa hình:
Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, có vùng đồi núi (núi Mang – 1712 mét ,Dãy Bạch Mã - 1444m )vùng thung lũng (Khe Tre, A Lưới ), vùng đồng bằng, vùng cồn cát ven biển, đặc biệt là vùng đầm phá(phá Tam Giang, đầm Thanh Lam- đầm Sam, đầm Hà Trung-Thủy Tú, đầm Cầu Hai, vụng An Cư )
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỪA THIÊN HUẾ
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Thừa Thiên – Huế là tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ.
Diện tích khoảng 5053km².
-Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
-Phía Nam giáp TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
-Phía Tây giáp Lào (81km).
-Phía Đông giáp Biển Đông (120km).
+Giao thông:
~Đường Bộ:
Quốc lộ 1A nối Bắc Nam chạy xuyên qua các huyện ven biển của tỉnh.
QL 14 (Đường Hồ Chí Minh) chạy xuyên qua huyện A Lưới.
QL 49 nối cửa biển Thuận An với miền núi.
~Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam, đoạn chạy qua tỉnh dài 101km.
~Đường Thủy:
Mạng lưới đường sông kém phát triển và chỉ bó hẹp trong phạm vi của tỉnh.
Với cảng biển Thuận An và cảng biển nước sâu vịnh Chân Mây đang được xây dựng.
~Đường hàng không:
Cảng hàng không Phú Bài có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế.
+Địa hình:
Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, có vùng đồi núi (núi Mang – 1712 mét ,Dãy Bạch Mã - 1444m)vùng thung lũng (Khe Tre, A Lưới), vùng đồng bằng, vùng cồn cát ven biển, đặc biệt là vùng đầm phá(phá Tam Giang, đầm Thanh Lam- đầm Sam, đầm Hà Trung-Thủy Tú, đầm Cầu Hai, vụng An Cư)
II HÀNH CHÍNH: (1 Thành Phố , 8 huyện – 2004)
Tỉnh lị: Thành Phố Huế.
8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Với 170.200 ha rừng tự nhiên và 44.000 ha rừng trồng.
Vườn Quốc Gia Bạch Mã được thành lập từ năm 1986 với diện tích là 22.031 ha, là nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều loại động thực vật quý.
+Khoáng sản:
Nhìn chung là tỉnh nghèo về khoáng sản; than bùn ở Phong Điền; Đá Vôi ở Long Thọ ,Nam Đông.
Sét, cao lanh ở Long Thọ; cát thủy tinh ở Phong Điền , Phú Vang; titan có ở bãi cát ven biển.
Mỏ nước khoáng ở Phú Vang, Hương Trà.
+Đất đai:
Có nhiều loại đất đai từ vùng rừng núi đến vùng đồng bằng, ven biển.
Đất lâm nghiệp chiếm 36%, đất nông nghiệp chiếm 10%, đất chưa sử dụng chiếm 47%.
+Biển:
Vùng biển Thừa Thiên Huế có 5 cửa biển: Thuận An, Tư Hiền, Cửa Kiểng, Cảnh Dương, Lăng Cô, với 2 cảng biển và hơn 70km chiều dài đầm phá, giàu tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Đặc biệt là có rong câu chỉ vàng dùng trong công nghiệp chế biến Agar.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 ˜C.
Thừa Thiên Huế là vùng có lượng mưa thuộc loại nhiều nhất nước ta, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn hán và gió Tây khô nóng.
+Thủy văn:
Các sông chính: sông Hương do sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch hợp thành, đổ ra phá Tam Giang.
Sông Ô Lâu đổ vào phá Tam Giang qua cửa Lác.
Sông Truồi đổ vào đầm Cầu Hai.
V/Dân cư:
Dân số khoảng 1.049.000 người (1999)
Mật độ khoảng 209ng/km ².
Đông nhất là người Kinh (khoảng 97%), các dân tộc khác : Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ta-ôi
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Đất Phú Xuân – Thuận Hóa là trung tâm chính trị, văn hoá của Đàng Trong, là kinh đô dưới triều đại Quang Trung, là kinh đô dưới triều Nguyễn cho đến năm 1945.
Năm 1976 Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên.
Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập cho đến nay.
+Lễ hội:
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch lớn của nước ta, với nhiều lễ hội .
Lễ hội Cầu Ngư ( Thái Dương Hạ, Phong Điền): tổ chức vào ngày 12 tháng giêng Âm lịch.
Lễ hội Điện Hòn Chén (Hương Trà): diễn ra hai lần trong một năm vào tháng 2và tháng 7 Âm lịch.
Festival Huế: là lễ hội với nhiều hoạt động văn hoá dân gian, văn hoá cung đình, văn hoá ẩm thực, kết hợp với nhiều làng nghề: kim hoàn, đúc đồng, thêu, nón... đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thành Phố Huế năm 1993 đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hoá thế giới.
“Nhã nhạc cung đình” đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
+Di tích - Thắng cảnh:
Cố đô Huế là một thành phố cổ kính với nhiều kiến trúc cổ xưa của cung thành Huế, các lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn và các chùa chiền.
Sông Hương:
“Nếu như chẳng có dòng Hương
Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi”
Sông Hương uốn lượn trong thành phố Huế, trên dòng Hương Giang, du khách có thể dạo khắp kinh thành và thăm các lăng tẩm, chùa chiền.
Núi Ngự Bình (Bằng Sơn): cao 105 mét, như một bức bình phong che chở cho kinh thành.
Đồi Vọng Cảnh: cách núi Ngự Bình vài kilômét, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Tản.
Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành: với nhiều quần thể kiến trúc như Kỳ Đài, Ngọ Môn; các điện :Thái Hoà, Cần Chánh
Các khu lăng tẩm : lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định.
Chùa Thiên Mụ : nằm bên dòng sông Hương, với quả Đại Hồng Chung cao 2,5 mét, là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế.
Chùa Từ Đàm: được xây dựng khoảng cuối thế kỉ thứ XVII, là một ngôi chùa cổ kính.
Vườn Quốc Gia Bạch Mã: nằm cách TP Huế khoảng 50km, trên độ cao khoảng 1400m , với khí hậu mát mẻ quanh năm và nhiều loại động thực vật phong phú.
Bãi biển Lăng Cô và bãi biển Cảnh Dương:
VII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Cây lương thực chính là lúa, khoai lang, sắn, ngô
Cây công nghiệp: mía, lạc, cao su, chè, cà phê
Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm
+Lâm nghiệp:
Các sản phẩm chính là gỗ, củi tre, luồng
Hướng phát triển sẽ là bảo vệ và tu bổ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
+Ngư nghiệp:
Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thủy sản ở cả ba vùng: biển, đầm phá, và vùng nước ngọt.
Công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản đang phát triển.
+Công nghiệp:
Các ngành chủ yếu là: Công nghiệp thực phẩm và đồ uống, với các sản phẩm chính là bia, nước giải khát, thủy hải sản đông lạnh, nước mắm
Công nghiệp dệt may với các sản phẩm chính là vải sợi, quần áo may sẵn
Công nghiệp vật liệu xây dựng: xi măng, vôi, gạch
Các khu công nghiệp: Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Thu, Thuận An, Chân Mây đang được hình thành.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_thua_thien_hue.doc