I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng đông bắc nước ta, diện tích khoảng 5820 km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang .
Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn.
Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
+Giao thông: giao thông chủ yếu ở Tuyên Quang là đường ô tô, một phần là đường sông, chưa có đường sắt, đường hàng không.
-Quốc lộ 2 nối Hà Nội , Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang (tới biên giới Việt Trung), đoạn qua tỉnh dài khoảng 90 km, gần như song song với sông Lô.
Quốc lộ 37 nối Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái .
Sông Lô và sông Gâm là hai tuyến giao thông chính , với tổng chiều dài là 247 km.
+Địa hình : hơn 73% là đồi núi, có thể chia làm ba vùng:
-Vùng phía Bắc gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang độ cao phổ biến la 200-600 m, có nhiều ngọn núi , có nhiều khu rừng nguyên sinh , xen kẽ đồi núi là các thung lũng, có thể canh tác được, đây là vùng đi lại khó khăn hơn các vùng khác.
-Vùng trung tâm: gồm thị xã Tuyên Quan, phía Nam huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn dương, độ cao trung bình dưới 500m.
-Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là những thung lũng những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng.
-Vùng phía Nam gồm phần lớn huyện Sơn Dương, có những cánh đồng rộng , đôi chỗ có dạng lòng chảo, giao thông thuận tiện.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYÊN QUANG
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng đông bắc nước ta, diện tích khoảng 5820 km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang .
Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn.
Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
+Giao thông: giao thông chủ yếu ở Tuyên Quang là đường ô tô, một phần là đường sông, chưa có đường sắt, đường hàng không.
-Quốc lộ 2 nối Hà Nội , Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang (tới biên giới Việt Trung), đoạn qua tỉnh dài khoảng 90 km, gần như song song với sông Lô.
Quốc lộ 37 nối Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái .
Sông Lô và sông Gâm là hai tuyến giao thông chính , với tổng chiều dài là 247 km.
+Địa hình : hơn 73% là đồi núi, có thể chia làm ba vùng:
-Vùng phía Bắc gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang độ cao phổ biến la 200-600 m, có nhiều ngọn núi , có nhiều khu rừng nguyên sinh , xen kẽ đồi núi là các thung lũng, có thể canh tác được, đây là vùng đi lại khó khăn hơn các vùng khác.
-Vùng trung tâm: gồm thị xã Tuyên Quan, phía Nam huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn dương, độ cao trung bình dưới 500m.
-Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là những thung lũng những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng.
-Vùng phía Nam gồm phần lớn huyện Sơn Dương, có những cánh đồng rộng , đôi chỗ có dạng lòng chảo, giao thông thuận tiện.
II/HÀNH CHÍNH:
Tỉnh lị là Thị xã Tuyên Quang (nằm bên bờ phải sông Lô)
Các huyện : Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên , Yên Sơn, Sơn Dương.
III/ TÀI NGUYÊN:
+Rừng: Tuyên Quang có 201.200 ha rừng, tự nhiên và 55.000 ha rừng trồng.
Nhiều khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở Na Hang, Hàm Yên, khu bảo tồn Tát Kẻ, Bản Bung, Na Hang), là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng của khu hệ động thực vật vùng núi cao ở nước ta. Rừng gỗ có trữ lượng lớn hiện nay chỉ còn tập trung ở huyện Hàm Yên và một số khu rừng ở Na Hang.
Rừng trồng Tuyên Quang chủ yếu là các loại cây như Mỡ, keo, bồ đề...
Động vật ở Tuyên Quang cso 46 loài quý hiếm được ghi ở sách đỏ Việt Nam là 5 loài trong sách đỏ thế giới.
+Đất đai:
Đặc điểm đất đai ở Tuyên Quang khá là đa dạng và diện tích đất khai thác chưa cao, có khoảng 22.000 ha núi đồi . Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 30,5% tổng diện tích.
+Khoáng sản:
Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản những phần lớn có quy mô nhỏ.
Thiếc ở Sơn Dương, Bảit ở Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Mangan ở Chiêm Hoá, Na Hang... Ăngtimoan ở Chiêm Hoá, NaHang, Yên Sơn.
IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu: Tuyên Quang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới , mùa đông lạnh, khô mùa hạ, nóng mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 22 độ C-24 độ C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1500-1800mm
Độ ẩm trung bình hằng năm là 85%
Các vùng phía Bắc của tỉnh có sương muối về mùa đông, gió lốc và giói xoáy vào mùa hạ.
+Thủy văn: Sông Lô bắt nguồn từ trung Quốc, qua Hà Giang, Tuyên Quang, hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì (đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 145 km), có khả năng vận tải lớn từ thị xã Tuyên Quang về xuôi.
Sông gâm bắt nguồn từ Vân Nam( Trung Quốc) qua Cao Bằng , Hà Giang, hợp với sông Lô tại Tuyên Quang.Đoạn chảy qua tỉnh dài 110km, giá trị vận tải của sông Gâm tương đối hạn chế.
Sông Phó Đáy bắt nguồn từ Bắc Kạn, đoạn chảy qua tỉnh dài 81km, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thủy.
Sông ngòi tuyên Quang tương đối dày, chảy trên địa hình đồi núi, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, gây ngập lụt ở mùa mưa ở khu vực TX và các vùng đồng bằng. Sông Lô và sông Gâm có tiềm năng về thủy điện.
V DÂN CƯ:
Dân số khoảng 685.792 người (1999), mật độ 118 người / km vuông, gồm nhiều dân tộc anh em , người Kinh chiếm hơn phân nữa rồi đến người Tày, Dao, Cao Lang, Nùng, Hoa, H’Mông, Sán Dìu...
VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Về đời Trần gọi là Lộ Quốc Oai, sau đổi thành châu Tuyên Quang
Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được thành lập.
Tháng 12-1975, Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1990, tỉnh Tuyên Quang được tách ra từ Hà Tuyên.
VII VĂN HOÁ- DU LỊCH:
Lễ hội bản Giếng Tanh: Ngọc Sơn và Nghiêm Sơn là hai vị có công đánh giặc ngoại xâm, là người của vùng núi Sơn Cước. Lễ hội hàng năm diễn ra vào mùa xuân tại đền Bản Giếng Tanh thuộc huyện Yên Sơn, vùng dân tộc Cao Lan. Sau phần nghi lễ là mhiều trò vui đặc sắc như ném còn, chơi đu, múa dân gian.
Lễ hội quá tang của người Dao: Đây là lễ hội cấp sắc dành cho nam giới của dân tộc Dao. Theo tục lệ của dân tộc, con trai từ 18 tuổi trở lên điều được làm lễ để công nhận là người đã được trưởng thành. Sau phần lễ trang nghiêm là sang phần hội. Tiếng cồng, tiếng chiên, chũm chọe và tiếng khèn hòa tấu rộn ràng theo những làn điệu dân ca, vũ hội của người Dao. Mọi người vừa múa vừa hát, vừa uống rượu cần và tổ chức trò chơi
Khu di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương, là căn cứ địa của Cách MạngViệt Nam , là thủ đô lâm thời của khu giải phóng , nơi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn Quốc của Đảng (13-8-1945), quyết định tổng khởi nghĩa . Đại hội Quốc Dân họp ngày 16-8-1945, thông qua 10 chính sáh lớn của Việt Minh, bầu ra chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và nơi quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.
Đình Tân Trào: Nơi họp Đại hội Quốc Dân ngày 16-8-1945.
Đình Hồng Thái: Nơi đón tiếp các đại biểu về dự đại hội ( cách Tân Trào khoảng 4km),
Cây Đa Tân Trào: Cách đình Tân Trào khoảng 100m,.
Thành cổ nhà Mạc: Thành được xây năm 1552, thời nhà Mạc (thế kỷ 16) nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang. Thành án ngữ bên bờ sông Lô. Thành được xây dựng kiên cố. Di tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía tây và phía bắc, cùng một số đoạn tường thành.
Di tích Đền Hạ: Đền Hạ ở thị xã Tuyên Quang. Đền được xây dựng năm 1783 thời Lê Cảnh Hưng (Hậu Lê). Đền có mái đao cong duyên dáng cùng những biểu tượng rồng, nghê đắp nổi trên lớp mái ngói vẩy. Toàn bộ khu đền in bóng lấp lánh trên mặt nước, nơi có khúc sông uốn lượn hình rồng. Di tích tôn giáo biểu hiện rõ nét qua các mảng hoa văn và các bức chạm trổ giai đoạn cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn. Hiện nay trong đền còn có nhiều pho tượng cổ có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử.
Huyện Chiêm Hoá có di tích bia đá chùa Bảo Ninh , Sùng Phúc (Cao 1m45, rộng 0,8m)
Suối khoáng Mỹ Lâm: Suối Khoáng Mỹ Lâm cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 13 km về phía Đông Nam, có nguồn nước khoáng sunphua ngầm trong lòng đất, được phát hiện từ thập niên 60. Năm 1965, khu nghĩ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm được xây dựng.
VIII KINH TẾ:
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông – lâm nghiệp chiếm ưu thế, đã xuất hiện mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm.
+Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính rồi đến ngô, sắn khoai lang...
Cây công nghiệp có chè (nhà máy chè Tuyên Quang,Tháng Mười , Tân Trào)
Cây sả làm tinh dầu sả, lạc , đậu, tương.
Cây ăn quả có cam, quýt, nhãn ,vải ,chanh.
Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê gia cầm...
+Công nghiệp: một số sản phẩm công nghiệp của Tuyên Quang, quặng kẽm, quặng mangan, Quặng thiết, bột kẽm, khai thác ăntimoan...
Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_tuyen_quang.doc