Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, trình bày phương hướng hoàn thiện ngành công nghiệp nước ta?

Trả lời:

1. Khái niệm:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định

2. Chứng minh: Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng ( 3 ý)

a. Cơ cấu ngành đa dạng

- Nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp

 + Nhóm công nghiệp khai thác: 4 ngành

 + Nhóm công nghiệp chế biến: 23 ngành

 + Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung 9 : một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, trình bày phương hướng hoàn thiện ngành công nghiệp nước ta? Trả lời: 1. Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định 2. Chứng minh: Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng ( 3 ý) a. Cơ cấu ngành đa dạng - Nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp + Nhóm công nghiệp khai thác: 4 ngành + Nhóm công nghiệp chế biến: 23 ngành + Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành. b. Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm - Khái niệm: ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. - Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: + Công nghiệp năng lượng: + Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm + Công nghiệp dệt – may. + Công nghiệp hoá chất – phân bón – cao su. + Công nghiệp vật liệu xây dung + Công nghiệp cơ khí - điện tử. c. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt - Xu hướng: + Giảm tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước + Tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến - Sự chuyển dịch trên nhằm thích nghi với tình hình mới để có sự hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. 3. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta - Xây dung 1 cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. - Đảy mạnh các ngành chế biến nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trứơc 1 bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước - Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm năng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Câu 2: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 16 và các kiến thức đã học : trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta ? tại sao có sự phân hoá đó Trả lời: 1 . Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta: không đồng đều. a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trên 1 số khu vực * ở Bắc Bộ : ĐBSH và vùng phụ cận - Đây là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất ở nước ta - Có các trung tâm công nghiệp với qui mô khác nhau: lớn, vừa, nhỏ. Trong đó có các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước: Hà Nội, Hải Phòng - Cơ cấu ngành công nghiệp trong mỗi trung tâm : tương đối đa dạng - Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo các hướng, với các chức năng chuyên môn hoá khác nhau. + Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dung + Hà Nội - Đắc Cầu – Bắc Giang : Vật liệu xây dung, phân hoá học. + Hà Nội - Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyên kim + Hà Nội – Việt Trì - Lâm Thao: hoá chất, giấy + Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La: thuỷ điện. + Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá: dệt – may, điện, vật liệu xây dựng. * ở Nam Bộ: Đông Nam Bộ và vùng phụ cận - Là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp tương đối cao ở nước ta - Các trung tâm công nghiệp có qui mô khác nhau: rất lớn, lớn, vừa. Trong đó có các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa hàng đầu cả nước: Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu I. - Cơ cấu ngành công nghiệp trong mỗi trung tâm : khá đa dạng - ở đây có 1 số ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí * ở duyên hải miền trung - Đã hình thành một dải công nghiệp phân bố dọc ven biển - Quan trọng nhất là Đà Nẵng. Ngoài ra còn có các trung tâm công nghiệp khác: Thanh Hoá, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết b. ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi như : tây bắc, tây nguyên: công nghiệp phát triển chậm và phân bố phân tán, rời rạc. 2. Nguyên nhân Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố a/ Những khu vực tập trung công nghiệp cao - Là nơi có vị trí địa lý thuận lợi - Tài nguyên thiên nhiên phong phú - Nguồn lao động có tay nghề - Thị trường tiêu thu rộng lớn - Cơ sở hạ tầng phát triển b. Những khu vực mà công nghiệp tập trung mức độ ít: là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. Câu 3: Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (đơn vị: %) Vùng Năm 1995 Năm 2005 Cả nước 100 100 ĐBSH 17,7 19,7 Miền núi TD BB 6,3 4,6 BTB 3,6 2,4 DHNTB 4,8 4,7 Tây Nguyên 1,2 0,7 ĐNB 49,4 55,6 ĐBSCL 11,8 8,8 Không xác định 5,2 3,5 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 1995 và năm 2005 Xếp thứ tự từ cao xuống thấp tỉ trọng giá tị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong các năm 1995 và 2005. Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng Gợi ý: Vẽ biểu đồ - Biểu đồ tròn: bán kính năm 2005 lớn hơn 2005 2. Nhận xét: a. Xếp thứ bậc - Năm 1995 : ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL, TDMNBB, DHNTB,BTB,TN - Năm 2005: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL, DHNTB, TDMNBB, BTB,TN b. Nhận xét: - Năm 1995: Trung du mn BB đứng vị trí thứ 4 nhưng đến năm 2005 đứng vị trí thứ 5 sau DHNTB - Vùng DHNTB: năm 1995 đứng vị trí thứ 5 sau THMNBB nhưng đến năm 2005 vươn lên vị trí thứ 4 trước TDMNBB.

File đính kèm:

  • docON DH DIA LY CONG NGHIEP.doc
Giáo án liên quan