Mục đích của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung cũng như dạy và học tiếng Anh ở nước ta hiện nay là trang bị cho người học một phương tiện giao tiếp để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Vì thế cái đích cuối cùng của quá trình dạy và học phải là năng lực giao tiếp (communicative competence) chứ không chỉ là năng lực ngôn ngữ (language competence). Nói cách khác, người học tiếng Anh phải sử dụng được vốn kiến thức đã học vào một mục đích cụ thể (trong công việc, đọc sách, trao đổi, đàm phán.). Muốn đạt được mục đích đó, việc dạy tiếng Anh không chỉ là trang bị cho người học vốn ngữ pháp và từ vựng, mà còn phải dạy kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh Nói và Nghe là hai kỹ năng sản sinh ngôn ngữ (productive skills) thì Viết cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng để người học có thể sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp của mình "Writing is communicating".
Hiện nay theo chương trình sách giáo khoa mới đã có nhiều thay đổi về hình thức lẫn nội dung. Theo yêu cầu, mục đích của chương trình sách giáo khoa mới thì sau khi học xong lớp 9 học sinh phải có khả năng:
- Viết có gợi ý thông tin từ một bài đọc cho sẵn: Tóm tắt ý chính, điền ảng, biểu mẫu đơn từ thông thường, mô tả.
- Viết thư thăm hỏi, kiến nghị.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến trong việc dạy viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 8 - 9 THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến trong việc dạy viết tiếng anh
cho học sinh lớp 8 - 9 thcs
----------------
A - Đặt vấn đề:
Mục đích của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung cũng như dạy và học tiếng Anh ở nước ta hiện nay là trang bị cho người học một phương tiện giao tiếp để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Vì thế cái đích cuối cùng của quá trình dạy và học phải là năng lực giao tiếp (communicative competence) chứ không chỉ là năng lực ngôn ngữ (language competence). Nói cách khác, người học tiếng Anh phải sử dụng được vốn kiến thức đã học vào một mục đích cụ thể (trong công việc, đọc sách, trao đổi, đàm phán....). Muốn đạt được mục đích đó, việc dạy tiếng Anh không chỉ là trang bị cho người học vốn ngữ pháp và từ vựng, mà còn phải dạy kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh Nói và Nghe là hai kỹ năng sản sinh ngôn ngữ (productive skills) thì Viết cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng để người học có thể sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp của mình "Writing is communicating".
Hiện nay theo chương trình sách giáo khoa mới đã có nhiều thay đổi về hình thức lẫn nội dung. Theo yêu cầu, mục đích của chương trình sách giáo khoa mới thì sau khi học xong lớp 9 học sinh phải có khả năng:
- Viết có gợi ý thông tin từ một bài đọc cho sẵn: Tóm tắt ý chính, điền ảng, biểu mẫu đơn từ thông thường, mô tả.
- Viết thư thăm hỏi, kiến nghị.
- Viết đoạn văn ngắn (có gợi ý thông tin).
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chương trình thí điểm SGK mới và chỉ một số huyện, thị thực hiện việc dạy thí điểm vì vậy việc giảng dạy của giáo viên vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chương trình SGK lớp 8 - 9 mới đã có các tiết để dạy những kỹ năng, nghe, nói, đọc viết và trong các bài thi, kiểm tra đều đã có dạng đề ra về kỹ năng viết ở các cấp độ khác nhau vì vậy yêu cầu đặt ra đối với học sinh là cần phải nắm được vững những kiến thức đã học, về ngữ pháp, về từ vựng... để có thể làm tốt các bài kiểm tra và nhất là ở kỳ thi cuối cấp đối với học sinh lớp 9.
Một tồn tại đối với học sinh Việt nam đặc biệt là các em học sinh THCS, được tiếp thu với môn tiếng Anh chưa nhiều, trong khi viết tiếng Anh thường bị ảnh hưởng nhiều của lối tiếng Việt. Tình trạng khá phổ biến là các em có thể nắm vững ngữ pháp, biết khá nhiều mẫu câu và vốn từ vựng khá rộng nhưng vẫn không biết viết các thể loại tiếng Anh theo các mục đích giao tiếp, hoặc viết không hiệu quả.
Vì những lý do trên đây, việc dạy kỹ năng viết cho học sinh học tiếng Anh nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 8, 9 THCS nói riêng, có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết, học sinh phải được rèn luyện về kỹ năng viết của tiếng Anh một cách có bài bản hệ thống. Bài viết này mong muốn góp một phần nhỏ giúp cho học sinh lớp 8, 9 nhất là học sinh lớp 9 có định hướng rèn luyện kỹ năng viết, nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn mới và làm các bài thi với hiệu quả cao hơn, đạt kết quả tốt hơn.
B - mục đích yêu cầu
Việc dạy kỹ năng viết cho học sinh THCS phải đạt được những yêu cầu sau nói cách khác, các sản phẩm viết học sinh tạo ra cần đạt các tiêu chuẩn sau:
1, Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
2, Sử dụng các cấu trúc câu khác nhau.
3, Sử dụng các dấu hiệu chuyển tiếp (từ nối) có hiệu quả để phát triển ý.
4, Biết viết các thể loại văn khác nhau, đúng mục đích và yêu cầu.
Ngoài ra học sinh cần phải biết phân biệt giữa các cấu trúc, thể loại và chức năng trong kỹ năng viết.
C - Gợi ý về nội dung dạy kỹ năng viết.
* Phần 1: Viết câu (Sentence writing)
1, Viết câu đơn.
2, Viết câu hỏi.
3, Viết câu phức hợp.
* Phần 2: Viết đoạn văn (Pararaph writing)
1, Phần giới thiệu.
2, Cấu trúc một đoạn văn.
3, Viết một đoạn văn đơn giản.
4, Viết câu chủ đề.
5, Một số phương pháp phát triển một đoạn văn.
- Sử dụng các chi tiết phù hợp để phát triển câu chủ đề.
- Cung cấp ví dụ có quan hệ gần gũi để phát triển câu chủ đề.
- Sử dụng định nghĩa được mở rộng để phát triển câu chủ đề.
- Sử dụng nguyên nhân hoặc kết quả (nhân quả) để phát triển câu chủ đề.
- Sử dụng phân loại để phát triển câu chủ đề.
- Sử dụng so sánh hoặc đối chiếu (tương phản) để phát triển câu chủ đề.
- Sử dụng phương pháp kết hợp để phát triển câu chủ đề.
6, Sử dụng các dấu hiệu chuyển câu hoặc chuyển ý phù hợp.
- Một số dấu hiệu chuyển tiếp ý phổ biến.
7, Một số hình thức nối khác.
- Từ lặp lại.
- Đại từ.
- Đồng nghĩa.
* Phần 3: Một số hình thức viết phổ biến khác.
1 - Viết thư: Thân mật (informal) và xã giao (formal)
2 - Viết văn miêu tả (description)
3 - Viết văn trần thuật (narrative)
4 - Viết tiểu sử (biography)
5 - Viết văn tranh luận (argumentative writing)
Một số lưu ý với học sinh khi viết tiếng Anh:
1, Đọc và phân tích đề cẩn thận.
Phải viết đúng chủ đề và đúng yêu cầu của đề bài. Chính vì vậy mà chúng ta phải hiểu được yêu cầu của đề bài. Nếu bài viết lạc đề thì chắc chắn là không đạt yêu cầu. Khi phân tích đề chúng ta phải lưu ý những điểm sau:
- Chủ đề mà đề bài nêu ra (E.g: sports, computers.....)
- Giới hạn của chủ đề (advantages, disadvantages, usefulness...)
- Yêu cầu của đề bài (paragaph or essay, length, describe, discuss...)
2, Lập dàn ý trước khi viết:
Vì thời gian dành cho bài viết có hạn (thường chỉ khoảng 15 - 20 phút cho nên ta không cần phải xây dựng đề cương chi tiết mà chỉ cần ghi lại những ý chính. Trong khi ghi lại những ý chính, đừng băn khoăn là mình viết không đúng ngữ pháp. Các em thậm chí có thể viết tắt theo quy ước riêng của mình. Sau đó tổ chức lại các ý theo trình tự có logic.
3, Tổ chức bài viết rõ ràng và có logic:
Một đoạn văn hay bài văn, dù ngắn hay dài cũng phải gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần thân bài, và phần kết luận. Phần mở đầu trình bày nhận định chính của bài văn, hoặc là câu chủ đề (nếu là viết đoạn văn). Phần thân bài phát triển ý chính được đề xuất ở phần mở đầu. Các ví dụ cụ thể được đưa ra để làm cho nhận định chủ đề có sức mạnh và thuyết phục, độc giả có thể tin được. Phần kết luận tóm tắt lại những ý đã trình bày trong phần thân bài, hoặc khẳng định lại ý đã nêu ra ở phần mở đề. Ta cũng có thể cho ý kiến riêng của mình hoặc đưa ra một lời khuyên ở câu kết.
4, Dùng những ví dụ và lý do cụ thể:
Bất kỳ khi nào ra đưa ra một nhận định khái quát thì cũng đều phải ủng hộ nó bằng những ví dụ cụ thể. Không nên chỉ viết: "Computers are important to modenrn business" mà không có ví dụ minh hoạ. Nếu phát biểu quan điểm hoặc đưa ra những lý do thì hãy tránh nói theo kiểu: "I belive television is harmful for childrren" mà phải giải thích chính xác tại sao mình lại nghĩ rằng tivi là có hại cho trẻ em
5, Dùng các từ ngữ chuyển tiếp một cách phù hợp và có hiệu quả:
Các từ ngữ chuyển tiếp có tác dụng nối giữa câu này với câu kia, ý này với ý kia và trong trường hợp của một bài luận, chúng có chức năng nối giữa đoạn văn này với đoạn văn kia. Chúng làm cho bài viết của các em rõ ràng hơn và dễ theo dõi hơn.
6, Viết câu rõ ràng, ý thống nhất và cân đối:
Để có bài viết hay thì viết câu đúng ngữ pháp chưa đủ. Trước hết, các câu ta viết phải rõ ràng về ý, nếu không có thể gây hiểu lầm, hoặc mất thời gian của người đọc, hoặc gây ra sự buồn cười, lố bịch.
Eg: He opened the door after saying goodbye with a special key.
(Do trật tự từ không hợp lý).
Mà phải là: He opened the door with a special key after saying goodbye.
- We like her more than Tam.
- We like her more than Tam does. (Do lược bỏ trợ động từ cần thiết).
- Tom, hit the ball harder.
Và: Tom hit the ball harder (phải dùng dấu câu cho đúng).
* Câu viết cũng phải thống nhất và cân đối. Câu sau đây là ví dụ về câu không thống nhất và không cân đối.
- Harvey is a musical genius and he lives in Adelaide.
(Trường hợp này có thể tách thành 2 câu, hoặc dùng mệnh đề tính ngữ).
- Harvey, who lives in Adelaide, is a musical genius.
* Phải viết câu chặt chẽ, tránh những câu có cấu trúc lỏng lẻo kiểu như:
- The policeman found the cell empty when he visited it the following morning
* Có thể chữa thành: When the policeman visited the cell the following morning, he found it empty.)
7. Dùng các kiểu câu đa dạng:
Một bài viết hay bằng tiếng Anh thường bao gồm một sự cân đối giữa số lượng các câu ngắn (câu đơn) và câu dài (câu phức và câu ghép). Vì vậy hãy cố gắng dùng cả các câu ngắn và các câu dài (câu phức và câu ghép). Vì vậy hãy cố gắng dùng cả các câu ngắn và các câu dài trong bài viết của mình. Tuy nhiên không nên viết câu quá dài, lê thê, dễ sai, dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu.
* Nên đa dạng hoá cấu trúc câu, dùng các cấu trúc khác nhau. Ví dụ:
Thay vì viết: Cyclop was a pirate. He had one eye.
Ta có thể viết: Cyclop was a one-eyed pirate.
* Bắt đầu một số câu bằng các cụm giới từ hay các mệnh đề phụ:
Thay vì viết: "I agree with this idea for several reasons"
Ta có thể viết: " For several reasons I agree with this idea "
Hoặc thay vì viết: "I support idea A even though idea B has some positive attriutes". Có thể viết: "Even though idea B has some positive attributes, I support idea A ".
* Dùng câu đảo, câu bị động một cách hợp lý.
8, Sử dụng từ chính xác và dùng các biện pháp tu từ khác nhau:
- Lưu ý các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa.
- Cố gắng sử dụng những từ quen thuộc, gần gũi và tránh dùng những từ dài và sáo rỗng.
9, Cố gắng viết chữ đúng chính tả, đẹp và rõ ràng.
Chữ viết xấu, khó đọc sẽ làm cho độc giả, đặc biệt là người chấm có thành kiến với bài viết của mình. Nên viết rõ ràng, không viết chữ quá to mà cũng đừng quá nhỏ. Để tránh lỗi chính tả, ta nên:
- Tra từ điển khi có điều nghi ngờ.
- Liệt kê những từ khó và thường xuyên ôn lại, viết lại.
- Phát âm đúng những từ mình sử dụng (nhiều khi ta viết sai chỉ vì ta phát âm sai các từ).
- Lưu ý cách thành lập từ, từ danh từ chuyển sang động từ và ngược lại, từ tính từ chuyển sang trạng từ....
10, Kiểm tra lỗi của bài viết:
Dành một vài phút để đọc và sửa lỗi: Chính tả, ngữ pháp, dấu chấm câu và chỉnh ý. Khi đọc lại bài viết của mình, chắc chắn ta sẽ nhận ra những lỗi sau mà tự ta có thể sửa được, hoặc những chỗ chưa hợp lí để có thể bổ sung và chỉnh lại cho bài viết đúng và hay hơn.
c. kết luận
Với nhu cầu đổi mới giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay, yêu cầu đầu tiên là đổi mới chương trình và giáo trình. Trong khi bộ giáo trình tiếng Anh mới có cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết đang được biên soạn thì mỗi giáo viên dạy tiếng Anh nói chung, dạy tiếng Anh THCS nói riêng cần phải tự học hỏi, tìm tòi và chọn lựa tài liệu để dạy cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chất lượng giáo dục toàn diện ./.
File đính kèm:
- Tieng Anh 8 .doc