Phân tầng cành như thế nào?
Những cây mai có thân gốc đã lớn bằng chiếc đũa con hay như điếu thuốc lá thì nên tạo dáng cho chúng vào thời điểm nào, vào mùa nào cũng được, nhất là trong giai đoạn trời đang nắng.
- Nếu cây mai đã sinh ra nhiều tược thì chọn cái nào ở cách bộ rễ 6-8cm, tối đa là 10cm để là tầng cành thứ nhất
- Nếu cây có tược ở hơi cao, thì có thể đè bẹp thân gốc nằm sát với rễ để uốn thành cung bán nguyệt, cho tược hạ thấp xuống
- Nếu cây không có tược (suông đuột) thì cứ uốn rồi hãy ghép bổ sung sau.
Lưu ý: Trong 3 trường hợp trên phải moi đất chung quanh gốc để thăm dò bộ rễ nằm sâu hay cạn mà nhắm để tầng cành thứ nhất cho vừa tầm.
Thao tác uốn sửa
- Sử dụng tược sẵn có mà phân đoạn từng tầng cành sao cho tương đối đều đặn. Mỗi đoạn thân dài tối đa 20cm, tối thiểu 16cm, trung bình 18cm là đẹp.
- Những tược định sử dụng cần phải bảo vệ cho trọn vẹn, còn các tược khác không cần đến thì cắt bỏ cho gọn.
- Dùng lạt (tre non) buộc hết các tược đã chọn, luồn lạt chéo qua nách theo dạng con số 8 nhiều lượt, xoắn nối thật chặt, đề phòng lúc tỳ uốn có thể gãy. Sau đó lấy cọc cắm sát gốc và lạt buộc cổ gốc với cọc lại, để giữ lấy bộ rễ thăng bằng không bị xô đẩy.
- Tiếp theo là nắn uốn cái gốc nghiêng thuận chiều với tược để ra phía vành chậu từ 35 – 450. Một tay giữ, tay kia cắm cọc chính thứ nhất (loại cọc dài) tỳ vào điểm xuất phát của tầng cành dưới, đồng thời dùng lạt buộc cố định rồi tiếp tục nắn uốn từ từ, thân mai sẽ mềm dần, gập tạo thành góc tù ngay tại vị trí của cái tược. Cứ thế mà lần lượt cắm hai cọc chính nữa, cả thảy là ba cọc ở ba điểm tam giác đều trên mặt chậu. Buộc chụm 3 đầu cọc ấy lại sẽ vững chắc thêm để uốn và tựa các góc vào với cọc sao cho những tầng cành theo 3 hướng, gọi là nhân, thiên, địa. Cố gắng xoay thân cây cho nó chuyển ra ngoài, thuận chiều. Nếu cứng thì dùng dây kim loại quấn theo thân mà xoay. Uốn sửa đến đâu, buộc lạt cố định theo thân đến đó, từ gốc lên ngọn.
49 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một vài kinh nghiệm uốn sửa mai cho người mới chơi bonsai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài kinh nghiệm uốn sửa mai cho người mới chơi
Việc uốn sửa cây kiểng nói chung, cây mai nói riêng, với một số bạn mới bước vào nghề trồng mai có lẽ chưa được dạn dày kinh nghiệm cho mấy. Tôi xin mạnh dạn nêu một số ý kiến để các bạn tham khảo rồi tự tạo tác cho những cây mai của vườn nhà trở nên duyên dáng, đẹp mắt.
Phân tầng cành như thế nào?
Những cây mai có thân gốc đã lớn bằng chiếc đũa con hay như điếu thuốc lá thì nên tạo dáng cho chúng vào thời điểm nào, vào mùa nào cũng được, nhất là trong giai đoạn trời đang nắng.
- Nếu cây mai đã sinh ra nhiều tược thì chọn cái nào ở cách bộ rễ 6-8cm, tối đa là 10cm để là tầng cành thứ nhất
- Nếu cây có tược ở hơi cao, thì có thể đè bẹp thân gốc nằm sát với rễ để uốn thành cung bán nguyệt, cho tược hạ thấp xuống
- Nếu cây không có tược (suông đuột) thì cứ uốn rồi hãy ghép bổ sung sau.
Lưu ý: Trong 3 trường hợp trên phải moi đất chung quanh gốc để thăm dò bộ rễ nằm sâu hay cạn mà nhắm để tầng cành thứ nhất cho vừa tầm.
Thao tác uốn sửa
- Sử dụng tược sẵn có mà phân đoạn từng tầng cành sao cho tương đối đều đặn. Mỗi đoạn thân dài tối đa 20cm, tối thiểu 16cm, trung bình 18cm là đẹp.
- Những tược định sử dụng cần phải bảo vệ cho trọn vẹn, còn các tược khác không cần đến thì cắt bỏ cho gọn.
- Dùng lạt (tre non) buộc hết các tược đã chọn, luồn lạt chéo qua nách theo dạng con số 8 nhiều lượt, xoắn nối thật chặt, đề phòng lúc tỳ uốn có thể gãy. Sau đó lấy cọc cắm sát gốc và lạt buộc cổ gốc với cọc lại, để giữ lấy bộ rễ thăng bằng không bị xô đẩy.
- Tiếp theo là nắn uốn cái gốc nghiêng thuận chiều với tược để ra phía vành chậu từ 35 – 450. Một tay giữ, tay kia cắm cọc chính thứ nhất (loại cọc dài) tỳ vào điểm xuất phát của tầng cành dưới, đồng thời dùng lạt buộc cố định rồi tiếp tục nắn uốn từ từ, thân mai sẽ mềm dần, gập tạo thành góc tù ngay tại vị trí của cái tược. Cứ thế mà lần lượt cắm hai cọc chính nữa, cả thảy là ba cọc ở ba điểm tam giác đều trên mặt chậu. Buộc chụm 3 đầu cọc ấy lại sẽ vững chắc thêm để uốn và tựa các góc vào với cọc sao cho những tầng cành theo 3 hướng, gọi là nhân, thiên, địa. Cố gắng xoay thân cây cho nó chuyển ra ngoài, thuận chiều. Nếu cứng thì dùng dây kim loại quấn theo thân mà xoay. Uốn sửa đến đâu, buộc lạt cố định theo thân đến đó, từ gốc lên ngọn.
Lưu ý: Nếu dùng dây kim loại thì sau 3 tháng phải tháo gỡ, chớ để lâu sẽ có lằn xấu khó coi.
- Làm cho cây lùn thấp (đầu tượng đuôi tý), tạo dưỡng cây mai đủ 3 tầng cành, cắt bỏ bớt phần thân quá cao. Trước tiên, chọn cái tược nào hợp lý, khỏe để thay thế cho ngọn chủ. Cái tược ấy phải vào khoảng giữa 1/3, so với chiều dài đã phân từng đoạn cho các tầng cành. Lúc cắt bỏ thân trên phải chừa thêm 15mm để có cái thế mà buộc lạt ép cái tược xuôi theo cùng chiều, đến khi nó cứng cỏi rồi thì gọt xóa.
- Làm cho cành mai phát triển nhiều nhánh con, cháu, chắt như vậy mới có nhiều hoa rực rỡ. Ngay từ khi cây mai còn đang tơ, tức là mới uốn sửa lần đầu tiên, thấy cành nào đủ lớn rồi thì cắt bỏ bớt phần đọt, để lại một đoạn ngắn có hai mắt lá hoặc hai nút lá rụng cũng được, ở vào khoảng từ nách thân mẹ trở ra từ 5 - 6cm, cắt cách mắt lá 5mm, cắt từ dưới lên ngọn theo dạng hình chóp nón.
Vài ba tuần sau mỗi cành mọc cho hai nhánh, cứ thế lại cắt tiếp hai nhánh đó, chừng nào cảm thấy vừa ý rồi thì để cho cành nhánh của nó kịp trổ hoa đón tết.
Mua bán Bonsai
Kỹ thuật sửa mai kiểng Theo Thoivan
Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa. v.v.. Tết đến, nghe kể chuyện sự tích hoa mai, hoa đào Kinh nghiệm lặt lá mai để hoa mai nở đúng Tết Hướng dẫn làm hoa mai bằng vải voan Nội dung chi tiết Độ khó: Cực dễ Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa. v.v... 1 Sửa rễ Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất, rất cứng, giòn, khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên, lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu chân nôm, hoặc cho ngoằn ngoèo lồi lõm, nằm trên miệng chậu mới đẹp. Bộ rễ rất quan trọng, góp phần làm đẹp cho cây kiểng, nhất là cây bonsai, bộ rễ phải nổi hẳn lên trên mặt khay, chậu, dĩa. Kiểng cổ còn để lại nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ, uốn thành hình chân thú: Long, Lân, Quy, Phụng trông rất đẹp mắt. 2 Sửa gốc Cây mai thường là cây đơn thân, nên gốc rất to, phải sửa ngay từ lúc cây còn nhỏ, nếu để lớn quá khó sửa. Tùy theo dáng cây, ta có thể sửa theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm; bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa, tăng thêm giá trị của cây mai. Kiểu xưa còn để lại nhiều gốc hóa long, hóa hổ vô cùng quý giá. Ngày nay cây bonsai có gốc xù xì, lồi lõm, uốn nắn hài hòa giữa cây với chậu. Gốc còn dùng để đánh giá tuổi của cây, càng già càng quý. 3 Sửa thân Thân là thành phần to cứng sau gốc, muốn sửa phải có nòng sắt, cảo, cây nêm, dây kẽm, dây đồng. Trước tiên, phải để thân cây trước mặt, xoay qua xoay lại, nghiên cứu tìm thế uốn cho đúng. Lấy nòng bằng sắt đã uốn sẵn, cặp ôm sát vào thân cây, lấy dây kẽm buộc từ từ từng ruột một, từ gốc cây trở lên siết thật chặt, ép cho thân cây ôm lấy nòng sắt. Lâu ngày, thân cũng sẽ cong queo theo thế của nòng sắt. Muốn uốn cong một đoạn thì cần cột kẽm hai đầu rồi căng xoắn dây kẽm lại, thân cây sẽ cong nằm xuống như thế thác đổ. Còn thân nhỏ, nhánh nhỏ chỉ cần lấy dây kẽm đủ to, quấn thưa dọc theo thân, nhánh, rồi hai tay kềm uốn vặn xoắn theo chiều khu ốc, dây kẽm giữ lại theo hình mình đã uốn. Cây bonsai rất ngắn, rất giòn, phải uốn từ từ, mỗi ngày một chút, lâu ngày cũng sẽ đúng theo hình ta muốn. Thân cây bắt buộc phải đầu voi đuôi chuột, nghĩa là gốc lớn, thân cây nhỏ dần dần lên đến ngọn mới đẹp. Gốc đẹp mà thân cây bị cưa cắt ngang đứt đoạn có thẹo to, mất ngọn là làm mất giá trị của cây mai. 4 Sửa cành Cây mai có rất nhiều cành, cành kết hợp với thân uốn thành thế, kết hợp với tàn lá uốn thành tay. Sửa nhánh tương đối dễ bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây uốn xoắn: Cắt tỉa là công phu nhất, muốn cho nhánh xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về hướng đó, ngay nách lá đó sẽ mọc một chồi non xoay về hướng ta muốn. Cách này đẹp, nhưng phải đợi lâu mới thành nhánh đủ lớn. Quấn dây đồng, dây kẽm: chỉ cần một dây kẽm đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây để quấn cho đủ, ngày nay có dây nhôm bọc chỉ chung quanh, rất tiện vì không ăn khuyết vô vỏ cây. Quấn dọc theo nhánh muốn uốn, theo chiều kim đồng hồ cho đồng nhất, hai tay nắm lấy nhánh. Không nên để quá lâu ngày vì có dấu dây kẽm ăn khuyết vào nhánh uốn, sẽ không đẹp bằng phương pháp cắt tỉa. Quấn kẽm có lợi là nhanh và có thể uốn kéo một nhánh từ bên này qua bên kia thân cây, khi ở mé đó thiếu tàn nhánh. Theo kiểng cổ, uốn tàn bình thường bên nào theo bên đó gọi là tàn văn, còn uốn tàn từ mé bên này kéo sang qua mé bên kia gọi là tàn võ. Còn nhánh lớn quá không quấn dây kẽm bẻ được thì phải dùng nòng sắt cặp, như uốn thân cây vậy. 5 Tỉa lá Cây mai trồng ngoài vườn để chơi hoa thì ít có ai tỉa lá. Cây mai trồng trong chậu thành kiểng, thành bonsai mới tỉa lá cho thông thoáng để thấy rõ thân, nhánh, nhất là mai bonsai phải tỉa cho thật thoáng để thấy cả gốc rễ, cành nhánh cho đẹp. Tỉa lá chỉ cắt bỏ các lá dư thừa, các đọt non mới mọc ra dài quá, che khuất cả mặt chính của cây. Nhưng bất cứ cây mai trồng ở đâu, trồng theo kiểu nào, đến Tết đều phải lảy hết lá, để kích thích ra hoa trong 3 ngày Tết. 6 Làm lão hóa Ngày xưa muốn có cây mai kiểng già phải đợi nhiều năm, ngày nay có nhiều phương tiện như: dụng cụ đục khoét và chất hóa học để làm lão hóa cây nhanh hơn. Muốn làm cho thân cây phù lên, thì dùng cây đập dài theo chỗ đó cho bầm dập phù lên, hoặc dùng kim châm thật mạnh, đều chung quanh thân cây (nhưng nên nhớ phải chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ, để cho cây có thể dẫn nhựa lên nuôi cây). Cây phản ứng nứt da thành sẹo. Bôi thuốc vào, khi cây lành sẹo, sẽ thấy chỗ đó phù lên, sần sùi có vẻ già nua. Thuốc hóa học để làm lành sẹo cho cây kiểng thông dụng nhất là vaseline. Nếu không mua được thuốc trên, thì có thể tự chế bằng cách nấu mỡ bò với thuốc ký ninh vàng và thuốc trừ nấm. Để làm bóng những chỗ lột da tạo lão hóa, thì sau khi lột vỏ một đoạn thân hoặc một đoạn nhánh xong rồi, phải lấy giấy nhám đánh cho trơn, mới thoa thuốc như oxy đồng hoặc acid citric hay sulfur calci, chỗ đó sẽ trở nên trắng và bóng láng.
Xem thêm tại:
Uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng
Viết bởi/Nguồn: Vũ Tuấn
Một số loài cây có sự phát triển cành dẻo và dễ uốn cành dày 1cm, tạo điều kiện cho ta dùng dây kim loại mềm và đàn hồi (dây đồng) để đưa hướng của cành đó đúng như ý muốn. Ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật cuốn dây đơn giản..
Tuy nhiên, nó cũng là cách chứa mối nguy cơ hỏng cành, hư hại có thể xảy ra cho chi nhánh và vỏ cây do dây đồng gây ra.
Cây Sồi làm mẫu
Đây là một cây sồi , cành của nó khá dễ uốn, nhưng nó có vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng. Tương tự như cây sồi, nhất là cây lá kim: thông, bách xù ...và cả sanh, si, đa có cành dễ uốn có thể sử dụng phương pháp này.
Sồi - loài cây sớm rụng lá, sinh sống trong khu vực từ các vĩ độ hàn đới tới khu vực nhiệt đới, sức tăng trưởng khá tốt, cành khá dẻo cho phép uốn với góc độ lớn (nhưng quá lớn sẽ bị gãy).
Cành phía trước ảnh to khoảng 1cm đường kính, nó mọc hướng về phía trước thay vì hướng về bên phải. Vì thế ta cần uốn nó hướng về bên phải. Các mũi tên đỏ trong hình là hướng cần uốn tới vị trí mới.
Phần gạch đứng song song là cành đã được
Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành. Nên sử dụng dây dài thay cho việc gồm nhiều đoạn dây ngắn. Cuốn xong, ta làm ướt toàn bộ, như thế sẽ dễ thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vi tại điểm uốn.
Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa, tay kia cầm phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ, tăng dần góc tạo độ dẻo tại điểm uốn. Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp vối góc độ lớn hơn không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý muốn, có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò lần 2...
Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim cành định vị.
Định vị cành mới
Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.
P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:
Sử dụng băng cách điện
Uốn cành rơi
Viết bởi/Nguồn: caycanhvietnam.com
Với cây cao, thân mảnh, văn nhân, ta nên nghĩ đến uốn cành rơi cho cây. Một cành rơi đẹp là một cành tạo được độ ấn tượng cao đối với người xem.
Xin giới thiệu cách uốn cành rơi cơ bản của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh:
Thường độ ấn tượng được tạo bời các yếu tố:
- Độ khó: uốn thật khúc khuỷu, sau này cây già nhìn rất bắt mắt, gây kích thích cho người xem. Độ ấn tượng sẽ đạt đỉnh cao nếu bạn có thể uốn 2 co trong 1 co.
- Đa chiều: Khi uốn phải tạo sao cho dù người xem đứng ở góc độ nào cũng thấy cành rơi có độ lắc và xoắn.
- Độ già và tỉ lệ: Cành rơi nếu uốn đạt đuợc 2 yếu tố trên với tỉ lệ hài hòa khi cành già đi nhìn sẽ rất đẹp.
Đây là kỹ thuật uốn cành rơi nhưng các bạn cũng có thể ứng dụng cho cành phóng, hay bay, hay 1 cành bình thường nhưng hơi dài và uốn không rơi xuống:
- Cách uốn: Đối với cành rơi khi quấn dây phải nhặt (dày) hơn cành thường vì do bẻ độ cong nhiều, tránh trường hợp nứt, gãy, nếu sợ có thể bó bằng dây nylon hoặc cao su non là tốt nhất. Khi quấn chú ý tại đỉnh mỗi đường con nên có dây nhôm để tránh gãy. Bắt đầu uốn, phần sát chân cành nên uốn xuống 1 nhịp, cong gập vô thân tạo co (đường con) đầu ấn tượng. Sau đó uốn vòng ra phía sau tạo co 2 (Nên uốn co 2 luôn luôn đi hướng ra sau để tạo chiều sâu cho cây cho tất cả các kiểu cành), khi uốn ra sau thấy độ cong vừa đủ thì uốn về lại phí trước, đồng thời hơi chếch xuống duới gốc. Sau đó uốn tiếp đến co 3, co này uốn hơi chếch lên phía trên tạo độ đa chiều cho cành. Rồi lại uốn vòng xuống co 4, co 4 uốn ra phía truớc và cũng chếch xuống dưới. Sau đó lại uốn đến co 5,6tương tự như co 2,3,4.
Phần co uốn lên trên có tác dụng làm cho cành nhìn đa chiều và phủ kín các chỗ trống tạo độ dày cho cành, không nhất thiết phải uốn theo chu kỳ: sau , trên, trước mà có thể thấy chỗ nào trống, hoặc muốn tạo độ ấn tượng bất ngờ thì uốn lên trên (như co 3) cũng được. Các co uốn như thế nào cũng được, miễn là độ rộng của co giảm dần từ chân cành cho đến đầu ngọn cành để tạo độ tự nhiên theo sinh lý của cây và tạo độ đẹp khi chiêm ngưỡng.
- Cách bố trí chi nhỏ trên cành rơi: tại cách đỉnh của các co lấy 1 nhánh nhỏ rồi xòe tàn Tại phần sát ngọn của cành có thể sắp thành 1 tái hơi tam giác, nhưng vẫn phải tạo co như phía trên sát thân, sắp sao cho tổng thể là tam giác kín nhưng phải thóang, và thấy được lớp lớp được phân tàn rất rõ trong cành rơi.
Cần chú ý thêm:
Cành rơi thường phải nuôi lớn hơn những cành khác rất nhiều, nhưng khi nuôi các cành lại phát triển không như ý. vì cành rơi phát triẻn kém hơn các cành khác do cành bị chúi xuống.Để khắc phục khi uốn cành rơi, trong quá trình nuôi cành rơi lấy độ dài, khi cắt tỉa cây không nên cắt tỉa cành rơi mà cứ để nó mọc tự nhiên. Sau khi lấy độ dài vừa ý, bạn đừng cắt phần ngọn thừa đi mà bẻ cong lên, phần ngọn này sẽ phát triển như nhánh bình thường làm cành rơi to theo.
khi uốn cành rơi nên uốn các co gấp hơn một chút, nhìn theo các chiều đều có độ lắc - 3D tự nhiên (các co không đều nhau, chỗ co nhiều chỗ co ít), để ấn tượng thì khi lượn xuống nên cho lắc ra sau hoặc trước (tuỳ theo khoảng trống trên cành rơi), đôi khi nếu có khoảng trống thì nên tạo 2 nhịp lắc cùng chiều (hay 2 co trong 1 co). Ngoài ra khi tạo cành rơi độ dốc của cành từ đầu đến cuối là không đều nhau phía trên có thể dốc mạnh nhưng đến phần ngọn dốc ít dần sao cho tổng thể tạo thành 1 đường cong nhẹ mềm mại. Không nên làm cho cành tạo thành một đường chéo sẽ rất cứng.
Cây thực hiện cành rơi ở festival Thanh Hoá
Cắt tỉa cây cảnh
Chăm sóc cây cảnh
Cây cảnh là một loại cây trồng. Trồng cây cảnh, trước hết phải biết về nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây trồng. Giống, đất, nước, khí hậu... ảnh hưởng tới cây trồng. Ngoài ra cây cảnh có những yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác.
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
* Cách làm cho gốc cây lộ ra:
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.
Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.
* Phương pháp đổ chậu:
Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.
Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.
*Tạo ra vết chai:
Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.
Kỹ thuật khắc và uốn thân cây
Viết bởi/Nguồn: Sưu tầm
Không thể nào uốn được những cây già đào được ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị dừng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành.
Nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã. Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân nhưng tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân.
Vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật.
Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.
Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn.
Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ toác ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.
Định nghĩa đơn giản Bonsai là một cây thiên nhiên thu nhỏ trồng trong chậu cạn. Nên để phần nào thể hiện được kiểu dáng bonsai chúng ta thử nghiên cứu về kiểu dáng ngòai thiên nhiên.
Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):
Click vào đây để hình lớn
Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:
1.*****Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):
Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn
Click vào đây để hình lớn
2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog)
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn
Click vào đây để hình lớn
Click vào đây để hình lớn
. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn
4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai)
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.
5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:
Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.
CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:
1.*****Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:
2.*****Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm ch tự nhiên.
3. Dáng văn nhân (Nhân văn, trí thức..) (Literati – bunjingi) : thân mảnh khảnh, cao thong dong
4. Kiểu mọc trên đá (Over rock – Ishisuki) kiểu này giống như 1 cây con mọc lên từ 1 lỗ hổng trên đá ngòai thiên nhiên, kiểu này giống như 1 tiểu cảnh nhỏ, tùy theo dáng cây mà chọn dàng đá cho phù hợp.
Click vào đây để hình lớn
5. Kiểu bám đá (Ôm đá, ký đá) (Root over rock – Sekijoju) Các rễ cây phát triển mạnh, ôm lấy cục đá
Click vào đây để hình lớn
Click vào đây để hình lớn
6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)
Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:
Click vào đây để hình lớn
Kiểu 3 thân cũng tương tự:
7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:
Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.
Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)
8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.
Kỹ thuật uốn cành qua hình ảnh
Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Uốn cành
Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.
Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh
Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.
Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.
Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:
*Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì th
File đính kèm:
- mot_vai_kinh_nghiem_uon_sua_mai_cho_nguoi_moi_choi_bonsai.doc