Năm học 2012-2013 môn thi: hóa học thời gian: 150 phút

Câu 1: ( 5 điểm )

 1.1/ Làm thế nào để phân biệt các lọ hóa chất dưới đây mà không được dùng thêm hóa chất nào khác: MgCl2, H2SO4, NaCl, CuSO4, NaOH.

 1.2/ Từ H2SO4 ¬¬¬ có mấy cách để điều chế CaSO4 ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năm học 2012-2013 môn thi: hóa học thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HUYỆN VĨNH HƯNG KÝ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 16/03/2013 Câu 1: ( 5 điểm ) 1.1/ Làm thế nào để phân biệt các lọ hóa chất dưới đây mà không được dùng thêm hóa chất nào khác: MgCl2, H2SO4, NaCl, CuSO4, NaOH. 1.2/ Từ H2SO4  có mấy cách để điều chế CaSO4 ? Câu 2: ( 2,5 điểm ) Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hóa sau và ghi rõ điều kiện (nếu có) (3) CaCO3 (1) Ca(HCO3)2 (2) CaCl2 Ca (5) Ca(OH)2 (4) Câu 3: ( 5 điểm ) Một hỗn hợp bột kim loại gồm nhôm, magie và đồng. Đem hòa tan 19 gam hỗn hợp này vào dung dịch HCl 0,5M vừa đủ người ta thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Sau phản ứng còn lại 6,4 gam chất không tan. a/ Tìm phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng cho phản ứng trên. Câu 4: ( 3 điểm ) Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Trong A, về khối lượng cacbon chiếm 40%, hidro chiếm 6,67%. Khối lượng riêng của A ở đktc là 1,339( gam/ml). Xác định công thức phân tử A. Câu 5: (4,5 điểm ) 5.1/ Hãy viết phương trình phản ứng đốt cháy khí hidro, khí than (CO), khí thiên nhiên (CH4), khí đất đèn (C2H2) và benzen. 5.2/ Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí metan. ( Học sinh được phép sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ) --------***--------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 9 Câu 1: 1.1/ ( 3 điểm) - Quan sát lọ nào có dung dịch màu xanh là CuSO4 (0,25đ). Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử (0,25đ) Cho dung dịch CuSO4 (0,25đ) vừa tìm được lần lượt vào các mẫu thử trên, - Mẫu nào tạo kết tủa xanh là dung dịch NaOH. (0,25đ) CuSO4 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4 (0,25đ) Các mẫu còn lại không có hiện tượng. (0,25đ) Dùng dung dịch NaOH (0,25đ) đã tìm được lần lượt tác dụng với các mẫu thử còn lại - Mẫu nào tạo kết tủa trắng là dung dịch MgCl2 (0,25đ). 2 NaOH + MgCl2 -> 2 NaCl + Mg(OH)2 (0,25đ) - Mẫu tạo dung dịch trong suốt và tỏa nhiệt mạnh là H2SO4 (0,25đ) 2NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + 2H2O (0,25đ) - Mẫu còn lại là dung dịch NaCl (0,25đ) 1.2/ ( 2 điểm) Điều chế CaSO4 từ H2SO4 Cách 1: Tác dụng với can xi: H2SO4 + Ca -> CaSO4 + H2 ( 0,5đ) Cách 2: Tác dụng với CaO: H2SO4 + CaO -> CaSO4 + H2O (0,5đ) Cách 3: Tác dụng với Ca(OH)2: H2SO4 + Ca(OH)2 -> CaSO4 + 2H2O (0,5đ) Cách 4: Tác dụng với muối của can xi: H2SO4 + CaCO3 -> CaSO4 + H2O + CO2 (0,5đ) Câu 2: (2,5 điểm) (1) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (2) Ca(HCO3)2 + 2 HCl CaCl2 + 2CO2 + 2H2O (3) CaCl2 đpnc Ca + Cl2 (4) Ca + Cl2 CaCl2 (5) Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2 Mỗi phương trình phản ứng viết đúng đạt 0,25đ và lập đúng đạt 0,25đ. Câu 3: a/ Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Khi cho các kim loại Al, Mg, Cu vào dd HCl thì Cu không tác dụng nên khối lượng Cu là 6,4(g) -> khối lượng Al, Mg là : 19 - 6,4 = 12,6(g) (I) (0,25đ) Ta có: nH2= 13,44/ 22,4= 0,6 (mol) (0,25đ) Gọi x,y lần lượt là số mol Al, Mg trong hỗn hợp (0,25đ) Khối lượng Al, Mg là: 27x + 24y = 12,6 (0,25đ) Phản ứng 2Al + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2 (1) (0,25đ) x 3x 1,5x (0,25đ) Mg + 2 HCl MgCl2 + H2 (2) (0,25đ) y 2y y (0,25đ) => nH2= 3x/y + y= 0,6 => 3x +2y = 1,2 (II) (0,25đ) Từ (I) và (II) => 6y = 1,8 => y = 0,3 (mol) (0,25đ) Thế y = 0,3 vào (II) => x = 0,2 (mol) (0,25đ) => mAl = 27x = 27 . 0,2 = 5,4 (g) (0,25đ) và mMg = 24y = 24 . 0,3 = 7,2 (g) (0,25đ) Vậy % mAl = 5,4 . 100% :19 = 28,42 % (0,25đ) % mMg = 7,2 . 100% :19 = 37,9 % (0,25đ) % mCu= 100% - ( 28,42 + 37,9) % = 33,68 % (0,25đ) b/ Thể tích dd HCl 0,5M Từ (1) và (2) => ∑ nHCl = 3x +2y = 3. 0,2 + 2 .0,3 = 1,2 (mol) (0,5đ) => VHCl = n/C = 1,2 / 0,5 = 2,4 (lít) (0,5đ) Câu 4: Ta có MA = 1,339 x 22,4 = 30 (g) (0,5đ) Gọi CTTQ của A là CxHyOz (0,5đ) Lập tỉ lệ: : 12x = y = 16z = MA (0,5đ) %C %H %O 100 => 12x = y = 16z = 30 40 6,67 100- (40+ 6,67) 100 (0,5đ) Giải hệ pt, ta được: x = 1, y = 2, Z= 1 (0,5đ) Vậy công thức phân tử A là CH2O (0,5đ) Câu 5 5.1/ Mỗi phương trình phản ứng viết đúng đạt 0,25đ và lập đúng đạt 0,25đ. 2H2 + O2 2H2O 2CO + O2 2CO2 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O 5.2/ Số mol của CH4: 6,72 = 0,3 (mol) (0,5đ) 22,4 Phương trình phản ứng: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (0,5đ) 1mol 2mol 1mol 2mol 0,3 mol ? Số mol của O2: nO2= 0,3 x 2 = 0,6 (mol) => VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,4 (lít) (0,5đ) (0,5đ)

File đính kèm:

  • docHÓA 9.doc
Giáo án liên quan