Xuân Quỳnh (1942- 1988) không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tác cho thiếu nhi. Trên cả hai lĩnh vực sáng tác thơ, truyện cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đều để lại những thành công đáng kể. Truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại.
48 truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đã được tập hợp trong Tuyển tập truyện thiếu nhi, Nxb Phụ nữ, 1995. Với 18 truyện viết về thiên nhiên, Xuân Quỳnh đã mở ra khoảng trời thoáng đãng, đầy màu sắc, âm thanh quanh trẻ như: Cánh đồng mùa xuân, Cô gió mất tên, Lời ru của trăng Thiên nhiên được quan sát qua con mắt trẻ thơ mang vẻ đẹp trong sáng, ngộ nghĩnh đáng yêu. Quả bầu nhớ đất nên cứ dài mãi ra không tròn như lúc đầu. Cô gió không có dáng hình, hình dáng của cô là ở người khác. 30 truyện còn lại viết về những người thân gắn bó với các em hàng ngày: ông bà, bố mẹ, thày cô giáo, bạn bè cùng lớp, nơi khối phố Với hai mảng đề tài không mới đó, Xuân Quỳnh đã tạo được một phong cách riêng trong những trang viết cho trẻ.
Truyện viết cho các em của chị có cốt truyện hết sức đơn giản, dung dị, dường như chẳng mấy dụng công. Bà tôi là câu chuyện cảm động về người bà hiền từ, giàu đức hy sinh. Vì một lần làm mất tem phiếu khi đi chợ khiến con trai, con dâu lời qua tiếng lại, bà đã bỏ nhà ra đi bán bỏng trên các ga tàu, bến xe, khiến người cháu càng xót xa thương bà. Bà bán bỏng cổng trường tôi lại kể về những lầm lỗi, ân hận của bọn trẻ trong trường. Chỉ vì một cái tin vu vơ bà bán bỏng bị ho lao, không ai mua bỏng cho bà nữa, bà phải đi ăn xin. Thày giáo dạy vẽ là những hồi ức của một nhóm học sinh đã trưởng thành về người thày suốt đời khiêm nhường, tận tụy với nghề nhưng không vẽ được bức tranh nào thật đáng kể để giành giải trong triển lãm Những cốt truyện ngắn gọn, đơn sơ đó phù hợp với nhận thức của trẻ thơ, nhưng cũng buộc người viết phải có năng lực lựa chọn, khái quát hiện thực để câu chuyện dễ hiểu mà vẫn lôi cuốn trẻ em.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6509 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét đặc sắc trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH - 15/05/2012
Xuân Quỳnh (1942- 1988) không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tác cho thiếu nhi. Trên cả hai lĩnh vực sáng tác thơ, truyện cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đều để lại những thành công đáng kể. Truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại.
48 truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đã được tập hợp trong Tuyển tập truyện thiếu nhi, Nxb Phụ nữ, 1995. Với 18 truyện viết về thiên nhiên, Xuân Quỳnh đã mở ra khoảng trời thoáng đãng, đầy màu sắc, âm thanh quanh trẻ như: Cánh đồng mùa xuân, Cô gió mất tên, Lời ru của trăng… Thiên nhiên được quan sát qua con mắt trẻ thơ mang vẻ đẹp trong sáng, ngộ nghĩnh đáng yêu. Quả bầu nhớ đất nên cứ dài mãi ra không tròn như lúc đầu. Cô gió không có dáng hình, hình dáng của cô là ở người khác. 30 truyện còn lại viết về những người thân gắn bó với các em hàng ngày: ông bà, bố mẹ, thày cô giáo, bạn bè cùng lớp, nơi khối phố… Với hai mảng đề tài không mới đó, Xuân Quỳnh đã tạo được một phong cách riêng trong những trang viết cho trẻ.
Truyện viết cho các em của chị có cốt truyện hết sức đơn giản, dung dị, dường như chẳng mấy dụng công. Bà tôi là câu chuyện cảm động về người bà hiền từ, giàu đức hy sinh. Vì một lần làm mất tem phiếu khi đi chợ khiến con trai, con dâu lời qua tiếng lại, bà đã bỏ nhà ra đi bán bỏng trên các ga tàu, bến xe, khiến người cháu càng xót xa thương bà. Bà bán bỏng cổng trường tôi lại kể về những lầm lỗi, ân hận của bọn trẻ trong trường. Chỉ vì một cái tin vu vơ bà bán bỏng bị ho lao, không ai mua bỏng cho bà nữa, bà phải đi ăn xin. Thày giáo dạy vẽ là những hồi ức của một nhóm học sinh đã trưởng thành về người thày suốt đời khiêm nhường, tận tụy với nghề nhưng không vẽ được bức tranh nào thật đáng kể để giành giải trong triển lãm… Những cốt truyện ngắn gọn, đơn sơ đó phù hợp với nhận thức của trẻ thơ, nhưng cũng buộc người viết phải có năng lực lựa chọn, khái quát hiện thực để câu chuyện dễ hiểu mà vẫn lôi cuốn trẻ em.
Một trong những cái duyên của Xuân Quỳnh khi sáng tác cho trẻ em là chị đã sáng tạo, chọn lựa những chi tiết nghệ thuật chân thực trong việc xây dựng cốt truyện. Bằng trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Xuân Quỳnh đã tạo dựng những chi tiết nghệ thuật gần gũi cuộc sống hàng ngày mà vẫn để lại những xúc động trong lòng bạn đọc. Sự tinh tế trong quan sát đã giúp chị không dễ bỏ qua những chi tiết có sức nặng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật. Chuối mẹ giữa trưa hè nóng nực, ngột ngạt vẫn cố bơi vào bờ tìm nơi có tổ kiến lửa, giả vờ chết để kiến bâu quanh, khi thấy đau nhói khắp trên da thịt, lấy đà quẫy mạnh nhảy tùm xuống nuớc, đem mồi về nuôi đàn con. Chỉ vì một chú chuối con chưa được ăn do mải chơi, Chuối mẹ lại lên bờ tìm mồi, suýt bị lão mèo chộp được (Cá chuối con). Quả bầu lúc đầu tròn như quả bưởi, nằm lăn lóc trên mặt đất được đất bế bồng chăm sóc. Mưa to, bầu lánh nạn leo lên cây nhưng không bao giờ quên ơn đất nên lá xòe che mát cho đất, quả bầu hướng về chốn cũ nên cứ dài ra... Các sự vật, hiện tượng xung quanh được Xuân Quỳnh miêu tả chân thực và pha trộn vào đó cái nhìn hồn nhiên của trẻ nhỏ.
Trong những truyện viết về sinh hoạt thường ngày, Xuân Quỳnh hết sức trân trọng những chi tiết chân thực, mộc mạc để khắc họa tính cách nhân vật. Bà tôi bữa ăn nào cũng ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm, xới cho bà bát cơm trên rồi mới xới cho mọi người. Bà ăn rất ít, khi ăn thường để ý tôi thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề chiếc phản hẹp (Bà tôi). Lên tám tuổi bé Minh mới được gặp ông ngoại, "trông ông mong manh như một cái bóng". Ông tặng Minh cái xe gíp bằng sắt có 2 súng máy, xe cũ quá, lắm chỗ đã bong lớp mạ trắng và bắt đầu gỉ. Ông ngoại đã mua món quà này từ khi nghe tin mẹ Minh sinh con trai nhưng không gửi ra Bắc được. Ông đã nâng niu món quà đó suốt 7 năm liền chờ dịp trao cho cháu ngoại (Ông nội và ông ngoại). Những chi tiết nhỏ nhặt, bình thường nhưng lại chứa đựng nhiều tình cảm tha thiết khiến câu chuyện trở nên lắng đọng.
Xuân Quỳnh cũng thường sử dụng những chi tiết bất ngờ, hóm hỉnh làm cho các câu chuyện trở nên tươi mát, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ, cách nói của trẻ thơ. Luýt là con dế bé Anh vô cùng yêu quý. Nó kêu bằng cách cọ hai cánh vào nhau, phát ra những tiếng crít... crít nghe rất vui tai. Khi con Luýt bỏ đi, bé Anh tiếc ngẩn ngơ, nhưng sẵn sàng để con Luýt về tổ của nó cho nó khỏi buồn. Ân luôn bị coi là đứa trẻ nhút nhát, 7 tuổi mà vẫn sợ cả mèo lẫn gà, sợ con chuột lông bạc phếch. Vậy mà nghe tin mẹ bị ốm, Ân dám đi một mình qua dãy phố dài, qua ngã tư, vào bệnh viện, tìm được phòng bệnh mẹ đang điều trị. Vì thương mẹ Ân đã trở thành "chú bé ngoan, bạo dạn" (Đứa trẻ nhút nhát).
Là người am hiểu tâm sinh lý trẻ em, Xuân Quỳnh đã khéo léo đưa vào trang truyện những băn khoăn, thắc mắc rất hồn nhiên của con trẻ. Các em luôn có những lý lẽ riêng khi quan sát, cảm nhận về cuộc sống, về thế giới tự nhiên. Vẫn có ông trăng khác là lý lẽ của các em không chấp nhận ông trăng sáng được là nhờ mặt trời chiếu vào. Các em hình dung có một trăng khác giống trong câu chuyện của bà, của mẹ. Ông trăng tự phát sáng vằng vặc trong những đêm rằm. Em bé quan sát bố trồng hoa hồng bằng cành, hoa bươm bướm, hoa đồng tiền bằng hạt, hoa cúc bằng cây, em đã suy luận hoa giấy trồng bằng hạt giấy. Vì thế em đã vê những viên giấy nhỏ chôn xuống đất chờ ngày cây ra hoa (Hoa giấy). Khi cùng mẹ vào công viên, Mi được cưỡi lên chú gấu trong vòng đu quay. Lúc về, em luôn hỏi mẹ: Quê chú gấu ở đâu? Chú ăn bằng gì? Chú ngủ ở đâu? (Chú gấu trong vòng đu quay). Còn Minh vẫn nhớ hồi bé ăn kem thấy khói tưởng kem nóng cứ ra công mà thổi. Thấy mẹ nhận được thư ông ngoại, mẹ khóc Minh lại liên tưởng: "À, ra vui mẹ cũng khóc! Mẹ giống như cái kem lạnh mà lại bốc khói" (Ông nội và ông ngoại). Xâu chuỗi các chi tiết bằng cách nhìn của trẻ thơ, Xuân Quỳnh đã tạo ra cách kể chuyện dí dỏm hài hước, đem lại niềm vui sảng khoái cho trẻ nhỏ.
Những chi tiết trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh vừa giản dị chân thật, vừa tràn ngập chất thơ. Chất thơ được tạo ra từ những rung cảm chân thành của người viết đối với cuộc sống, từ vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên qua bốn mùa, từ những suy nghĩ, việc làm chan chứa sự chia sẻ quan tâm của các nhân vật trong truyện. Mùa xuân trên cánh đồng là bức tranh tưng bừng của vạn vật vào tiết xuân. Mùa xuân ngày nào cũng là ngày hội. "Chim hót líu lo trên cỏ mới. Gió ngào ngạt mùi mật và hoa". Dế Mèn, Xiến Tóc, Ong Đất, ếch Xanh,… đã đem lại niềm vui cho Sẻ Đồng vì "tất cả vui mà có một người buồn thì cũng không thể gọi là niềm vui thực sự được". Trong câu chuyện Bà bán bỏng công trường tôi, nhân vật tôi thấy thương bà cụ đang run rẩy nhét cái bánh mì vào phía dưới lò, cậu bé đã chạy lại ấn vội vào tay bà số tiền mẹ đưa đi mua rau. Các bạn trong lớp bàn với nhau sẽ ăn sáng bằng bỏng ngô để giúp đỡ bà. Những người học sinh thay nhau viết vào cuốn sổ ghi cảm tưởng ở phòng triển lãm về bức tranh của thày giáo để mang đến cho thày chút niềm vui giản dị (Thày giáo dạy vẽ). Qua những chi tiết dung dị đời thường, Xuân Quỳnh đã khơi dậy ở người đọc những tình cảm biết chia sẻ cảm thông với mọi người trong cuộc sống, biết trung thực với bản thân. Từ những câu chuyện nhỏ xinh của chị, trẻ thơ rút ra được những bài học giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc.
Bằng giọng kể chuyện chậm rãi, thân mật như những lời tâm tình, Xuân Quỳnh đã kết nối các chi tiết nghệ thuật hết sức cụ thể, thông thường để tạo nên những câu chuyện đằm thắm, sâu sắc. Xuân Quỳnh rất biết quý trọng những chi tiết đời thường trong cuộc sống và viết về chúng với tất cả sự nâng niu tha thiết. Vì vậy truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh mãi là món quà bổ ích đối với trẻ em.
TRUYỆN NGẮN CỦA XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI
Không chỉ có thơ, những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng đầy ắp một tình yêu đặc biệt dành cho con trẻ. Những sáng tác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ sống biết yêu thương, vị tha và cao thượng. Không chỉ dành riêng cho trẻ em, những bà mẹ trẻ đọc thơ Xuân Quỳnh ít nhiều cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó.
Ngay cả mảng văn của Xuân Quỳnh cũng rất giàu chất thơ. Ngoài việc vẫn tiếp tục chủ đề tình mẹ con, chị đã có sự mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng tất cả đều xoay quanh cái trục chính là đời sống của các em. Từ những câu chuyện không đâu, nhỏ nhặt, chị đã biết nhào nặn để tạo nên một câu chuyện có khả năng lôi cuốn người đọc.Tất cả những câu chuyện ấy đã thu nạp và miêu tả mọi biểu hiện của đời sống trẻ em, cố gắng làm toát lên cái tính thiện như một nét đẹp, như một cảnh tỉnh mà người lớn chúng ta đôi khi vì lý do nào đó mà bỏ qua.
I. NỘI DUNG:
Các sáng tác bằng văn xuôi dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh tập trung vào những chủ đề về gia đình, thiên nhiên, bè bạn...
1.1.Chủ đề thiên nhiên
Chủ đề thiên nhiên là những hiện tượng tự nhiên gần gũi với các em hàng ngày. Qua những mẩu chuyện dễ thương, dí dỏm về cô Gió không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô là Gió. Câu chuyện giải thích cho trẻ con về những việc làm có ích của Gió trong cuộc sống qua chuyến phiêu lưu của cô Gió đi tìm cái tên của chính mình.(Cô Gió mất tên).
Câu chuyện về sự nẩy mầm của cô “Hạt Đỗ Sót” giải thích cho trẻ nhỏ quá trình và điều kiện để hạt nảy mầm là cần có đất, nước và cả không khí. Hay câu chuyện” Mùa xuân trên cánh đồng” là câu chuyện về cuộc sống của các loài côn trùng trong tự nhiên vào mùa xuân … Qua những câu chuyện ngộ nghĩnh và thú vị, các em được hiểu biết thêm về đời sống thiên nhiên xung quanh mình.
1.2. Chủ đề gia đình
Bên cạnh đó mảng đề tài gia đình được tác giả chú ý khai thác với nhiều khía cạnh tình cảm tế nhị, sâu sắc dành gởi tặng cho các em thiếu nhi thật cảm động về tấm lòng của người mẹ, người cha, người ông và cả người bà.
Truyện “Cá Chuối con” kể về con cá chuối mẹ phải thường xuyên bơi lên mặt nước để kiếm mồi cho đàn con bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhiều lần Chuối mẹ muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, Chuối mẹ lại cố gắng. Chuối mẹ nằm bất động bất chấp cái nắng “ hầm hập” , thậm chí cả sự “ đau nhói trên da thịt”…Tất cả sự đau đớn về thể xác ấy hoàn toàn mất đi khi người mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc của những đứa con có một bữa ngon miệng “Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá quên cả đau”.
Thế nhưng trong cuộc mưu sinh ấy không phải lúc nào cũng thuận lợi. Cuộc sống trên đời này là một cuộc đấu tranh sinh tồn vô cùng nghiệt ngã, cá Chuối mẹ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc trước nanh vuốt của con mèo. Sau tai nạn của cá Chuối mẹ, các con cá Chuối con trưởng thành hơn về mặt suy nghĩ. Chúng đã ý thức biết sống tự lập. Tuy nhiên với tấm lòng của một ngừơi mẹ luôn lo lắng cho con, Chuối mẹ luôn dõi theo những đứa con ngay cả khi chúng đã trưởng thành.
Tình cảm gia đình còn là tình cảm của ông bà dành cho cháu. “Bà tôi” là tác phẩm đề cập đến mối quan hệ gia đình với nhiều thế hệ cùng sinh sống. Câu chuyện đề cập đến giai đoạn của những năm bao cấp đầy khó khăn đã khiến mỗi con người trong cuộc sống trở nên toan tính, ích kỷ. Cuộc sống thiếu thốn trăm bề khiến con cái trở nên bất hiếu với cha mẹ và dần dần quên đi nghĩa vụ đối với cha mẹ già yếu. Anh con trai và vợ mình đã nặng lời khi mẹ làm mất tem phiếu. Bà cụ buồn rầu bỏ ra đi với lời nói dối đứa cháu là bà đi thăm người thân. Thực ra bà đi bán bỏng ngô ở khắp sân ga, bến tàu. Lâu lâu nhớ cháu bà ghé qua thăm.
Sự thật rồi cũng lộ diện. Nhìn thấy dòng nước mắt đau khổ của con trẻ , niềm mong mỏi của cháu được thấy bà trở về, chấm dứt những ngày lang thang đã trở thành dòng nước mắt thức tỉnh, khơi dậy ở cha mẹ em nỗi ân hận đạo lý… Tác phẩm cũng đã được dựng thành phim, một thời từng khiến cho khán giả mủi lòng. Tác phẩm để lại những bài học về lòng hiếu thảo, tình yêu thương vô bờ bến mà các bậc cha, mẹ, ông bà luôn dành cho con cháu. Không những thế, nó còn là bài học cho những bậc phụ huynh trong cách cư xử đối với cha mẹ già trong gia đình.
Tác phẩm “Ông nội và ông ngoại” lại là một câu chuyện khác về tình cảm ông cháu. Câu chuyện kể về chuyến đi thăm ông ngoại của cậu bé Minh. Bé Minh từ nhỏ vốn sống gần gũi với ông nội, được ông chăm sóc yêu thương từ bé nên cậu chỉ biết có ông nội và dành tất cả tình cảm dành cho ông nội. Chưa bao giờ Minh gặp ông ngoại lần nào, em chỉ biết rằng ông ngoại là người sinh ra mẹ mình và chỉ có thế thôi. Trên con đường dài từ Bắc vào Nam bé Minh chỉ muốn về nhà. Vì em cho rằng ông ngoại chưa biết cậu bao giờ đâu mà mong gặp cậu. Rồi khi mẹ nói:“Ông biết con và rất yêu con vì con là con của mẹ.” thì cậu càng cảm thấy vô lý “ Tại sao Minh và ông ngoại không hề quen biết nhau lại có thể nhớ và thương yêu nhau được?”
Khi gặp ông ngoại, tiếp xúc vài ngày với ông ngoại, em còn so sánh tình cảm của ông ngoại và ông nội qua những buổi đi chơi, những lúc trò chuyện, những món quà nho nhỏ,.. xem ai là người yêu thương mình nhiều hơn. Trong thâm tâm em vẫn thích ông nội hơn cho đến khi mẹ giải thích cho Minh tất cả những việc làm mà ông ngoại dành cho Minh như nhừơng phần thịt cá ngon, ông nằm chiếu để Minh nằm nệm, cái xe gíp cũ kĩ ông mua từ lúc biết Minh có mặt trên đời này đến hôm nay ông mới có dịp tặng… Khi hiểu được tình cảm của ông ngoại thì cũng là đến lúc em tạm chia tay với ông để trở về nhà. Ngồi trên xe để trở về, nhìn thấy dáng ông ngoại tự dưng em nghẹn ngào muốn khóc, em cảm thấy mình thương ông quá, ông rất nghèo lại cô đơn. Em chỉ mong ước “ Bao giờ con lớn con cũng nuôi ông ngoại”.
Câu truyện “ Tìm bố”, phản ánh những thực trạng gia đình của xã hội hiện tại, hôn nhân đỡ vỡ, gia đình bất hòa, cha mẹ con cái mâu thuẩn… Ở đây câu chuyện ngụ ý muốn gửi gấm 1 thông điệp, gia đình không có nghĩa là nơi có những người cùng chung huyêt thống mà gia đình còn hàm nghĩa là những người luôn bên cạnh bạn, luôn quan tâm, đồng cảm và sẻ chia với bạn.
1.3. Chủ đề xã hội
Trong mảng văn xuôi dành cho thiếu nhi, có một mảng viết về đề tài về xã hội. Đó là những mối quan hệ trong cuộc sống thường nhật của những người lao động nghèo khổ xung quanh các em.
“Thầy giáo dạy vẽ “là những hồi ức của một nhóm học sinh đã trưởng thành về người thầy suốt đời khiêm nhường, tận tụy với nghề nhưng không vẽ được bức tranh nào thật đáng kể để giành giải trong triển lãm… Đó là những người thầy chưa bao giờ được nổi tiếng, nhưng sự đóng góp thầm lặng của họ trong việc đem lại sự say mê, lòng nhiệt huyết và kiến thức cho học trò thì vô cùng to lớn.
Đó còn là người bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn, nhưng rất ham học và hiếu thảo. Truyện “Bạn Lộc” là một câu chuyện xúc động về tấm lòng hiếu thảo của một cậu bé nghèo nhưng ham học.
Câu chuyện về “Người làm đồ chơi” viết về bác Nhân, người chuyên làm những món đồ chơi bằng bột màu bán cho trẻ em. Đây là một công việc đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay. Bao gồm đủ mọi hình dạng từ các nhân vật trong phim “ Tây du ký”, đến những con vật gần gũi trong cuộc sống đời thường như con gà, con vịt, con rồng với đủ màu sắc rực rỡ. Thế nhưng những món đồ chơi dân dã ấy ngày càng không đủ sức cạnh tranh với mấy món đồ chơi bằng nhựa vừa bền vừa đẹp. Ấy thế là bác Nhân đành phải giải nghệ về quê.
Cậu bé trong truyện rất yêu thích những món đồ chơi của bác và muốn làm một điều gì đó để bác thật vui trước lúc phải đi xa. Cậu bé đã đập con heo đất, lấy tiền nhờ các bạn bí mật mua giúp những món đồ chơi cuối cùng của bác. Không ngờ việc làm ấy đã làm bác Nhân rất vui vì bác nghĩ rằng vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích những món đồ chơi nhà quê của bác. Bác Nhân lòng tràn đầy niềm vui và hy vọng khi về quê, trẻ con nông thôn vẫn còn thích những món đồ chơi này.
Câu chuyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi” kể về những lầm lỗi, ân hận của bọn trẻ trong trường. Chỉ vì một cái tin vu vơ bà bán bỏng bị ho lao, không ai mua bỏng cho bà nữa, bà phải đi ăn xin. Đây là một bài học về ứng xử trong cuộc sống. Những việc làm và hành động thiếu suy nghĩ và thiếu căn cứ của những bạn trẻ có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Tuy nhiên, câu chuyện cũng là bài học về việc phải biết cách giúp đỡ người khác, không phải chỉ có bằng tiền mà nên bằng những việc làm thiết thực, có ích.
Đặc biệt truyện “Người cô của bé Hương”, tuy là câu chuyện nói về những cảm nhận và suy nghĩ của trẻ con về người lớn nhưng đã khiến cho người lớn như chúng ta phải suy ngẫm về hành động và việc làm của mình. Trẻ con nghĩ gì về người lớn, nhất là những công việc mà người lớn đang làm hàng ngày? Sự ngưỡng mộ, tin tưởng… của trẻ vào công việc của người lớn giúp cho chúng ta phải biết tự điều chỉnh mình, tự hứa sẽ làm tốt hơn những công việc hàng ngày. Suy nghĩ và cảm nhận của trẻ con về công việc hàng ngày của những bậc làm cha làm mẹ cũng là bài học bổ ích cho người lớn trong cuộc sống.
Những mẫu chuyện nhỏ ấy là những bài học sâu sắc về tình người, về lòng nhân ái và cả những bài học đáng giá về cách cư xử của con người với con người trong cuộc sống.
Qua những chi tiết dung dị đời thường, Xuân Quỳnh đã khơi dậy ở người đọc những tình cảm biết chia sẻ cảm thông với mọi người trong cuộc sống, biết trung thực với bản thân. Từ những câu chuyện nhỏ xinh của chị, trẻ thơ rút ra được những bài học giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc.
II. NGHỆ THUẬT:
Bên cạnh thơ, đáng kể nhất là mảng truyện viết cho thiếu nhi. Kí ức tuổi thơ, tình yêu con cái, tấm lòng nhân hậu, tình yêu thiên nhiên tạo vật làm thành cái duyên mặn mà, tinh tế ở những trang viết này.
-Truyện viết cho các em của Xuân Quỳnh có cốt truyện hết sức đơn giản, dung dị, đời thường. Ngôn ngữ ngắn gọn, nhẹ nhàng sinh động có khi dí dỏm, nhưng bao giờ cũng lắng lại một dư vị thấm thía, đánh thức ở trẻ em nhu cầu hoà đồng với xung quanh, nuôi dưỡng cho các em niềm cảm thông, trắc ẩn giàu nhân tính.
Trong câu chuyện Bà bán bỏng công trường tôi, nhân vật tôi thấy thương bà cụ đang run rẩy nhét cái bánh mì vào phía dưới lò, cậu bé đã chạy lại ấn vội vào tay bà số tiền mẹ đưa đi mua rau. Các bạn trong lớp bàn với nhau sẽ ăn sáng bằng bỏng ngô để giúp đỡ bà. Hình ảnh những người học sinh thay nhau viết vào cuốn sổ ghi cảm tưởng ở phòng triển lãm về bức tranh của thày giáo để mang đến cho thầy chút niềm vui giản dị (Thày giáo dạy vẽ).
Chuối mẹ giữa trưa hè nóng nực, ngột ngạt vẫn cố bơi vào bờ tìm nơi có tổ kiến lửa, giả vờ chết để kiến bâu quanh, khi thấy đau nhói khắp trên da thịt, lấy đà quẫy mạnh nhảy tùm xuống nuớc, đem mồi về nuôi đàn con. Chỉ vì một chú chuối con chưa được ăn do mải chơi, Chuối mẹ lại lên bờ tìm mồi, suýt bị lão mèo chộp được (Cá chuối con).
-Những chi tiết trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh vừa giản dị chân thật, vừa tràn ngập chất thơ. Chất thơ được tạo ra từ những rung cảm chân thành của người viết đối với cuộc sống, từ vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên, từ những suy nghĩ, việc làm chan chứa sự chia sẻ quan tâm của các nhân vật trong truyện.
Trong những truyện viết về sinh hoạt thường ngày, Xuân Quỳnh hết sức trân trọng những chi tiết chân thực, mộc mạc để khắc họa tính cách nhân vật.Sự tinh tế trong quan sát đã giúp chị không dễ bỏ qua những chi tiết có sức nặng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật.
Bà tôi bữa ăn nào cũng ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm, xới cho bà bát cơm trên rồi mới xới cho mọi người. Bà ăn rất ít, khi ăn thường để ý tôi thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề chiếc phản hẹp (Bà tôi). Lên tám tuổi bé Minh mới được gặp ông ngoại, "trông ông mong manh như một cái bóng". Ông tặng Minh cái xe gíp bằng sắt có 2 súng máy, xe cũ quá, lắm chỗ đã bong lớp mạ trắng và bắt đầu gỉ. Ông ngoại đã mua món quà này từ khi nghe tin mẹ Minh sinh con trai nhưng không gửi ra Bắc được. Ông đã nâng niu món quà đó suốt 7 năm liền chờ dịp trao cho cháu ngoại (Ông nội và ông ngoại). Lộc rất biết trân trọng và biết giữ gìn những gì mà mình đang có: “Lộc có cái cặp xách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè thế mà cứ viết viết cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực”(Bạn Lộc).
Nhân vật Thân mặc dù còn nhỏ tuổi thấy đau đáu một nỗi sợ hãi khi biết bố mẹ không thể ở cạnh nhau, không sống chung một mái nhà “ Sự chia cách gia đình luôn ám ảnh tôi trong lúc ăn, lúc chơi cũng như trong giấc ngủ… cứ len lén hết nhìn bố lại đến mẹ”, Thân cảm nhận một sự mất mát to lớn sắp xảy ra trong tâm hồn trẻ thơ. (Tìm bố)
Những chi tiết nhỏ nhặt, bình thường nhưng lại chứa đựng nhiều tình cảm tha thiết khiến câu chuyện trở nên lắng động
-Các sự vật, hiện tượng xung quanh được Xuân Quỳnh miêu tả chân thực và pha trộn vào đó cái nhìn hồn nhiên của trẻ nhỏ. Xuân Quỳnh đã tạo ra cách kể chuyện dí dỏm hài hước, đem lại niềm vui sảng khoái cho trẻ nhỏ những bài học giáo dục nghe nhàng sâu sắc
Luýt là con dế bé Anh vô cùng yêu quý. Nó kêu bằng cách cọ hai cánh vào nhau, phát ra những tiếng crít... crít nghe rất vui tai. Khi con Luýt bỏ đi, bé Anh tiếc ngẩn ngơ, nhưng sẵn sàng để con Luýt về tổ của nó cho nó khỏi buồn. Ân luôn bị coi là đứa trẻ nhút nhát, 7 tuổi mà vẫn sợ cả mèo lẫn gà, sợ con chuột lông bạc phếch. Vậy mà nghe tin mẹ bị ốm, Ân dám đi một mình qua dãy phố dài, qua ngã tư, vào bệnh viện, tìm được phòng bệnh mẹ đang điều trị. Vì thương mẹ Ân đã trở thành chú bé ngoan, bạo dạn(Đứa trẻ nhút nhát)
-Là người am hiểu tâm sinh lý trẻ em, Xuân Quỳnh đã khéo léo đưa vào trang truyện những băn khoăn, thắc mắc rất hồn nhiên của con trẻ. Các em luôn có những lý lẽ riêng khi quan sát, cảm nhận về cuộc sống, về thế giới tự nhiên.
Vẫn có ông trăng khác là lý lẽ của các em không chấp nhận ông trăng sáng được là nhờ mặt trời chiếu vào. Các em hình dung có một trăng khác giống trong câu chuyện của bà, của mẹ. Ông trăng tự phát sáng vằng vặc trong những đêm rằm. Em bé quan sát bố trồng hoa hồng bằng cành, hoa bươm bướm, hoa đồng tiền bằng hạt, hoa cúc bằng cây, em đã suy luận hoa giấy trồng bằng hạt giấy. Vì thế em đã vê những viên giấy nhỏ chôn xuống đất chờ ngày cây ra hoa (Hoa giấy). Khi cùng mẹ vào công viên, Mi được cưỡi lên chú gấu trong vòng đu quay. Lúc về, em luôn hỏi mẹ: Quê chú gấu ở đâu? Chú ăn bằng gì? Chú ngủ ở đâu? (Chú gấu trong vòng đu quay). Còn Minh vẫn nhớ hồi bé ăn kem thấy khói tưởng kem nóng cứ ra công mà thổi. Thấy mẹ nhận được thư ông ngoại, mẹ khóc Minh lại liên tưởng: "À, ra vui mẹ cũng khóc! Mẹ giống như cái kem lạnh mà lại bốc khói" (Ông nội và ông ngoại).
Bằng giọng kể chuyện chậm rãi, thân mật như những lời tâm tình, Xuân Quỳnh đã kết nối các chi tiết nghệ thuật hết sức cụ thể, thông thường để tạo nên những câu chuyện đằm thắm, sâu sắc. Xuân Quỳnh rất biết quý trọng những chi tiết đời thường trong cuộc sống và viết về chúng với tất cả sự nâng niu tha thiết. Vì vậy truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh mãi là món quà bổ ích đối với trẻ em.
File đính kèm:
- net dac sac.docx