Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là một nhu cầu cấp thiết mà chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đã xác định và chỉ rõ. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp và hướng học sinh vươn tới cái "chân - thiện - mỹ" nghĩa là vươn lên để sáng tạo bằng khát khao nghệ thuật nhằmo hái lấy những cái đẹp trong kho tàng nghệ thuật vô cùng rộng lớn.
"Cái đẹp" trong nghệ thuận của mỗi dân tộc xét cho cùng thì nó đều có nguồn gốc căn nguyên từ nghệ thuật của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có hơn bốn nghìn năm văn hiến, một dân tộc không chỉ kiên cường anh dũng trong chống giặc ngoại xâm mà còn rất giàu trong sáng tạo nghệ thuật để lại cho hậu thế một kho tàng vốn cổ đồ sồ, thất đáng khâm phục. Vốn cổ dânt ộc đó thật phong phú và đa dạng, nó ẩn chứa trong mình những nét độc đáo thật bất ngờ !
Trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam, tranh dân gian là một giá trị được nói đến khá nhiều bởi tự thân những bức tranh dân gian mang trên mình những nét độc đáo, đặc sắc. Từ góc độ tìm tòi, trau dồi chuyên môn, bằng hiểu biết riêng của mình tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu về "nét độc đáo trong tranh dân gian Việt Nam" lấy đó làm cơ sở cho bài giảng về tranh dân gian Việt Nam trong chương trình mỹ thuật lớp 6 THCS. Ngoài ra bài viết này còn cung cấp cho học sinh những điều ma các em chưa được đọc trong SGK, những điều các em còn mơ hồ. Mặt khác lầy đó làm phong phú thêm cho hiểu biết về Mỹ thuật dân tộc trong mỗi học sinh bằng những giờ ngoại khoá - nói chuyện Mỹ thuật.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét độc đáo trong tranh dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nét độc đáo trong tranh dân gian việt Nam
Lý do chọn đề tàI
Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là một nhu cầu cấp thiết mà chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đã xác định và chỉ rõ. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp và hướng học sinh vươn tới cái "chân - thiện - mỹ" nghĩa là vươn lên để sáng tạo bằng khát khao nghệ thuật nhằmo hái lấy những cái đẹp trong kho tàng nghệ thuật vô cùng rộng lớn.
"Cái đẹp" trong nghệ thuận của mỗi dân tộc xét cho cùng thì nó đều có nguồn gốc căn nguyên từ nghệ thuật của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có hơn bốn nghìn năm văn hiến, một dân tộc không chỉ kiên cường anh dũng trong chống giặc ngoại xâm mà còn rất giàu trong sáng tạo nghệ thuật để lại cho hậu thế một kho tàng vốn cổ đồ sồ, thất đáng khâm phục. Vốn cổ dânt ộc đó thật phong phú và đa dạng, nó ẩn chứa trong mình những nét độc đáo thật bất ngờ !
Trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam, tranh dân gian là một giá trị được nói đến khá nhiều bởi tự thân những bức tranh dân gian mang trên mình những nét độc đáo, đặc sắc. Từ góc độ tìm tòi, trau dồi chuyên môn, bằng hiểu biết riêng của mình tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu về "nét độc đáo trong tranh dân gian Việt Nam" lấy đó làm cơ sở cho bài giảng về tranh dân gian Việt Nam trong chương trình mỹ thuật lớp 6 THCS. Ngoài ra bài viết này còn cung cấp cho học sinh những điều ma các em chưa được đọc trong SGK, những điều các em còn mơ hồ. Mặt khác lầy đó làm phong phú thêm cho hiểu biết về Mỹ thuật dân tộc trong mỗi học sinh bằng những giờ ngoại khoá - nói chuyện Mỹ thuật.
Là một giáo viên đang giảng dạy Mỹ thuật, tôi mong muốn bài viết sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp thêm một tiếng nói trong công cuộc giữ gìn, bảo tồn, phát huy "Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
I. Phần mở đầu:
Đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Với niềm tự hào là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời và đậm đà bản sắc riêng.
Với truyền thống kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm và những tâm hồn chân chất, giản dị, luôn khát khao cái đẹp. những con người, cháu chắt hiền hậu của xứ sở "Lúa nước" đã để lại cho hậu thế một kho tàng tranh đủ màu sắc, những bản khắc gỗ quý giá. Đó là di sản văn hoá - nghệ thuật của dân tộc, của nền mỹ thuật cổ Việt Nam.
Những hình ảnh ngày xưa ấy có thể bị phủ nhoà bởi thời gian, song những nét độc đáo, cái đẹp sâu lắng tâm hồn dân tộc thì bao giờ cũng trường tồn theo thời gian bởi tự thân mỗi bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống ... đã chứa đựng những nét độc đáo của chúng.
Tranh dân gian xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ dân gian, trở thành một bộ phần nghệ thuật riêng biệt "nghệ thuật dân gian". Đến nay nhân dân ta vẫn còn yêu thích nâng niu và giữ gìn những tranh dân gian quen thuộc .
Tranh dân gian tồn tại thực sự trong đời sống nhân dân như một tập hợp nhất định những hiện tượng của văn hoá tinh thần với ý nghĩa là loại hình nghệ thuật dân gian có 2 đặc trưng là tính nhân dân và tính sáng tạo.
Là sáng tác của nhân dân, nghệ thuật dân gian còn được sáng tác tập thể với ý nghĩa là do một cá nhân có tài trong một cộng đồng sáng tạo ra đầu tiên sau đó cùng phát triển đến chỗ hoàn chỉnh. Đó là một nét độc đáo của tranh dân gian Việt Nam.
Thoạt nghe: "Tranh Tết", "Tranh Thờ" chừng nào ta cũng nghĩ đến cái chân chất, dân dã chứa đựng trong nó. Đó là sản phẩm nghệ thuật không chuyên nghiệp. Người sáng tạo cũng như người thưởng ngoạn những tác phẩm ấy phần lớn là tầng lớp lao động Việt Nam - mà hầu hết là nông dân. Chính vì vậy mà tranh dân gian Việt Nam phảng phất đâu đây mùi vị, âm thanh đồng nội của những vùng đất trù phú, màu mỡ. Những tờ "Tranh Tết", "tranh Thờ" là những khao khát thanh bình, hạnh phúc, những ước nguyện tâm linh chân thành và sâu sắc.
Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về trên những vách đất, tường tre trong căn nhà lịp xụp, màu sắc tươi ấm của những bức tranh như thổi hồn vào một hơi ấm sưởi ấm cho những tâm hồn luôn hướng thiện. Những màu sắc như nóng dần lên, dấy lên những nỗi niềm hy vọng cuộc sống. Tờ tranh đã góp phần tạo nên không khí Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu như về vật chất có bánh chưng, bánh dày, thịt mỡ, dưa hành thì về tinh thần không thể thiếu vắng tờ tranh, câu đối.
Trải qua mấy trăm năm tồn tại và phát triển, đến nay tranh dân gian vẫn còn mang ý nghĩa thời đại to lớn. Song hiện nay tranh dân gian không còn phát triển rầm rộ như ngày xưa nữa. Một phần do các nghệ nhân giỏi ít dần đi, một phần do thị trường tiêu thụ tranh bị thu hẹp, tranh dân gian đang dần bị mai một do cuộc sống hiện đại.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc nghiên cứu nét độc đáo trong tranh dân gian nhằm góp thêm một tiếng nói trong công cuộc xây dựng ý thức gìn giữ bảo tồn và phát huy tính sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật của cha ông ta.
Quá trình hình thành và phát triển của những dòng tranh chính ở Việt Nam: Tranh dân gian đã tồn tại rất lâu trong phạm vi cả nước, song nói đến tranh dân gian Việt Nam ta nghĩ ngay đến hai dòng tranh chính:
Tranh Đông Hồ hay tranh Làng Mái (ở Hà Bắc)
Tranh Hàng Trống (ở Hà Nội).
Đó là hai dòng tranh tiêu biểu của tranh dân gian Việt Nam, ngoài ra ở Huế có làng tranh Sình cũng được biết đến từ lâu. Song phạm vi của đề tài này chỉ tìm hiểu những bức tranh quen thuộc của hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
Tranh Đông Hồ:
Nổi bật tranh tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam với nhiều giá trị dân tộc xứng đáng là đại biểu của tranh dân gian Việt Nam, tham gia trong kho tàng tranh dân gian thế giới (các trưng bày ở Pháp, Nga). Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng có thể ra đời từ thời Lý (1010 - 1225) và thời Hồ (1400 - 1470) được duy trì và phát triển vào thời Hậu Lê (1427 - 1788), song rõ ràng hơn và được nhiều người khẳng định: Tranh dân gian Việt Nam được phát triển vào thế kỷ XVII và sản xuất rầm rộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng từ đây tranh Đông Hồ được lưu hành gần như khắp cả nước.
Tranh dân gian Đông Hồ được sáng tác tại làng Đông Mại, nhân dân trong vùng thường gọi nôm na là làng Mái, thuộc xã Hồ Tú, tổng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Kinh Bắc nay là thôn Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Làng Hồ là một làng nhỏ nằm hiền lành bên dòng sông Đuống, làng Hồ xưa ở bãi bồi sát dòng sông Đuống luôn bị ngập lụt phải nhiều lần chuyển cư mới vượt đê đến địa điểm ngày nay. Người dân làng Hồ tự hào về nghề nghiệp của làng quê mình.
"Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh".
Họ sống một cuộc sống êm đềm, giản dị, trong sáng như những bức tranh "con đẻ" của họ, nếp sống ấy hãy còn đọng lại trong ký ức của nhiều người.
Tranh Hàng Trống:
Cũng là một dòng tranh được nhiều người biết đến. Những loại tranh thuộc dòng này trước kia được sx và bày bán tập trung ở trong mấy phố Hàng Trống, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... nhưng nhiều nhất là ở Hàng Trống - Hà Nội ngày nay.
Một số nghệ nhân Hàng Trống quen cần bút vẽ trực tiếp cả nét và màu lên giấy. Tuy nhiên phần lớn tranh Hàng Trống sau khi đã in nét thì vẽ màu bằng tay vì thế ở mỗi tờ tranh đều có nét sáng tạo riêng, vì vậy kết quả bên cạnh những tờ tranh đẹp, sinh động cũng hông tránh khỏi những tờ tranh khá tuỳ tiện và xa dần bản mẫu.
Tranh Hàng Trống chủ yếu là "Tranh Thờ" phục vụ cho những điện có màu sắc đạo giáo như các "thần tướng" Bạch Hổ, Hắc Hổ, Ngũ Hổ uy nghi, Đức Thánh Trần, ông Hoàng Ba... hình tượng gần gũi mà thần bí.
Do nghệ nhân Hàng Trống chiều theo thị hiếu của thị dân lại có ý bắt chước tranh dân gian Trung Quốc nên cái chất phác hồn hậu của nghệ thuật dân gian phần nào không được giữ nguyên, tuy vậy tranh Hàng Trống lại có tinh tế về cả nét và màu...
Trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ có ở mức tìm hiểu, phân tích khái quát một số bức tranh quen thuộc nhằm nêu được nét độc đáo đặc sắc trong tranh dân gian Việt Nam.
Ii. nội dung:
Đánh giá về tranh dân gian có nhiều ý kiến khacsnhau. Để thấy được cái đẹp, cái độc đáo hiện hữu trong tranh dân gian chúng ta cần giải quyết các quan hệ đã được đặt ra.
Độc đáo ở chỗ nào ?
Phải chăng tranh dân gian là một phần bản sắc văn hoá của dân tộc ?
Tranh dân gian Việt Nam từ trong nhân dân lao động mà ra, nó phục vụ đắc lực, kịp thời đúng lúc nên được ưa thích trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Hình ảnh những bức tranh dân gian đã in sâu vào tâm hồn người dân Việt Nam và lưu truyền qua biết bao thế hệ ắt hẳn phải thật là độc đáo đáng để gìn giữ. Cái đẹp thanh cao trong truyền thống dân tộc sẽ tồn tại vĩnh hằng với thời gian.
1, Tính độc đáo trong nội dung thẩm mỹ - tư tưởng giáo dục sâu sắc:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng ta thấy rõ tranh dân gian Việt Nam rất đẹp -độc đáo và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Bởi đã phản ánh những tâm tư nguyện vọng, hoài bão chính đáng mà bao đời họ hằng mong ước là có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Nói đến giá trị nội dung của bức tranh khắc gồ dân gian Việt Nam trong bản báo cáo "Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam", đồng chí Trường Chinh đã nói: "... bên cạnh văn hoá chính thống của các thời đại, có cả một nền văn hoá nhân dân còn lưu lại trong phương ngôn, ngạn ngữ, Cao dao, truyện cổ tích, tranh gà, lợn... văn hoá này tả sự phấn đấu của những người sản xuất, lòng mong mỏi, hay chí phản kháng của nhân dân chế diễu hủ tục hay khuyên răn điều thiện. Đó là kho tàng rất quý, các nhà văn hoá, sử học là khảo cổ nước ta còn phải dày công tìm bới mới hiểu hết được..." (tranh dân gian Việt Nam - Nguyễn Bá Vân - Chu Quang Trứ - NXB Văn hoá,. 1984).
Thực vậy, muốn hiểu biết được cái đẹp, cái quý của tranh Tết, tranh thờ chúng ta phải hoà vào với tâm hồn, tình cảm của nhân dân, phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử xã hội cùng những ước mơ nguyện vọng vì cuộc sống của nhân dân ta thửa trước ta mới thấy được ý nghĩa giá trị của tranh.
Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của nhân dân, tác giả của những bức tranh ấy là những "nghệ sĩ - nông dân", sống ở ruộng đồng nên họ đã nắm được cái mỹ cảm, hiểu thấu được tình cảm chung của nhân dân, của dân tộc thể hiện trong tranh. Chính vì vậy mà tranh dân gian thu hút tình cảm của đông đảo quần chung nhân dân, mà chính họ những người thưởng ngoạn ấy cũng là những người lao động, những người nông dân quanh năm quen với cuộc sống ruộng vườn, đồng quê. Chính cái đồng cảm ấy cùng hoà nên một giai điệu hài hoà, thống nhất trong nội dung của những bức tranh, nó ăn nhập đi sâu vào lòng người. Một nét độc đáo và rất quý báu !
Nội dung của tranh có tác dụng khích lệ tinh thần yêu nước, giáo dục khuyên răn mọi người từ nhỏ đến lớn làm điều tốt về lao động sản xuất, về đạo đức con người, biết yêu những điều hay lẽ phải, yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, đồng thời còn tích cực phê phán đấu tranh với những mặt tiêu cực, thói hư tật xấu của tầng lớp thống trị và trong nội bộ nhân dân.
Nội dung thẩm mỹ trong tranh dân gian mang khá nhiều yếu tố, đặc điểm dân tộc, mang những nét độc đáo riêng phù hợp với đạo lý, truyền thống dân tộc (á Đông).
Để chúc tụng nhau và luôn cầu mong một cuộc sống bình yên, luôn được may mắn giàu sang, con cháu đầy nhà … các nghệ sĩ nông dân đã vẽ nên các tranh "Đại cát", "tử vi chấn trách", "tiến tài tiến lộc", "vinh hoa, phú quý", "gà đàn", "lợn đàn"…
Hay để chúc tụng một cuộc sống hạnh phúc vợ chồng con cái sum họp đoàn tụ, ấm no, thuận hoà quấn quýt bên nhau thì có tranh: "Trống - mái và đàn gà con" hay còn gọi là "Gà thư hùng". Xưa kia mọi người đều có quan niệm đông con nhiều cháu là có hạnh phúc và họ luoono cầu mong cho con cái luôn mạnh khoẻ, có tranh "Thất đồng" (tranh Hàng Trống) vẽ những em bé vui chơi bên gốc cây đào, thật khoẻ mạnh vui tươi. Tất cả biểu hiện sự dồi dào sung túc có tư thế tự hào, tự lực như muốn giáo dục với thế hệ sau rằng: hạnh phúc và ấm no do mình tự tạo ra bằng sức lao động của chính mình. Những bức tranh dân gian mang trên mình nội dung thẩm mỹ hết sức độc đáo, nó được hình thành nên từ các nghệ nhân vô danh, họ hập thu từ cuộc sống thực tế, nhận thức và hiểu một cách thấu đáo rồi chuyển thành những nội dung cô đọng nhất, súc tích nhất mang đến cho người xem những bức tranh vui tươi, hóm hỉnh mà thật sâu lắng.
Để tỏ lòng biết ơn và ca tụng công đức của người xưa đồng thời để giáo dục tư tưởng tinh thần yêu nước, đấu tranh dân tộc trong quần chúng nhân dân các nghệ nhân đã đem lại cho người xem những dấu ấn lịch sử oanh liệt, hiển hách của dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, v.v... và mảng tranh theo truyền thuyết thần thoại như: "Phù đồng Thiên Vương đại phá giặc Âu", "Thạch Sanh"... giáo dục cho mọi người biết sống vì chính nghĩa, lấy điều thiện làm gốc, làm lẽ sống. ấy là tinh thần hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam ta mấy ngàn năm lịch sử.
Bên cạnh truyền thống lâu đời của dân tộc mà ông cha ta muốn gửi gắm đến mọi người qua những tờ tranh nhỏ họ còn gửi đến những bức thông điệp về sự hăng hái, say sưa, nhiệt tình trong lao động sản xuất. Mưu cầu một cuộc sống đầy đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần, sức khoẻ. Những bức tranh tát nước, cày cấy, chăn nuôi gà lợn, những chú lợn no tròn ủn ỉn bên hông nói lên điều mong ước những vụ mùa bội thu. Cùng với hoạt động sản xuất thì cũng dành thì giờ cho những sinh hoạt hội hè một cách vui vẻ, đầm ấm như: "Chợ quê", "ngày hội", "rước rồng", "đánh đu", "đánh vật", "hứng dừa", "tranh tứ quý", "Xuân Hạ Thu Đông". Những bức tranh ấy đã nêu bật một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống bình dị, êm đềm của người dân Việt Nam.
Nếu như chúng ta yếu những cảnh "đánh đu", "đánh vật" bởi chúng ta tìm thấy ở đó những chàng trai vạm vỡ, khoẻ mạnh, lạc quan, không khí vui tươi đầm ấm ở những trò chơi lành mạnh, có tính truyền thóng của dân tộc. Chúng ta rung cảm được trước các cảnh: "Hứng dừa", "đu đôi" bởi vì chúng ta tìm thấy ở những tranh này tình cảm trai gái êm đẹp, nảy nở từ trong lao động sản xuất, từ trong lòng trung thực bất chấp mọi nghi lễ phong kiến. Và ngược lại ta khó lòng chấp nhận cái cảnh rối rắm trăm bề của "kiếp chồng chung" trong bức "đánh ghen". Hai cảnh ngộ, hai vấn đề trái ngược nhau nhưng cả hai đều có tác dụng giáo dục con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ thuộc phạm trù đạo đức dân tộc. Những người nghệ sĩ nông dân ấy đã sử dụng một hình thức giáo dục khuyên răn hết sức tế nhị, sâu sắc và rất độc đáo.
Ngoài ra các bức "thầy đồ cóc", "đám cưới chuột", "Hội Tây - nhảy đầm", "trai tứ khoái - gái bảy nghề" được sử dụng như là một công cụ để đả kích những thói hư tật xấu, tệ nạn bóc lột, tạo nên một tiếng cười châm biếm sâu cay trong quần chúng nhân dân, tiếng cười đó hãy còn vang mãi đến hôm nay trong sự nghiệp xây dựng những con người mới, cuộc sống mới, nền văn hoá mới hay nói rộng ra trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của nhân dân. Qua đây ta còn thấy rõ tầm nhìn thời đại hết sức độc đáo, sâu sắc của những nghệ nhân làng Hồ những con người suốt đời một nắng hai sương vất vả chăm lo từng hạt gạo, củ khoai nhưng lúc nào cũng lạc quan yêu đời, yêu cỏ cây tha thiết, lúc nào cũng ánh lên trong khoẻ mắt niềm tự hào về công việc của mình làm, về sức lực, trí tuệ mình tạo ra vô vàn của cải vật chất và tinht hần cho xã hội.
Đối với dòng tranh Hàng Trống cũng mang nét tự hào độc đáo tiêu biểu cho "thẩm mỹ đô thị" dân tộc. Hai dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống bao đời luôn bổ sung cho nhau nhưng không hề làm cho người quen lẫn lộn. Cái quý của nghệ thuật là ở chỗ đó. Một chân quê mộc mạc, một thành thị hoa mỹ nhẹ nhàng hoà quyện vào nhau tạo nên một bộ mặt hết sức độc đáo cho tranh dân gian Việt Nam. Cũng như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống gồm nhiều loại: tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh thờ, tranh cảnh vật và tranh minh họa. Mỗi loại có hàng trăm bức, mỗi bức có một vẻ đẹp khác nhau về nội dung lẫn cách diễn đạt. Tất cả tạo thành một nét riêng độc đáo, một thẩm mỹ mang tính chất đô thị dân tộc.
ở thành thị vốn là nơi "văn hay, chữ giỏi" các nghệ nhân đã dùng chữ tạo thành tranh, hay cao hơn có chữ ngay trên từng nét. Nghệ nhân dân gian vẽ hình, khi thì người hoạt động theo một câu chuyền kể, khi thì vật tượng trưng như rồng, cá, công, nước, mây, trời... ngoài việc dùng chữ Hán, chữ Nôm, nghệ nhận dân gian Hà Nội còn dùng vật tượng trưng và người để tạo nên những bức tranh đặc sắc. Chỉ nêu lên đây một số hình ảnh thì chúng ta cũng thấy được nghệ thuật diễn tả của người xưa phong phú và độc đáo biết chừng nào. xin chú ý đến "tranh gà" hình dáng con gà trống gáy sáng trông đầy oai vệ, đầu ngẩng lên, mắt mở to, ức ưỡn ra, đuôi xoè rộng đó là lúc đang chuẩn bị cất tiếng gày chào buổi bình minh. Xung quanh con gà chỉ có cúc và tảng đá đủ để nói lên được bối cảnh thiên nhiên. Trong tranh dân gian Việt Nam thiên nhiên dường như đóng vai trò thiết yếu, dù đôi khji chỉ mang tính trang trí nhưng nó đủ để giải thích quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Thiên nhiên gắn kết hoạt động sinh hoạt giữa con người và loài vật làm tôn lên vẻ đẹp nghìn đời: thiếu thiên nhiên là thiếu cuộc sống !
Một nét đặc đặc sắc nữa của tranh Hàng Trống là loại "tranh thờ" đặc biệt là loại tranh Hổ: "Hắc Hổ", "Bạch Hổ", "Ngũ Hổ"... vì được dùng để thờ nên có danh từ kèm theo là "Thần Tướng" nếu vứt bỏ phương diện mê tín thì ta thấy ở những bức tranh ấy là một sức sống mãnh liệt, ấn tượng thân thuộc và gần gũi.
Nhìn chung tranh Hàng Trống chuyên vẽ những đề tài đô thị, nó không chỉ là những bức tranh chúc tụng đơn thuần mà còn phản ánh sinh hoạt của thị dân, thể hiện ước mơ quan niệm về cuộc sống, nhận thức về vẻ đẹp cuả cha ông thủơ trước một cách phóng khoáng, mạnh bạo và mang nét độc đáo riêng. Vài nét khái quát chừng nào ta thấy được sức sáng tạo hết sức độc đáo về nội dung thẩm mỹ, lân tư tưởng giáo dục trong tài năng ông cha ta đã để lại cho hậu thế.
2, Tính độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật:
Bên cạnh những giá trị độc đáo trong nội dung thẩm mỹ, tính giáo dục sâu sắc, tranh dân gian còn tồn tại một hình thức tạo hình thật là phong phú, không kém phần độc đáo. Đó chính là ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua từng bức tranh.
Tranh dân gian xây dựng các hình tượng không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của chủ đề. Trong quá trình xây dựng hình tượng, nghệ nhân không bị ràng buộc bởi những cái vụn vặt của hình mẫu. Từ những cái họ thường gặp đã dần đọng lại trong đầu một hình tượng không cá thể mà thật tiêu biểu. Các nghệ nhân không bị ràng buộc bởi quy luật, phép tắc trường quy nào cả mà họ được tự do sáng tác theo sự suy nghĩ thôi thúc của tình cảm. vốn bản chất họ là những người nông dân Việt Nam nên những tư tưởng, tình cảm của họ thật là chất phác, hồn hậu mà thâm thuý, ý nhị rất là Việt Nam.
Đúng vậy ! Cái tư tưởng triết học Phương Đông luôn đâu đây phảng phất trong từng nét vẽ bay lượn trên giấy, trên bản khắc. Tất cả đều nêu lên tính nhân văn, nhân đạo của một dân tộc vốn giàu truyền thống yêu nước, thương nòi.
Cách sống giản gị, vô tư, luôn yêu đời cũng thể hiện qua những bức tranh rất vui tươi hóm hỉnh mà hết sức ý nhị. Cái bản chất lối sống và phong thái "nghệ sĩ" đã quyện vào nhau cùng làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng bằng những hình tượng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Do khái quát tượng trưng cao nên hình trong tranh vừa hư, vừa thực, khiến cho người xem nhìn thuận mắt nghĩ thuận tình ngắm mãi không chán.
Phân tích khái quát một số bức tranh:
* Tranh đánh vật:
Có bố cục cân xứng, thoán hoạt, hình tượng chắc khoẻ, đơn giản trong cách sắp đặt. Hình ảnh các đôi vật với vóc dáng lực lưỡng đang đấu trí, đấu sức quyết liệt, tìm các thế miếng vật để quật ngã đối phương quyết dành phần thắng về mình đã mô tả rõ chủ đề. Các nhân vật được sắp đặt ở những vị trí xứng đáng càng tôn thêm vẻ đẹp tinh thần thượng võ và gợi được không khí đua tài trong ngày hội vật. Cảnh hai đô vật đang ngồi ôm đùi thu trước ngực gợi lên tiết trời xuân còn se lạnh với ánh mắt, nét mặt chăm chú theo dõi cuộc đua tài. Phía trên hai xâu tiền thưởng hay tràng pháo treo hai bên như đang treo ở trước sân đình... chỉ bằng vài chi tiết đó đã tạo được không gian và không khí của ngày hội vật một cách tài tình và độc đáo.
* Tranh đánh ghen:
Mảnh hình và màng trống cân đối nhịp nhàng. Tranh không diễn tả chiều sâu không gian và thời gian diễn ra sự việc khắc hoạ được thái độ ghen tuông quyết liệt của người vợ cả, dáng vẻ vênh váo chanh chua của người vợ lẽ được chồng yêu và chân dung điệu bộ của anh chàng đa thê muốn dàn hoà mâu thuẫn trong gia đình với triết lý ích kỷ "thôi thôi bớt giận làm lành, chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta". Tranh miêu tả khái quát nhưng lại rất thực, toàn bộ cảnh kịch chiến được đặt trên nền đỏ tươi của nền tranh làm tăng thêm sức mạnh của chủ đề, nêu bật tiếng cười thâm thuý, mỉa mai của quần chúng nhân dân với lối sống đa thê nhiều thiếp.
* Tranh hứng dừa:
Miêu tả bằng khía cạnh trào lộng, vui vẻ và hóm hỉnh. Hình ảnh vững chãi của cây dừa và nét uyển chuyển của hai nhân vật làm cho khung cảnh thêm sinh động, hồn nhiên mộc mạc. Với không gian miêu tả ước lệ, ý nhị đã nêu bật tình cảm sôi nổi, chân thật của tuổi trẻ không muốn bị gò bó trói buộc. Trong khuôn khổ của xã hội phong kiến.
Khen ai khéo dựng nên dừa.
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi.
Hình ảnh và lời thơ quyện chặt lấy nhau phản ánh tình cảm lứa đôi trong sáng, mộc mạc, một lối sống đẹp của thanh niên nam mữ lúc bấy giờ. Một cái nhìn mới mẻ, độc đáo của các nghệ nhân ta.
Bên cạnh yếu tố thâm thuý giản đơn mà hồn hậu hóm hỉnh các nghệ nhân đã đi đến nắm bắt được yếu tố tạo hình ở mức độ cao hết sức độc đáo trong tranh: Đó là "ước lệ tạo hình dân gian". Trong hầu hết các bức tranh dân gian cả ánh sáng, không gian, con người và cảnh vật đều được ước lệ. Không gian ước đòi hỏi ở trên nó cũng phải ước lệ để làm sao gợi được nhiều nhất vì thế hình được thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để có thể phô diễn được đầy đủ nhất.
Con lợn muốn rõ nhất phỉa được vẽ ở thế nhìn ngang như mõm lại như nhìn từ phía trước. Cảnh hứng dừa, cây dừa được thu nhỏ lại để tương ứng với người trèo và người hứng. Trong cảnh chuột vinh quy: Chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa chỉ nhấp nhỉnh nó nhưng vẫn thấy thuận mắt. cái thế giới trong tranh gồm đủ cả 3 tầng: trời, trần và dưới đất. Chỉ cần vài chi tiết là gợi ra cái không gian cần cho sự việc xẩy ra. Muốn đạt tới mức nhập tâm đó người nghệ sĩ buộc phải quan sát rất nhiều lần con người và cuộc sống xung quanh, phải thấu hiểu trạng thái bên trong lẫn bên ngoài của con người và cuộc sống đó.
Lấy "đơn tuyến bình đồ" làm nền tảng, lấy "ước lệ tạo hình dân gian" làm tiêu chuẩn, nghệ nhân xưa đã tạo được nhiều bốc cục tranh phong phú. Tranh lá mét, tranh phá ba, tranh cỡ lớn hay tranh nhị bình, tứ bình, tranh đơn hay tranh đối, tranh có khung viền hay không có khung viền ngoài... hầu hết đều theo hình chữ nhật nằm dọc hay ngang, trên đó các hình tượng được vẽ ra theo ước định nhất định cả về không gian lẫn thời gian.
Tính "ước lệ tạo hình dân gian" thật đa dạng:
- Có lúc đặt từng nhân vật, hình tượng trên mặt phẳng tưởng chừng không chú ý gì đến tỷ lệ xa gần, lớn bé như trong tranh đánh vật.
- Có lúc từng hoạt cảnh riêng lẻ của mọi công việc diễn ra từ dưới bức tranh và tuần tự ngược dần lên trên đầu bức tranh trong bản đồ canh nông.
Nhưng cũng có lúc bố cục tranh tuân thủ chặt chữ "ước lệ tạo hình dân gian" hình tượng ơ rgần to hơn hình tượng ở xa, người lớn được vẽ to hơn đưa bé, hình tượng chủ yếu được đặt ở vị trí xứng đáng trên mặt tranh. "ước lệ tạo tạo hình dân gian" còn được thể hiện ở cách tả người, tả vật:
Ví dụ: người thiện với gương mặt tròn bầu hiền tư, dáng người khoan thai nho nhã. Người ác: được miêu tả má bạnh, mày xách mắt trợn, tay đao tay kiến, chân chữ bát...
- Con trai: vai to nở nang, mạnh khoẻ.
- Con gái: yếm thắm, váy dài, vai xuối lẳng.
- Trẻ em: Tóc chỏm đoà, mày lá liễu, trán thông minh, đôi mắt sắc, mồm mím lại như đang cười mĩm, mặt tròn đầy như trăng rằm đôi vai cong xuôi liền với hai cánh tay tròn chắc.
Diễn tả vật cũng vật "ước lệ tạo hình dân gian" lâu dần trở thành "phong cách tạo hình dân gian".
Lấy việc tả "con lợn ăn cây ráy" làm thí dụ: toàn thân con lợn được cách điệu khá cao về mặt nghệ thuật trông như nửa thực nửa hư. Dáng đứng bình thản, bốn chân dạng ra, bụng xề xuống, lưng cong, mũi như nhìn từ ở thế đối mặt, đuôi xoà như chiếc quạt, cái xoáy âm dương nhỏ to trên lưng (theo quan niệm á Đông xoáy âm dương tượng tưng cho sự sinh tồn).
Lối cách điệu này trông thật táo bạo, nhưng là cái táo bạo có suy nghĩ tìm tòi, có chủ định nghệ thuật rõ ràng.
Chính những yếu tố mang đậm chất tạo hình như vậy đã lưu lại trong người xem những ấn tượng sâu sắc và tranh dân gian Việt Nam đã tìm được chỗ đứng cao trên diễn đàn văn hoá dân gian trong nước và trên thế giới.
3, Tính độc đáo trong "ngôn ngữ tạo hình" (màu sắc - đường nét - hình mảng) chất liệu và hình thức thể hiện:
* Chất liệu: (giấy in và bảng màu):
Giấy in: Một nét độc đáo nữa trong tranh dân gian Việt Nam và Đông Hồ nói riêng và loại Giấy Dó, một loại giấy mang tính biểu cảm cao. Đây là loại giấy có thể tạo ra và giữ được cái tươi mát, sáng sủa mịn màng của hình, nét và màu sắc. Trước kia những tờ tranh làm bằng giấy dó thường chỉ có 3 nền màu
File đính kèm:
- Net doc dao trong tranh dan gian VN.doc