Ngữ văn luyện thi vào lớp 10 - Bài: Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du)

I. Kiến thức cơ bản

- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu: Gặp gỡ và đính ước.

- Bố cục:

+ 4 câu đầu: Vẻ đẹp ngày xuân.

+ 3 câu tiếp: không khí náo nức tươi vui của lễ hội thanh minh.

+ Các câu còn lại: Cảnh chị em Kiều du xuân trở trở về.

- Giá trị cơ bản:

+ Nghệ thuật: tả cảnh, từ ngữ và biện pháp miêu tả giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên tâm trạng

mình.

+ Nội dung: bức tranh thiên nhiên và lễ hội tuyệt đẹp gắn liền với đoạn đời êm đềm của Thúy Kiều.

pdf3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5843 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn luyện thi vào lớp 10 - Bài: Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - CẢNH NGÀY XUÂN - Nguyễn Du I. Kiến thức cơ bản - Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu: Gặp gỡ và đính ước. - Bố cục: + 4 câu đầu: Vẻ đẹp ngày xuân. + 3 câu tiếp: không khí náo nức tươi vui của lễ hội thanh minh. + Các câu còn lại: Cảnh chị em Kiều du xuân trở trở về. - Giá trị cơ bản: + Nghệ thuật: tả cảnh, từ ngữ và biện pháp miêu tả giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên tâm trạng mình. + Nội dung: bức tranh thiên nhiên và lễ hội tuyệt đẹp gắn liền với đoạn đời êm đềm của Thúy Kiều. II. Chữa đề: Cảm nhận về đoạn thơ Mở bài - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Một trong những phương diện làm nên thiên tài Nguyễn Du trong Truyện Kiều là miêu tả cảnh. Đoạn trích Cảnh ngày xuân có thể coi là một chuẩn mức trong nghệ thuật tả cảnh của Truyện Kiều. Thân bài - Ý 1: Giới thiệu khái quát + Vị trí đoạn trích: Thuộc phần đầu của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước. Sau khi miêu tả tài sắc chị em Kiều, tác giả kể lại cuộc du xuân của ba chị em Kiều – Vân – Quan. + Bố cục: 3 phần - Ý 2: Phân tích cụ thể 2.1. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” + Hai câu đầu gợi tả bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng quen thuộc bầu trời rạng rỡ ánh sánh trong trẻo (thiều quang: ánh sáng đẹp của ngày xuân) từng đàn chim én bay liệng nhịp nhàng. Hình ảnh con én đưa thoi vừa gợi sự trôi chảy của thời gian trôi nhanh như chiếc thoi dệt vải, như cánh én liệng trong bầu trời quang đãng. + Hai câu sau: gợi tả thần thái tuyệt đẹp của mùa xuân qua hình ảnh của thảm cỏ xanh non. Không gian khoáng đạt, trong trẻo trên nền trời xanh ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng muốt tạo ra một bức Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - tranh thiên nhiên hài hòa, tươi sáng và đầy sức sống. Chữ “trắng” đẩy lên trước gây ấn tượng mạnh, chữ “điểm” gợi ấn tượng về bàn tay người nghệ sĩ chấm phá điểm nhấn khiến bức tranh mùa xuân trở nên tươi tắn, sống động, có hồn. Tác giả đã chuyển từ hình ảnh khứu giác "cỏ thơm" sang hình ảnh thị giác “cỏ xanh” để tô đậm ấn tượng về mùa xuân. Như vậy, trong 2 cặp lục bát đầu tiên tác giả đã bằng lối vẽ chấm phá gợi tả một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, sống động. 2.2. Bức tranh lễ hội mùa xuân tương bừng, náo nức - Hàng loạt các danh từ ghép: yến anh, chị e, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần để nói lên sự đông đúc, phong phú đa dạng của lễ hội. - Những động từ (sắm sửa), tính từ, đặc biệt là từ láy (dập dìu). "Nô nức", "gần xa" cho thấy không khí rộn ràng, náo nhiệt của khung cảnh lễ hội. - Hình ảnh “nô nức yến anh” – hình ảnh ẩn dụ: gợi ra từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chím én, chim oanh. - Hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước…” làm nổi bật sự đông đúc, nhộn nhịp của lễ hội. → Tác giả đã khéo dùng từ ngữ, các biện pháp tu từ để miêu tả không khí lễ hội mùa xuân, thể hiện tâm trạng náo nức của con người trong tuổi trẻ. 2.3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về (6 câu cuối) Nhận xét chung: khung cảnh thiên nhiên sống động, đẹp đẽ nhưng không rộn ràng, náo nức mà lắng xuống trong những chuyển động nhẹ nhàng (thơ thẩn, lần), đường nét tao nhã và cảm xúc bâng khuâng buồn tiếc. - Thời gian: + “Bóng ngả về tây” – mặt trời chênh chếch xế chiều: chuyển về chiều – thời điểm ngày tàn gợi cảm giác buồn thương, tàn tạ. + Hội tan: gợi nỗi tiếc nuối bâng khâng - Không gian: + Thơ mộng, đẹp đẽ, sống động với hình ảnh mặt trời dần xuống, dòng suối uốn cong mềm mại, con cầu nhỏ soi mình trên dòng nước. + Nhưng lặng lẽ, nhạt nhòa hơn: Màu sắc: không xuất hiện những gam màu sắc nét, tươi tắn như ở trên mà màu nắng chiều nhòa nhạt, thanh đạm của nước, cầu. Chuyển động: nhẹ nhàng, chậm rãi. Mặt trời “tà tà ngả bóng”, “chị em thơ thẩn, bước dần, lần xem”, dòng nước “nao nao”. Âm thanh: tĩnh lặng chỉ có đường nét, màu sắc chứ không hề có âm thanh xuất hiện. → Bức tranh tĩnh lặng đẹp nhưng buồn. Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - - Bức tranh thẫm đẫm tâm trạng con người: các từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” không chỉ có tác dụng gợi hình mà còn gợi ra cái nhìn, cùng với đó là tâm trạng bang khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang tàn và linh cảm về một điều sắp xảy ra. Và như ta đã biết, ngay sau câu thơ này là cảnh chị em Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên rồi gặp Kim Trọng – những nhân vật quan trọng dệt nên định mệnh của đời Kiều. Tóm lại: - Bức tranh phong cảnh trong Truyện Kiều mang những nét đặc sắc riêng so với phong cảnh truyền thống của thơ xưa: cảnh không tĩnh tại mà sống động, mở ra theo thời gian, không gian và cảm xúc cái nhìn của nhân vật. - Nói riêng về phong cảnh thiên nhiên: cảnh ngày xuân là một trong nhũng bức tranh đẹp nhất trong Truyện Kiều. Bức họa thiên tài gồm hai mảng mà vừa tương phản, vừa hài hòa. Sáng xuân tinh khôi, trong trẻo như sự thanh khiết, đầy sức sống trong tuổi thanh nữ êm đềm của Kiều, Vân. Chiều tà bảng lảng, tĩnh lặng như nỗi bâng khuâng dấy lên trong tâm trạng hai chị em Kiều cùng những dự báo về tương lai của đời Kiều. - Cảnh sinh hoạt: thơ xưa ít viết về cảnh sinh hoạt, chỉ chủ yếu viết về cảnh thiên nhiên. Bản thân việc đề cập đến cảnh sinh hoạt cũng đã là một nét mới với tác giả Nguyễn Du. Cảnh sinh hoạt ở đây hiện lên khá sinh động với cả người, vật, âm thanh chuyển động…. Tất cả đều náo nức, nhộn nhịp, tươi vui. Tác giả đã kết hợp giữa bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh. Kết luận 1: Ấn tượng, cảm nghĩ của em khi đọc đoạn trích. Đoạn trích đã để lại trong người đọc bao niềm vui xen lẫn nỗi nuối tiếc, xót xa. Một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa, đáng yêu như thế, một khởi đầu cuộc đời đẹp đẽ như thế tại sao lại có thể kết thúc bi kịch như thế. Và trong ta dào lên ước ao làm như thế nào để tuổi xuân, sắc xuân còn lại mãi trong cuộc đời con người. Kết luận 2: Đoạn trích là một thành công xuất sắc của Nguyễn Du trong miêu tả cảnh. Nguồn: Hocmai.vn Giáo viên: Doãn Đông

File đính kèm:

  • pdfCanh ngay xuan.pdf