Những câu hỏi thường gặp trong kỹ thuật trồng trọt

HỎI:Tôi có một vấn đề muốn nhờ các nhà khoa học chỉ dẫn đó là kỹ thuật ghép cây xương rồng.

(Nguyễn Thị Trung Hiếu- Chí Linh, Hải Dương)

ĐÁP:Xương rồng là giống cây rất dễ trồng và rất dễ ghép. Các ghép xương rồng không cầu

kì, chỉ cần được nhìn người khác ghép 1 lần là bạn có thể tiến hành ghép xương rồng cho mình

một cách độc lập. Các bước tiến hành ghép xương rồng như sau:

Chọn gốc ghép: thông thường gốc nghép được các nhà vườn sử dụng là cây thanh long,

hylocereus, giống Opuntia, hoặc Euphorbia Antiquorum

Giống xương rồng được ghép là các giống xương rồng quí có giá trị thẩm mĩ, kinh tế. ví dụ: lan

càng cua, xương rồng bát tiên

Tiến hành ghép như sau: dùng dao sắc cắt vạt chéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (chữ V), hoặc

có thể cắt bằng mặt trên gốc ghép, sau đó cắt cành ghép thành hình khớp bổ sung với gốc

ghép (gốc ghép cắt bằng thì cành ghép cắt bằng, gốc ghép cắt hình chữ V thì cành ghép cắt

hình nêm mũi tên, gốc ghép cắt vạt chéo thì cành ghép cắt vạt chéo theo chiều ngược lại).

Sau khi cắt gốc ghép và cành ghép, tiến hành ráp chúng lại với nhau cho sao cho cành ghép và

gốc ghép liền mí với nhau, tiến hành dùng sợi chỉ nhỏ buộc chặt cành ghép vào gốc ghép (khi

buộc chỉ nên buộc sọi chỉ vào các mấu gai để mối buộc không bị tuột). có thể tiến hành cố định

cành ghép với gốc ghép với nhau bằng cách dùng các ghim tre, nứa.

pdf128 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những câu hỏi thường gặp trong kỹ thuật trồng trọt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỎI:Xin cho biết giống cỏ nào thích hợp để phát triển đàn dê, thỏ. Những giống cỏ đó mua ở đâu? (Văn Công Thanh- Xã Tân Lý Đông, Châu Thành, Tiền Giang) ĐÁP:Một số giống cỏ, cây làm thức ăn cho dê có thể phát triển được ở nước ta: Cỏ ghi nê, cỏ voi, cỏ ruzi, cỏ lông para, chè khổng lồ,cây đậu Sơn Tây, cây keo dậu... Một số cây làm thức ăn cho thỏ Cỏ mật, cỏ tự nhiên ngoài đồng, cây chè khổng lồ, cỏ sả, cỏ voi, cỏ ruzi Địa chỉ liên hệ mua giống cỏ: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi Số 85/841 phố Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 08.8942474-8958864 HỎI:Tôi có một vấn đề muốn nhờ các nhà khoa học chỉ dẫn đó là kỹ thuật ghép cây xương rồng. (Nguyễn Thị Trung Hiếu- Chí Linh, Hải Dương) ĐÁP:Xương rồng là giống cây rất dễ trồng và rất dễ ghép. Các ghép xương rồng không cầu kì, chỉ cần được nhìn người khác ghép 1 lần là bạn có thể tiến hành ghép xương rồng cho mình một cách độc lập. Các bước tiến hành ghép xương rồng như sau: Chọn gốc ghép: thông thường gốc nghép được các nhà vườn sử dụng là cây thanh long, hylocereus, giống Opuntia, hoặc Euphorbia Antiquorum Giống xương rồng được ghép là các giống xương rồng quí có giá trị thẩm mĩ, kinh tế. ví dụ: lan càng cua, xương rồng bát tiên Tiến hành ghép như sau: dùng dao sắc cắt vạt chéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (chữ V), hoặc có thể cắt bằng mặt trên gốc ghép, sau đó cắt cành ghép thành hình khớp bổ sung với gốc ghép (gốc ghép cắt bằng thì cành ghép cắt bằng, gốc ghép cắt hình chữ V thì cành ghép cắt hình nêm mũi tên, gốc ghép cắt vạt chéo thì cành ghép cắt vạt chéo theo chiều ngược lại). Sau khi cắt gốc ghép và cành ghép, tiến hành ráp chúng lại với nhau cho sao cho cành ghép và gốc ghép liền mí với nhau, tiến hành dùng sợi chỉ nhỏ buộc chặt cành ghép vào gốc ghép (khi buộc chỉ nên buộc sọi chỉ vào các mấu gai để mối buộc không bị tuột). có thể tiến hành cố định cành ghép với gốc ghép với nhau bằng cách dùng các ghim tre, nứa. HỎI:Xin cho tôi biết ở đâu cung cấp các tài liệu về kỹ thuật trồng hoa lan và cây cảnh. Xin cám ơn. (Nguyễn Thanh Tâm) ĐÁP:Các địa chỉ cung cấp tài liệu về kĩ thuật trồng hoa lan, cây cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh là: 1.Trung tâm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật Nông nghiệp thuộc Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam Việt Nam: 12 Nguyễn Chí Thanh- Quận 10-TP HCM ĐT: 08.8355147 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp- TP HCM địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quận 1- TP HCM. 3. Trang web: vietlinh.com.vn Hoặc có thể vào trang ebook.com Ngoài ra bạn có thể liên hệ với: Câu lạc bộ Hoa lan, cây cảnh trường ĐHKHTN- TP.HCM, Hội hoa lan, cây cảnh thành phố HCM, các hiệu sách lớn tại thành phố hoặc tới liên hệ với các nhà sách khác. Bạn có thể tìm thông tin hoặc hỏi về hoa lan, cây cảnh tại trang web này. DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 2 HỎI:Cho tôi hỏi về kỹ thuật trồng các loại cỏ cao sản: cỏ sả, cỏ voi, cỏ stylo. Hạt giống của các lọai cỏ này có thể mua ở đâu? (Bảo Anh- ấp Cây Nính, Xã Phước Trạch, Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) ĐÁP:Kĩ thuật trồng một số loài cỏ cao sản 1.Cỏ voi: Tên khoa học là Penisetum purpureum. Là loại cỏ thảo, thân cứng, có lóng như lóng mía. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chát lượng tốt, cắt cho bò ăn tươi hay ủ tươi đều tốt. Phù hợp đất cao ráo, thích nhiều phân bón, không chịu được đất ngập úng, phèn, mặn, khả năng chịu hạn kém. - Thời vụ trồng thích hợp là đầu mùa mưa. - Chuẩn bị đất: Cày sâu bừa kỹ , dọn sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15-20cm theo hướng Đông- Tây, ở miền núi, đất dốc thì hàng trồng theo đường đồng mức, để tránh xói mòn, hàng cách hàng 50-60cm, gốc cách gốc 30-40cm. - Phân bón tùy theo chân ruộng tốt xấu, trung bình cho 1 ha như sau: - Phân chuồng hoai mục: 15- 20 tấn, -Super lân: 250-300 kg, -Sulfat Kali: 150-200 kg, - Phân urê: 450-500 kg. - Giống: Trồng bằng hom, thân cây có độ tuổi 80-100 ngày, chặt vát dài 25-30cm/hom, có 3-5 thắt mầm. Số lượng cần 8-10 tấn hom/ ha. - Cách trồng: Trồng hom đơn, đặt hom theo rãnh chếch 450, hom cách hom 30-40 cm, lấp đất sao cho 20cm dưới mặt đất 10cm trên mặt đất. - Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày mầm cỏ lên khỏi mặt đất, làm cỏ phá váng, trồng dặm, khi cỏ ra lá mới bón thúc phân urê. - Thu hoạch: 50-60 ngày mới thu hoạch (không thu hoạch non đợt đầu), các đợt tái sinh tiếp theo khoảng 45 ngày, cắt sạch để cỏ mọc đều, gốc để lại 3-5 cm... 2. Cỏ sả (cỏ Ghi-Nê): Tên khoa học là Panicum Maximum. Là giống cỏ thảo, thân bụi như bụi sả.Có 2 giống cỏ sả: Cỏ sả lá lớn và cỏ sả lá nhỏ. Cỏ sả lá lớn năng suất cao trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc ủ tươi chung với cỏ voi đều tốt. Cỏ sả lá nhỏ năng suất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm đạp, trồng để chăn thả rất tốt. Cỏ sả sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng, chịu bóng cây, chất lượng tốt để trồng. Phù hợp chân ruộng cao, đất pha cát, không chịu đất ngập úng. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom nhánh. - Thời vụ trồng: Tốt nhất là đầu mùa mưa. - Chuẩn bị đất: Như đối với cỏ voi. Nếu trồng hạt thì làm đất kỹ hơn. Phân bón (tính cho 1 ha): - Phân chuồng hoại mục: 10- 15 tấn: -Super lân: 200-250 kg; - Sulfat Kali: 150-200kg; - Urê: 350-400 kg; phân hữu cơ, lân, Kali bón lót hết theo hàng. Phân urê chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch. - Giống: Nếu trồng bằng hạt cần 5-6 kg/ ha. Nếu trồng bằng hom cần 5-6 tấn/ ha. Cách trồng: Như trồng cỏ voi 3. Cỏ Stylo plus Giống cỏ Stylo họ đậu (nguồn gốc Australia) giàu đạm (24%), thích nghi và phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, cải tạo đất rất tốt đã được trồng và phát triển ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Giờ đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu đồng cỏ Australia lại cho ra đời thế hệ Stylo mới (Stylo plus). Giống cỏ Stylo thế hệ mới này có đầy đủ những đặc tính vốn có của giống, ngoài ra còn có những ưu điểm: chu kỳ giống sử dụng dài hơn, khoảng 3 - 4 năm tuỳ thuộc vào chế độ chăm sóc; khả năng kháng bệnh cao hơn; tính thích nghi cao hơn. Stylo plus được coi là nguồn thức ăn bồi dưỡng cho bò gầy, bò mang thai... DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 3 Kĩ thuật trồng: - Làm đất, xuống giống: làm đất mịn, cào bằng, gieo hạt, khoả lấp nhẹ, 10kg/ha. Giữ ẩm ướt trong suốt quá trình trồng. Phải có hệ thống tưới để cây phát triển tốt nhất. Từ 8 - 9 tuần sau khi gieo thì tiến hành thu hoạch lứa đầu tiên, cắt cách gốc 30cm. - Bón phân, tưới nước: ngoài phân chuồng bón lót, cứ 10 ngày bón phân NPK 0-10-15. Số lượng phân tuỳ theo tình trạng đất của mỗi trang trại. Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Sau lần cắt đầu tiên, cứ 50 ngày sau cắt một lần. Năng suất lứa cắt đầu tiên khoảng 4kg/m2. Năng suất các lứa tiếp theo tăng dần do cây đẻ thêm nhiều nhánh, có thể đạt 7kg/m2. Lưu ý, với cỏ Stylo plus không dùng phân đạm (không cân thiết), vì bản thân cây đã sản xuất ra đạm để phát triển. Bón vi lượng có chứa Molydenum, bón calcium sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng khi trồng cỏ Stylo plus. Địa chỉ liên hệ nơi bán các giống cỏ trồng: - Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi bò sữa, thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Địa chỉ: Xã Phú Mỹ, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650.839203, Fax: 0650.825515. - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Đia chỉ: Quận Thủ Đức TP.HCM. ĐT: (08).8963353 HỎI:Em muốn hỏi kỹ thuật trồng cây hẹ và cây húng quế. (Lê Thị Thanh Hương- Bình Dương) ĐÁP:1. Kĩ thuật trồng hẹ Đất trồng: Hẹ trồng được trên nhiều loại đất nhưng rất thích đất mới khai phá, cấu trúc đất thông thoáng, thoát nước tốt, nếu đất cũ nhớ sau trồng 10 - 12 tháng phải phá bỏ gốc, thay đổi đất mới bằng cách lấy đất tầng sâu đổi đất lên tầng mặt. Làm đất: Liếp trồng rộng 0,8 - 1m, cao 0,3 - 0,4m, rãnh rộng 20 x 30cm, chiều dài tùy vuông đất; trước khi lên liếp nên phơi đất khô, lấy len xới đất chất từng cục, trên mặt trải lớp rơm mục hay bã mía, sau đó tưới nước cho đất từ từ rã (tùy địa hình, mùa vụ). Cách trồng: Trồng lúc trời mát, giống cần 250 - 350kg/1000m2, mỗi bụi trồng 3 tép trở lên, khoảng cách 0,15 - 0,2m, cấy sâu từ 3 - 5cm. Tưới nước: Nguồn nước tưới phải sạch, không nhiễm phèn mặn, tùy tuổi cây tưới 1 - 2 ngày/lần. Bón phân (tính trên 1 công đất): Bón lót trước trồng 5 ngày trên mặt líp, rải tuần tự như sau vôi 50 - 60kg + phân chuồng hoai 10 - 15 thúng + 20kg Super lân + 5kg KCl; bón thúc sau khi trồng hoặc sau khi thu hoạch 10 ngày dùng 2 muỗng urê + 2 muỗng Super lân / pha 10 - 15 lít nước / tưới 15m2 đất và cứ cách nhau 8 - 10 ngày lại tưới đợt phân tiếp liều lượng gồm 4 muỗng urê + 4 muỗng Super lân pha 15 - 20 lít nước / tưới 10m2 đất; chú ý lượng phân tăng giảm tùy theo phát triển cây hẹ. Chăm sóc: Ở vùng nước mặn, mùa nắng không tưới để rụi, mưa xuống tưới chăm sóc lại hẹ phát triển bình thường, nếu lá hẹ màu xanh nhạt phát triển kém, nhìn thấy thiếu phân không phải bị tuyến trùng hay bệnh tưới HVP, phân cá, ... cây lớp đổ, trời lạnh tưới 1 muỗng KCl / 10 lít nước / 10 m2 đất, do cây lòi gốc rễ thu hoạch nhiều lần nên bồi bùn quanh gốc. Phòng trừ dịch hại: Sâu xanh dùng Macht, Mimic; sâu vòi đục gân lá trị Fastac + Trebon, Sumit + Bi 58. Phòng trừ bệnh vàng lá dùng Tilt 6 - 8cc + KNO3 50gr / 8 lít ; tiêm lửa, đốm lá (lá kéo chỉ vàng, ngọn khô trắng) trị Score, Dipomat. Thu hoạch: Hẹ sau khi xuống giống 2 tháng thì thu hoạch đợt đầu, dùng dao cắt sát mặt đất, đợt 2 trở về sau cách nhau 1 tháng, năng suất đợt 2 tăng gấp đôi so với đợt 1, đến đợt thứ 5 - 6 thì giảm dần, mỗi vụ hẹ trồng thu hoạch được 8 - 10 lần, thời gian từ 10 - 12 tháng. DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 4 2. Kĩ thuật trồng rau húng Có nhiều giống: húng láng, húng chanh, húng quế, húng dổi. - Cách trồng: cắt cành, dài 3-5 cm, giâm sâu dưới đất 3 - 4 cm, uốn cong phần cành chôn dưới đất. Nếu vườn giống cũ thì tháng 10 - 11 lấy mầm trắng mọc dưới đất làm giống. - Đất trồng: chọn đất giàu N, P, K, xốp thoáng, cao ráo, dãi nắng, thoát nước. Có dãi nắng thì mới có mùi thơm. - Phân bón: Tốt nhất là khô dầu ngâm ủ rồi bón lót (10 tấn/ha) hoặc phân bắc, phân lợn ủ mục (20 - 25 tấn/ha) và tưới nước giải lúc chăm sóc. - Chăm sóc: Cắt lá ăn rồi, sau 20 ngày phải giâm lại chứ không để liên miên. Cắt sát đất độ 5 cm, xong tưới nước giải pha loãng 15 - 20%. Nếu khô hanh, tưới nước hàng ngày. HỎI:Kỹ thuật phòng trừ sâu sâu quấn lá cho lu ́a. (Nguyễn Khắc Sướng- Xóm Vinh Ngoại, Xã Thượng Kiệm, Kim Sơn, Ninh Bi ̀nh) ĐÁP:Kỹ thuật phòng trừ sâu cuốn lá 1. Kĩ thuật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ Không cần phòng trừ đối với lúa giai đoạn sau cấy 30 ngày (hoặc sau sạ 40 ngày), vì ở giai đoạn này cây lúa có khả năng "đền bù", những dảnh, lá bị sâu phá hại sẽ được những dảnh và lá mới thay thế, ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất lúa. Nên phòng trừ tích cực giai đoạn làm đòng - trổ bông. Trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Padan, Pa tốc, Gà nòi, Regent khi sâu nở rộ (theo thông báo của trạm BVTV địa phương). Cần xác định chính xác thời điểm trứng nở rộ ở từng thửa ruộng để phun thuốc kịp thời, cho hiệu quả phòng trừ cao. Theo kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân cho thấy trong thời kỳ trứng nở (khoảng 7-10 ngày), những thửa ruộng thấp thó trổ bông thường trùng với thời điểm trứng đang nở rộ ở ruộng đó. Chú ý: Nồng độ, liều lượng xem trên bao bì hướng dẫn của gói thuốc, nên phun vào buổi chiều từ, 16- 18 giờ (4-6 giờ chiều), để hạn chế ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh của hoa lúa. Đối với thuốc Regent 800WG chỉ cần phun 1 lần, các loại thuốc khác nếu mật độ sâu nhiều nên phun 2 lần cách nhau 3-4 ngày. 2. Kĩ thuật phòng trừ sâu cuốn lá lớn Tháo nước vào ruộng cho sâu leo lên dùng vợt chao bắt hoặc thả vịt cho ăn sâu. Dùng thuốc hóa học phun vào chiều mát. Các loại thuốc trừ thường dùng thuộc nhóm lân hữa cơ, carbamate và Cúc tổng hợp đều có thể diệt được, nhất là khi sâu non còn nhỏ. HỎI:Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lu ́a. (Nguyễn Khắc Sướng- Xóm Vinh Ngoại, Xã Thượng Kiệm, Kim Sơn, Ninh Bi ̀nh) ĐÁP:Bệnh bạc lá vi khuẩn hại lúa mùa Thời kỳ từ khi lúa mùa đẻ nhánh đến trổ bông (từ tháng 8 đến đầu tháng 10), ở nước ta thường có mưa giông, bão lốc... dễ khiến cho bộ lá lúa bị sây sát hoặc giập nát, và đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm bệnh bạc lá vi khuẩn cho lúa mùa nặng hơn. Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh Bệnh bạc lá vi khuẩn phát sinh ngay từ ruộng mạ trên phiến lá, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lá lúa khi cây lúa đẻ nhánh và phát triển đến giai đoạn lúa trổ bông, hạt chín sữa và đây là DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 5 lúc bệnh gây hại mạnh nhất.Phiến lá bị khô trắng từng vệt từ chót lá hoặc từ mép lá. Khi bệnh nặng phiến lá bị khô trắng tới 60-70% diện tích hoặc toàn bộ. Các giọt dịch màu vàng hình cầu li ti thường xuất hiện ở mặt vết bệnh vào buổi sáng. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trên cây lúa làm đòng, lá đòng bị bệnh thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng và năng suất giảm tới 55- 70%, bông bạc, hạt lép nhiều. Loại vi khuẩn Xanthomonas oryzae xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương trên lá lúa. Nguồn cư trú của vi khuẩn bạc lá là qua hạt giống, cỏ dại thuộc họ hoà thảo như cỏ lồng vực, cỏ gừng, lúa chét, lúa tự mọc, đất và nước lưu tồn những vi khuẩn này, từ đó lây lan vào ruộng lúa. Với nhiệt độ 25-30oC và ẩm độ 95-100% sẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh và có nguy cơ thành dịch. Ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bị che rợp, bón đạm muộn, bón nhiều đạm, mất cân đối với lân và kali, hoặc các diện tích bón đạm rải nhiều đợt... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá vi khuẩn nặng. Qua thực tế cho thấy, ở những ruộng có mực nước vừa phải khoảng 5-6cm, được giữ ổn định cũng hạn chế được bệnh so với ruộng ngập sâu hoặc khô hạn thất thường. Tính chống chịu của giống lúa cũng ảnh hưởng nhiều đến mức độ bệnh. Những giống lúa có tính chống chịu bệnh khá, đẻ nhánh gọn, tập trung, lá đứng, bề ngang hẹp, giai đoạn làm đòng trổ bông ngắn... tỏ ra chịu được bệnh. Riêng các giống Trung Quốc thường nhiễm bệnh nặng hơn. Cách phòng trừ hiệu quả Từ giữa tháng 8 bệnh đã xuất hiện. Khi điều kiện thuận lợi, mưa nhiều bệnh sẽ phát triển nhanh. Bệnh bạc lá vi khuẩn rất khó trị nếu để bị nặng, vì vậy khâu vệ sinh đồng ruộng cần được chú trọng để hạn chế tối đa nguồn bệnh ở rơm rạ, cỏ dại, lúa chét, lúa tự mọc... Có thể xử lý hạt giống bằng nước ấm 54oC trong 10 phút, gieo mạ vào chân ruộng cao, không bị ngập nước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sâu bệnh, điều tiết để cây sinh trưởng nhanh, chăm sóc cân đối về dinh dưỡng, hợp lý về chế độ nước cho ruộng lúa. Bón đạm gọn, không bón muộn và kéo dài, chú ý kết hợp với phân chuồng, lân, kali, tro bếp. Khi bệnh chớm phát sinh, giữ nước ruộng 5-10cm, nếu lúa đã bắt đầu làm đòng có thể tháo cạn nước vài ba ngày và nhất thiết ngừng bón đạm. Khi bệnh xuất hiện với tỉ lệ 3-5% số lá bị bệnh, phải phun thuốc hoá học. Sử dụng thuốc Tilt super 300ND pha 1% phun trước khi lúa trổ đòng một tuần và sau khi lúa phơi màu xong 10 ngày, hoặc dùng Starner 20WP, pha 0,1-0,15% phun khi bệnh phát sinh và gia tăng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh xong. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Batocide 12WP, 22WP... Nếu bệnh nặng phải phun thuốc lặp lại lần 2, cách nhau 5-7 ngày và nên đổi loại thuốc khác. HỎI:Xin hỏi tại sao cây mai trồng trong chậu vào mùa mưa bị cháy lá và khô cành rất nặng, trong khi cây ngoài vườn và trồng mùa nắng thì hầu như không bị. Xin cho biết cách phòng trị. (Nguyễn Trường Khánh- Long Khánh, Đồng Nai) tả là hiện tượng cây mai mắc phải bệnh cháy lá mai do nấm Pestalotia funerea gây nên. Bệnh hại chủ yếu trên lá. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở chóp lá tạo thành vết màu nâu. Về sau vết bệnh lan dần vào trong phiến lá tạo thành mảng lớn, màu nâu xám, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá, mảng cháy có khi chiếm 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ, đó lá ổ bào tử của nấm. Lá bị bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá già, lá non ít bị bệnh. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa thu khi cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng chậm, đất thiếu dinh dưỡng, nhất là cây mai trong chậu ít được bón phân. Biện pháp phòng trừ: - Bón phân đầy đủ, cân đối NPK. - Ngắt bỏ bớt các lá già, lá bị bệnh - Định kì phun thuốc gốc Đồng như: Bordeaux, COC, Funguran, Đồng oxyxloran, Đồng sunfat DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 6 HỎI:Xin cho biết cách sử dụng: MgSO4, ZnSO4 trên cây thế nào cho hiệu quả. (Giang Hoa- 240/13/79 Nguyễn Văn Lương, P11, Q6, TPHCM) - Dùng để bón cho những cây trồng có nhu cầu magiê cao như thuốc lá, dứa, cây ăn trái... - Bón cho những loại đất nghèo magiê như đất xám, đất bạc màu, đất cát... Có thể dùng để bón lót, bón thúc, hồ qua rễ hoặc trộn với hạt giống khi gieo. - Hòa ra nước với nồng độ 0,25%-1% để phun qua lá cho cây thiếu hoặc cho những cây có nhu cầu magie cao. 2. Cách sử dụng ZnSO4 Phân kẽm có thể dùng để bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống, hồ rễ và phối vào phân đa lượng. a/ Bón vào đất - Bón phân kẽm vào đất là phương pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng thiếu hụt kẽm (Trừ áp dụng với cây chanh trên đất kiềm). Phân kẽm có thể bón rải trên bề mặt sau lần làm đất cuối hoặc bón lót bên cạnh hay dưới hạt giống hoặc rải trên mặt đất hay bón theo hang, theo hốc. Trường hợp bón rải trên mặt mà không trộn với đất thì hiệu quả sẽ thấp vì kẽm di động rất ít. - Hòa tan kẽm sunphát trong nước để tưới cho cây hoặc dùng trong quá trình sản xuất pân bón chuyên dùng hay phân hỗn hợp NPK. - Lượng phân kẽm để bón cho đất trong khoảng 5-20kg Zn/ha tùy theo cây trồng và mức độ kẽm trong đất cũng như kết cấu đất. b/ Phun qua lá - Kẽm thường được phun riêng biệt để khắc phục tình trạng thiều kẽm của cây ăn trái. Thời kì phun có hiệu quả nhất là trước khi cây đâm chồi nảy lộc (mùa xuân). - Khi cây còn non phun kẽm qua lá hiệu lực thường thấp hơn so với bón vào đất. - Phun từ 2-4 lần và cách nhau mỗi tuần cho cây trồng thiều kẽm thì có thể khắc phục tuy nhiên sẽ không còn tồn dư trong đất và bón thường xuyên mỗi vụ. - Dùng dung dịch kẽm sunphát trung tính được tạo thành bằng cách pha nồng độ 0,5% kẽm sunphát với 0,25% vôi trong nước. Lượng dung dịch phun khoảng 400lit/ha. c/ Tẩm vào hạt giống Tẩm hạt giống vào dung dịch có kẽm hoặc bột chứa kẽm trước khi gieo nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu kẽm của cây trồng. d/ Hồ rễ cây Sự thiều hụt kẽm có thể được khắc phục bằng cách nhúng rễ cây vào dung dịch kẽm. Hồ rễ là biện pháp có hiệu quả kinh tế, nhưng cũng giống như phun qua lá, biện pháp này phải thực hiện hàng vụ vì không có kẽm tồn lưu trong đất. Biện pháp hồ rễ có thể thực hiện với nhiều loại cây trước khi đem trồng. Liều lượng ZnSO4 bón cho cây trồng: - Bón rải đều: 5-20kg/ha - Bón theo hàng: 3-5kg/ha - Phun qua lá: 15-250gam - Như vây ta có thể thầy cách dùng MgSO4 và ZnSO4 là tùy thuộc vào điều kiện đất, sinh lí của từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển của cây trông. Phương pháp phun qua lá, tẩm hạt, hồ rễ có hiệu quả hấp thu cao nhất, tiết kiệm được phân nhưng năm nào cũng phải bón. Phương pháp bón trực tiếp vào đất tiết kiệm được công và vụ sau bón ít đi. DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 7 HỎI:Gia đình tôi có vườn bưởi hàng năm cho quả rất sai song cứ đến tháng 7 quả sắp được ăn thì có hiện tượng quả cứ vàng hết. Khi hái gọt ra thì ở trong có những đốm rỗ tổ ong. Hiện tượng trên là do loại bệnh gì? Có thuốc trừ không? (Phạm Thị Thu- Thanh Hoà, Ninh Hoà, Hoa Lư, Ninh Bình) đã bị hai loại sâu bệnh sau đây gây hại đó là: 1. Ruồi vàng Ruồi vàng gây hại cam quýt rất phổ biến ở Việt Nam. (Ở các huyện Nghĩa Đàn có hai loại gây hại nặng nhất đó là loài Ceratitis capitata và Dacus dorsalis). Cả hai loài đều gây hại trên bưởi, cam, quýt. Trong vài năm gần đây chúng gây thiệt hại hơn 50% sản phẩm thu hoạch. Triệu chứng: Triệu chứng đầu tiên trên quả bị gây hại có thế quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1mm. Từ đây sâu non đào lỗ và chui vào trong tép. Thông thường có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra. Sau khi bị gây hại, vết bệnh bắt đầu thối trở thành màu nâu. Cuối cùng quả rụng xuống và bị hủy toàn bộ. Đặc biệt là bưởi rất mẫn cảm với loài Ceratitis capitata. Cả hai loài này cũng gây hại cho xoài, lê, đu đủ, sung và một số loại cây ăn quả khác. Quy luật phát triển Ruồi cái đẻ trứng dài khoảng 1mm trong khoảng nhỏ của vỏ quả đang chín hoặc chín. Sâu khi nở có màu trắng và đào hang thẳng vào tép quả sinh sống 10 đến 20 ngày trước khi chúng xuống đất để phát triển thành nhộng. Có 2 loại có 4,5 lứa trên một năm. Loài Dacus dorsalis có chiều dài khoảng 7mm, cánh màu sáng, trong khi loài Ceratitis capitata chỉ dài 4-5mm, cánh có màu nâu. Biện pháp phòng trừ: - Dùng thuốc hóa học: Dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên quả. Nên phun trước khi ruồi gây hại. Khi phun thuốc phải cẩn thận, Thuốc Dipterex độc đối với người. Nêm phun ít nhất là 2 tuần trước khi thu hoạch. - Dùng bẫy bã: Một phương pháp khác được sử dụng phổ biến trên thế giới là sử dụng phương pháp bẫy bả để tiêu diệt ruồi vàng. Phương pháp này rất dễ làm: Dùng hỗn hợp 5ml mật ong và 0,1 đến 0,15% thuốc Dipterex trong 1 lít nước rồi đổ vào chai nhựa Plastic đã được cắt ra, lắc đều rồi buôc lên cành cây (1bẫy/1 cây). Có thể bỏ thêm vài lát cam mỏng tăng sự thu hút ruồi vàng vào bẫy. Gần đây có một số loại thuốc được bán trên thị trưởng như Methyleugenol (7ml)+ Nalet (1ml) hay thuốc Vizubon sử dụng rất tốt. - Vệ sinh đồng ruộng: Một số nước sản xuất cam dùng túi nilon hoặc lưới bọc quả để trống ruồi vàng và 1 số loài sâu khác. Phương pháp này được ứng dụng cho vườn nhỏ. Nó cũng có thể thực hiện được những cây có quả đơn lẻ. Nhìn chung việc gom tất cả những quả rụng, đào hố chon chúng xa vườn cây là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của ruồi. 2. Bướm đục quả Tên khoa học: Eudocima Solaminia Đặc điểm sinh học và tác hại Bướm hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn trong tán lá của các cây hoang dại mọc gần vườn. Khi trời bắt đầu tối, bướm bày từ các bụi cây dại vào vườn cây để giao phối. Ban đêm rất dễ phát hiện bướm do mắt bướm sáng và có ánh lấm lánh của cánh. Bướm đẻ trứng trên cây hoang dại , sâu non sống và hóa nhộng trên các cây này. Ban đêm bướm bay vào vườn cây phá hại quả. Bướm có khả năng phát hiện mùi quả chín từ rất xa hàng cây số để tìm đến gây hại. Tác hại chủ yếu là do bướm chích hút tọa thành những vết thương trên vỏ quả. Vết trích là một lỗ tròn đường kính chỉ khoảng 0,5mm, lúc đầu khó phát hiện, vài ngày sau chỗ vỏ quả chung quanh vết chích trở nên mềm và thối. Vết chích của bướm còn tạo điều kiện cho một số loài nấm và vi khuẩn xâm nhập làm quả thối nhanh và rụng. Quả bị hại thường bị rụng khoảng 1 tuần sau đó. quả rụng có mì hôi chua lại có tác dụng thu hút bướm đến vườn gây hại. DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM 8 Bướm hút quả ngoài hại các cây có múi còn hại nhãn, ổi, chuối, đu đủ, dứa. Biện pháp phòng trừ - Thu dọn các quả chín rụng trong vườn. - Dùng vợt bắt bướm vào ban đêm, khoảng từ 18giờ -22 giờ. - Dùng các loại quả chín ( Chuối, mít, dứa) tẩm thuốc trừ sâu để bẫy bướm. - Phát hiện các cây hoang dại quanh vườn. - Áp dụng biện pháp bao quả. HỎI:Tôi có trồng 300 góc táo đến khi gần thu hoạch thì bị hiện tượng ruồi đục trái làm hư trái gần như hoàn toàn. Tôi đã có sử dụng vizabon-D để diệt nhưng không thành công. Xin cho tôi hỏi phương pháp phòng trị. Tên khoa học: Bactrocera dorsalis Bộ hai cánh: Diptera Họ ruồi đục quả: Trypetidae Ruồi trưởng thành đẻ trứng trên quả. Sau khi nở, dòi đục vào trong quả làm quả bị thối. Một quả táo có thể có nhiều con dòi ăn quả phá. Ruồi phá hại mạnh khi quả gần chín và chín. Biện pháp phòng trừ: - Thu hoach kịp thời, không để quả chín lâu trên cây. Thường xuyên thu nhặt các quả bị rụng đem tiêu hủy để diệt dòi. - Biện pháp bao quả có tác dụng hạn chế ruồi đục quả rất rõ. - Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol (nhu Ruvancon, Vizubon-D). Thuốc này có chất dẫn dụ ruồi đực, trong thuốc có pha thêm thuốc sâu Naled, ruồi đực ăn phải sẽ chết, ruồi cái còn lại sẽ không đẻ trứng hoặc đẻ trứng không nở được. Chất dẫn dụ này có trong cây É tía và cây hương nhu. - Có thể làm bả bẫy ruồi bằng dùng 1 miếng quả chín (cam, quýt, dứa, ) có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cành cây. - Khi quả đã già chưa chín, có thể dùng thuốc Trigard hoặc các thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sagomycin, Sherpa, Fastac, Ambush, Sumi Alpha để phun. Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới nên trong xuất khẩu trái cây việc xử lí sau thu hoạch rất cần thiết. Hiện có nhiều biện pháp xử lí quả để trừ ruồi có hiệu quả đã áp dụng rộng rãi như xông hơi kết hợp xử lí nóng hoặc lạnh. HỎI:Xin cho tôi biết có thể bón lót phân kali cho lúa được không? (Nguyễn Thị Anh- Ninh Hoà, Hoa Lư

File đính kèm:

  • pdfnhung_cau_hoi_thuong_gap_trong_ky_thuat_trong_trot.pdf
Giáo án liên quan