Tần Thủy Hoàng (hay Tần Thủy Hoàng đế ) hiệu của vua Tần Doanh Chính, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất. Doanh Chính lên ngôi vua nước Tần vào năm 246 TCN. Nước Tần hùng mạnh nhất trong bảy nước lớn thời Chiến Quốc. Trong vòng 10 năm, từ 230-221 TCN, Doanh Chính lần lượt chinh phục các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề. Sau khi thống nhất đất nước, Doanh Chính xưng làm hoàng đế năm 221 TCN, lấy hiệu là Thủy Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên) của nhà Tần.
Sự thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt thời kỳ phân tranh cát cứ kéo dài 550 năm (thời Xuân Thu - Chiến Quốc, 770-221 TCN), đảm bảo cho nhân dân được yên ổn làm ăn. Những chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng được áp dụng trong toàn quốc như chia nước thành quận huyện do quan lại của triều đình cử xuống cai trị, pháp luật, tiền tệ, chế độ đo lường . được thống nhất trong toàn quốc. Tuy nhiên, trong khi xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, Tần Thủy Hoàng lại dùng pháp luật khắc nghiệt để cai trị nhân dân. Các học giả phái Nho phê phán chính sách tàn bạo của vua Tần bị đàn áp tàn khốc (460 học trò phái Nho gia bị chôn sống).
Tần Thủy Hoàng mở nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài, đánh đuổi người Hưng Nô ở Phương Bắc, xâm lược đất đai và đặt ách đô hộ các tộc Bác Việt ở Phương Nam. Để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, Tần Thủy Hoàng đã bắt nhân dân lao dịch cực khổ xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Vạn Lý trường thành ở biên giới phía Bắc, lăng Li Sơn và cung A Phòng ở kinh đô Hàm Dương và hơn 700 hành cung rải rác khắp cả nước.
Tần Thủy Hoàng chết trong một cuộc tuần du lịch địa phương. Thi hài của ông được chôn cất nghiêm mật ở lăng Li Sơn. Vua kế nghiệp Tần Nhị Thế ra lệnh chôn theo Tần Thủy Hoàng tất cả những cung phi chưa có con, đồng thời lấp kín hầm mộ, không cho những người làm nhiệm vụ chôn cất Tần Thủy Hoàng ra khỏi hầm mộ để giữ bí mật lăng vua. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhân dân Trung Quốc căm phẫn, oán giận sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, đã nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, lật đổ ách thống trị nhà Tần.
61 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những nhân vật Lịch sử Khối 10+11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 10
Tần Thủy Hoàng (221-210 TCN)
Tần Thủy Hoàng (hay Tần Thủy Hoàng đế ) hiệu của vua Tần Doanh Chính, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất. Doanh Chính lên ngôi vua nước Tần vào năm 246 TCN. Nước Tần hùng mạnh nhất trong bảy nước lớn thời Chiến Quốc. Trong vòng 10 năm, từ 230-221 TCN, Doanh Chính lần lượt chinh phục các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề. Sau khi thống nhất đất nước, Doanh Chính xưng làm hoàng đế năm 221 TCN, lấy hiệu là Thủy Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên) của nhà Tần.
Sự thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt thời kỳ phân tranh cát cứ kéo dài 550 năm (thời Xuân Thu - Chiến Quốc, 770-221 TCN), đảm bảo cho nhân dân được yên ổn làm ăn. Những chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng được áp dụng trong toàn quốc như chia nước thành quận huyện do quan lại của triều đình cử xuống cai trị, pháp luật, tiền tệ, chế độ đo lường ... được thống nhất trong toàn quốc. Tuy nhiên, trong khi xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, Tần Thủy Hoàng lại dùng pháp luật khắc nghiệt để cai trị nhân dân. Các học giả phái Nho phê phán chính sách tàn bạo của vua Tần bị đàn áp tàn khốc (460 học trò phái Nho gia bị chôn sống).
Tần Thủy Hoàng mở nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài, đánh đuổi người Hưng Nô ở Phương Bắc, xâm lược đất đai và đặt ách đô hộ các tộc Bác Việt ở Phương Nam. Để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, Tần Thủy Hoàng đã bắt nhân dân lao dịch cực khổ xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Vạn Lý trường thành ở biên giới phía Bắc, lăng Li Sơn và cung A Phòng ở kinh đô Hàm Dương và hơn 700 hành cung rải rác khắp cả nước.
Tần Thủy Hoàng chết trong một cuộc tuần du lịch địa phương. Thi hài của ông được chôn cất nghiêm mật ở lăng Li Sơn. Vua kế nghiệp Tần Nhị Thế ra lệnh chôn theo Tần Thủy Hoàng tất cả những cung phi chưa có con, đồng thời lấp kín hầm mộ, không cho những người làm nhiệm vụ chôn cất Tần Thủy Hoàng ra khỏi hầm mộ để giữ bí mật lăng vua. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhân dân Trung Quốc căm phẫn, oán giận sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, đã nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, lật đổ ách thống trị nhà Tần.
GIENGIT KHAN (Thành Cát Tư Hãn) (1206 - 1227)
Giengit Khan tên hiệu của Têmudin (Thiết Mộc Chân) (1155 - 1227)- vua đầu tiên của đế quốc Mông Cổ, nổi tiếng trong lịch sử trung đại về tài quân sự thao lược, cũng như về sự tàn bạo.
Giengit Khan xuất thân trong một gia đình quý tộc thị tộc Mông Cổ, con trai của thủ lĩnh bộ lạc Taisiut. Ông thông minh, khôn ngoan, dũng cảm, nhưng cũng hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn. Năm 1189, Têmudin được giới quý tộc trong bộ lạc mình bầu làm thủ lĩnh bộ lạc (gọi là Khan). Năm 1206, trong hội nghị quý tộc thị tộc Kuruntai của liên minh bộ lạc Mông Cổ - Tatarơ (Thái Đát0), Têmudin được bầu làm thủ lĩnh tối cao của liên minh bộ lạc (gọi là Khan lớn hay vua). Têmudin lấy biệt hiệu là Giengit Khan (vua của những người dũng cảm).Sau khi nắm quyền hành, Giengit Khan xây dựng liên minh bộ lạc Mông Cổ - Tatarơ thành một quốc gia phong kiến tập trung hùnh mạnh. Giengit Khan đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức và huấn luyện quân đội, biến những người dân du mục thành những kị binh ưu tú, Giengit Khan đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, chiếm đóng một lãnh thổ rộng lớn bao gồm miền Nam Xibia, Bắc Trung Quốc, Trung á và một phần ngoại Capcadơ. Quân đội Mông Cổ đi đến đâu, tàn phá, giết chóc, cướp bóc khủng khiếp đến đó. Nhiều thành thị, làng mạc bị thiêu trụi, biến thành đống gạch vụn, xác chất cao như núi. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy, kháng chiến anh dũng chống trả quyết liệt quân xâm lược Mông Cổ.
Năm 1227 trên đường viễn chinh, Giengit Khan lâm bệnh rồi chết. Đế quốc Mông Cổ còn được những người thừa kế của Giengit Khan tiếp tục bành trướng, mở rộng bằng chiến tranh xâm lược tàn bạo.
Thành Cát Tư Hãn
Hồng tú Toàn (1813 - 1864)
Hồng Tú Toàn - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc.
Hồng Tú Toàn xuất thân trong một gia đình trung nông ở Quảng Đông. Khi còn nhỏ, học rất thông minh; sau gia đình gặp khó khăn, ông phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình và trở thành thầy đồ dạy trẻ. Ông mấy lần đi thi nhưng không đỗ. Một lần, tình cờ đọc cuốn Lời lành răn đời của Hội Truyền bá đạo Kitô xuất bản ở Quảng Châu, đang sẵn có tâm lý bất mãn với chế độ khoa cử, căm thù sự hủ bại của triều đình Mãn Thanh và thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, ông đã quyết tâm lấy chủ nghĩa bình đẳng của đạo Kitô làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp nhân dân chống lại chính quyền Mãn Thanh.
Năm 1844, ông đi truyền đạo và năm 1850, phát động khởi nghĩa vùng núi tỉnh Quảng Tây. Sau khi giành được một số thắng lợi, ông tuyến bố thành lập chính quyền mới gọi là Thái bình thiên quốc, tự xưng là Thiên vương và phân phong cho các tướng lĩnh. Tháng 3-1853, quân Thái Bình chiếm được Nam Kinh, đặt làm kinh đô của Thái Bình thiên quốc và đổi tên là Thiên kinh. Ngoài việc tiến hành Bắc phạt và Tây chinh nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh, Hồng Tú Toàn còn ban bố Chế độ ruộng đất thiên triều và nhiều chính sách cải cách chính trị, xã hội tiến bộ khác. Nhưng Thái Bình thiên quốc đã không xây dựng những căn cứ vững chắc trong những vùng mình chiếm đóng. Bộ phận lãnh đạo phạm vào nhiều sai lầm về chính trị và quân sự. Năm 1856, Hồng Tú Toàn thủ tiêu một số tướng tá có thế lực của Thái bình thiên quốc (trong đó có Dương Tú Thanh, một viên tướng tài giỏi, thành phần cố nông) không ăn cánh với mình, làm cho lực lượng cách mạng giảm sút đi nhiều.Các nước tư bản phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ) lợi dụng sự rối ren của đất nước Trung Quốc, trước hết dùng vũ lực buộc triều đình Mãn Thanh khuất phục (Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ 2 1857 - 1860), sau đó tích cực giúp đỡ triều đình Mãn Thanh và bọn địa chủ quan liêu vũ trang tấn công Thái bình thiên quốc. Năm 1864, Thiên Kinh bị quân đội Mãn Thanh và đội vũ trang của bọn địa chủ quan liêu bao vây chặt. Quân đội và tàu chiến của Anh, Pháp, Mỹ cũng tham gia tấn công. Nghĩa quân và nhân dân trong thành chiến đấu dũng cảm. Khi thành Thiên Kinh sắp thất thủ, Hồng Tú Toàn đã tự vẫn (1-6-1864).
KHUBILAI (Hốt Tất Liệt) (1214 - 1294)
Khubilai (Hốt Tất Liệt) - vua thứ tư của đế quốc Mông Cổ (1260 - 1294), người sáng lập triều đại Nguyên ở Trung Quốc (1271 - 1368).
Khubilai là con trai thứ hai của Tului, em trai của Mônke. Khi Mônke làm Khan lớn (vua Mông Cổ) kéo quân xuống xâm lược Nam Tống, Khubilai được giao cho cầm đầu một đạo quân vòng xuống phía Nam để tạo thành thế bao vây Nam Tống. Nhưng khi nghe tin Mônke tử trận (1259), Khubilai tạm ngưng những cuộc hành quân ở miền Nam, kéo quân về Bắc để tranh ngôi. Năm 1260, Khubilai tự lên ngôi khan (vua) không thông qua chế độ bầu cử của Hội nghị quý tộc thị tộc Kuruntai, cho nên bị bọn quý tộc Mông Cổ phản đối, gây thành cuộc nội chiến tàn khốc. Năm 1264, Khubilai dời đô về Yên Kinh, sau gọi là Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay) và năm 1271 đặt tên nước là Nguyên, xưng là Nguyên Thế Tổ. Năm 1267, Khubilai bắt đầu cho quân xâm lược Nam Tống. Năm 1276, kinh đô của Nam Tống là Lâm An (Hà Châu) bị chiếm đóng, vua Tống Cung Đế bị bắt, đưa về Bắc. Cuộc kháng chiến của quân dân Nam Tống còn kéo dài đến năm 1279 mới bị tan rã.
Với chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch của người Mông Cổ, đất nước Trung Hoa bị tàn phá nặng nề. Nguyên Thế Tổ (Khubilai) được bọn Hán gian giúp sức, đã tổ chức lại bộ máy nhà nước giống như các triều đại phong kiến trước, những người Mông Cổ và các dân tộc khác đi theo Mông Cổ vào xâm lược Trung Quốc được dành quyền ưu đãi. Mâu thuẫn dân tộc kết hợp với mâu thuẫn giai cấp đã tồn tại trong suốt thời kỳ thống trị của nhà Nguyên.
Sau khi chinh phục Nam Tống xong. Nguyên Thế Tổ tiếp tục bành trướng xuống phương Nam. Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy, vượt biển, xâm chiếm Champa. Năm 1285 và năm 1287 - 1288, hai lần quân Nguyên do Thoát Hoan, con trai của Khubilai, cầm đầu kéo quân vào lâm lược Đại Việt. Nhưng những cuộc xâm lược của quân Nguyên đều thất bại. Từ đó nhà Nguyên không dám tiến xuống phương Nam nữa.
Lí Uyên (618 - 626)
Lí Uyên người sáng lập triều đại nhà Đường, hiệu là Đường Cao Tổ.
Lí Uyên nguyên là một võ tướng của nhà Tùy, trấn thủ Thái Nguyên (Sơn Tây) một địa điểm quân sự quan trọng bảo vệ biên giới phía Bắc, binh lực mạnh. Vào cuối đời Tùy, do sự thống trị tàn bạo của vua Tùy Dưỡng Đế, phong trào khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi. Một cánh quân khởi nghĩa tấn công vào kinh đô thứ hai của nhà Tùy là Lạc Dương. Tùy Dưỡng Đế bỏ kinh đô thứ nhất là Trường An, chạy xuống miền Nam. Thấy tình hình nhà Tùy sắp sụp đổ, Lí Uyên bèn cùng với con là Lí Thế Dân, khởi binh ở Thái Nguyên, kéo về chiếm Trường An (617). Năm sau, khi nghe tin Tùy Dưỡng Đế bị bộ hạ giết hại tại Giang Đô, Lí Uyên lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đường Cao Tổ, lập ra nhà Đường.
Đường Cao Tổ (Lí Uyên) đã dần dần tiêu diệt hết các cánh quân khởi nghĩa và bọn phong kiến cát cứ ở các nơi, thống nhất đất nước Trung Quốc. Đường Cao Tổ trị vì được 8 năm, thì xảy ra cuộc tranh chấp đổ máu trong hoàng tộc. Lí Thế Dân là người có công lao lớn trong việc xây dựng triều đại, nhưng lại là con thứ, không được quyền thừa hưởng ngôi báu, nên đã giết hết các anh em, buộc Đường Cao Tổ phải nhường ngôi cho. Đường Thái Tổng (Lí Thế Dân) tiếp tục sự nghiệp của Đường Cao Tổ (Lí Uyên) đưa triều Đường trở thành một đế quốc hùng cường trong lịch sử Trung Quốc.
Lí Tự Thành.
Lí Tự Thành - thũ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.
Lí Tự Thành là con một gia đình nông dân nghèo, lúc nhỏ làm mục đồng cho nhà giàu, tự mình luyện tập cưỡi ngựa, bắn tên. Khi lớn, ông bị bắt làm phu trạm vì phạm tội, phải bỏ trốn, làm nghề đồ tể để kiếm sống.
Khi phong trào khởi nghĩa nông dân lan rộng, Lí Tự Thành tổ chức một đạo quân, nhận làm bộ tướng cho Cao Nghênh Tường. Năm 1635, nhà Minh điều một lực lượng quân đội đến bao vây, nhằm tiêu diệt quân khởi nghĩa. Cao Nghênh Tường hội tụ thủ lĩnh bàn việc phối hợp hành động, phá thế bị bao vây. Trong cuộc họp, kế hoạch tác chiến của Lí Tự Thành được mọi người tán thành. Nghĩa quân phá được vòng vây, tiến thẳng đến Phụng Dương (An Huy), đốt phá lăng tẩm của tổ tiên nhà Minh để tỏ rõ quyết tâm tiêu diệt triều Minh. Năm 1636, Cao Nghênh Tường tử trận. Lí Tự Thành lên thay, trở thành người lãnh đạo chủ chốt của nghĩa quân. Để thu phục nhân tâm Lí Tự Thành phân phát của cải, chia đều ruộng đất, miễn giảm tô thuế, trọng vọng hiền tài và ban bố nghiêm lệnh. Vì thế nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy.Năm 1644, Lí Tự Thành lên ngôi hoàng đế ở Tây An (Thiểm Tây), đặt tên nước là Đại Thuận. Sau đó, Lí Tự Thành tấn công và chiếm được Bắc Kinh. Vua Minh Sùng Trinh Đế thắt cổ tự tử.Khi nghe tin nhà Minh sụp đổ, viên tổng binh nhà Minh đóng giữ Sơn Hải Quan là Ngô Tam Quế đã đầu hàng Mãn Thanh, Lí Tự Thành đem quân đánh Ngô Tam Quế bị liên quân Mãn Thanh - Ngô Tam Quế đánh bại. Lí Tự Thành phải rút khỏi Bắc Kinh (sau 43 ngày làm chủ kinh thành), rời về Tây An; sau đó lại phải bỏ Tây An, chạy xuống Hồ Bắc. Cuối cùng Lí Tự Thành bị lực lượng vũ trang của địa chủ bao vây và giết chết ở núi Cửu Cung.
Lưu Bang
Lưu Bang (tức Hán Cao Tổ) lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân cuối Tần, lật đổ nhà Tần và đánh bại các lãnh tụ khác của cuộc khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế, hiệu là Hán Cao Tổ (202-195 TCN) thành lập nhà Hán.
Sau khi Trần Thắng - Ngô Quảng phát động cuộc khởi nghĩa nông dân chống Tần được hai tháng, thì Lưu Bang là một viên đình trưởng ở ấp Bái (huyện Bái, Giang Tô) cũng nổi lên, giết viên lệnh huyện Bái, lập ra một cánh quân khởi nghĩa, tự xưng là Bái Công. Lúc đầu, Lưu Bang đi theo đạo quân khởi nghĩa của hai chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ (Hạng Tịch). Sau khi Hạng Lương tử trận, Hạng Vũ trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa chống Tần. Năm 207 TCN, Hạng Vũ đánh bại quân chủ lực Tần do Chương Hàm chỉ huy ở trận Cự Lộc (Hà Bắc). Lợi dụng lúc Hạng Vũ đang đánh nhau với quân Tần, Lưu Bang kéo quân vào kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. Khi đó, Tần Nhị Thế đã bị giết hại, vua Tần mới là Tử Anh ra hàng. Lưu Bang hủy bỏ những chính sách tàn bạo của nhà Tần, duy trì kỷ luật trong quân đội, cho nên được nhân dân Tần ngưỡng mộ.
Sau đó Hạng Vũ cũng kéo quân vào Hàm Dương, giết chết vua Tần Tử Anh đã đầu hàng, đốt cháy cung điện của nhà Tần, cướp rất nhiều của cải châu báu và bắt phụ nữ đem về căn cứ. Hạng Vũ tự xưng là Tây Sở bá vương, phân phong cho các tướng tá làm vua chư hầu, Lưu Bang được phong làm Hán Vương, cai trị đất Ba Thục và Hán Trung (vùng Tứ Xuyên ngày nay).
Chẳng bao lâu, một cuộc chiến tranh khốc liệt đã diễn ra giữa Hạng Vũ và Lưu Bang để giành bá quyền, gọi là Chiến tranh Hán - Sở (206 - 202 TCN). Buổi đầu, Sở mạnh hơn Hán, nên Hán thua. Nhưng vì Lưu Bang biết dựa vào dân, tận dụng tài năng các tướng, cho nên lực lượng ngày càng lớn mạnh. Còn Hạng Vũ cậy mình khỏe mạnh, tài giỏi, đi đâu cũng ? giết người, đốt nhà, cho nên bị nhân dân chống lại, chư hầu phản bội, ngày càng bị cô lập. Năm 202 TCN, trong trận quyết chiến Cai Hạ (huyện Linh Bích An Huy), Hạng Vũ bị đánh thua, bỏ chạy đến sông Ô thì tự sát. Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, hiệu là Hán Cao Tổ.
Chính quyền nhà Hán do Lưu Bang thành lập là chính quyền quân chủ chuyên chế tập quyền. Lúc mới thành lập, các công thần của Hán Cao Tổ nắm giữ nhiều vùng đất đai rộng lớn, Hán Cao Tổ đã tìm cách ám hại những người này (Hàn Tín, Bành Việt, Kình Bố ..v.v...) để thu hồi lại đất đai, nhưng sau đó lại phân cấp đất đai cho anh em con cháu mình làm vương hầu. Vì thế chính quyền trung ương ở đầu đời Hán chưa thực sự được củng cố. Về mặt kinh tế xã hội, Hán Cao Tổ đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ, nhờ đó đã sớm ổn định được xã hội và phát triển nền kinh tế, đặt nền móng cho sự thiết lập một đế quốc hùng mạnh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc - đế quốc Hán.
La quán Trung (k.1328 - 1398)
La Quán Trung - nhà văn lớn của Trung Quốc cuối Nguyên, đầu Minh, tác giả Tam Quốc chí diễn nghĩa. La Quán Trung, tên chính là Bản, tự Quán Trung, ham mê du lịch nên còn biệt hiệu Hồ Hải tản nhân. Tương truyền La Quán Trung xuất thân bản gia đình quý tộc ở đất Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Từ nhỏ, La Quán Trung đã nổi tiếng là người hay chữ, có tài văn chương. Tuổi thanh niên, ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng. Có tài liệu nói, ông tham gia nghĩa quân nông dân Trương Sĩ Thành chống Nguyên. Sau khi Chu Nguyên Chương diệt nghĩa quân Trương Sĩ Thành, ông không tham gia hoạt động chính trị nữa, mà chuyển sang hoạt động văn chương. Ngoài Tam Quốc chí diễn nghĩa, ông còn có những bộ tiểu thuyết khác như Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa... Những bộ tiểu thuyết này của ông đã bị người đời sau thay đổi đi nhiều không còn như nguyên tác nữa.
Sáng tác Tam Quốc chí diễn nghĩa, La Quán Trung căn cứ vào những truyện kể dân gian, có tham khảo bộ chính sử Tam Quốc chí của Trần Thọ (viết vào đời Tấn), và Tam Quốc chí chú của Bùi Tùng Chi (đời Lưu Tống - Nam Triều).
Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung gồm 240 hồi, kể lại cuộc tranh chấp giữa ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô thời Tam Quốc, diễn tả sinh động những nhân vật, những cuộc chiến tranh tàn khốc, những tai họa và nỗi thống khổ của nhân dân... Tác phẩm là một bộ bách khoa về lịch sử, quan hệ xã hội, đặc biệt có nhiều tri thức vầ quân sự. Bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa về sau được Mao Tôn Cương (đời Thanh) chỉnh lý còn 120 hồi và thêm lời bàn, hiện nay đang lưu truyền.
Tào Tuyết Cần (1723-1763)
Tào Tuyết Cần, - nhà văn lớn đời Thanh, Trung Quốc, tác giả tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng.
Tào Tuyết Cần tên là Chiêm, tự Mông Nguyên, xuất thân trong một gia đình quý tộc người Hán, nhập quốc tịch Mãn Châu. Ông sinh ở Nam Kinh, nhưng sống và làm việc tại Bắc Kinh. Bố của Tào Tuyết Cần là một quý tộc quan lại nhà Thanh, nhưng đế đời vua Ung Chính thì bị cách chức, từ đó gia cảnh sa sút, cuộc sống túng thiếu. Thuở niêu thiếu, Tào Tuyết Cần luôn sống trong cảnh bần hàn, cô độc và bất đắc chí, do vậy ông đã nhận rõ sự mục nát và những thói hư tật xấu của bọn vua quan phong kiến Mãn Thanh. Tào Tuyết Cần có thái độ phê phán nghiêm khắc về chế độ khoa cử đương thời,về chức tôn giáo và những đạo đức cổ hủ của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Hồng Lâu Mộng (giấc mộng lầu son) miêu tả một cách sinh động và sâu sắc xã hội phong kiến Trung Quốc đang trong thời kỳ suy tàn. Thông qua tấn bi kịch của đôi thanh niên nam nữ Giả Bảo Ngọc, một chàng công tử quý tộc là Lâm Đại Ngọc, một cô gái xinh đẹp, bệnh tật, cõi cút, tác giả đã khắc họa sự thối nát của xã hội đại quý tộc và những con bài của nó. Bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng gồm 120 hồi, nhưng Tào Tuyết Cần mới xong 80 hồi đầu thì mất, hơn 20 năm sau, Cao Ngạc, một nhà văn từng đỗ tiến sĩ, có lẽ được xem qua bản thảo viết dở của Tào Tuyết Cần, đã viết tiếp mà rất ăn khớp 40 hồi sau.
ASÔCA (292 - 237 TCN)
Asôca (Asoka) - hoàng đế ấn Độ thuộc vương triều Môria (273 - 237 TCN), một trong những hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử ấn Độ cổ đại.
Asôca đã tiến hành lần đầu tiên trong lịch sử cổ đại ấn Độ, công cuộc thống nhất gần như toàn vẹn bán đảo ấn Độ, (trừ phần cực nam), thiết lập nên một đế quốc rộng lớn, hùng cường.
Asôca đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là việc xây dựng kinh đô Pataliputơra với nhiều chùa chiền, cung điện, dinh thự trên một quy mô lớn và một trình độ kiến trúc cao. Từ thời Asôca còn để lại đến ngày nay một số cột ghi pháp lệnh của nhà vua bằng đá nguyên khối, đỉnh cột có tạc hình thú vật (sư sử, voi, bò rừng, ngựa).
Dưới thời Asôca, đạo Phật phát triển mạnh và được coi là quốc giáo. Nhà vua đã gia nhập hội Phật giáo. Dưới sự bảo trợ của Asôca, lần đầu tiên trong lịch sử ấn Độ và lịch sử Phật giáo, một đại hội Phật giáo có tính chất quốc gia đã được triệu tập tại kinh đô Pataliputơra. Nhờ đại hội này, giáo hội Phật giáo đã được củng cố và hoàn thiện với hệ thống tổ chức, giáo lý, lễ nghi và cùng với nó là việc xuất hiện nhiều chùa chiền, nhiều ngôi mộ hình tháp (stupa)... Asôca còn khuyến khích việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Một phái đoàn trong đó có em trai và em gái của Asôca tham gia đã được phái sang truyền đạo ở Xrilanca (đảo Xâylan) và trồng cây bồ đề làm lưu niệm ở bên đó.
ASÔCA (292 - 237 TCN)
ACƠBA (1542 - 1605)
Acơba (Akbar) - hoàng đế hùng cường nhất của triều đại Môgôn ở ấn Độ, trị vì 1556 - 1605.
Acơba sinh ra trong lúc vua cha là Humayun đang trên đường đi lánh nạn. Từ nhỏ, Acơba đã biểu lộ một tư chất đặc biệt về thể thao và võ nghệ. Khi Hamayun khôi phục lại được ngôi báu, Acơba mới 13 tuổi đã được phong làm tổng trấn xứ Pungiap và năm 14 tuổi, khi vua cha mất, lên ngôi hoàng đế ở Đêli.
Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung cao độ, tiến hành chinh phục và đàn áp khốc liệt các vùng lân cận không chịu quy thuận; mặt khác, lại thi hành chính sách khoan dung đối với mọi tôn giáo. Tuy là một tín đồ trung thành của đạo Hồi, ông đã có một thái độ rất độ lượng đối với mọi tôn giáo đang tồn tại ở ấn Độ. Ông đã ra lệnh bãi bỏ "thuế đầu người" hay "thuế ngoại đạo", một thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi. Ông khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc ấn Độ theo ấn giáo. Chính Acơba cũng lấy một công chúa xứ Ratputana theo ấn giáo làm vợ và tuyển nhiều cung phi là con gái của các gia đình quý tộc ấn Độ. Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, tuyển dụng cả những người ấn Độ theo ấn giáo vào những chức vụ cao trong chính quyền. Do đó, Acơba đã đưa đế quốc Môgôn trở thành đế quốc hùng cường nhất trong lịch sử ấn Độ.
Tuy bản thân không biết chữ, nhưng Acơba rất trọng đãi các trí thức và văn nghệ sĩ. Trong cung điện của Acơba thường tổ chức những buổi bàn luận của các học giả. Nhà vua hăng hái tham gia thảo luận với họ về các vấn đề văn học, triết học, tôn giáo. Acơba đã cho thành lập một thư viện lớn gồm hàng vạn cuốn sách chép tay và những bản dịch sách cổ ấn Độ sang tiếng Ba Tư (ngôn ngữ được sử dụng ở triều đình Môgôn). Một sử gia đã gọi Acơba là "nhà vua học giả uyên bác không biết chữ".
KILIĐASA (T.K.IV-V)
Kaliđasa - nhà thơ lớn của ấn Độ, ở thời Gupta, tác giả vở kịch Sơkuntơla nổi tiếng.
Theo truyền thuyết, Kaliđasa mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bè, được một người chăn bò nuôi dưỡng. Lớn lên, Kađiđasa là một chàng trai khỏe mạnh, nhưng trí tuệ rất kém cỏi. Về sau được nữ thần Kali truyền cho trí tuệ và óc thông minh. Do vậy, ông đã lấy tên là "kẻ nô lệ của thần Kali" (Kaliđasa). Kaliđasa đã hấp thụ được những truyền thống văn hóa lâu đời và rực rỡ của nền văn minh ấn Độ. Bản chất là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, đặc biệt là lòng thương yêu con người sâu sắc, Kaliđasa đã tiếp tục phát triền chủ đề tình yêu trong một xã hội mà chế độ đẳng cấp khắc nghiệt đang ngự trị, và có lẽ cũng chính vì thế Kaliđasa đã trở thành một trong những nhà thơ, nhà viết kịch lớn của thời đại. Kaliđasa được vua ấn Độ Vikrammađitya (biệt hiệu của Chandragupta II) mời vào cung và được coi là một trong chín viên ngọc quý của hoàng cung.
Kaliđasa có nhiều sáng tác về thơ ca, về kịch, trong đó nổi tiếng nhất là tập thơ trỡ tình Mây đưa tin và vở kịch thơ Sơkuntơla viết bằng tiếng Sănxkri. Đối với nhân dân ấn Độ, Sơkuntơla của Kaliđasa từ lâu đã đi vào tâm tư tình cảm của họ, đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác, những hoạt động văn hóa của họ (ngâm vịnh, diễn kịch, đóng phim, hội họa, âm nhạc...). Kaliđasa cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã được dàn dựng ôpêra, quay phim và công diễn ở khắp mọi nơi.
GAMA (VAXCÔ ĐƠ) (k. 1469 - 1524)
Vaxcô đơ Gama (Vasco de Gama) - nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã hoàn thành cuộc thám hiểm vòng quanh châu Phi sang ấn Độ lần đầu tiên (1497 - 1498).
Vaxcô đơ Gama thủy thủ Đồ Đào Nha, từ thời niên thiếu đã theo các tàu buôn qua lại nhiều nước ở châu Âu và dọc bờ biển châu Phi. Sau cuộc thám hiểm thành công của Bactôlômêu Điaxơ tới mỏm cực Nam châu Phi (1487), nhiều nhà hàng hải muốn tiếp tục hoàn thành cuộc thám hiểm sang ấn Độ, nhưng vua Bồ Đào Nha đã chọn Vaxcô đơ Gama, nhà hàng hải dũng cảm và có chí lớn này thực hiện.
Ngày 6-7-1497, Vaxcô đơ Gama chỉ huy đoàn tàu gồm 4 chiếc Caravela cùng 168 thủy thủ, mở đầu cuộc thám hiểm. Cuối năm, họ tới mũi Bão Táp và đi lên phía Bắc. Vaxcô đơ Gama loanh quanh ở bờ biển phía đông Châu Phi một thời gian không dám vượt qua ấn Độ Dương. Sau nhờ một thủy thủ ARập thông thuộc đường đi và hiểu biết gió mùa ở ấn Độ Dương dẫn đường đoàn tàu của Vaxcô đơ Gama cập được bến Calicut ở bờ biển Tây Nam ấn Độ (1498). Lưu lại ở đây hơn một năm, tiến hành nhiều cuộc cướp bóc và cũng xảy ra nhiều vụ xung đột với các tàu buôn ARập và dân địa phương, đến tháng 8-1499, đoàn tàu của Vaxcô đơ Gama trở về nước, chỉ còn 55 người sống sót, nhưng chở về đầy vàng và hương liệu. Sau đó, Vaxcô đơ Gama còn trở lại ấn Độ nhiều lần và đã hi sinh trên đất ấn Độ.
GAMA (VAXCÔ ĐƠ)
( 1469 - 1524)
CÔLÔMBÔ (1451 - 1506)
Crixtôphôrô Côlômbô (Christophoro Colombo) - nhà hàng hải Italia, phục vụ triều đình vua Tây Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ.
Côlômbô xuất thân trong gia đình công nhân dệt ở Giênôva, một hải cảng sầm uất ở phía Bắc Italia. Ông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dương tới miền đất xa lạ. Ông đã nhiều lần vượt biển theo các đoàn tàu buôn. Năm 1476, ông sang Bồ Đào Nha đề xuất dự án vượt đại dương theo hướng tây tới Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vua Bồ Đào Nha không chấp thuận. Ông bỏ sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha Phecnanđô và nữ hoàng Ixabenla chấp nhận dự án và cấp kinh phí cho ông thực hiện cuộc thám hiểm.
Ngày 3-8-1492, Côlômbô được phong Đô đốc, cầm đầu một đoàn tàu gồm ba thuyền buồm và 60 thủy thủ rời cảng Palôxơ (Nam Tây Ban Nha) đi tìm đường sang ấn Độ theo hướng tây. Sau hai tháng rưỡi lênh đênh ngoài biển khơi Đại Tây Dương đầy gian khổ và lo âu, ngày 12-10-1492, đoàn tàu của Côlômbô đến được vùng quần đảo Bahama, rồi Cuba và Haiti. Côlômbô tưởng rằng mình đã đến Nhật Bản hoặc những hòn đảo ven bờ ấn Độ (cho nên ông gọi dân bản xứ là người ấn Độ - Indian). Nhưng gần nửa năm sục sạo ở các hòn đảo này, ông không tìm thấy hạt tiêu và hương liệu và những thứ hàng đắt giá ở châu Âu, mà chỉ thu hoạch được một ít vàng và đường. Tháng 3-1943, ông trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân Tây Ban Nha đón tiếp trọng thể. Ông được vua Tây Ban Nha phong phó vương các thuộc địa ở Tần lục địa.
Từ 1493 - 1504, Côlômbô còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa sang lục địa mới. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Ăngti và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc và của cải mà ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi, vì thế ông không được nhà vua tín nhiệm nữa. Năm 1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
Christopher Columbus (c. 1446-1506)
Magienlan (1480 - 1521)
Phecnan đơ Magienlan (Fernand de Magellan) - nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522)
Magienlan, thủy thủ người Bồ Đào Nha, đã tham gia nhiều chuyến đi biển men theo bờ biển Tây Phi và Đông Phi. Ông luôn có hoài bảo vượt
File đính kèm:
- nhung_nhan_vat_lich_su_khoi_1011.doc