Nọi dung chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nọi dung chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Theo LÍ LAN) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. ------------------ MẸ TÔI (Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. ------------------------ TỪ GHÉP I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập. - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý. Lưu ý: Học sinh đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại từ ghép. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. 2. Kỹ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ. - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. ------------------------ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biế và phân tích liên kết của các văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. ------------------------ CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Theo KHÁNH HOÀI) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. - Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. ------------------------ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Tác dụng của việc xây dựng bố cục. 2. Kỹ năng: - Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói (viết) cụ thể. ------------------------ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc. - Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiến tạo lập văn bản viết, nói. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Mạch lạc trong văn bản và sự cần theiét của mạch lạc trong văn bản. - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc. ------------------------ CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao. - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm ca dao, dân ca. - Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. ------------------------ NHỮNG CÂU HÁT HAY VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người. ------------------------ TỪ LÁY I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần) - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy. - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm từ láy. - Các loại từ láy. 2. Kỹ năng: - Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. ------------------------ QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc – hiểu văn bản và thực tiễn nói. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. 2. Kỹ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc. ------------------------ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu những câu hát than thân. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học. ------------------------ NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm. - Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu những câu hát châm biếm. - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học. ------------------------ ĐẠI TỪ I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ. - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Lưu ý: học sinh đã học về đại từ ở Tiểu học II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm đại từ - Các loại đại từ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết. - Sử dụng đại từ phù hợp vớ yêu cầu giao tiếp. ------------------------ LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. - Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học sinh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Văn bản và quy trình tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản. ------------------------ SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà – LÝ THƯỜNG KỆT (?)) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại. - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại. - Đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc – hiểu và phân tích tơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. ------------------------ PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư – TRẦN QUANG KHẢI) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải. - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. - Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể hiện loại thơ tứ tuyệt. - Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. ------------------------ TỪ HÁN VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt. - Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Các loại từ Hán Việt. 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. ------------------------ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người. - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm văn biểu cảm. - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. ------------------------ BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (Thiên Trường vãn vọng – TRẦN NHÂN TÔNG) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Bức tranh làng quê thôn đã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức. - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu một văn bản cụ thể. - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương. ------------------------ BÀI CA CÔN SƠN (Trích Côn Sơn ca - NGUYỄN TRÃI) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi. - Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát. - Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại thơ lục bát. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát. -------------------------- TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt. 2. Kĩ năng - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. -------------------------- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được các đặc điểm của bài văn biểu cảm. - Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm. - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Bố cục của bài văn biểu cảm. - Yêu cầu của việc biểu cảm. - Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm. -------------------------- ĐỂ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận biết đề văn biểu cảm. - Bước đâu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. -------------------------- SAU PHÚT CHIA LI (Trích Chinh phụ ngâm khúc) (Nguyên tác: ĐẶNG TRẦN CÔN - dịch Nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM?) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát. - Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc. - Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. - Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc. -------------------------- BÁNH TRÔI NƯỚC (HỒ XUÂN HƯƠNG) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. -------------------------- QUAN HỆ TỪ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. Lưu ý: học sinh đã học về quan hệ từ ở Tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. -------------------------- LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài. - Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Đặc điểm thể loại biểu cảm. - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. -------------------------- QUA ĐÈO NGANG (BÀ HUYỆN THANH QUAN) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan . II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. -------------------------- BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (NGUYỄN KHUYẾN) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tình bạn đậm đà thân thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. -------------------------- CHỮA LỖI VỂ QUAN HỆ TỪ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi. - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. -------------------------- XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (Vọng Lư sơn bộc bố - LÍ BẠCH) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ. - Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Lí Bạch - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt. - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt. -------------------------- TỪ ĐỒNG NGHĨA I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa. - Nắm được các loại từ đồng nghĩa. - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết. Lưu ý: học sinh đã học về từ đồng nghĩa ở Tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm từ đồng nghĩa. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. -------------------------- CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm. - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. -------------------------- CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ - LÍ BẠCH) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận đề tài vọng nguyện hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối với vai trò của câu cuối trong bài thơ tứ tuyệt. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động với tâm tình nhà thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thư - HẠ TRI CHƯƠNG) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. -------------------------- TỪ TRÁI NGHĨA I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. - Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết. Lưu ý: học sinh đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. -------------------------- LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯƠI I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm. - Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. 2. Kĩ năng - Tìm ý, dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người. - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. -------------------------- BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca - ĐỖ PHỦ) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. -------------------------- TỪ ĐỒNG ÂM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm từ đồng âm. - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết. Lưu ý: học sinh đã học về từ đồng âm ở Tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm về từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. -------------------------- CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. -------------------------- CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu) (HỒ CHÍ MINH) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh. - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. -------------------------- THÀNH NGỮ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là thành ngữ. - Nh

File đính kèm:

  • docNoi dung chuan kien thuc ky nag Van 7.doc
Giáo án liên quan