Nội dung ôn tập học kì II năm học 2010 – 2011 môn: Vật lý (khối 10)

I. LÝ THUYẾT GIÁO KHOA

1.Phát biểu và viểt biểu thức định luật bảo toàn động lượng. Viết biểu thức tường minh định luật bảo toàn động lượng đối với hệ kín gồm hai vật.

2.Mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực (dạng khác của định luật II Newton).

3.Định nghĩa và viết biểu thức: động năng, thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường.

4.Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

5.Phát biểu và viết biểu thức của các định luật nhiệt học

 +Định luật Boyle – Mariotte về quá trình đẳng nhiệt.

 + Định luật Charles về quá trình đẳng tích.

 +Định luật Gay lussac về quá trình đẳng áp.

6.Nội năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nội năng? Tại sao nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích?

7.Phát biểu hai nguyên lí cơ bản của nhiệt động lực học.

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số masats giữa bánh xe và mặt đường là  = 0,05. Lấy g = 10ms-2.

1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây.

2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó.

3. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực masat.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kì II năm học 2010 – 2011 môn: Vật lý (khối 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH BÌNH THUẬN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Vật lý (khối 10) I. LÝ THUYẾT GIÁO KHOA 1.Phát biểu và viểt biểu thức định luật bảo toàn động lượng. Viết biểu thức tường minh định luật bảo toàn động lượng đối với hệ kín gồm hai vật. 2.Mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực (dạng khác của định luật II Newton). 3.Định nghĩa và viết biểu thức: động năng, thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường. 4.Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. 5.Phát biểu và viết biểu thức của các định luật nhiệt học +Định luật Boyle – Mariotte về quá trình đẳng nhiệt. + Định luật Charles về quá trình đẳng tích. +Định luật Gay lussac về quá trình đẳng áp. 6.Nội năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nội năng? Tại sao nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích? 7.Phát biểu hai nguyên lí cơ bản của nhiệt động lực học. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số masats giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Lấy g = 10ms-2. 1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây. 2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó. 3. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực masat. 4. Tìm công của lực phát động và lực masat thực hiện trong khoảng thời gian đó. Bài 2: Một viên có khối lượng m = 4kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250ms-1 thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay với vận tốc 500ms-1 chếch lên theo phương thẳng đứng một góc 30o. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? Bài 3: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N. 1. Tìm hệ số masat m1 trên đoạn đường AB. 2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số masat trên mặt dốc là m2 = . Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không? 3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào? Bài 4: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v=36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường, từ đó suy ra hệ số masat giữa bánh xe với mặt đường. Bài 5: Một xe máy có khối lượng m = 100kg chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB. Biết khi qua A, xe máy có vận tốc 36km/h và đến B thì đạt vận tốc 72km/h, và quãng đường AB dài 10m. Lực kéo của động cơ là 2500N. 1.Tìm độ lớn của lực masat, từ đó suy ra hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn đường AB. 2.Khi đến B, xe tiếp tục chuyển động đều lên dốc BC dài 100m, nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang. hệ số masat giữa bánh xe và mặt dốc là . Xác định công của lực masat, và tìm độ lớn lực kéo của động cơ trong giai đoạn xe chuyển động lên dốc. Bài 6: Một xe có khối lượng 100kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A, xuống dốc nghiêng AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Biết rằng khi xuống dốc xe không nổ máy, và đến B xe có vận tốc 20m/s. Hệ số masat giữa bánh xe và mặt phẳng nghiêng là . 1.Tìm chiều dài của dốc AB. 2.Đến B, xe nổ máy và tiếp tục chuyển động đều lên dốc BC dài 50m, đỉnh dốc cao 30m so với chân mặt phẳng nghiêng, hệ số masat là 0,1. Xác định lực kéo của động cơ khi lên dốc BC. Bài 7: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang đi qua A với vận tốc 5m/s và đến B với vận tốc 15m/s, biết quãng đường AB dài 200m và lực kéo của động cơ là 3000N. 1.Tính độ lớn lực masat trên đoạn đường AB và suy ra hệ số masat trên đoạn đường này. 2. Đến B, xe tiếp tục chuyển độgn thẳng đều lên dốc BC dài 50m với góc nghiêng của dốc là 30o, hệ số masat trên đoạn đường dốc là 0,2. Tính lực kéo của động cơ và công suất trung bình của động cơ trong giai đoạn xe chuyển động lên dốc BC. Bài 8: Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động tại A và xuống dốc AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Biết lực kéo của động cơ là 2000N, hệ số masat là 0,1. Đến chân dốc B ô tô có đạt vận tốc20m/s. 1.Tìm chiều dài của dốc AB. 2.Đến B, ô tô tiếp tục chuyển động đều trên đoạn đường nằm ngang BC với hệ số masat 0,2 và quãng đường BC dài 100m. Tìm lực kéo và công suất của động cơ trong giai đoạn này. 3.Đến C, xe tắt máy và tiếp tục đi lên dốc nghiêng CD có góc nghiêng 45o so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số masat vẫn là 0,2. Tìm độ cao lớn nhất so với chân dốc C mà ô tô đạt được. Bài 9: Một ô tô có khối lượng 4 tấn bắt đầu lên dốc AB không vận tốc đầu từ A với lực kéo của động cơ là 8000N, lực masat có độ lớn bằng 2% trọng lượng của xe. Biết dốc dài 50m, cao 4m. 1.Tính vận tốc của ô tô khi lên đến đỉnh dốc B. 2.Từ B, xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn đường nằm ngang BC với công suất của động cơ là 40kW. Tính hệ số masat trên đoạn đường BC. Bài 10: Một vật có khối lượng 4kg bắt đầu trượt từ đỉnh A của một mặt phẳng nghiêng AB dài 3m, biết mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, hệ số masat là 0,1. 1.Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng B. 2.Từ B vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang đến C cách A một khoảng là 6m thì dừng lại. Tính hệ số masat giữa vật và mặt phẳng nằm ngang BC. 3.Nếu từ C kéo vật chuyển động đều đến B rồi lên đỉnh A của mặt phẳng nghiêng thì cần thực hiện một công của lực kéo là bao nhiêu? Bài 11: Vật có khối lượng m = 1kg bứt đầu trượt xuống từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Lấy g = 10m/s2. 1. Mặt phẳng nghiêng không masat, tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng B. 2.Tính động năng của vật tại trung điểm M của của mặt phẳng nghiêng AB. 3. Sau khi đến chân mặt phẳng nghiêng B, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang và dừng lại tại C. Biết hệ số masat giữa vật và mặt đường là 0,2. Tính quãng đường BC. Bài 12: Một xe có khối lượng 500kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên đoạn đường nằm ngang AB dài 100m. Biết rằng khi đến B xe có vận tốc 10m/s, và hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m1 = 0,1. 1.Tính công của lực kéo động cơ và công của lực masat khi vật chuyển động trên đoạn đường AB. 2.Đến B, xe tắt máy và xuống dốc nghiêng BC dài 50m có góc nghiêng a so với mặt phẳng nằm ngang. Biết sina = 0,6. Hệ số masat trên dốc BC là m2 = 0,4, tính vận tốc của xe khi đến chân dốc C. 3.Để đến C xe có vận tốc 90km/h thì lực kéo của động cơ trên AB có độ lớn là bao nhiêu, biết rằng hệ số masat trên cả hai đoạn đường AB và BC là không đổi và khi xuống dốc BC xe vẫn tắt máy. Bài 13: Một vật từ chân mặt phẳng nghiêng A hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 10m.Bỏ qua masat giữa vật và mặt phẳng nghiêng, và lấy d g = 10m/s2. 1.tính công của trong lực, công của lực kéo trên AB, cho biết vật có khối lượng m = 1kg, lực kéo có độ lớn F = 7,1N, vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng vA = 4m/s. 2.Tính vận tốc của vật khi đến đỉnh B của mặt phẳng nghiêng. Bài 14: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của mọt mặt phẳng nghiêng AB dài 10m, mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. 1.Trên mặt phẳng nghiêng không masat, hãy tính vận tốc của vật tại khi đến chân mặt phẳng nghiêng. 2.Biết khối lượng của vật là m = 2kg, hãy tính thế năng của vật tại vị trí vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có vận tốc 5m/s. Bài 15: Một xe có khối lượng 500kg đang chuyển động qua A với vận tốc 10m/s và tiếp tục chuyển độg trên mặt đường nằm ngang AB dài 50m. Biết lực kéo của động cơ là 2000N, và hệ số masat là 0,1. 1.Tìm vận tốc của xe khi đến B. 2.Đến B, xe tắt máy lên dốc BC nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số masat trên mặt phẳng nghiêng là . Ở độ cao nào thì xe có vận tốc là 15m/s. Bài 16: Từ độ cao 10m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5ms-1. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2. 1. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. 2. Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế năng. 3. Tìm cơ năng toàn phần của vật, biết khối lượng của vật là m=200g Bài 17: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10ms-1. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2. 1. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. 2. Ở vị trí nào của vật thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng. 3. Tính cơ năng toàn phần của vật biết rằng khối lượng của vật là m = 100g. Bài 18: Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2. 1. Tìm cơ năng của vật. 2. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. 3. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó. 4. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó. Bài 19: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6lít đến thể tích 4lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Tính áp suất ban đầu của khí. Bài 20: biết áp suất của một lượng khí hiđrô ở 0oC là 700mmHg. Tính áp suất của một lượng khí đó ở 30oC, biết thể tích của khí được giữ không đổi. Bài 21: Chất khí ở 0oC có áp suất po. Cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3lần. Bài 22: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí để nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất tăng thêm áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí. Bài 23: Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47o C và áp suất 0,7 atm. a.Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén? 2.Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 273oC và giữ pit-tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu? Bài 24: Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC , áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC, áp suất 1.105 Pa là 1,29 Kg/m3? Bài 25: nếu thể tích của một lượng khí giảm đi 1/10, áp suất tăng 1/5 và nhiệt độ tăng thêm 160C so với ban đầu. Tính nhiệt độ ban dầu của khí. Bài 26: pít tông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ và áp suất 1 atm vào bình chưa khí ở thể tích 2m3. tính áp suất của khí trong bình khi phít tông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ trong bình là . Bài 27: trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 470C. Pít tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm. Tính hỗn hợp khí nén. Bài 28: Một bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 0,118kg nước ở nhiệt độ 20oC. Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng tới nhiệt độ 75oC. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 920J/kgK; nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kgK; và nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kgK. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 29: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã đun nóng tới nhiệt độ 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128J/kgK và của nước là 4180J/kgK. NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH ÔN TẬP ------------- 1. Giáo viên định hướng để học sinh tự giải các bài toán mẫu (đã có lời giải) 2. Học sinh soạn và học kĩ những nội dung của các câu hỏi lí thuyết; 3. Giáo viên định hướng để học sinh giải các bài toán tự ôn. 4. Trong trường hợp học sinh phải thi lên lớp, giáo viên cần định hướng để học sinh tập trung ôn tập chương về các định luật bảo toàn và chương về các định luật chất khí và phương trình trạng thái khí lí tưởng. Chúc các em thành công và đạt kết quả cao trong học tập

File đính kèm:

  • docLe Dinh Buu Huong dan on tap vat li 10 HKII.doc