1. Cho các hợp chất sau:
Na2SO4, HCl, H2S, HF, H2SO4, H2CO3, NaHCO3, Na2CO3, H3PO4, NaH2PO4, Na2HPO4, CH3COOH, C2H5OH, NaCl, CH3COONa, Zn(OH)2, Al(OH)3, HClO, HClO4, HNO3, NaOH, KOH, NH4OH, H2SO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, H2S, K3PO4.
a. Hãy chỉ ra những chất sau đây, chất nào là điện ly mạnh, điện li yếu, không điện li.
b. Viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, điện li yếu trên.
2. Viết phương trình phân tử và ion thu gọn từ các cặp chất sau:
1. BaCl2 và AgNO3 2. NaHCO3 và HCl 3.NaOH và MgCl2
4.KOH và BaCl2 5. BaCl2 và Na2CO3 6. FeS và HCl
7. NaHCO3 và NaOH 8. NaHCO3và HCl 9. FeCl3 và NaOH
10. Al(OH)3 và HCl 11. Al(OH)3 và KOH 12. Ba(OH)2và NH4Cl
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Thị Thanh Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ I
A/-LÝ THUYẾT
I/- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
- Biết xác định chất điện li mạnh, điện li yếu, không điện li, viết phương trình điện li.
- Xác định axít, bazơ theo thuyết Arrhénius. Tính pH dung dịch.
- Viết phương trình phân tử và ion thu gọn các phản ứng trong dung dịch chất điện li.
- Nhận biết các chất, các ion trong dung dịch, các lọ khí mất nhãn.
Dấu hiệu nhận biết
Phản ứng minh họa
NO
Khí không màu, hóa nâu ngoài không khí.
NO + O2 ® 2NO2
Không màu Nâu
NO2
Khí màu nâu, tan trong nước.
NH3
- Khí mùi khai, tan trong nước tạo dung dịch làm phenolphthalein hóa hồng.
- Dùng quỳ tím ẩm ® hóa xanh.
- Dùng HCl đậm đặc ® bốc khói trắng.
NH3 + H2O ® NH4+ + OH-
NH3 + H2O ® NH4+ + OH-
NH3 + HCl ® NH4Cl
CO
Làm CuO đen thành Cu đỏ.
CuO + CO Cu + CO2
Đen Đỏ
CO2
Khí không màu làm đục nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ¯+ H2O
Dùng dung dịch baz, to à khí mùi khai, làm quỳ tím ẩm hóa xanh
Ca(OH)2 + NH4Cl CaCl2+ NH3+ H2O
Cu và H2SO4 loãng à khí ko màu hóa nâu trong không khí.
3Cu + 2NO3- + 8H+3Cu2++2NO # +4H2O
NO + O2 ® NO2
Dung dịch AgNO3 àkết tủa vàng.
Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓vàng
- Dung dịch HCl ® sủi bọt khí. Khí này làm đục nước vôi trong.
- Dung dịch BaCl2 ® kết tủa trắng.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ¯+ H2O
Na2CO3 + BaCl2 ® BaCO3¯+ 2NaCl
- Nắm vững tính chất hóa học: N2, NH3, muối amoni, axít HNO3, muối nitrat, P, axít photphoric, muối photphat, C, Si, CO, CO2, SiO2, H2CO3, muối cacbonat.
- Nắm được cấu tạo, tính chất vật lý, ứng dụng các chất trên, cách điều chế và ứng dụng
- Điều chế và ứng dụng các chất:
N2, P, C, Si, NH3, CO, CO2, SiO2, axit HNO3, axit H3PO4, H2CO3, H2SiO3
- Tính tan của các muối: NH4+, NO3-, PO43-, CO3-...
- Nắm được thành phần, tính chất, ứng dụng của các loại phân bón hóa học, thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
II. CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG
Số mol: n =
Ở 0oC, 1 atm (đktc): nkhí =
Ở T (oK), P (atm): n = (R = 0,082, oK= 0C + 273)
Khối lượng: m = n. M
Nồng độ:
Nồng độ mol/l: CM =
Nồng độ % : C% = .100%
Tỉ khối hơi:
dA/B =
MA: Khối lượng mol chất A
MB: Khối lượng mol chất B
dhỗn hợp/B =
: Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp
dhỗn hợp/kk =
(xi là số mol, thể tích hoặc thành phần % về thể tích, số mol của chất i trong hỗn hợp).
Khối lượng riêng:
pH: = 10-a Û pH = a.
Lưu ý: Các em ôn tập bám sát nội dung SGK trước khi rèn luyện làm các dạng lý thuyết, bài tập theo đề cương hướng dẫn ôn tập.
III/- LUYỆN TẬP
Cho các hợp chất sau:
Na2SO4, HCl, H2S, HF, H2SO4, H2CO3, NaHCO3, Na2CO3, H3PO4, NaH2PO4, Na2HPO4, CH3COOH, C2H5OH, NaCl, CH3COONa, Zn(OH)2, Al(OH)3, HClO, HClO4, HNO3, NaOH, KOH, NH4OH, H2SO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, H2S, K3PO4.
Hãy chỉ ra những chất sau đây, chất nào là điện ly mạnh, điện li yếu, không điện li.
Viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, điện li yếu trên.
Viết phương trình phân tử và ion thu gọn từ các cặp chất sau:
1. BaCl2 và AgNO3 2. NaHCO3 và HCl 3.NaOH và MgCl2
4.KOH và BaCl2 5. BaCl2 và Na2CO3 6. FeS và HCl
7. NaHCO3 và NaOH 8. NaHCO3và HCl 9. FeCl3 và NaOH
10. Al(OH)3 và HCl 11. Al(OH)3 và KOH 12. Ba(OH)2và NH4Cl
Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:
NH4Cl ® NH3 ® N2 ® NO2 ® HNO3 ® NaNO3 ® NaNO2
NO2 ® HNO3 ® Cu(NO3)2 ® Cu(OH)2 ® Cu(NO3)2 ® CuO ® Cu ® CuCl2
Fe(OH)3 Fe(NO3)3 Fe2O3 Fe(NO3)3
(NH4)2CO3NO NO2HNO3Al(NO3)3Al2O3
HClNH4Cl NH3NH4HSO4
Ca3(PO4)2 ® H3PO4 ® NaH2PO4 ® Na2HPO4 ® Na3PO4 ® Ag3PO4
P ® P2O5 ® H3PO4 ® Ca3(PO4)2 ® H3PO4 ® CO2
CO ® CO2 ® NaHCO3 ® Na2CO3 ® CaCO3 ® CO2 ® CO ® Cu ® Cu(NO3)2 ® CuO
C® C ® Na2CO3 ® NaOH ® Na2SiO3 ® H2SiO3
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các khí trong các lọ mất nhãn sau:
N2, O2, NO, NO2, NH3, CO2, H2S
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trong các lọ mất nhãn sau:
NaCl, NaNO3, Na2S, K2SO4, K3PO4, NH4NO3
Na2CO3, MgCl2, NaCl, Na2SO4
(NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4, MgCl2
Bằng PƯHỗN HợP chứng minh sự có mặt các ion trong dung dịch:
Ca2+, NH4+ Mg2+, SO42-, NO3-, PO43-
Chỉ dùng H2O và CO2 nhận biết các chất rắn:
NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4
Trong các muối sau: Na2SO4, NaHSO4, Na2HPO3, Na2HPO4 muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hòa? Giải thích.
Trong 2 dung dịch ở mỗi trường hợp sau đây, dung dịch nào có pH lớn hơn. Giải thích?
Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch HCl 0,01M.
Dung dịch CH3COOH 0,01M và dung dịch HCl 0,01M.
Dung dịch H2SO4 0,01M và dung dịch HCl 0,01M
Dung dịch NH3 0,01M và dung dịch NaOH 0,01M.
Dung dịch Ba(OH)2 0,01M và dung dịch NaOH 0,01M.
B/- BÀI TOÁN
SỰ ĐIỆN LI
Tính CM các ion trong dung dịch mới khi:
Trộn 200ml dung dịch KCl 1M với 300 ml dung dịch K2SO4 0,05M.
Trộn 200 ml dung dịch NaOH 30% (D=1,2 g/ml) với 300 ml dung dịch NaOH 2M.
Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,5M với 150 ml dung dịch HCl 1M.
Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180 ml dung dịch H2SO4 3M để được dung dịch mới có [H+] = 4,5 M (giả sử các chất điện li hoàn toàn).
Hòa tan 12,5 g CuSO4.5H2O vào nước tạo thành 200ml dung dịch. Tính CM các ion có trong dung dịch.
Hoà tan hỗn hợp gồm 1,7 gam Natri và 2,61 gam Ba(NO3)2 vào nước để được 100 ml dung dịch A. Tính nồng độ mol/l và nồng độ mol/l ion các chất trong dung dịch A. Giả thiết sự điện li xảy ra hoàn toàn.
Thêm 500ml H2O vào 250 ml dung dịch NaOH 20% ( D=1,2 g/ml). Tính nồng độ mol/l và nồng độ % của dung dịch mới.
Tính lượng HCl cần hòa tan trong 250 gam nước để được dung dịch HCl 25%?
Phải hòa tan bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,6M với 20 ml dung dịch HCl 0,5 M để được dung dịch 0,6M?
Tính pH của các dung dịch sau:
Dung dịch HCl 0,01M.
Dung dịch Ba(OH)2 0,005M.
Một dung dịch H2SO4 có pH=4. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch.
Cho dung dịch có pH=13. Hỏi số mol ion H+ chứa trong 1ml dung dịch trên là bao nhiêu?
Dung dịch Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4 M. Tính pH của dung dịch.
Cho 50ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính nồng độ mol ion OH- trong dung dịch thu được khi:
Thêm vào dung dịch trên 50cm3 nước.
Đun nóng dung dịch trên để thể tích dung dịch còn lại một nữa
Thêm vào dung dịch trên 50ml dung dịch NaOH 1M
Trong dung dịch chứa a mol Ca2+, b mol Na+, c mol Cl- và d mol NO3-
Lập biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d
Nếu a= 0,01, b= 0,02, c=0,02 thì d bằng bao nhiêu.
Trộn lẫn 80ml dung dịch KOH 0,45M với 35 ml dung dịch H2SO4 0,8M thì thu được dung dịch D
Tính nồng độ mol/lít các ion trong dung dịch D
Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,6M cần để trung hòa dung dịch D.
Trộn lẫn 100ml dung dịch H2SO4 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D.
Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch.
Tính pH của dung dịch.
Trung hòa 300ml dung dịch D cần 100ml dung dịch KOH. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KOH đã dùng.
Trộn 200 ml dung HCl 1M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì được dung dịch A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra (dạng phân tử và ion).
Tính nồng độ mol/ l của các ion có trong dung dịch sau phản ứng.
Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 500,0 ml dung dịch có pH = 11,0.
Hòa tan hoàn toàn 0,2044 gam một muối cacbonat của kim loại hóa trị II (MCO3) trong 40,0 ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,20M.
Viết các phản ứng hóa học xảy ra.
Xác định kim loại M.
Cần pha loãng dung dịch NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH mới có pH = 11.
Cần pha loãng dung dịch HCl có pH = 1 bao nhiêu lần để được dung dịch HCl mới có pH=3
Phải lấy một dung dịch HCl có pH = 1 và một dung dịch NaOH có pH = 12 theo tỉ lệ thể tích nào để được dung dịch có: pH = 3 ; pH = 11 ; pH = 7.
Cho a gam kim loại Na vào nước được 1,5 lít dung dịch X có pH = 12.
Tính a.
Trung hòa 1,5 lít dung dịch X trên bằng V lít dung dịch chứa đồng thời HCl 0,1 M và H2SO4 0,05 M. Tính V?
NITƠ - PHOTPHO
BT NITƠ
Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, tính thể tích khí thoát ra (đktc).
Tính khối lượng N2 và H2 cần dùng để điều chế 1,344 l (đkc) khí NH3 biết hiệu suất là 20%.
Từ 68 tấn NH3 (đktc) sản xuất được 160 tấn HNO3 63%. Tính hiệu suất phản ứng điều chế trên.
Dùng 56m3 NH3 để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3, tính khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được.
Cho 1,86 g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 560 ml (đkc) khí N2O duy nhất thoát ra. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Hoà tan hết 12 g hợp kim Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được 11,2 lít khí NO2 (đktc). Tính % m Fe trong hợp kim.
Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO3 thu được một hỗn hợp khí gồm NO và NO2. Biết tỷ khối của hỗn hợp khí so với hidro là 18. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng.
Cho 80,37 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng hết với 3 lit dung dịch HNO3 1 M (axit dư) thu được 13,44 lit khí NO (đktc).
Tính phần trăm khối lượng hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được sau phản ứng. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Khi hoà tan 40,0 g hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1,00M lấy dư. thấy thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc) .
Tính % khối lượng trong hỗn hợp đầu.
Tính V dung dịch HNO3 cần dùng cho phản ứng.
Cho 12,8 gam kim loại M hóa trị II tác dụng vừa đủ với 110 gam dung dịch HNO3 đặc thu được 94,4 gam dung dịch muối và V lít khí NO2 (đktc).
Xác định tên kim loại.
Tính % dung dịch HNO3 đã dùng.
Đem nung nóng Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54g. Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân.
Nung 15,04 gam muối Cu(NO3)2 sau cùng thấy còn lại 8,56 gam chất rắn.
Tính % khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy.
Tính V khí thoát ra ở đktc.
Nhiệt phân 29,78g hỗn hợp gồm Zn(NO3)2 và AgNO3 được 8,4 lít hỗn hợp khí đktc và chất rắn A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính phần trăm các chất trong hỗn hợp đầu.
Nếu cho chất rắn trên tác dụng với HNO3 (l) thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)
Cho dung dịch NH3 dư vào 40ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc lấy kết tủa cho vào 20ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa tan hết. Tính CM dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng.
Cho 23,9 gam hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M.
Tính % theo khối lượng mỗi chất trong dung dịch
Tính thể tích khí bay ra ở đktc.
BT PHOTPHO
Hòa tan 14,2g P2O5 trong dung dịch 250g H3PO4 9,8%. Tính nồng độ dung dịch axit H3PO4 mới.
Cho 40g dung dịch NaOH 10% tác dụng với 10g dung dịch H3PO4 39,2%. Tính khối lượng muối tạo thành.
Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa. Tính giá trị của V.
Trộn lẫn 100ml dung dịch NaOH 1M với 50ml dung dịch H3PO4 1M. Tính nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được.
Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 1M. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được.
Từ 6.2 kg có thể điêu chế được bao nhiêu kg H3PO4 giả sử hiệu suất các giai đoạn lần lược là 70% và 90%.
BT PHÂN BÓN
Quặng chứa hàm lượng 35% Ca3(PO4)2. Tính hàm lượng P2O5 trong 10 tấn quặng trên.
Phân lân supephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Tính hàm lượng % của Ca(H2PO4)2 trong phân đó.
Phân kali KCl sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ chứa 50% K2O. Tính hàm lượng % của KCl trong phân bón đó
Khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150kg photpho là bao nhiêu? Biết rằng trong quá trình điều chế có 3% P bị hao hụt.
Phân đạm ure thường chứa 46% N. Tính khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N.
CACBON-SILIC
Cho hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 0,75M.
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH thu được 17,9 gam muối. Tính nồng độ mol/l dung dịch NaOH.
Cho hỗn hợp gồm C và Si có khối lượng 30,0 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, đun nóng. phản ứng giải phóng ra 20,16 lít khí hiđro (đktc). Xác định % khối lượng Si trong hỗn hợp. biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 80%.
Nung 100 g CaCO3 ở 1000oC, cho toàn bộ khí sinh ra hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 3,6M. Hỏi thu được những muối nào? Khối lượng bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 95%.
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Tính CM các muối trong dung dịch. (Thể tích thay đổi không đáng kể)
Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam chất kết tủa. Xác định m.
Dẫn khí CO2 (đktc) được điều chế bằng cách cho 100 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư qua dung dịch có chứa 60 gam NaOH. Hãy tính lượng muối điều chế được.
Hòa tan hết 2,8 gam CaO vào nước được dung dịch A. Cho 1,68 lít khí CO2(đktc) vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu gam muối tạo thành.
Khử 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư, sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong thu được a gam chất kết tủa. Tính a.
File đính kèm:
- on_tap_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_nguyen_thi_thanh_tuyet.doc