Ôn tập Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Chương: Hiđrocacbon

Công thức tổng quát: CnH2n + 2 trong đó n 1.

Đặc điểm cấu tạo: Chỉ gồm các liên kết đơn. Các nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp3. Góc liên kết là 109028.

Ví dụ: C2H6 là đồng đẳng của CH4, (đều chỉ chứa liên kết đơn, thành phần phân tử C2H6 hơn CH4 một nhóm CH2) như vậy C2H6 cũng có những phản ứng tương tự CH4: có phản ứng cháy, phản ứng thế clo.

 C2H6 + 7/2 O2 2 CO2 + 3 H2O

 CH3 – CH3 + Cl2 CH3 – CH2Cl + HCl

Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.

Khi đốt cháy hoàn toàn ankan, số mol nước thu được lớn hơn số mol cacbonic.

CnH2n +2 + O2 nCO2 + (n + 1)H2O

Dãy đồng đẳng xicloankan

Do sức căng vòng nên các xicloankan không bền (trừ xiclopentan và xiclohexan).

Công thức tổng quát: CnH2n , điều kiện n 3

Đặc điểm chung của hiđrocacbon no là chỉ bao gồm các liên kết đơn.

Xiclopropan có thể cộng mở vòng với hiđro hoặc brom nguyên chất (không làm mất màu nước brom).

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Chương: Hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương : hiđrocacbon A. tóm tắt lí thuyết Dãy đồng đẳng ankan Công thức tổng quát: CnH2n + 2 trong đó n ³ 1. Đặc điểm cấu tạo: Chỉ gồm các liên kết đơn. Các nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp3. Góc liên kết là 109028’. Ví dụ: C2H6 là đồng đẳng của CH4, (đều chỉ chứa liên kết đơn, thành phần phân tử C2H6 hơn CH4 một nhóm CH2) như vậy C2H6 cũng có những phản ứng tương tự CH4: có phản ứng cháy, phản ứng thế clo. C2H6 + 7/2 O2 2 CO2 + 3 H2O CH3 – CH3 + Cl2 CH3 – CH2Cl + HCl Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế. Khi đốt cháy hoàn toàn ankan, số mol nước thu được lớn hơn số mol cacbonic. CnH2n +2 + O2 đ nCO2 + (n + 1)H2O Dãy đồng đẳng xicloankan Do sức căng vòng nên các xicloankan không bền (trừ xiclopentan và xiclohexan). Công thức tổng quát: CnH2n , điều kiện n ³ 3 Đặc điểm chung của hiđrocacbon no là chỉ bao gồm các liên kết đơn. Xiclopropan có thể cộng mở vòng với hiđro hoặc brom nguyên chất (không làm mất màu nước brom). Dãy đồng đẳng anken Công thức tổng quát: CnH2n, điều kiện n ³ 2 Đặc điểm cấu tạo: Phân tử có một liên kết đôi, trong đó có một liên kết d và một liên kết p. Nguyên tử C tham gia liên kết ba ở trạng thái lai hoá sp2. Đồng phân: Từ C3H6 bắt đầu có đồng phân. Ngoài các đồng phân mạch cacbon còn các đồng phân vị trí của liên kết đôi, đồng phân hình học (cis - trans) Tên gọi thường Tên hệ thống Đặc điểm cấu tạo Đồng phân C2H4 Etilen Eten 1 liên kết đôi C3H6 Propilen Propen 1 liên kết đôi Xiclopropan C4H8 Butilen Buten 1 liên kết đôi Xiclobutan, Metyl-xiclopropan But-1-en Cis-but-2-en Trans-but-2-en 2-metyl-but-1-en Tính chất hoá học của anken: Tham gia phản ứng cộng (H2, Br2) dễ dàng làm mất màu dung dịch nước brom, ngay cả trong bóng tối. Quy tắc Macconhicop: Khi cộng hợp chất không đối xứng (HX) phần mang điện tích âm sẽ kết hợp với phần mang điện tích dương của cacbon liên kết đôi và phần mang điện tích dương sẽ kết hợp với phần mang điện tích âm của cacbon liên kết đôi. Ví dụ: d+ d- d+ d- CH3đCH=CH2 + HBr đ CH3-CHBr-CH3 sản phẩm chính. Anken tham gia phản ứng trùng hợp: nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n polietilen (PE), n là hệ số trùng hợp. Trùng hợp là quá trình cộng liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn hay cao phân tử. Phản ứng oxi hoá: CnH2n + O2 nCO2 + nH2O Trong công nghiệp, người ta oxi hoá nhẹ etilen (nhờ chất xúc tác PdCl2/CuCl2) để sản xuất anđehit axetic. Sục khí etilen qua ống nghiệm đựng dung dịch thuốc tím loãng, dung dịch thuốc tim mất màu: 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O 3CH2(OH)CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH Dãy đồng đẳng ankin Công thức tổng quát: CnH2n - 2 , điều kiện n ³ 2 Đặc điểm cấu tạo: Phân tử có một liên kết ba, trong đó có một liên kết d và hai liên kết p. Nguyên tử C tham gia liên kết ba ở trạng thái lai hoá sp. Ankin tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và các ank-1-in tham gia phản ứng thế. Dãy đồng đẳng ankađien Công thức tổng quát: CnH2n - 2 , điều kiện n ³ 3 Đặc điểm cấu tạo: Phân tử có hai liên kết đôi, trong mỗi liên kết đôi có một liên kết d và một liên kết p. Nguyên tử C tham gia liên kết đôi ở trạng thái lai hoá sp2. Ankađien tham gia phản ứng cộng, đặc biệt dễ trùng hợp tạo thành cao su nhân tạo. Dãy đồng đẳng aren Công thức tổng quát: CnH2n - 6 , điều kiện n ³ 6 Đặc điểm cấu tạo:Vòng benzen rất bền vững vì có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi. Benzen, Toluen Benzen và dãy đồng đẳng còn gọi là các hiđrocacbon thơm. Tính thơm thể hiện ở các tính chất: dễ thế hơn hiđrocacbon no, khó cộng hơn hiđrocacbon không no và bền với các tác nhân oxi hoá. Ví dụ: Benzen không làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím. Benzen chỉ phản ứng với brom nguyên chất, xúc bột sắt và đun nóng. Quy tắc thế vào nhân benzen Khi vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại 1 (ankyl, halogen, NH2, OH), nhóm thế tiếp theo được ưu tiên vào các vị trí octo và para (2, 4, 6). Khi vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại 2 (COOH, gốc R chứa liên kết đôi, NO2), nhóm thế tiếp theo được ưu tiên vào các vị trí meta (3, 5). B. đề bài 385. Chọn định nghĩa đúng về hiđrocacbon no? Hiđrocacbon no là: A. những hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố cacbon và hiđro. B. những hiđrocacbon không tham gia phản ứng cộng. C. những hiđrocacbon tham gia phản ứng thế. D. những hiđrocacbon chỉ gồm các liên kết đơn trong phân tử. 386. So sánh khả năng phản ứng của từng cặp chất, khoanh tròn chữ Đ nếu nhận định đúng hoặc chữ S nếu sai trong các câu sau đây: A. Metan dễ phản ứng với brom có chiếu sáng hơn toluen. Đ S B, Toluen dễ phản ứng với HNO3 đặc (có H2SO4 đặc) hơn benzen Đ S C. Benzen dễ phản ứng với dung dịch nước brom hơn anilin. Đ S D. Etilen dễ phản ứng với dung dịch nước brom hơn vinyl clorua Đ S 387. Propen phản ứng với nước brom có hoà tan một lượng nhỏ NaI đã tạo ra năm sản phẩm. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Phản ứng diễn ra theo cơ chế thế gốc tự do. B. Phản ứng diễn ra theo cơ chế thế electrophin. C. Phản ứng diễn ra theo cơ chế cộng ion, hai giai đoạn. D. Phản ứng diễn ra theo cơ chế cộng gốc tự do. 388. Hai chất A và B có cùng công thức C5H12 tác dụng với clo theo tỷ lệ mol 1:1 thì A tạo ra một dẫn xuất duy nhất còn B thì cho bốn dẫn xuất. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là: A. . B. C. D. 389. Trong một bình kín dung tích V lit có chứa một hỗn hợp A gồm hai khí là metan và axetilen. Hỗn hợp A có tỷ khối so với hiđro là 10,5. Nung nóng A ở nhiệt độ cao để metan bị nhiệt phân một phần (theo phương trình hoá học: 2CH4 đ C2H2 +3H2) thì thu được hỗn hợp khí B. Điều nhận định nào sau đây là đủng? A. Thành phần % theo V của C2H2 trong hỗn hợp B không thay đổi ở mọi thời điểm phản ứng. B. Trong hỗn hợp A, thành phần % của metan là 50%. C. áp suất của hỗn hợp khí sau phẩn ứng lớn hơn áp suất ban đầu. D. A, B, C đều đúng. 391. Sản phẩm chính của sự cộng hợp hiđroclorua vào propen là A. CH3CHClCH3. B. CH3CH2CH2Cl. C. CH2ClCH2CH3. D. ClCH2CH2CH3 392. Đặc điểm cấu tạo của phân tử etilen là: A. tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng, các obitan nguyên tử C lai hoá sp2, góc lai hoá 1200.. B. có liên kết đôi giữa hai nguyên tử C, trong đó có một liên kết s bền và một liên kết p kém bền. C. liên kết s được tạo thành bởi sự xen phủ trục sp2- sp2, liên kết p hình thành nhờ sự xen phủ bên p - p. D. cả A, B, C đúng. 393. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam một anken A ở thể khí trong những điều kiện bình thường, có tỷ khối so với hiđro là 28 thu được 8,96 lit khí cacbonic(đktc). Công thức cấu tạo của A là: A. CH2=CH-CH2CH3 B. CH2=C(CH3)CH3 C. CH3CH=CHCH3 D. cả A, B, C đúng . 394. Xicloankan có phản ứng cộng mở vòng trong số các chất sau là: A. xiclopropan. B. xiclobutan. C. xiclopentan. D. Cả A, B . 395. Etilen lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Loại bỏ tạp chất bằng cách sau: A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư. B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch natri clorua dư, C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình chứa dung dịch NaOH dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc. D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình chứa dung dịch brom dư và bình chứa dung dịch H2SO4đặc. 396. Sản phẩm chính của phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien là: A. B. C. D. Phương án khác 397. Có bốn chất etilen, propin, buta-1,3-đien, benzen. Xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của bốn chất trên, điều khẳng định nào là đúng? A. Cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom. B. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. C. Có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. D. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. 398. Hãy chọn một dãy các chất trong số các dãy chất sau để điều chế hợp chất nitrobenzen: A. C6H6, ddHNO3 đặc B. C6H6, ddHNO3 đặc, ddH2SO4đặc C. C7H8, ddHNO3 đặc D. C7H8, ddHNO3 đặc, ddH2SO4đặc 399. Tính chất hoá học đặc trưng của dãy đồng đẳng ankan là: A. Tham gia phản ứng oxi hoá hoàn toàn (cháy) tạo ra cacbonic và nước. B. Tham gia phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do. C. Tham gia phản ứng crackinh. D. Tham gia phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. 400. Dùng dung dịch brom (trong nước) làm thuốc thử, có thể phân biệt cặp chất nào sau đây: A. metan và etan. B. toluen và stiren. C. etilen và propilen. D. etilen và stiren. 401. Các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom trong nước ? A. CHCH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH = CH2. B. CHCH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH3. C. CHCH, CH2 = CH2, CH2= CH – CH = CH2 , C6H5CH = CH2. D. CHCH, CH2 = CH2, CH3 – CH3, C6H5CH = CH2. 403. Hiđrocacbon X có tỷ khối hơi so với hiđro là 46. X không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thấp, nhưng khi đun nóng, làm mất màu dung dịch thuốc tím và tạo ra sản phẩm Y có công thức phân tử là C7H5O2K. Cho Y tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng thì tạo thành sản phẩm Z có công thức phân tử là C7H5O2H. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là: 405. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo cách nào sau đây? A. Nung axetat natri khan với hỗn hợp vôi tôi xút. B. Phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ. C. Tổng hợp từ C và H. D. Crackinh n-hexan. 406. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1ml n-hexan và ống thứ hai 1ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là: A. có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm. B. màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất. C. ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu. D. A, B, C đúng. 407. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc ở nhiệt độ trên 1700C thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chọn một trong số các chất sau để làm sạch etilen: A. Dung dịch brom dư. B. Dung dịch natri hiđroxit dư. C. Dung dịch natri cacbonat dư. D. Dung dịch kali pemanganat loãng dư. 408. Chú ý nào sau đây cần tuân theo để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc ở nhiệt độ trên 1700C? A. Dùng một lượng nhỏ cát hoặc đá bọt vào ống nghiệm chứa C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc để tránh hỗn hợp sôi quá mạnh, trào ra ngoài ống nghiệm. B. Không thu ngay lượng khí thoát ra ban đầu, chỉ thu khí khi dung dịch phản ứng chuyển sang màu đen. C. Khi dừng thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh nước tràn vào ống nghiệm gây vỡ, nguy hiểm. D. A, B, C đều đúng. 409. Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4g CO2 và 2,52g H2O, m có giá trị nào trong số các phương án sau? A. 1,48g B. 2,48 g C. 14,8g D. 24,7 g 410. Để tách riêng từng khí tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm propan, propen, propin người ta đã sử dụng những phản ứng hoá học đặc trưng nào sau đây? A. Phản ứng thế nguyên tử H của ankin-1. B. Phản ứng cộng nước có xúc tác axit của anken. C. Phản ứng tách nước của ancol để tái tạo anken. D. A, B, C đúng. 411. Điều kiện để chất hữu cơ tham gia phản ứng trùng hợp là: A. hiđrocacbon không no. B. có liên kết kép trong phân tử. C. hiđrocacbon không no, mạch hở. D. hiđrocacbon. 412. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mà khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Hỗn hợp đó gồm các hiđrocacbon nào sau đây? A. Hai ankan. B. Hai xicloankan. C. Hai anken. D. B, C đúng. 413. Cho 0,896 lít hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp (đktc) lội qua dung dịch brom dư. Khối lượng bình brom tăng thêm 2,0 gam. Công thức phân tử của hai anken là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. Phương án khác. 414. Đốt cháy hoàn toàn 10cm3 một hiđrocacbon bằng 80cm3 oxi. Ngưng tụ hơi nước, sản phẩm chiếm thể tích 65cm3, trong đó thể tích khí oxi dư là 25cm3. Các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hiđrocacbon đã cho là: A. C4H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H12. C. hướng dẫn trả lời và đáp số 385. D 386. 387. C 388. A 389. D 390. B 391. A 392. D 393. D 394. D 395. C 396. B 397. B 398. B 399. B 400. B 401. C 402. A 403. A 404. B 405. A 406. D 407. B 408. D 409. A 410. D 411. B 412. D 413. B 414. A Chương : các dẫn xuất của hiđrocacbon A tóm tắt lí thuyết I. Rượu - phenol - amin 1. Rượu Định nghĩa: Rượu là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm hiđroxi (OH) liên kết với những nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon. Rượu có một nhóm OH trong phân tử gọi là rượu đơn chức hay monoancol. Rượu có nhiều nhóm OH trong phân tử gọi là rượu đa chức hay poliancol. Tính chất vật lí: Rượu là các chất lỏng ở nhiệt độ thường, từ CH3OH đến C12H25OH, từ C13 trở lên là các chất rắn. Rượu có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối, vì giữa các phân tử rượu có liên kết hiđro liên phân tử. Tính chất hoá học 2C2H5OH + 2Na đ 2C2H5ONa + H2 >1700C, H2SO4 đặc C2H5OH C2H4 + H2O <1400C, H2SO4 đặc 2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O Riêng ancol đa chức có các nhóm OH liền kề có phản ứng hoà tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch màu xanh lam. 2. Phenol Những hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết với nguyên tử cacbon trong nhân benzen gọi là phenol. Phenol đơn giản nhất là C6H5OH. Sau đây là một số ví dụ về phenol: Phenol, m-cresol, p-cresol Do ảnh hưởng của nhân benzen, nhóm OH trở nên phân cực hơn so với rượu, phenol có tính axit yêu. Phenol tác dụng với Na, NaOH, dung dịch brom. 3. Amin Amin là các hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro của NH3 bằng các gốc hiđrocacbon. Ví dụ: CH3NH2 metyl amin, C6H5NH2 phenyl amin (anilin). Tính chất hoá học đặc trưng của amin là tính bazơ. Tính chất bazơ có được là do nguyên tử nitơ trong amin còn một cặp electron dùng riêng cho nên amin có thể nhận proton. Ví dụ: CH3NH2 + H+ đ CH3NH3+ Tính bazơ của amin phụ thuộc vào gốc hiđrocacbon. Nếu gốc đẩy electron làm cho tính bazơ của amin mạnh hơn NH3. Nếu gốc hút electron làm cho tính bazơ của amin yếu hơn NH3. Ví dụ: Tính bazơ của metyl amin > amoniac > anilin. Amin quan trọng, có nhiều ứng dụng nhất là anilin. Anilin có thể tác dụng với axit HCl, dung dịch brom. II. Anđehit - axit cacboxylic - este 1. anđehit Anđehit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức CHO. Một số anđehit tiêu biểu như: HCHO anđehit fomic, CH3CHO anđehit axetic. Anđehit có thể tác dụng với oxi, có xúc tác để tạo thành axit cacboxylic tương ứng, tác dụng với AgNO3\NH3 (tráng gương), hay tác dụng với hiđro tạo thành rượu tương ứng. Ví dụ: CH3CHO + 2Ag(NH3)2OH đ 2Ag + CH3COONH4+ + 3NH3 + H2O Anđehit fomic có phản ứng trùng ngưng với phenol tạo thành nhựa phenolfomanđehit. Tuỳ theo môi trường axit hay bazơ và tỉ lệ mol mà tạo thành polime có cấu trúc mạch thẳng hay mạng không gian. 2. Axit cacboxylic Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ có nhóm chức -COOH (cacboxyl). Do độ âm điện lớn của oxi nên làm phân cực mạnh liên kết OH trong nhóm cacboxyl, do đó trong các phản ứng axit cacboxylic cho proton. Trong dãy đồng đẳng của axit fomic HCOOH, theo chiều tăng của khối lượng mol, tính chất axit giảm dần. Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với ancol tương ứng. Ví dụ: ancol etylic có nhiệt độ sôi là 78,3oC, trong khi axit axetic có nhiệt độ sôi là 118oC. Nguyên nhân của sự tăng đột biến nhiệt độ sôi là do độ bền của các liên kết hiđro giữa các phân tử axit lớn hơn giữa các phân tử ancol. Axit cacboxylic có thể tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước hiđro, muối và với ancol (hoá este). 3. Este Este của axit cacboxylic là sản phẩm của sự thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm -OR’. R và R’ là các gốc hiđrocacbon. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit tương ứng, vì trong phân tử không con hiđro linh động nên không hình thành liên kết hiđro. Este không tan trong nước và nhẹ hơn nước, là những chất lỏng dễ bay hơi, đa số có mùi thơm. Tính chất hoá học đặc trưng của các este là phản ứng thuỷ phân (trong môi trương kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá). Este của glixerol với axit béo (C17H35COOH, C17H33COOH,..) gọi là chất béo (lipit) một loại thực phẩm của con người. Để tránh bệnh xơ vữa động mạch, các nhà khoa học khuyến cáo nên ít sử dụng mỡ động vật, thay vào đó sử dụng các dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu nành... B. đề bài 415. Ancol 3-metyl- buta-2-ol có công thức cấu tạo nào sau đây? 416. Trong dãy đồng đẳng của ancol etylic, khi số nguyên tử cacbon tăng từ hai đến bốn, tính tan trong nước của ancol giảm nhanh. Lí do nào sau đây là phù hợp? A. Liên kết hiđro giữa ancol và nước yếu. B. Gốc hiđrocacbon càng lớn càng kị nước. C. Gốc hiđrocacbon càng lớn càng làm giảm độ linh động của hiđro trong nhóm OH. D. B, C đúng. 417. Xếp theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O-H trong phân tử của các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), CH2=CH-COOH (3), C6H5OH (4) , CH3C6H4OH (5) , C6H5CH2OH (6) là: A. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3). B. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3). C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6). D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6). 418. ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi: A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và nước brom. B. Phản ứng của phenol với nước brom và dung dịch NaOH. C. Phản ứng của phenol với Na và nước brom. D. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và anđehit fomic. 419. Các rượu bậc 1, 2, 3 được phân biệt bởi nhóm OH liên kết với nguyên tử C có: A. Số thứ tự trong mạch là 1, 2, 3. B. Số orbitan p tham gia lai hoá là 1, 2, 3. C. Số nguyên tử C liên kết trực tiếp với là 1, 2, 3. D. A, B, C đều sai. 421. Tính chất bazơ của metylamin mạnh hơn của anilin vì: A. Khối lượng mol của metylamin nhỏ hơn. B. Nhóm metyl làm tăng mật độ e của nguyên tử N. C. Nhóm phenyl làm giảm mật độ e của nguyên tử N. D. B và C đúng. 422. Axit fomic có phản ứng tráng gương vì trong phân tử: A. có nhóm chức anđehit CHO. B. có nhóm chức cacboxyl COOH . C. có nhóm cabonyl C=O. D. lí do khác. 423. Các amin được sắp xếp theo chiều tăng của tính bazơ là dãy: A. C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH2. B. CH3NH2, (CH3)2NH2, C6H5NH2. C. C6H5NH2, (CH3)2NH2, CH3NH2. D. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH2. 424. Chọn lời giải thích đúng cho hiện tượng phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan tốt trong nước có hoà tan một lượng nhỏ NaOH? A. Phenol tạo liên kết hiđro với nước. B. Phenol tạo liên kết hiđro với nước tạo khả năng hoà tan trong nước, nhưng gốc phenyl kị nước làm giảm độ tan trong nước của phenol. C. Phenol tạo liên kết hiđro với nước tạo khả năng hoà tan trong nước, nhưng gốc phenyl kị nước làm giảm độ tan trong nước lạnh của phenol. Khi nước có NaOH xảy ra phản ứng với phenol tạo ra phenolat natri tan tốt trong nước. D. Một lí do khác. 425. Cho dãy các axit: phenic, picric, p-nitrophenol, từ trái sang phải tính chất axit: A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa tăng vừa giảm 426. Có một hỗn hợp gồm ba chất là benzen, phenol và anilin, chọn thứ tự thao tác đúng để bằng phương pháp hoá học tách riêng từng chất. A. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH. B. Cho hỗn hợp tác dụng với axit, chiết tách riêng benzen. C. Chiết tách riêng phenolat natri rồi tái tạo phenol bằng axit HCl. D. Phần còn lại cho tác dụng với NaOH rồi chiết tách riêng anilin. Thứ tự các thao tác là :.......... 427. Đun nóng dung dịch fomalin với phenol (dư) có axit làm xúc tác thu được polime có cấu trúc nào sau đây? A. Mạng lưới không gian. B. Mạch thẳng. C. Dạng phân nhánh. D. Cả ba phương án trên đều sai. 428.Tính chất axit của dãy đồng đẳng của axit fomic biến đổi theo chiều tăng của khối lượng mol phân tử là: A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng 429. Cho một dãy các axit: acrylic, propionic, butanoic. Từ trái sang phải tính chất axit của chúng biến đổi theo chiều: A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng 430. Glixerol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, còn etanol không phản ứng vì: A. Độ linh động của hiđro trong nhóm OH của glixerol cao hơn. B. ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH. C. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề. D. Cả A, B, C đều đúng. 431. Khi làm khan rượu etylic có lẫn một ít nước có thể sử dụng cách nào sau đây: A. Cho CaO mới nung vào rượu. B. Cho CuSO4 khan vào rượu. C. Lấy một lượng nhỏ rượu cho tác dụng với Na, rồi trộn với rượu cần làm khan và chưng cất. D. Cả A, B, C đều đúng. 432. Sự biến đổi tính chất axit của dãy CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. 433. Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các chất theo dãy: CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm. 434. Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là: A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,9g D. 1,47g 435. Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí( ở đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là: A. 3,61g B. 4,7g C. 4,76g D. 4,04g 436. Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no đơn chức thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất thu được 0,54g H2O. - Phần thứ hai cộng H2(Ni, t0 ) thu được hỗn hợp X. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 thu được(ở đktc) là: A. 0,112 lít B. 0,672 lít C. 1,68 lít D. 2,24 lít 437. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm hai rượu M và N ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76g CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và cacbonic tạo ra là: A. 2,94g B. 2,48g C. 1,76g D. 2,76g 438. Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 439. Phương pháp nào điều chế rượu etylic dưới đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm? A. Cho hỗn hợp khí etilen và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4.. B. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng. C. Lên men đường glucozơ. D. Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm. 440. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Amin là hợp chất mà phân tử có nitơ trong thành phần. B. Amin là hợp chất có một hay nhiều nhóm NH2 trong phân tử. C. Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon. D. A và B. 441. Cho các chất sau đây: 1. CH3 – CH – COOH NH2 2. OH – CH2 – COOH 3. CH2O và C6H5OH 4. C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2 5. (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2 Các trường hợp nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. 1, 2 B. 3, 5 C. 3, 4 D. 1, 2, 3, 4, 5. 442. Khi thuỷ phân C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được hỗn hợp hai chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của C4H6O2 là một trong các công thức nào sau đây? A. CH3 – C – O – CH = CH2 O B. H – C – O – CH2 – CH = CH2 O C. H – C – O – CH = CH – CH3 O D. CH2 = CH – C – O – CH3 O 443. Đốt cháy hoàn toàn một ete X đơn chức ta thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ mol = 5 : . Ete X được tạo ra từ: A. Rượu etylic B. Rượu metylic và n – propylic C. Rượu metylic và iso – propylic D. A, B, C đều đúng 444. Thuỷ phân các hợp chất sau trong môi trường kiềm: 1. CH3 – CH – Cl 2. CH3 – COO – CH = CH2 Cl 3. CH3 – COOCH2 – CH = CH2 4. CH3 – CH2 – CH – Cl OH 5. CH3 – COOCH3 Sản phẩm tạo ra có phản ứng tráng gương là: A. 2 B. 1, 2 C. 1, 2, 4 D. 3, 5 445. Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4g muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2g rượu đơn chức C. Cho rượu C bay hơi ở 1270C và 600 mmHg sẽ chiếm thể tích 8,32 lít. Công thức phân tử của chất X là: COOCH3 A. CH COOCH3 COOCH3 B. CH2 – COOCH3 CH2 – COOCH3 C. COO – C2H5 COO – C2H5 D. COOC3H5 COOC3H5 446. Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76g muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là: A CH3 – COOCH3 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5 447. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất? A. NH3 B. C6H5NH2 C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2 D. CH3 – CH – NH2 CH3 448. Có bốn chất lỏng đựng trong bốn lọ bị mất nhãn: toluen, rượu etylic, dung dịch phenol, dung dịch axit fomic. Để nhận biết bốn chất đó có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dùng quỳ tím, nước brom, natri hiđroxit. B. Natri cacbonat, nước brom, natri kim loại C. Quỳ tím, nước brom và dung dịch kali cacbonat. D. Cả A, B, C đều đúng. 449. Khi đốt cháy lần lượt các đồng đẳng của một loại rượu ta nhận thấy số mol CO2 và số mol H2O do phản ứng cháy tạo ra có khác nhau nhưng tỷ số là như nhau. Các rượu đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Rượu no đơn chức. B. Rượu không no ( có 1 liên kết đôi), đơn chức. C. Rượu không no ( có một liên kết ba), đơn chức. D. Rượu không no ( 2 liên kết đôi), đơn chức. 450. Có bao nhiêu đồng phân của ankin C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong am

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_chuong_hidrocacbon.doc