Tài liệu Chất Melamin

Melamin độc hại đến đâu?

Sau việc trẻ bị “sạn thận” do dùng sữa có melamin ở Trung Quốc vừa qua, người tiêu dùng đã rất cảnh giác với các sản phẩm sữa

Melamin được phép dùng trong công nghiệp do những tính chất ưu việt nói trên. Vì vậy, trên thế giới và trong nước, hiện vẫn có nhiều xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng melamin

Melamin là gì?

Melamin có tên khoa học là tripolicyanamid gồm một nhân 6 cạnh trong đó có 3 nitơ (N), 3 carbon (C) và 3 nhóm NH2 gắn vào 3 vị trí carbon (C3N6H6). Với công thức này, thành phần nitơ chiếm tới 66% khối lượng phân tử. Việc tổng hợp melamin không khó. Cứ 6 phân tử ure thì tổng hợp được 1 phân tử melamin. Melamin cũng có thể tổng hợp từ than với giá rẻ hơn melamin tinh khiết.

Melamin là một loại chất kết dính, được đánh giá là một chất ít độc khi dùng trong chế tạo keo dính làm các vật liệu gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ bởi vì có độ kháng với nhiệt độ khá cao, không bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, không mùi vị, không bị trầy xước ra. Tuy nhiên vì melamin có giá đắt nên ngay cả những cơ sở làm các loại hàng này có khi người ta lấy polystyren (một chất kết dính có tính độc hơn nhưng lại rẻ hơn) để thay thế.

Melamin được phép dùng trong công nghiệp do những tính chất ưu việt nói trên. Vì vậy, trên thế giới và trong nước, hiện vẫn có nhiều xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng melamin.

Lạm dụng và độc hại của melamin?

Trong công thức melamin có 66% là nitơ (như nói trên). Đưa melamin vào thực phẩm thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong melamin không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách đưa melamin vào thực phẩm:

+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện tháng 4-2007 tại Mỹ).

+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện năm 2008, tại Trung Quốc).

Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận.

Quy mô của việc lạm dụng

Gluten chế từ bột mỳ của Trung Quốc được nhập vào Mỹ thoạt đầu được chế thành thức ăn cho chó mèo, về sau một số cơ sở chế thành thức ăn chăn nuôi gia súc. Hàng loạt chó mèo cưng của Mỹ chết vì loại thức ăn chế từ nguyên liệu gluten này. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã vào cuộc và phát hiện ra gluten này bị nhiễm melamin.

Hãng sản xuất sữa bột Sanlun đưa sữa tươi giả nhiễm melamin vào sản xuất sữa bột. Tính đến 15-9-2008 đã có 6.200 em bị ngộ độc trong đó có 158 em bị sỏi thận, 3 em bị chết. Trung Quốc đã tiêu hủy 10.000 tấn sữa bột nhiễm melamin. Số tiêu hủy này khá lớn nhưng vẫn chưa thấm vào đâu vì cũng tính đến ngày 15-9-2008 mới kiểm tra 109 công ty và 491 loại sữa thì thấy có 69 loại sữa của 22 công ty bị nhiễm melamin.

Cứ 4kg sữa tươi sẽ chế ra được 0,5 kg sữa bột, theo quy mô sản xuất sữa bột của mình, Công ty Sanlun đã tính ngược lại thì ít nhất cũng đã có 100.000 tấn sữa tươi giả bị trộn melamin. Ai làm ra lượng sữa tươi giả khổng lồ này, đến nay vẫn còn điều tra? Một số phạm nhân đã khai, trong đó có phạm nhân chỉ trong thời gian ngắn đã trộn 200kg melamin vào nước và sữa để làm sữa tươi giả.

Mới đây (28-4-2008) FDA, USDA thừa nhận: “. đã có thịt lợn, gà cung cấp cho người, được nuôi từ thức ăn bằng nguyên liệu bị nhiễm melamin của Trung Quốc”. Nhưng FDA, USDA lại cho rằng “. theo các thông tin nắm được thì có thể mắc bệnh cho người rất thấp do ăn loại thịt lợn này”. Trong khi đó, cũng chính tại Mỹ trước đây từng ra lệnh tạm ngừng bán 20 triệu con gà nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin.

Trung Quốc là nước sản xuất melanin lớn nhất thế giới, lượng tiêu thụ nội địa hàng năm tăng 10%. Việc sản xuất thức ăn gia súc có trộn lẫn melamin hay không thì chưa thấy công bố số liệu rõ ràng, nhưng chính tại Mỹ năm 2007 đã từng giữ 100 loại thức ăn gia súc nhập từ Trung Quốc có chứa melamin.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Chất Melamin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ cang sưu tầm Melamin - Danh pháp IUPAC-1,3,5-Triazine-2,4,6-triamine Thuộc tính Công thức phân tử-C3H6N6 Phân tử gam-126.g/mol Bề ngoài-Chất rắn màu trắng Tỷ trọng-1574 kg/m3 Điểm nóng chảy-350 °C, 623 K, 662 °F Độ hòa tan trong nước-3.1g/l (20°C) Melamin là một bazơ hữu cơ ít tan trong nước có công thức hóa học là C3H6N6, danh pháp theo IUPAC là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine.Melamin là trime của cyanamid, giống như cyanamid, phân tử của chúng chứa 66% nitơ theo khối lượng Melamin được chuyển hóa từ cyromazine trong cơ thể của động thực vật Tổng hợp Melamin được Liebig tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1834. Đầu tiên canxi cyanamid được chuyển thành dicyandiamid sau đó đung nóng đến trên nhiệt độ nóng chảy để tạo thành melamin. Tuy nhiên, hiện nay các quy trình sản xuất melamin trong công nghiệp đều dùng urê theo phương trình phản ứng sau:6 (NH2)2CO → C3H6N6 + 6 NH3 + 3 CO2 Ứng dụng Melamin khi phản ứng với formaldehit sẽ tạo thành keo melamin. Melamin cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp phân bón. Độc tính Hiện có ít nghiên cứu về độ độc của melamine gây ra với con người. Các nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng LD50 của melamine ở chuột > 3000 mg/kg. Ăn melamine có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận và sỏi thận, có thể gây ung thư bàng quang. Melamin độc hại đến đâu? Sau việc trẻ bị “sạn thận” do dùng sữa có melamin ở Trung Quốc vừa qua, người tiêu dùng đã rất cảnh giác với các sản phẩm sữa Melamin được phép dùng trong công nghiệp do những tính chất ưu việt nói trên. Vì vậy, trên thế giới và trong nước, hiện vẫn có nhiều xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng melamin Melamin là gì? Melamin có tên khoa học là tripolicyanamid gồm một nhân 6 cạnh trong đó có 3 nitơ (N), 3 carbon (C) và 3 nhóm NH2 gắn vào 3 vị trí carbon (C3N6H6). Với công thức này, thành phần nitơ chiếm tới 66% khối lượng phân tử. Việc tổng hợp melamin không khó. Cứ 6 phân tử ure thì tổng hợp được 1 phân tử melamin. Melamin cũng có thể tổng hợp từ than với giá rẻ hơn melamin tinh khiết. Melamin là một loại chất kết dính, được đánh giá là một chất ít độc khi dùng trong chế tạo keo dính làm các vật liệu gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ bởi vì có độ kháng với nhiệt độ khá cao, không bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, không mùi vị, không bị trầy xước ra. Tuy nhiên vì melamin có giá đắt nên ngay cả những cơ sở làm các loại hàng này có khi người ta lấy polystyren (một chất kết dính có tính độc hơn nhưng lại rẻ hơn) để thay thế. Melamin được phép dùng trong công nghiệp do những tính chất ưu việt nói trên. Vì vậy, trên thế giới và trong nước, hiện vẫn có nhiều xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng melamin. Lạm dụng và độc hại của melamin? Trong công thức melamin có 66% là nitơ (như nói trên). Đưa melamin vào thực phẩm thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong melamin không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách đưa melamin vào thực phẩm: + Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện tháng 4-2007 tại Mỹ). + Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện năm 2008, tại Trung Quốc). Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận. Quy mô của việc lạm dụng Gluten chế từ bột mỳ của Trung Quốc được nhập vào Mỹ thoạt đầu được chế thành thức ăn cho chó mèo, về sau một số cơ sở chế thành thức ăn chăn nuôi gia súc. Hàng loạt chó mèo cưng của Mỹ chết vì loại thức ăn chế từ nguyên liệu gluten này. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã vào cuộc và phát hiện ra gluten này bị nhiễm melamin. Hãng sản xuất sữa bột Sanlun đưa sữa tươi giả nhiễm melamin vào sản xuất sữa bột. Tính đến 15-9-2008 đã có 6.200 em bị ngộ độc trong đó có 158 em bị sỏi thận, 3 em bị chết. Trung Quốc đã tiêu hủy 10.000 tấn sữa bột nhiễm melamin. Số tiêu hủy này khá lớn nhưng vẫn chưa thấm vào đâu vì cũng tính đến ngày 15-9-2008 mới kiểm tra 109 công ty và 491 loại sữa thì thấy có 69 loại sữa của 22 công ty bị nhiễm melamin. Cứ 4kg sữa tươi sẽ chế ra được 0,5 kg sữa bột, theo quy mô sản xuất sữa bột của mình, Công ty Sanlun đã tính ngược lại thì ít nhất cũng đã có 100.000 tấn sữa tươi giả bị trộn melamin. Ai làm ra lượng sữa tươi giả khổng lồ này, đến nay vẫn còn điều tra? Một số phạm nhân đã khai, trong đó có phạm nhân chỉ trong thời gian ngắn đã trộn 200kg melamin vào nước và sữa để làm sữa tươi giả. Mới đây (28-4-2008) FDA, USDA thừa nhận: “... đã có thịt lợn, gà cung cấp cho người, được nuôi từ thức ăn bằng nguyên liệu bị nhiễm melamin của Trung Quốc”. Nhưng FDA, USDA lại cho rằng “... theo các thông tin nắm được thì có thể mắc bệnh cho người rất thấp do ăn loại thịt lợn này”. Trong khi đó, cũng chính tại Mỹ trước đây từng ra lệnh tạm ngừng bán 20 triệu con gà nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin. Trung Quốc là nước sản xuất melanin lớn nhất thế giới, lượng tiêu thụ nội địa hàng năm tăng 10%. Việc sản xuất thức ăn gia súc có trộn lẫn melamin hay không thì chưa thấy công bố số liệu rõ ràng, nhưng chính tại Mỹ năm 2007 đã từng giữ 100 loại thức ăn gia súc nhập từ Trung Quốc có chứa melamin. Phản ứng chung của thế giới Ngày 27-4-2008, FDA cho rằng: “Tất cả các protein nhập từ Trung Quốc dành cho người và súc vật phải tạm giữ mà không cần khảo sát vật lý bao gồm gluten lúa mì, gluten gạo, protein gạo cô đặc, gluten từ ngô, thức ăn từ gluten ngô, phụ phẩm ngô, protein đậu nành, thực phẩm đậu nành, đạm đậu dạng nước giải khát...”. Ngày 30-5, FDA cũng yêu cầu Cơ quan kiểm soát bệnh (CDC) phải kiểm soát các dấu hiệu bệnh ở người (như suy thận) để xác định việc lây nhiễm melamin đối với thực phẩm cung cấp cho người. Riêng sữa, FDA ra thông báo là sữa formula (của Sanlu) là bất hợp pháp. Ngày 7-6-2008, Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) “tạm thời không áp dụng hàm lượng 0,5mg/kg thể trọng đối với melamin và các chất tương đương...), và ngày 21-6, Giám đốc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Ủy ban châu Âu chỉ đạo “với thực phẩm sản xuất từ gia súc nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin thì phải tuân thủ các quy định này của EFSA”. Việc xử lý sữa nhiễm melamin tại Trung Quốc, Mỹ khá kiên quyết. Việc xử lý thịt gia súc gia cầm nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin tại Mỹ, châu Âu thì đã có sự chú ý đặc biệt, tuy chưa rõ ràng, còn ở Trung Quốc thì chưa thấy có thông tin đầy đủ. Trong bối cảnh này thì việc cảnh giác với melamin không chỉ bó gọn ở sữa.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chat_melamin.doc