ÔN TẬP LÍ 6 HKI
*Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo .
*Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo.
1/Đo độ dài :
-Đơn vị chính là mét (m) .Dụng cụ : Thước mét, thước kẻ, thước cuộn, thước dây
-Cách đo độ dài : Khi đo độ dài cần :
a)Ước lượng độ dài cần đo
b)Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp
c)Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với cạch số 0 của thước.
d)Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
2/Đo thể tích :
-Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối (m3), lít (l) .
-Dụng cụ để đo thể tích là ca đong, bình chia độ, bình tràn
-Cách đo thể tích chất lỏng :
a)ước lượng thể tích cần đo.
b)Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c)Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d)Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Lí 6 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LÍ 6 HKI
*Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo .
*Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo.
1/Đo độ dài :
-Đơn vị chính là mét (m) .Dụng cụ : Thước mét, thước kẻ, thước cuộn, thước dây …
-Cách đo độ dài : Khi đo độ dài cần :
a)Ước lượng độ dài cần đo
b)Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp
c)Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với cạch số 0 của thước.
d)Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
2/Đo thể tích :
-Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối (m3), lít (l) .
-Dụng cụ để đo thể tích là ca đong, bình chia độ, bình tràn
-Cách đo thể tích chất lỏng :
a)ước lượng thể tích cần đo.
b)Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c)Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d)Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
-Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :
a)Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng bằng thể tích của vật.
b)Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
3/Đo khối lượng
-Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó .
-Đơn vị chính để đo khối lượng là kilôgam (kg)
-Dụng cụ để đo khối lượng là cân (cân robécvan, cân tạ, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế …)
-Cách dùng cân Robécvan :
Thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên phải một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân cộng với số chỉ của con mã bằng khối lượng của vật.
4/Lực-Hai lực cân bằng
-Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
-Mỗi lực đều có một phương và một chiều tác dụng và một cường độ nhất định .
-Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
5/Kết quả tác dụng của lực
-Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật (Vật đứng yên chuyển sang chuyển động, vật đang chuyển động lại đứng yên, đang chuyển động chuyển động nhanh lên, đang chuyển động nhanh chuyển sang chậm lại, đang chuyển động hướng này chuyển sang hướng khác) hoặc làm vật biến dạng.
6/Trọng lực-Đơn vị của lực
-Trọng lực là lực hút của trái đất. Kí hiệu là p
-Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống)
-Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
-Đơn vị của lực là niutơn, kí hiệu là N . Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
7/Lực đàn hồi
-Khi nén hoặc kéo dãn lò xo vừa phải, nếu buông ra,lò xo trở lại hình dạng ban đầu ta nói lò xo là vật đàn hồi.
-Lò xo bị nén hoặc kéo dãn (biến dạng), thì nó tác dụng lực lên vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó gọi là lực đàn hồi.
-Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
8/Lực kế-Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
-Lực kế dùng để đo lực.
-Cách đo lực bằng lực kế
Đầu tiên phải điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
-Hệ thức giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật :
p = 10m trong đó : p là trọng lượng (đơn vị là N)
m là khối lượng (đơn vị tính là kg)
9/Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
-Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
m : là khối lượng của vật (đơn vị tính là kg)
-Công thức : V : là thể tích của vật (đơn vị tính là m3)
D : là khối lượng riêng (đơn vị tính kg/m3)
-Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
p : là khối lượng của vật (đơn vị tính là N)
-Công thức : V : là thể tích của vật (đơn vị tính là m3)
d : là khối lượng riêng (đơn vị tính N/m3)
-Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng d = 10D
-Công thức tính khối lượng : m = D.V
10/Máy cơ đơn giản
-Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Máy cơ đơn giản thường dùng là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
11/Mặt phẳng nghiêng
-Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ
12/Đòn bẩy
Mỗi đòn bẩy đều có : -Điểm tựa O
-Điểm tác dụng lực F1 của vật là O1
-Điển tác dụng của lực nâng F2 là O2
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
File đính kèm:
- ON TAP LY 6.doc