Ôn tập môn Ngữ văn 12 - Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Nguyễn Trung Thành

I / TÁC GIẢ

NTT tên thật là Nguyễn Ngọc Báu quê ở Quảng Nam, ông còn có một bút danh khác Nổi tiếng hơn là Nguyễn Ngọc. Mặc dầu quê ở Quảng Nam nhưng suốt cả cuộc đời mình ông lại gắn bó với Tây Nguyên. Vì vậy toàn bộ sáng tác của ông đều viết về mảnh đất này. Những tp tiêu biểu như : Đất nước đứng lên ( giải nhất tiểu thuyến; giải thưởng văn nghệ toàn quốc 54-55) tiểu thuyết Đất Quảng ; chuyện Rừng Xà Nu và bài Tùy bút Đường chúng ta đi. Một đặc điểm rất nổi bật trong phong cách nghệ thuật của NTT là sáng tác của ông thấm đẫm cái chất sử thi hào hùng vốn là một đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa dân gian Tây Nguyên.

II / TÁC PHẨM

RXN viết sau Đất nước đứng lên 10 năm, cái viết trước là TT, cái viết sau là Tr ngắn. Đề tài tương tự, các nhân vật na ná giống nhau, chủ đề cũng khá gần nhau, không gian thời gian cũng rộng dài bằng nhau vậy mà cái sau lại ngắn hơn.

Mặc dù là một tác phẩm tr ngắn, nhưng vì tác phẩm của NTT này thấm đẫm chất sử thi anh hùng nên để có thể cảm nhận hết cái hay của tác phẩm thì về mặt phương pháp mà nói khi PT chúng ta phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng.

Sử thi anh hùng: là thể loại tác phẩm tự sự (thường là thơ) nên là loại thể trung gian giữa tự sự và trữ tình. Còn nếu nói nôm na hơn thì sử thi anh hùng vừa mang tính truyện lại vừa mang tính thơ. Đây là một thể loại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học nhằm ca ngời sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi mình minh lịch sử. Về kết cấu sử thi là một câu chuyện được kể có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của cho ý chí sự thông minh và lòng dũng cảm của cộng đồng. Như vậy là sử thi anh hùng mang tính truyện. Thế nhưng ngôn ngữ của sử thi anh hùng lại giống với ngôn ngữ thơ ca rất giàu âm điệu giàu hình ảnh cho nên người Tây Nguyên không kể sử thi mà là khan sử thi. Hình ảnh sử thi không phải là hình ảnh tự sự mà là những hình ảnh biểu tượng của thơ ca.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Ngữ văn 12 - Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rừng Xà Nu Nguyễn Trung Thành I / Tác giả NTT tên thật là Nguyễn Ngọc Báu quê ở Quảng Nam, ông còn có một bút danh khác Nổi tiếng hơn là Nguyễn Ngọc. Mặc dầu quê ở Quảng Nam nhưng suốt cả cuộc đời mình ông lại gắn bó với Tây Nguyên. Vì vậy toàn bộ sáng tác của ông đều viết về mảnh đất này. Những tp tiêu biểu như : Đất nước đứng lên ( giải nhất tiểu thuyến; giải thưởng văn nghệ toàn quốc 54-55) tiểu thuyết Đất Quảng ; chuyện Rừng Xà Nu và bài Tùy bút Đường chúng ta đi. Một đặc điểm rất nổi bật trong phong cách nghệ thuật của NTT là sáng tác của ông thấm đẫm cái chất sử thi hào hùng vốn là một đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa dân gian Tây Nguyên. II / Tác phẩm RXN viết sau Đất nước đứng lên 10 năm, cái viết trước là TT, cái viết sau là Tr ngắn. Đề tài tương tự, các nhân vật na ná giống nhau, chủ đề cũng khá gần nhau, không gian thời gian cũng rộng dài bằng nhau vậy mà cái sau lại ngắn hơn... Mặc dù là một tác phẩm tr ngắn, nhưng vì tác phẩm của NTT này thấm đẫm chất sử thi anh hùng nên để có thể cảm nhận hết cái hay của tác phẩm thì về mặt phương pháp mà nói khi PT chúng ta phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng. Sử thi anh hùng: là thể loại tác phẩm tự sự (thường là thơ) nên là loại thể trung gian giữa tự sự và trữ tình. Còn nếu nói nôm na hơn thì sử thi anh hùng vừa mang tính truyện lại vừa mang tính thơ. Đây là một thể loại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học nhằm ca ngời sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi mình minh lịch sử. Về kết cấu sử thi là một câu chuyện được kể có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của cho ý chí sự thông minh và lòng dũng cảm của cộng đồng. Như vậy là sử thi anh hùng mang tính truyện. Thế nhưng ngôn ngữ của sử thi anh hùng lại giống với ngôn ngữ thơ ca rất giàu âm điệu giàu hình ảnh cho nên người Tây Nguyên không kể sử thi mà là khan sử thi. Hình ảnh sử thi không phải là hình ảnh tự sự mà là những hình ảnh biểu tượng của thơ ca. Rừng Xà Nu đúng là một câu chuyện có nhân vật, có tính cách có diễn biến, có kết thúc. Thế nhưng câu chuyện này lại giống một bài thơ hơn giống một câu chuyện. Ngôn ngữ rất mượt mà chải chuốt. Bố cục của câu truyện này rất giống như cấu tứ của một bài thơ.Nó được làm nên bởi 2 mảng hình ảnh đồng nhất với nhau về mặt ý nghĩa. Đấy là hình ảnh rừng Xà Nu và hình ảnh những người dân làng Xô Man. Nói như thế có nghĩa là cánh rừng Xà Nu đẹp như thế nào thì người dân làng Xô Man đẹp như thế. Sử thi anh hùng là thể loại của những cái phi thường. Trong sử thi, từ sự vật sự việc cho tới tính cách ngời đều vượt quá mức bình thường. Chẳng hạn để tả 1 ngôi làng rất dài thì người ta tả nó dài hơn một tiếng chiêng. Đam San khỏe đến nỗi khi bước lên nhà sàn , nh sàn rung về phía Đông 7 lần về phía Tây 7 lần. Lời nói trong sử thi cũng thường là những lời nói có cánh. Thậm chí cái chết của nhân vật trong sử thi cũng là cái chết phi thường. Đam San chết trên đường đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ mình. Do tính phi thường như vậy cho nên tính cách các nhân vật sử thi thường rất cực đoan và đơn giản. Đã tốt thì tốt đến thánh thiện, ngược lại đã xấu thì xấu tới mất nhân tính. Trong sử thi không bao giờ có những tính cách phức tạp vừa thế nọ vừa thế kia. Tr ngắn RXN của NTT cũng đúng như thế. Tính cách các nhân vật rất cực đoan, tạo thành hai tuyến người xấu và người tốt rất rõ rệt tạo thành hai tuyến rất rõ rệt. Và tất cả những người tốt với kẻ xấu, tính cách, nhân vật trong chuyện này đều mang tính tượng trưng hơn là tả thực. Chẳng hạn nhân vật thằng Dục tượng trưng cho cái ác cho nên thằng Dục thật bằng người bằng thịt đã chết dưới lưỡi mác của cụ Mết, ấy thế mà lúc Tơ Nú nghỉ phép về thăm làng mọi người vẫn cứ hỏi anh có gặp thằng Dực không. Rõ ràng là trong ý niệm của người Xôman thằng Dục là hiện thân của (cái ác) có tên là thằng Dục. Chừng nào cái ác còn là còn thằng Dực. -Sử thi anh hùng bao giờ cũng ca ngợi sức mạnh và vẻ dẹp của cộng đồng. Mỗi bản sử thi đều có một người anh hùng kiệt xuất nhưng người anh hùng ấy không đại diện cho cá nhân anh ta mà anh ta chỉ là đại biểu ưu tú nhất của một cộng đồng, một bộ tộc hay một làng. Cũng vì thế ở trong câu chuyện RXN, NTT khắc họa nhiều nhân vật chứ không tập trung ở một nhân vật nào. Nhân vật Tơ Nú ở trong câu chuyện này là tượng trưng cho vẻ đẹp của người Xô Man. 2. Do truyện ngắn RXN thấm đẫm những đặc trưng của sử thi anh hùng nói trên cho nên khi phân tích câu chuyện này chúng ta phải bắt đầu từ việc phát triển vẻ đẹp hình tượng RXN. Phân tích đến đâu chúng ta lại phải có những liên hệ ngang để tìm ra những vẻ đẹp tương ứng của người làng XôMan. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà tên của truyện này lại là RXN chứ không phải là người Xôman. Và trong bố cục của chuyện, hình ảnh cánh RXN được NTT miêu tả ở đoạn mở đầu và đoạn kết thúc truyện. III / Phân tích vẻ đẹp hình tượng RXN và vẻ đẹp tương ứng của người Xôman: Có một điểm mà chúng ta rất dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật của người TN, đấy là hiện tượng người TN luôn mượn những gì có trong tự nhiên để diễn đạt ý nghĩ của mình mà không bao giờ nói ra một cách cụ thể. Người TN thường tự ví mình như là một đàn chim Chơ-Rao. Để biểu đạt nỗi nhớ đối với chồng - người đi tập kết ra bắc, người ta mượn hình ảnh cây Kơ-Nia để nói. Chính vì thế việc NTT mượn hình tượng RXN để diễn tả những vẻ đẹp, những phẩm chất cao quí của người TN cũng là điều tất nhiên. 1. Đặc điểm thứ nhất của hình tượng RXN: a) Có lẽ một đặc điểm để nhận thấy ngay ở hình tượng RXN, một ấn tượng mà chúng ta cảm nhận ngay từ những dòng đầu của chuyện này. Đấy là một cánh rừng đau thương. Ngày nào cũng thế cứ đều đặn mỗi ngày 2 lần đạn đại bác từ đồn giặc bắn đến làng Xôman. Thế nhưng phần lớn đạn đại bác lại rơi vào RXN ở đầu làng ngay cạnh con nước lớn. Cánh rừng ấy ưỡn cái tấm ngực của nó để che trở cho người Xôman. Cả một cánh RXN bạt ngàn mà không có cây nào không mang trên mình thương tích. Trên thân cây ở chỗ này có vết đạn găm vào, nhựa ứa ra đọng lại thành một cục đỏ bầm như máu. ở những cây còn non nhựa còn loãng những vết thương lở loét rất nhanh chỉ vài ngày sau là chết. Những cây Xà nu lớn bị đạn đại bác của giặc phạt ngã đổ ào ào như một thân thể tráng kiện . b) Những con người của làng Xôman bao nhiêu đau thương tang tóc do bọn giặc gây ra. Sợ người Xôman đi tiếp tế cho cán bộ trong rừng bọn chúng chặt đầu bất cứ ai đi vào rừng mà có mang theo thức. Rồi để uy hiếp những người còn sống chúng bêu đầu những người đã chết trên những cây cọc cắm chỗ nhiều người vẫn qua lại. Nghe tin người Xôman đang mài giáo mác để chuẩn bị khởi nghĩa, thằng Dục dẫn một tiểu đội ác ôn càn lên quyết bắt cho Tơ Nú người chỉ huy du kích. Không bắt được anh bọn chúng hành hạ vợ con anh rất dã man để anh không chịu nổi phải ra đầu hàng. Đến lúc bắt được Tơ Nú bọn chúng quấn rẻ 10 đầu ngón tay rồi đốt lên như 10 ngọn đuốc. Về sau này bàn tay Tơ Nú cháy đen nhăn nhúm lại trông cứ như những cành Xà Nu bị cháy chĩa lên trời. Người làng Xôman chẳng có gia đình nào còn nguyên vẹn. 2. Đặc điểm thứ 2 của hình tượng RXN: a) trên rừng TN có nhiều giống cây nhưng có ít giống cây nào lại có sức sống mãnh liệt như Xà nu. Xà nu có thể mọc xanh tốt ngay trên sườn dốc cheo leo khô cằn nhất. Bom đạn đại bác của giặc bắn phá là thế mà cánh rừng Xà nu vẫn cứ xanh tốt. Trên thân cây những vết thương do đạn giặc gây ra rất mau lành và xà nu vẫn cứ lớn lên như một cơ thể cường tráng. Ngay cạnh gốc xà nu lớn bị đạn giặc phạt đổ, mấy cái mầm non mập mạp và lớn nhanh như thổi. cái màu xanh của cánh rừng xà nu cứ như trọc tức lũ giặc. Ngọn cây xà nu có hình nhọn mũi tên lúc nào cũng như phóng lên trời cao để hứng lấy ánh sáng. Sức sống mãnh liệt của cánh rừng này bom đạn của bọn giặc không sao hủy diệt nổi. b) Những người của làng Xô man cũng có 1 sức sống mãnh liệt và quật cường như cánh rừng của họ . ở trong câu chuyện này có một chi tiết hết sức thú vị đấy là sự giống nhau của hai chị em tên là Mai và Dít. Dít giống Mai đến nỗi khi cô ngồi thụp xuống trước mặt Tơ Nú anh cảm thấy có một luồng lạnh run suốt dọc sống lưng bởi trước mặt Tơ Nú không phải là Dít mà chính là Mai , người vợ của anh. Như thế xét về hình thức thì đây là hai nhân vật song thực chất chỉ là một mà thôi. Dít chính là sự sống tiếp tục của Mai sau cái chết. Cũng giống như cái mầm Xà Nu non mọc lên ngay bên cạnh gốc Xà Nu lớn bị phạt đổ. Bọn giặc giết chóc dã man là thế nhưng người Xô Man không sợ họ vẫn đi tiếp tế cho cán bộ trong rừng. Người già bị chặt đầu thì phụ nữ đi thay rồi đến thanh niên, rồi đến trẻ con. Người Xô Man rất kiêu hãnh vì bao nhiêu năm rồi mà không có người cán bộ Đảng nào bị bắt trên rừng họ . Bạo lực của kẻ thù không thể ngăn cản được ý chí quật cường của người Xôman. Bàn tay của Tnú tuy đã bị đốt cháy nhưng vẫn cầm được súng vẫn có thể nói đôi bàn tay ấy để tiêu diệt cái ác cho nên không phải ngẫu nhiên mà cứ nói đến TN là thế nào người ta cũng phải nói đến hai chữ " bất khuất". 3. Đặc điểm 3 của hình tượng RXN: Nếu đọc chuyện RXN có một ấn tượng mà bất kì người đọc nào cũng dễ nhận thấy, đấy là mật độ của những từ Xà Nu rất cao : cây Xà Nu, ngọn Xà Nu, nhưạ XN, lửa XN... Sự lặp đi lặp lại này cũng tương đồng với vẻ đẹp và những phẩm chất cao thượng của người Xô Man. Thân Xà Nu lúc nào cũng mọc thẳng, lòng dạ người Xô Man cũng ngay thẳng như thế ,họ không bao giờ quanh co dối trá. XN là giống cây rất ham ánh sáng. Tán cây có hình mũi tên lúc nào cũng như phóng lên bay cao để hứng lấy ánh sáng, người Xô man cũng một lòng một dạ hướng về CM. Nhựa Xà Nu rất thơm và cháy rất đượm. Những ngày có nắng to , ánh nắng lọt qua tán lá tạo thành những luồng sáng và nhìn vào những luồng sáng ấy chỉ bằng mắt thường thôi cũng có thể nhìn thấy hàng ngàn hàng vạn hạt nhựa XN nhỏ li ti vàng óng ánh, thơm mỡ màng. Tấm lòng của những người Xô man cũng thơm thảo như thế , linh hồn họ cũng nồng ấm như lửa Xà nu . Họ sẵn sàng cưu mang đùm bọc lẫn nhau. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ , anh lớn lên đựơc chính là nhờ người Xô man nuôi nấng. Người Xô man nói riêng cũng như người TN nói chung thường sống rất minh bạch, dù yêu hay ghét bao giờ họ cũng rất phân minh. Đã yêu thì họ hết lòng, sẵn sàng sả thân thậm chí phải hi sinh cả tính mạng để bảo vệ họ cũng không chối từ . Và ngược lại người Xôman cũng căm thù rất dữ dội không bao giờ khoan nhượng. Có thể nói đọc suốt cả thiên truyện ngắn này, người đọc luôn cảm nhận được mối quan hệ tương đồng giữa rừng với người, vẻ đẹp của rừng XN cũng là vẻ đẹp của người Xôman. IV- Đôi lời kết luận: Có lẽ cái làm nên sức sống của một tác phẩm cũng như của một nhà văn chính là ở cái diện mạo rất riêng của nó. Trong văn chương không có gì buồn hơn khi chúng ta đọc một tác phẩm mà thấy nó cứ na ná như những tác phẩm khác. Người ta thích một tác phẩm, thích một nhà văn vì nhận ra ở nó một cái gì rất riêng, không thể cảm thấy ở các tác phẩm khác, nhà văn khác. Truyện của NTT thấm đẫm cái chất sử thi anh hùng vốn là một nét nổi bật của VH Dân gian Tây Nguyên. Và chính điều này đã làm nên cái nét riêng ấy.

File đính kèm:

  • docRung xa nu Nguyen Trung Thanh.doc