Ôn tập nâng cao kiến thức Tập làm văn

Trong đời sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đật tương ứng khác nhau. Khi cần kể về một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vật, một cảnh sinh hoạt hoặc cảnh thiên nhiên, người ta thường dùng phương thức miêu tả, khi cần bộc lộ cảm xúc người ta dùng phương thức biểu cảm.Và có lúc, trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ, phải phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tình huống này bắt buộc phải dùng phương thức nghị luận.

Như vậy có nghĩa là văn bản nghị luận đóng một vai trò rất quan trọng trong

ời sống con người. Dù dưới hình thức đơn giản hay phức tạp, dù ở dạng nói hay viết (Một câu trả lời, một ý kiến phát biểu trong cuộc họp, một bài xã luận, bình luận trên báo chí, đài phát thanh.), phương thức nghị luận đều có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, hiúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trỏng đời sống.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập nâng cao kiến thức Tập làm văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn nghị luận I.Nhu cầu nghị luận Trong đời sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đật tương ứng khác nhau. Khi cần kể về một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vật, một cảnh sinh hoạt hoặc cảnh thiên nhiên, người ta thường dùng phương thức miêu tả, khi cần bộc lộ cảm xúc người ta dùng phương thức biểu cảm...Và có lúc, trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ, phải phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tình huống này bắt buộc phải dùng phương thức nghị luận. Như vậy có nghĩa là văn bản nghị luận đóng một vai trò rất quan trọng trong ời sống con người. Dù dưới hình thức đơn giản hay phức tạp, dù ở dạng nói hay viết (Một câu trả lời, một ý kiến phát biểu trong cuộc họp, một bài xã luận, bình luận trên báo chí, đài phát thanh....), phương thức nghị luận đều có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, hiúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trỏng đời sống. II.Thế nào là văn bản nghị luận? Nếu như văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm nhằm kích thích strí tưởng tượng , xây dựng óc quan sát tinh tế, với những tình cảm chân thực thì văn nghị luận lại giúp cho con người hình thànhvà phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ và dẫn chứngmột cách rõ ràng, diễn tả những suy nghĩ và nêu những ý kiến rỉêng của mìnhvề một vấn đề nào đó liên quan đến cuộc sống xã hội hoặc văn học ngjệ thuật. Nói một cách khác, văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn hoàn thành một văn bản ngjhị luận, người ta phải có một ngôn ngữ lí luận phong phú với nhiều khái niệm, có quan điểm, chủ kiên, biết vận dụng những khái niệm, biết tư duy lô gíc, biết vận dụng các thao tác phận tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí...tức là phải biết tư duy trừu tượng và phải có khả năng lập luận để giải quyết một vấn đề. Một số loại văn bản nghị luận thường được sử dụng trong đời sống cũng như trên các phương tiện thông tin (báo chí, đài phát thanh, truyền hình...) là văn giải thích, văn chúng minh, văn phân tích, văn bình luận...)Vd: văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh là văn bản nghị luận chứng minh. *Bài tập vận dụng: 1.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt, vì sao? a..Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn. b..Giới thiệu về người bạn của mình. c..Trình bày quan điểm về tình bạn. 2.Để chuẩn bị tham dự cuộc thi “Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên” do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phần hùng biện. An dự định một trong hai cách: Cách 1:Dùng kiể văn tự sự , kể một câu chuyện có nội cung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên. Cách 2:Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người. *Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: “Cả hai cách ấy đều không đạt” Theo em vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Muốn thành công An phải chuẩn bị bài văn hùng biện theo kiểu văn bản nào? Hãy giúp An xác định những ý chính trong bài hùng biện. III.Đặc điểm của văn bản nghị luận. Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế cuộc sống đặt ra, đồng thời cũng là xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó, chẳng hạn như lòng yêu nước; tình đoàn kết, tương thân, tương ái; đức tính kiên trì, nhẫn nại; ý thức về lẽ sống, về đạo lí, về cách cư xử trong cuộc sống...Vì hướng tới mục đích sấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. A.luận điểm. 1.Khái niệm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận.Về hình thức, luận điểm thường nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định( hay phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn; được diễn tả rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán.Câu văn này có thể đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn. Về ý nghĩa, luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Trong thực tế một luận điểm có thể được triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Muốn bài văn có sức thuyết phục, luận điểm được nêu phải đảm bảo tính chân thực, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc xác định hệ thống luận điểm có tính chất quan trọng đối với quá trình thể hiện chủ đề văn bản . Vì vậy luận điểm không nên quá chung chung, hay quá chi tiết, vụn vặt.Làm thế nào để thông qua hệ thống luận điểm, người đọc, người nghe có thể nắm bắt được ý đồ của người tạo lập văn bản. 2.Trình bày luận điểm 1.Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng. Có nhiều cách trình bày luận điểm. a.Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn. VD: “ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Namvà để thoả mãn cho nhu cầu đời sống văn hoánước nhà qua các thời kì lịch sử”. ( “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”- Đặng Thai Mai) “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa” ( “ Gửi đồng bào Nam Bộ”-Hồ Chí Minh) “Phải biết hỏi trong khi học thì mới tích cực và sâu sắc .Hỏi để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung đang học, để đi tới cùng chân lí. Kiến thức về xã hội, nhân văn, về tự nhiên về khoa học kĩ thuật là vô cùng rộng lớn, bao la. nhờ biết hỏi mà ta vươn lên không ngừng,mở rộng tầm mắt, tích luỹ được nhiều tri thức mới mẻ. Không thể học một cách thụ động, chỉ biết thầy đọc, trò chép, mà phải biết hỏi, đào sâu suy nghĩ về mọi ngóc ngách của mọi vấn đề đang học. Học đâu chỉ giới hạn ở trường, ở lớp, trong mấy quyển sách giáo khoa? Hỏi để học ở thầy, ở bạn, ở trong cuộc sống. Biết hỏi mới tiến bộ, tránh giấu dốt!”. ( “ Học và hỏi”-Lê Phan Quỳnh) b.Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp-Luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn: VD: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” ( “Tuyên ngôn độc lập” –Hồ Chí Minh) ở Việt Nam ta có câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” Trung Quốc cũng có câu tục ngữ “ Dân dĩ cực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản nhưng rất đúng lẽ. Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác ).Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kì quan trọng” ( Hồ Chí Minh – Tháng 4 năm 1962) c.Các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ. Cách diến đạt cần trong sáng, mạch lạc. Câu văn cần ngắn gọn, tránh dài dòng lê thê. Giọng văn là điều quan tâm đặc biệt. Hoa hoè, hoa sói, nguỵ biện, suy diễnmột chiều, công thức cứng nhắc ....sẽ làm cho bài nghị luận nhạt nhẽo. Hiện tượng nói nhiều , nóidai, nói nhảm, nói trống rỗng....ta luôn bắt gặp đó đây. Tính thuyết phục của văn nghị luận cần ghi nhớ và coi trọng. VD. “Về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở lên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột dân ta vô cùng tàn nhẫn” ( “Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh) Tội ác lớn về kinh tế của thực dân Pháp đối với đất nước ta trong suốt 80 năm trời là luận điểm mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên. luận điểm này được trình bày bằng 5 luận cứ ( Mỗi tội ác là một luận cứ) theo một hệ thống, một trật tự rất chặt chẽ. Lí lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, gây ấn tương mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục. VD: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnhvà thịnh;nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí à việc làm trước tiên....” ( Trích “ Bia Tiến sĩ”-Văn miếu Thăng Long) “Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai hoạ, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường. Có ba điều đạt tới hạnh phúc : Thân xác khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái, và trái tim trong sạch”.. (Đô –mát) 2.Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp B.Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ. -Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình, có lí. -Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế(Nếu vấn đề được nghị luận thuộc vắn đề chính trị- xã hội), hoặc lấy từ các tác phẩm văn học(nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học). C.Lập luận. Văn nghị luận không cần phải có ý mà cần phải có lí .Sự kết hợp chặt chẽ giữa ý và lí là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận nhằm tạo nên sức thuyết phục. Muốn đảm bảo sự kết hợp giữa ý và lí thì cần thiết phải lập luận tốt. 1.khái niệm. lập luận là cách lựa chon, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người nghe đếnh kết luận hay quan điểm mà người viết, người nói muốn đạt tới.Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục của văn bản càng cao. Muốn lập luận, người viết phải thực hiện các bước sau: -Xác định kết luận cho lập luận: Có thể là luận đề hoặc luận điểm. -Xây dựng luận cứ cho lâp luận: Tức là tìm các lí lẽ và đưa ra các dẫn chứng (dẫn chứng thực tế, các con số thống kê;lí lẽ gồm các nguyên lí, chân lí, ý kiến được công nhận...) -.>để lập luận có sức thuyết phục, cần chú sử dụng các phương tiện liên kết lập luận (Gồm các từ ngữ có ý nghĩa chuyển tiếp) 2.Bố cục trong bài văn nghị luận. Trong khuôn khổ của một bài văn nghị luận, bố cục thường chính là dàn ý của bài. đây là khâu quan trọng trong quá trình tạo lạp văn bản. Đot-tôi-ép-xki, nhà văn Nga nổi tiiếng thế kỉ XI X đã nói: “Nếu tìm được một bố cục thoả đáng thì công việc sẽ trôi chảy như trượt trên băng” Đối với văn nghị luận , việc xác định bố cục đóng một vai trò quuan trọng. Vấn đề nghị luận càng phang phú, phức tạp thì càng cần phẩi có một bố cục chi tiết, giúp cho người viết hình dung được trên những nết lớn các phần, các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ, trọng tâm của bài viết; đồng thời chủ động phân phối thời gian, phân lượng và thoả đáng giữa các phần, các ý. Bố cục trong bài văn nghị luận cũng giống như bố cục phổ biến của một văn bản nopí chung, nghĩa là gồm có ba phần lớn: Mở bài, thân bài và kết bài. Có thể hình dung một cách khái quát như sau: a, Mở bài:nêu luận điểm tổng quát của bài viết. Cấu tạo của phần mở bài ở dạng đầy đủ thường gồm có những bộ phận nhỏ sauđây: -Lời dẫn vào đề (nêu xuất sứ của đề, xuất xứ một ý kiến, một nhận định hoặc dẫn nguyên văn đoạn trích tác phẩm -Nêu vấn đề (Đây là phần trọng tâm, xác điịnh rõ vấn đề nghị luận và yêu cầu cần giải quyết) -Giới hạn vấn đề (Xác định phương hướng, phạm vi, mức độ, giưới hạn của vấn đề cần giải quyết) -Có nhiều cách mở bài: Mở bằng cách khẳng định, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách phân tích.... b,Thân bài:Có nhiệm vụ triển khai hệ thống ý lớn, ý nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm. Cấu tạo thường gặp ở phần thân bài trong văn nghị luận là: Luận điểm 1: Luận cứ 1- Luận cứ 2......... Luận điểm 2:Luận cứ 1, luận cứ 2.... Luận điểm 3: Luận cứ 1, luận cứ 2.. việc sắp xếp các luận điểm hoàn toàn tuỳ htuộc vào loại vấn đề được trình bày vào loại văn bản, vào đối tượng mà văn bản hướngd tới,hoặc có trường hợp lại phụ thuộc vào thói quen và sở trường của người viết. Tựu trung lại, có thể nêu một số cách trình bày chính sau đây: -Trình bày theo trình tự thời gian:Phương thức này khá đơn giản mà thông dụng, nhất là đối với kiểu nghị luận chứng minh. Sự kiện nào sảy ra trước trình bày trước, sự kiện nào sảy ra sqau trình bày sau (Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một ví dụ) -Trình bày theo quan hệ chỉnh thể- bộ phận: Phương thức này có thể trình bày cho kiểu nghị luận chứng minh, nghị luận phân tích,,,..Theo phương thức này, người viết sẽ sắp xếp các ý theo tầng bậc, từ chỉnh thể đến các yếu tố tạo nên chỉnh thể ấy. VD: Nghị luận về văn học dân gian Việt Nam, ta có thể xuất phát từ những đánh giá, nhận định chung ( chỉnh thể) trên cở sở lần lượt đi vào các thể loại (Bộ phận): Truyện kể dân gian- thơ ca dân gian- sân khấu dân gian... -Trình bày theo quan hệ nhân quả: Phương thức này có thể dùng cho kiểu nghị luận giải thích, có tác dụng tạo nên tính chặt chẽ cho bố cục và tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết. Ngoài ra có thể trình bày theo quan hệ tương đồng hoặc tương phản; trình bày theo sự đánh giá chủ quan của người viết. c,Kết bài: Có nhiệm vụ tổng kết và nêu hướngmở rộng luận điểm, tức là vừa tóm lược, vừa nhấn mạnh một số ý cơ bản của phần triể khai, đồng thời có sthể nêu nên những nhận định, bình luận nhằm gợi cho người đọc tiếp tục suy nghĩ về vấn đề được bàn bạc trong bài. 3.Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận a,Phương pháp suy luận nhân quả: Là phương pháp lập luận theo hướng ý trước nêu nguyên nhân, ý sau nêu hệ quả. Các trường hợp được sắp xếp liền kề theo trình tự nhân trước, quả sau.Tuy nhiên trong thực tế, trình tự ấy có thể thay đổi:hệ quả nêu trước, nguyên nhân nêu sau(nhằm lí giải vấn đề) . b,Phương pháp suy luận –tổng- phân –hợp : Là phương pháp lập luận ntheo quy trình đi từ khái quát đến cụ thể, sau đó tổng hợp lại vấn đề. c,Phương pháp suy luận tương đồng: Là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm ra những nét tương đồng nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng.cẳng hạn như suy luận tương đồng theo dòng thời gian, suy luận tương đồng trên trục không gian.... d,Phương pháp suy luận tương phản: Là phương pháp suy luận dựa trên cơ sở tìm ra những nét trái ngược nhau gữa các đối tượng, ssự vật, sự việc, hiện tượng (So sánh tương phản bằng cách dùng cặp từ trái nghĩa, hoặc dùng các hình ảnh, các cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau) *.Bài tập. 1.Chỉ rõ luận điểm và phương pháp lập luận trong các ví dụ sau: a,dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng.Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khoẻ, giống nòi không những không phát triển mà còn bị thoái hoá.Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng .Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình và cá nhân sẽ càng giảm sút. (Theo giáo trình Việt –Anh, đại học Mở Hà Nội) b,Nếu con ngưòi không ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại.đến một lúc nào đó con ngườ không còn có thể khai thác từ thiên nhiênđể lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe doạ: chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước.Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trí sđất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khis quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. ( Theo giáo trình Việt- Anh ,đại học Mở Hà Nội) c,Sách là báu vật không thể thiếu được đối vớ mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách (Theo Thành Mĩ) d,Chị Dậu rất mực hiền dịu nhưng không yếu đuối. Khi cần chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuật của người phụ nữ nông dân Việt Nam (Theo Nguyễn Hoành Khung) đ,Mỗi người trong đời, nếu không có một gnười thầy hiểu biếta, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghề nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người , học ở thầy là quan trọng nhất. (Nguyễn Thanh Tú, Văn biểu cảm-Nghị luận) e,Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dấn ta biết chữ để dễ lllừa dối dân ta và bóc lột dân ta. (Hồ Chí Minh) g,Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình , nhưng cả đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “Người không con mà có triệu con” Từ Miền Bắc cho đến Miền Nam, Từ miền xuôi đên Miền Ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật là cao đẹp. đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim một người Việt Nam (Bài làm của một học sinh) 2, Cho luận điểm sau: “ô nhiễm môi trường là một hiểm hoạ”. Tìm những dẫn chứng cần thiết để triển khai luận điểm trên thành một đoạn văn. IV.Muốn bài văn nghị luận thêm sinh động, hấp dẫn cần phải biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự A.Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 1.Các biểu hiện. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới cac dạng thức như sau.: -Tính khẳng định hay phủ định. -Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, chê, no âu, tin tưởng.... -Giọng văn. 2.Ví dụ. “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, úi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi!” ( “Thư gửi đồng bào Nam Bộ”_ Hồ Chí Minh) “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã có qua hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời mai sau” Hà Nội, ngày 27-1-1947 ( “Thư gửi các chiến sĩ quyết tử quân thủ đô”- Hồ Chí Minh) 3. Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm B.Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 1.ý nghĩa: Lí lẽ và dẫn chứng là phần chính, phần cốt tuỷ, chủ yếu của văn nghị luận. Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có. Khi sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng thì sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Nên nhớ, không thể tuỳ tiện, lạm dụng. 2.Ví dụ: “Huống gì thành đại la, kinh đô cũ của Cao Vương. ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng được rất mực phong phí tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương dất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”... ( “Chiếu dời đô”_ Lí Công Uẩn ) 3.Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong các đoạn văn sau *.... “Đảng ta vĩ đại thật. Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô. Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. trong máy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra . Từ ngày mới ra đời, Đảng ta giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tọc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan màu đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân at vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong. ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. Trong cuộc tưng bừng, vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta. (....)Máu đào của các liệt sĩđã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói.Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”... ( Ngày 5-1-1960. Hồ Chí Minh) * Sống có ích và sống đẹp Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để biíet cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát là muốn cảm đượccái kì diệu của hoá công, do được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí khí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách động, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây cgùa, dựng am, trồng tháp là sự bày tỏ cái lòng thànhcủa bậc chân nhân, vĩ nhân. Lo cho dân cày thêm ruộng cấy, trâu cày, kẻ bần hàn có cơm no áo ấm, được sống yên bình giữa bốn cõi, là cái tài, cái tâm của bậc đống lương, kinh bang tế thế xưa nay. Lòng vui khi nghe suối reo, chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cái đau của người, vui cái vui của thiên hạ. Ăn một miếng ngon , mặc một cái áo đẹp, nơi ở là lâu dài, du ngoạn có xe tứ mã, thế là sang. Nếu thiếu đi một tâm hồn trong sáng, một đời sống tinh thần phong phú thì chưa hẳn đã hạnh phúc ? Đến với một chân trời xa lạ, một ngọn núi dòng sông, một đảo xa biển biếc ....là được sống thêm một phần đời sống tốt đẹp. Gạp gỡ thêm một người bạn hiềntựa như sông suối thêm nguồn, như đứng trên núi cao ngắm trăng, không chỉ camả được “Thanh phong minh nguyệt” mà còn thấy được cái sáng của lòng mình, cái trong của hồn mình, cái thành thực của tình bằng hữu, Tình bốn phương cao nhã là vậy. ( “Tạp hứng ngẫu đàm”-Lê Phan Quỳnh) Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam Yêu nước là một tư tưởng và tình cảm phổ biến, dân tộc nào cũng có, riêng gì Việt Nam.... Quả thực yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên và phổ biến. Chim luyến tổ, cá quen đồng, người sao không yêu quê hương? Quê hương là bản làng, ở đó có cha mẹ, anh chị em, có mồ mả ông bà, có bờ ao, bến đò quen thuộc. Quê hương lớn là nước nhà, ở đó có tất cả đồng bào cùng tiếng nói, phong tục, có toàn bộ lịch sử dân tộcgồm những lúc vinh, lúc nhục, lúc vui, lúc buồn đều có nhau, có vầng sao những anh hùng liệt sĩvới những chiến công hiển hách, đạo đức sáng ngời, lòng hi sinh vô hạn; có đền đài, miếu mạo, có núi cao, đồng rộng, sông dài, đủ làm nơi sinh tụ cho giống nòi ta. Quê hương cũng gọi là Tổ quốc. Người Việt Nam yêu nước Việt Nam. (....) Tình cảm và tư tưởng yêu nước đều tồn tại ở tất cả các dân tộc trên đời, nhưng tuỳ nước, tư tưởng ấy sớm hay muộn, đậm hay nhạt khác nhau. Và, xưa nay cuộc đời dâu bể, có dân tộc không còn nước mà yêu, có nước đến hiện đại mới hình thành. Nội dung lịch sử ở mỗi nước không nơi nào giống nơi nào. Tình cảm yêu nước Việt Nam đã sinh nởvà phát triển trong những điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đặc sắc mà người Việt Nam cần tìm hiểu thấuđáo để biết được chính mình ( “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”-Trần Văn Giàu) Hồ Chí Minh- hiện thân của tình thân ái...... Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện thân tình cởi mở, Hồ Chí Minh để l;ại cho người đối thoại niềm hân hoan vô hạn. Trong nhiều năm gần Hồ Chí Minh, không một trường hợp nào Bác bực tức ra mặt, làm tổn thương dù một thoáng qua người đồng chí của mình. Đay là điều đến bây giờ hồi tưởng lại tất cả, tôi lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Về cá nhân tôi,tôi thấy cần phải nói ra một câu chuyện khiến cho đến bây giờ, sau nhiều thập kỉ tôi thấy vẫn còn xúc động. Đay là một lầm nỗi của tôi có ảnh hưởng không hay lắm đến một việc Bác dự định làm. Mặc dầu vậy, Bác chỉ nói với tôi vẻn vẹn có một câu “ Chú làm hỏng việc” Phải là một con người giàu lòng khoan dung, độ lượng mới có thể xử sự một cách nhân ái như vậy. Chính thái độ này là một bài học mãi mãi ghi sâu trong kí ức tôi... Phạm Văn Đồng ( “Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc một thời đại, một sự nghiệp”) 4.Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả ---------------------------------------------------------------- VI.các kiểu bài nghị luận A.Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. I Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ? a. Khái niệm : Nghị luận về m

File đính kèm:

  • docVAN NGHI LUAN CHO HOC SINH.doc
Giáo án liên quan