Ôn tập thơ cách mạng

Tác giả

 

 Huy Cận (tên là Cù Huy Cận), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cũng là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong “Thơ mới” tiền chiến với tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Thơ của Huy Cận hàm xúc cổ điển và có màu sắc suy tưởng, triết lí. Trước Cách mạng, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn mênh mông. Sau năm 1945, cảm hứng thơ Huy Cận ấm áp, tươi vui. Tiêu biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hạt lại gieo (1984)

 

Xuất xứ, chủ đề

 

 1. “Tràng giang” rút trong tập thơ “Lửa thiêng”.

 

 2. Bài thơ thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang.

 

Phân tích

 

 1. Cảm hứng chủ đạo được thi nhân nói rõ ở câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Một thiên nhiên bao la mênh mông, một dòng sông dài, không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, một tấm lòng tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”.

 

 2. Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ như một bài thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh. Cảnh và tình giao hòa. Cảnh đẹp mà buồn man mác.

 

 - Khổ một, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người. Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chia phôi “sâu trăm ngả”. Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chết chóc, chia lìa. Vần thơ đầy ám ảnh.

 

 - Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng. Cồn nhỏ thì “lơ thơ”. Gió nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu. Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm: “Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết. Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa. Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót”. Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ. Thật hàm súc cổ điển.

 

 - Khổ 3, lại nói về tràng giang. Không cầu. Cũng không đò. Sông đã dài lại thêm mênh mông. Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt”. Chẳng có mây trôi, chỉ có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởng những kiếp người lưu lạc, trên dòng đời. Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu như một số nhà thơ lãng mạn, thường nói:

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập thơ cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRàng GIang Tác giả     Huy Cận (tên là Cù Huy Cận), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cũng là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong “Thơ mới” tiền chiến với tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Thơ của Huy Cận hàm xúc cổ điển và có màu sắc suy tưởng, triết lí. Trước Cách mạng, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn mênh mông. Sau năm 1945, cảm hứng thơ Huy Cận ấm áp, tươi vui. Tiêu biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963),… Hạt lại gieo (1984)… Xuất xứ, chủ đề     1. “Tràng giang” rút trong tập thơ “Lửa thiêng”.     2. Bài thơ thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang. Phân tích     1. Cảm hứng chủ đạo được thi nhân nói rõ ở câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Một thiên nhiên bao la mênh mông, một dòng sông dài, không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, một tấm lòng tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”.     2. Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ như một bài thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh. Cảnh và tình giao hòa. Cảnh đẹp mà buồn man mác.     - Khổ một, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người. Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chia phôi “sâu trăm ngả”. Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chết chóc, chia lìa. Vần thơ đầy ám ảnh.     - Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng. Cồn nhỏ thì “lơ thơ”. Gió nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu. Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm: “Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết. Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa. Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót”. Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ. Thật hàm súc cổ điển.     - Khổ 3, lại nói về tràng giang. Không cầu. Cũng không đò. Sông đã dài lại thêm mênh mông. Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt”. Chẳng có mây trôi, chỉ có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởng những kiếp người lưu lạc, trên dòng đời. Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu như một số nhà thơ lãng mạn, thường nói:             … “Có phải sầu vạn cổ             Chất trong hồn chiều nay?”…                 (“Chiều” - Hồ ZDếnh).     Hai tiếng “về đâu” gợi tả một nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác. Chỉ biết hỏi mình, chẳng biết hỏi ai. Cô đơn và buồn đến thế là cùng!     - Khổ 4, nói về hoàng hôn:             “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,             Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,             Lòng quê dợn dợn vời non nước,             Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.     Một cái nhìn xa vời đến mọi phía chân trời. Cánh chim như chở nặng bóng chiều đang “nghiêng cánh nhỏ”. Mây lớp lớp đùn lên như những “núi bạc”. Cảnh tượng tráng lệ. Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn. Chữ “đùn” gợi nhớ một tứ thơ Đường: “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Thu hứng) - Nguyễn Công Trứ dịch: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.     Hoàng hôn phủ mờ tràng giang. Con nước làm xúc động lòng quê. Thôi Hiệu 13 thế kỷ trước, đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn sông Hán Dương, lòng thổn thức: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi buồn nhớ quê nhà nhiều lần nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ quê, nhớ nhà mênh mang như gửi về mọi phía chân trời và đang trôi theo tràng giang. Kết luận     “Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận thời tiền chiến. Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế. Ngôn ngữ hàm súc cổ điển. Cảnh đẹp mà buồn. Cành củi khô, bèo dạt… đầy ám ảnh, mở ra một trường liên tưởng đầy màu sắc suy tưởng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của khách ly hương tạo nên chất thơ, hồn thơ đẹp, để “Tràng giang” thấm sâu vào lòng người, trở thành “một bài thơ ca hát non sông, đất nước” như Xuân Diệu nhận xét. Dây THôn Vĩ Dạ Phân tích đề:        1. Đây là kiểu bài bình giảng văn học ,cụ thể là một bài thơ trữ tình .Do đó ,thí sinh cần nắm vững kỹ năng bình giảng ,thể hiện sự cảm thụ tinh tế mới có thể phát hiện và bình giảng được cái hay ,cái đẹp của tác phẩm cho người đọc.      2. Mặc dù là kỳ tài ,nhưng trong chương trình Văn THPT ,Hàn Mặc Tử chỉ được trích tuyển một tác phẩm .Bài thơ này nằm trong tập Thơ Điên,nhưng được sáng tác vào thời kỳ nhà thơ mới bắt đàu mắc bệnh ,tiếng thơ còn khá trong trẻo ,thanh khiết .Lâu nay. Đây thôn Vĩ Dạ thường gắn với chuyện tình của thi sĩ với người con gái mang tên Hoàng Thị Kim Cúc .Song khi bình giảng không nên quá khai thác yếu tố này ,cũng không nên đi sâu vào tư tưởng trừu tượng của tác giả.Người viết cần tập trung bìnhgiảng để thấy tâm hồn đẹp đẽ ,thanh khiết của nhà thơ khi sống với những kỷ niệm đẹp , ở một bối cảnh đầy thơ mộng. Bài làm tham khảo: Hàn Mặc Tử - Sao anh không về?     Trong các thi sĩ Việt Nam hiện đại ,Hàn Mặc Tử là người khổ nhất.Tạo hoá vốn rộng lượng nhưng không hay đãi đằng khách văn chương.Nhà thơ chỉ sống vỏn vẹn 28 năm ( 1912-1940 ).28 năm của một đời người ,sao lại lắm trân chuyên ,khổ ải? Ông xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam như một vì sao băng ,ngắn mà loé sáng ,và những ai một lần đã tiếp xúc với Hàn Mặc Tử thì “dấu ấn” kia không thể xoá nhoà.     Mấy năm trở lại đây ,vị trí của Hàn Mặc Tử trong kịch sử văn chương nước nhà đã dần hồi được trả lai đúng giá trị vốn có của ông.Chương trình môn văn bậc phổ thông trung học ,lần đầu tiên thơ Hàn Mặc Tử được đem ra giảng dạy cho học sinh qua bài Đây thôn Vĩ Dạ .Bài thơ chỉ có 12 câu ,nhưng hồn vía Hàn Mặc Tử vẫn hiển hiện nguyên vẹn :tài hoa, thật thà và dâng hiến .Thi sĩ Pháp ,Elsa Triolet nói “nhà thơ là người cho máu”.Với Hàn Mặc Tử , đấy là tận cùng của dâng hiến!     Năm 1936, đang làm báo ở Sài Gòn ,Hàn Mặc Tử biết mình mắc chứng bệnh nan y (bệnh phong) ,liền trở về thành phố Quy Nhơn .Khi đó mva Hoàng Cúc ,người yêu đầu tiên của thi sĩ vừa mới ra Huế. Ở chốn xa xôi ,lời trách trên tấm bưu ảnh :”Sao không về thăm Vĩ Dạ?” . Đây thôn Vĩ Dạ là lá thư tình giãi bầy tâm trạng ,có điều nó được diễn đạt bằng ngôn ngữ thi ca.     Hai khổ thơ đầu,nhà thơ hoá thân người thiếu nữ thôn VĨ Dạ ,dường như đang trách móc người xưa và kể về Vĩ Dạ:                    Sao anh không về chơi thôn Vĩ                    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    Vườn ai mướt qua xanh như ngọc                    Lá trúc che ngang mặt chữ điền?     Người thôn VĨ mà cứ như ai đâu .Vĩ Dạ lúc gần ,lúc xa. Ồ ,hoá ra , đấy là tâm trạng của người tương tư :Chỉ thiếu một người nhưng không gian trống rỗng (Lamartin)! Nhà thơ hoá thân hay thật .Màu xanh của lá,chút nắgn mới lên vẫn chưa đủ ấm lòng người thiếu nữ .Nàng buồn và “cảnh có vui đâu bao giờ”:                    Gió theo lối gió mây đường mây                             Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay       Viết đến đây thì sự hoá thân ấy cũng chấm dứt .Thi sĩ ,anh có thể trốn tránh mọi điều m,trừ bản thân anh .Mà thượng đế mbao phen vẫn lỡ tay, tâm hồn nhà thơ mới phức tạp ,giàu ưu tư và đa cảm làm sao! Người đời có thể trách khách văn hay viễn vông .Nhưng ở đây là ước mơ thật:                   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó                   Có chở trăng về kịp tối nay?     Có một “bến sông trăng” hiên hữu ở ngoài đời thực .Và ,cũng có một “bến” như thế , ở nơi nào tít tắp trong tâm tưởng con người .Khi “trăng” không về ,cõi ấy hoang vắng ,buồn bã biết bao !Có người bình những câu : Áo em trắng quá nhìn không ra / Ở đây sương khói mờ nhân ảnh...là lúc tấm bưu thiếp đã cũ ,nghĩ chuyện cách xa bây giờ,tất thảy như muốn nhoà đi. Đấy chỉ mới là cái nghĩa cụ thể của “văn bản” ,chứ chưa phải bài thơ hay tâm hồn Hàn Mặc Tử .Bất cứ nhà thơ tài hoa ở thời đại nào cũng thấy giữa tâm hồn mình và cuộc đời có điều lỗi nhịp. Ít nhiều ,họ cô đọc , đôi khi chỉ trong tâm hồn ,chứ không nhất thiết phải ở giữa đám đông. Trường hợp Hàn Mặc Tử và những năm tháng ấy , điều đó càng rõ .Biết vây ,nhưng vẫn khao khát giải bầy ,khát khao cống hiến .Hình dung Đây thôn Vĩ Dạ là bức thư tình gửi cho người yêu xứ Huế của Hàn Mặc Tử thì Ai biết tình ai có đậm đà? Là lời than thở đối với Hoàng Cúc. Song,nếu hiểu Hàn Mặc Tử - một người tình làm thơ , đấy còn là tiếng nói của thi nhân với cuộc đời.     Ngày ấy ,Hàn Mặc Tử đã muộn phiền :Ai biết tình ai có đậm đà? Và,có lẽ , cho đến buổi trưa nghiwtj ngã 11.11.1940,nhàthơ tài hoa vẫn ôm mối tình đau đớn với cuộc đời ,ra đi , để lại :Một nấm mồ bằng đất,một cây thánh giá bằng gỗ tạp ,không vòng hoa ,không hương khói , đìu hiu quạnh quẽ dưới một gố cây phi lao!(Quách Tấn) . Đến nay ,50 năm đã trôi qua ,khi người đời nhận ra Hàn Mặc Tử là ánh sao băng không thể xoá nhoà dấu ấn trên bầu trời thi ca dân tộc thì xin đừng trách “sao Anh không về ?” ,cì chẳng phải bao năm nhà thơ vẫn ở lại đó sao?Xin hãy rộng đường cho người muôn năm cũ... Vội Vàng Xuất xứ, chủ đề     1. Rút trong tập “Thơ thơ”, tập thơ đầu của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938.     2. Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết quý trọng và sống hết mình với tuổi trẻ và thời gian. Phân tích     1. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân     - Thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa “đồng nội xanh rì”, của lá “cành tơ phơ phất”; “Tuần tháng mật” của ong bướm. “Khúc tình si” của yến anh. “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”. Chữ “này đây” được 5 lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vì lẽ đó nên phải vội vàng “tắt nắng đi” và “buộc gió lại”. Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.     - Tuổi trẻ rất đẹp rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc “Thần Vui hằng gõ cửa”. Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, “ngon như một cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.     Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cái tuổi thanh xuân bừng sáng, nhưng thi sĩ đã “vội vàng một nửa” - cách nói rất thơ - chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn về “vội vàng”:             “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần,             Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.             Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.     Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng. Đang tuổi hoa niên mà đã “vội vàng một nửa”… Cảm thức của thi sĩ về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ.     2. Mua đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.     - Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng của nhà thơ: tương phản đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một đi không trở lại.             “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua,             Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.             Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất             Lòng tôi rộng, nhưng lượng đời cứ chật             Không cho dài thời trẻ của nhân gian             Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn             Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…”     Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tương phản đối lập: tới-qua, non-già, hết-mất, rộng-chật, tuần hoàn-bất phục hoàn, vô hạn-hữu hạn - để khẳng định một chân lý - triết lý:  tuổi xuân một đi không trở lại. Phải quý tuổi xuân.     - Cách nhìn nhận về thời gian cũng rất tinh tế, độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và tương lai; cái đang có lại đang mất dần đi…     Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như mang theo nỗi buồn “chia phôi” hoặc “tiễn biệt”, “hờn” vì xa cách, “sợ” vì phai tàn sắp sửa. Cảm xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương, “vội vàng” của tạo vật. Với Xuân Diệu, hầu như cuộc sống nơi “vườn trần” đều ít nhiều mang “bi kịch” về thời gian.             “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi             Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”     Cũng là “gió”, là “chim”… nhưng gió “thì thào” vì “hớn”, “chim” bỗng ngừng hót, ngừng rao vì “sợ”! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật nghịch lí giữa mùa xuân - tuổi trẻ và thời gian:             “Con gió xinh thì thào trong lá biếc             Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?             Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi             Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”     Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối. Lo lắng. Chợt tỉnh “mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:             “Chẳng bao giờ/ôi/chẳng bao giờ nữa…             Mau đi thôi/mùa chưa ngả chiều hôm”.     Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “thơ tiếc cảnh”:     - “Xuân xanh chưa dễ hai phen lại     Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”                                                (Bài số 3)     - “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm”                                                (Bài số 7)     Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội vàng” về màu thời gian, về sắc thời gian và tuổi trẻ. Thật yêu đời. Thật ham sống.     3. Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!     - Mở đầu bài thơ là cái Tôi hăm hở: “Tôi muốn tắt nắng đi”. Kết thúc bài thơ là “TA”, là mọi tuổi trẻ. Một sự hòa nhập và đồng điệu trong dòng chảy thời gian: Sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: “Ta muốn ôm”, “Ta muốn riết… Ta muốn say… Ta muốn thâu…”.             “Ta muốn ôm             Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn             Ta muốn riết mây đưa và gió lượn             Ta muốn say cách bướm với tình yêu             Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều             Và non nước, và cây và cỏ rạng”     Sống cũng là để yêu, yêu hết mình. Thơ hay vì màu sắc lãng mạn. Vì giọng thơ sôi nổi. Nghệ thuật “vắt dòng” với ba từ “và” xuất hiện trong một dòng thơ làm nổi bật cảm xúc: say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Tất cả mùi thơ, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng… đều là khao khát của thi nhân:             “Cho chếnh choáng mùi thơ, cho đã đầy ánh sáng             Cho no nê thanh sắc của thời tươi             Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Kết luận     Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỷ trong hưởng thụ. “Vội vàng” thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỷ sau còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “vội vàng” như vậy. 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.     Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật “rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho Thơ mới, thơ lãng mạn 1932-1941. Chiều Tối                             Mộ         Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ         Cô vân mạn mạn độ thiên không;         Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,         Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.                                                                    Hồ Chí Minh     “Mộ” (Chiều tối) bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 31. Hồ Chí Minh viết bài thơ này đang trên đường bị giải tới nhà lao Thiên Bảo. Sau một ngày dài bị giải đi, trời tối dần. Hai câu đầu tả cảnh bầu trời lúc chiều tối. Cánh chim mỏi (quyện điểu) về rừng tìm cây trú ẩn. Áng mây lẻ loi, cô đơn (cô vân) trôi lững lờ trên tầng không. Cảnh vật thoáng buồn. Hai nét vẽ chấm phá (chim và mây), lấy cái nhỏ bé, cái động để làm nổi bật bầu trời bao la, cảnh chiều tối lặng lẽ và buồn. Cánh chim mỏi và áng mây cô đơn là hai hình ảnh vừa mang tính ước lệ trong thơ cổ tả cảnh chiều tối, vừa là hình ảnh ẩn dụ về người tù bị lưu đày trên con đường khổ ải mờ mịt vạn dặm:             “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ             Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”     Trời tối rồi, tù nhân bị giải đi qua một xóm núi. Có bóng người (thiếu nữ). Có cảnh làm ăn bình dị: xay ngô. Có lò than đã rực hồng (lô dĩ hồng). Các chi tiết nghệ thuật ấy làm hiện lên một mái ấm gia đình, một cảnh đời dân dã, bình dị, “ấm áp”. Nếu chim trời, áng mây chiều đồng điệu với tâm hồn nhà thơ thì cảnh xay ngô của thiếu nữ và lò than rực hồng kia như đang làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày khi qua nơi miền sơn cước xa lạ. Tương phản với màn đêm bao trùm không gian, cảnh vật là “lò than đã rực hồng”. Tứ thơ vận động từ bóng tối hướng về ánh sáng. Nó cho ta thấy, trong cảnh ngộ cô đơn, nặng nề, bị tước mất tự do, bị ngược đãi, người chiến sĩ cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn gắn bó, chan hòa, gần gũi với nhịp đời thường cần lao. Câu thơ thứ 3 dịch chưa được hay. Chữ “cô em” hơi lạc điệu. Thêm vào một chữ “tối” đã mất đi ý vị “ý tại ngôn ngoại” vẻ đẹp hàm súc của thơ chữ Hán cổ điển:             “Cô em xóm núi xay ngô tối             Xay hết lò than đã rực hồng”     Bài thơ có cảnh bầu trời và xóm núi, có áng mây, cánh chim chiều. Chim về rừng, mây lơ lửng. Có thiếu nữ xay ngô và lò than hồng. Đằng sau bức tranh cảnh chiều tối là một nỗi niềm buồn, cô đơn, là một tấm lòng hướng về nhân dân lao động, tìm thấy trong khoảnh khắc chiều tối. Nghệ thuật mượn cảnh để tả tình. Điệu thơ nhè nhẹ, man mác bâng khuâng, đậm đà màu sắc cổ điển. Tinh tế trong biểu hiện, đậm đà trong biểu cảm là vẻ đẹp trữ tình của bài thơ “Chiều tối” này… Rất nhân hậu, rất người. Từ ẤY                 BÀI LÀM           Tố Hữu là bút danh Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, tại Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà thơ lớn của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của Tố Hữu gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông. Mỗi tác phẩm của thi sĩ là một chặng đường lịch sử, là một chiến công của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ Tịch: “Từ ấy” (1937-1946), “Việt Bắc” (1954), “Gió lộng”(1961), “Ra trận” (1972), “Máu và hoa” (1977)…           Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu. Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.           “Từ ấy” là lúc, là khi nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: “Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì”(Quê mẹ).           “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong “nắng hạ” - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:           “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ           Mặt trời chân lí chói qua tim”.           Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:           “Hồn tôi là một vườn hoa lá,           Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.           “Hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà Bài giải của bạn: meomun_91 19:57:42 Ngày 28-12-2007 Ý nghĩa nhan đề của bài thơ " từ ấy". Tại sao bài thơ lại có tên là từ ấy -"từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản . - " Từ ấy " cũng là mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể . " Từ ấy " _ ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lói :               " Chọn một dòng hay để nước trôi xuối " " Ta đi ngơ ngác trong cuộc đời" ( Tố Hữu) Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giứa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lỗi đi cho mình khii giác ngộ lý tưởng cộng sản... Bài giải của bạn: phuongnguyen_8118 15:02:45 Ngày 27-02-2008 Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí. “Dù ai thay ngựa giữa dòng                                                      Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi           Vẫn là ta đó những khi Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói “ Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim “Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:                                                         Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim   Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.              Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu: Mặt trời chân lí chói qua tim Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.           Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại: Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim.           Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt củ

File đính kèm:

  • docOn tap tho cach mang.doc
Giáo án liên quan