I. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ :
1) Trình bày các chức năng quản lý và nêu mối quan hệ giữa các chức năng này.
- Định nghĩa thế nào là chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là những nhiệm vụ mà hệ thống, quá trình mà nhà quản lý phải thực hiện, là khả năng của hệ thống quản lý và khả năng thực hiện của các chủ thể quản lý trong việc biến đầu vào thành kết quả của đầu ra.
- Phải nêu được có bao nhiêu chức năng quản lý, là những chức năng nào?
Quản lý có 4 chức năng:
1./ Lập kế hoạch (Planing):
Tính toán lập ra kế hoạch, đề ra mục tiêu cụ thể, các bước tiến hành theo trình tự thời gian, các phương pháp thực hiện, xác định các nguồn lực để tiến hành công việc một cách chủ động nhằm đạt được tối ưu kết quả.
2./ Tổ chức/thiết kế bộ máy (Organing)
Thiết kế bộ máy, hình thành cơ cấu các bộ phận, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, dự kiến nhân sự cho các vị trí, phân công, phân nhiệm cho mỗi thành viên trong tổ chức, xác định mối quan hệ liên đới trách nhiệm giữa các bộ phận và các thành viên của tổ chức.
3./ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện (Leading)
Là một khâu rất quan trọng để tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Ở khâu này, nhà quản lý phải vận dụng các phương pháp và nghệ thuật quản lý, tạo môi trường, điều kiện và động lực cho các nhân viên dưới quyền, đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi tôt nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THI TN /08
PHẦN I: CƠ SỞ KHOA HỌC QLGD :
I. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ :
1) Trình bày các chức năng quản lý và nêu mối quan hệ giữa các chức năng này.
- Định nghĩa thế nào là chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là những nhiệm vụ mà hệ thống, quá trình mà nhà quản lý phải thực hiện, là khả năng của hệ thống quản lý và khả năng thực hiện của các chủ thể quản lý trong việc biến đầu vào thành kết quả của đầu ra.
- Phải nêu được có bao nhiêu chức năng quản lý, là những chức năng nào?
Quản lý có 4 chức năng:
1./ Lập kế hoạch (Planing):
Tính toán lập ra kế hoạch, đề ra mục tiêu cụ thể, các bước tiến hành theo trình tự thời gian, các phương pháp thực hiện, xác định các nguồn lực để tiến hành công việc một cách chủ động nhằm đạt được tối ưu kết quả.
2./ Tổ chức/thiết kế bộ máy (Organing)
Thiết kế bộ máy, hình thành cơ cấu các bộ phận, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, dự kiến nhân sự cho các vị trí, phân công, phân nhiệm cho mỗi thành viên trong tổ chức, xác định mối quan hệ liên đới trách nhiệm giữa các bộ phận và các thành viên của tổ chức.
3./ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện (Leading)
Là một khâu rất quan trọng để tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Ở khâu này, nhà quản lý phải vận dụng các phương pháp và nghệ thuật quản lý, tạo môi trường, điều kiện và động lực cho các nhân viên dưới quyền, đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.
4./ Kiểm tra, đánh giá (Controlling/checking)
Nhà quản lý bao giờ cũng thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý.
Kiểm tra mục tiêu dự kiến đạt được đến đâu, nội dung công việc đã thực hiện đến mức nào, các phương pháp thực hiện đã tối ưu chưa, các nguồn lực được huy động đã hết chưa, các quyết định đề ra phù hợp chưa. Mức độ hoàn thành công việc của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân ntn.
Mục đích của kiểm tra là để điều chỉnh, giữ cho tổ chức đi đúng hướng, ngăn ngừa tình trạng đi lệchhướng so với mục đích đã đề ra.
mối quan hệ giữa các chức năng này.
Các chức năng này có quan hệ thống nhất tác động lẫn nhau, tạo thành chu trình quản lý. Trong thực tiến quản lý, 4 chức năng này không phải là 4 loại hoạt động tách rời nhau, hoặc là có mối quan hệ lỏng lẻo với nhau mà nó là một nhóm chức năng hoạt động ăn khớp nhau, trong nhiều trường hợp, 4 chức năng này không nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự, thứ tự, mà sẽ có một số (hoặc cả 4) chức năng có thể cùng kết hợp đồng thời hoặc diễn ra đồng thời.
Nhà QL chỉ tồn tại khi ông ta thực hiện những chức năng của mình . Ngược lại các chức năng quản lý sinh ra là để dành cho nhà QL .
Các chức này có mói quan hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện ở sơ đồ sau đây :
Thông tin
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Kế hoạch
Liên hệ trong công tác nhà QL :
Trongnhà trường người QL là người thực hiện nhiệm vụ , mục tiêu , chất lượng dạy học và GD ., có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường , làm cho chủ truwong , đường lối , quan điểm GDXHCN cũng như nội dung, PP, phương tiện GD được thực hiện 1 cách có hiệu quả . Do đó việc thực hiện các chức năng trên là cần thiết đối với nhà quànlý trong tất cả các tổ chức để đạt được kết quả mong muốn bởi vì : Chức năngquản lý là những hình thức thực hiện những tác động của nhà quản lý đến đói tượng QL thông qua nhiệm vụ và là những nhiệm vụ chuyên môn hóa mà chủ thể cần phải thực hiện trong quá trình QL . Cụ thể :
- Ngày từ đầu năm nhà QL phải chuẩn bị kế hoạch hóa đánh giá tổng kết kế haọch năm học cũ về tình hình trường , lớp , về nhân sự , số học sinh , kết quả học tập của trẻ , chất lượng của GV . Việc thu và nhận sử dụng các nguồn quỹ dự trữ . Từ đó rút ra những biện pháp cần khắc phục và hướng phát triển cơ bản sắp đến trong năm học mới .
- Tiếp theo là giai đoạn kế hoạch hóa Người Hiệu trưởng dựa vào những dự báo của năm trước , căn cứ vào thực tế hiện tại ở cơ sở từ đó xây dựng những biện pháp tối ưu cho kế hoạch mới cụ thể từng nội dung,mục tiêu, PP, nguồn lực, thời gian, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường . Sau đó triển khai trong HĐSP thảo luận đi đến thống nhất các chỉ tiêu ,biện pháp và tạo ra 1 chương trình hóa hoạt động trong suốt kế hoạch năm học .
- Giai đoạn tổ chức rất quan trọng , người hiệu trưởng phải xuất phát từ các nhiệm vụ , mục tiêu QL, căn cứ vào đặc điểm đội ngũ , các điều kiện , phương tiện hoạt động để bố trí sắp xếp công việc hợp lý . Hiệu trưởng phải biết liên kết các tổ chức trong trường tạo sự đồng bộ đây là việc làm thường xuyên từ đầu đến cuối chu trình QL , sẽ làm cho tổ chức mạnh lên , là yếu tố đảm bảo thành công trong QL nhà trường .
- Người HT trong công tác QL cần chú ý đến công tác chỉ đạo , biết huy động lực lượng biết điều hành mọi việc,Biết biến mục tiêu dự kiến thành kết quả cụ thể , người hiệu trưởng tổ chức lãnh đạo QL 1 cách khoa học hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất , chất lượng , giáo dục và đào tạo chung của nhà trường . Phải sáng suốt lựa chọn , kết hợp các giải pháp tói ưu trong lãnh đạo QL của mình Biết động viên , khuyến khích CBGVNV kịp thời và thường xuyên Kiểm tra theo dõi , uốn nắn sửa sai đúng lúc , Có gì trục trặc cần bổ sung giải quyết …
- Giai đoạn kiểm tra là công tác mà người Ql không thể nào bỏ qua , vì nếu không kiểm tra sẽ không thấy được những sai lệch , sai sót chưa đạt được trong kế hoạch đề ra , những khó khăn để từ đó đề ra biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời .
Tóm lại, người hiệu trưởng là người được giao quyền hạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động QL nhà Do đó ,vai trò tổ chức , QL của hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường. Người HT trong nhà trường XHCN không phải chỉ cần biết tổ chức việc dạy học theo yêu cầu XH mà còn phải
biết đổi mới cơ chế QL , PPQL có vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả QL nói chung và QLGD và đào tạo , QL nhà trường nói riêng .
II. Các phương pháp quản lý:
Phương pháp quản lý rất đa dạng và phong phú, dựa trên những tiêu chí khác nhau, cách tiếp cận khác nhau thì có những cách phân loại khác nhau, cách phân loại phổ biến nhât hiện nay là theo nội dung, bao gồm:
- Phương pháp tổ chức – hành chính;
- Phương pháp kinh tế;
- Phương pháp tâm lí – giáo dục;
1) Phương pháp tổ chức – hành chính:
- Định nghĩa:
Phương pháp tổ chức – hành chính: là tổng thể các tác động trực tiệp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên quan hệ tổ chức quyền lực nhà nước và pháp luật.
- Đặc trưng:
Là tính cưỡng chế và bắt buộc đối với người thừa hành, quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý là quan hệ giữa quyền lực và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. phương pháp này gắn liền với việc thiết lập bộ máy, xác định cơ cấu của tổ chức, cơ chế vận hành của tổ chức. Thông qua việc thiết lập bộ máy mà quyền lực của nhà quản lý được xác lập từ trên xuống dưới theo các cấp độ.
Thông qua hệ thống văn bản pháp luật, văn bản pháp quy quy định các nhiệm vụ, thực hiện các yêu cầu và đòi hỏi sự chấp hành vô điều kiện các nhiệm vụ của tổ chức giao cho mỗi người, mỗi cá nhân. Thông qua việc thiết lập bộ máy mà quyền lực của nhà quản lý được xác lập từ trên xuống dưới theo các cấp độ.Có nhiều hình thức thực hiện PP này đó là : Luật , điều lệ ( điều lệ trường Mn ), Quy chế ( quy chế tổ chức và hoạt động của các trường MN tư thục .. )
Thông qua hệ thống văn bản pháp luật, văn bản pháp quy quy định các nhiệm vụ, thực hiện các yêu cầu và đòi hỏi sự chấp hành vô điều kiện các nhiệm vụ của tổ chức giao cho mỗi người, mỗi cá nhân. Chủ thể QL ban hành các văn bản pháp quy quy định về tổ chức và haọt động của các tổ chức GD như (Điều lệ trường MN quy định mục đích , mục tiêu , quy mô, cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của nhà trường , vai trò nhiệm vụ của CBGVNV , trách nhiệm quyền hạn của Hiệu trường nhà trường … ) , đề ra quy chế hoạt động của các bộ phận phù hợp với luật pháp và các thể chế pháp luật khác ( Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em , Luật bảo vệ môi trường ,..) Bên cạnh đó còn có hình thức như chỉ thị , mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện nhiệm vụ theo phương hướng nhất định ( Chỉ thị về dạy thêm , học thêm nhằm uốn nắn những lệch lạc , làm giảm uy tín của nhà trường và GV …)
*/ Xuất phát từ đặc điểm PP này , ở cơ quan việc sử dụng PP đó đã khơi dậy được sức mạnh của tổ chức, xác lập được trật tự, kỷ cương của bộ máy, giúp cho các quyết định quản lý và cac nhiệm vụ của tổ chức được thực hiện một cách thống nhất, nhanh chóng và đặc biệt phù hợp với những tình huống cấp bách và khẩn trương (vd: thực hiện công điện của cấp trên về phòng chống thiên tai, bão lụt, các công văn, chỉ thị của ngành...)
Tuy nhiên phương pháp này bản thân nó còn nhiều hạn chế: dễ nảy sinh hiện tượng quan liêu, giấy tờ. Do đó để giảm thiểu mức độ quan liêu hóa của phương pháp. Nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc tập trung dân chủ, phải chuyên môn hóa các chức năng của các bộ phận, quan tâm đến môi trường phát triển, tạo điều kiện cho các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. Hệ thống quyền lực của tổ chức phải được phân công, ủy quyền rõ ràng. Mỗi CBQL phải chuyển hóa được quyền lực của tổ chức giao cho thành uy tín thực sự và làm cho mỗi thành viên thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác.
2) Phương pháp kinh tế:
- Định nghĩa:
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất nhằm tạo động lực làm việc và phát huy năng lực, khả năng, tinh thần trách nhiệm của đối tượng quản lý trong hoạt động vì lợi ích chung của tổ chức.
- Đặc trưng:
Lấy lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế làm động lực thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích kinh tế như: giá cả, lãi suất tiết kiệm, tiền lương (tăng lương trước thời hạn cho GV giỏi , thuwngr tiền cho những GV có hcj sinh thi đạt giải quốc gia , quôc tế …) , lợi nhuận (từ các hợp đồng), các chính sách ưu đãi, phụ cấp, trợ cấp, các phương tiện vật chất phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học, ... đều được coi là những công cụ đòn bẩy kinh tế có tác động tích cực, kính thích con người làm việc tốt hơn trong những công việc chung, thông qua các chính sách đòn bẩy kinh tế này, con người tự tính toán thiệt hơn, được mất để tự quyết định hành động của mình, tự chr công việc của mình mà không cần sự can thiệp trực tiếp của tổ chức.
Những kích thích về tinh thần : phong danh hiệu thi đua , danh hiẹu GV giỉ các cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân … Ngoài ra còn kích thích về chính trị ( kết nạp Đảng ), về khao học ( cho đi học sau đại học )
- Ưu thế:
Phương pháp kinh tế có tác dụng rất lớn trong việc kích thích động lực làm việc, vì vậy nhà quản lý ở mọi tổ chức phải hết sức coi trọng và vận dụng phương pháp này. Nếu nhà quản lý quá đề cao lợi ích chung, coi nhẹ lợi ích cá nhân, quá đề cao và coi trọng lợi ích tinh thần mà coi nhẹ lợi ích vật chất thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí, không tạo được động lực, thậm chí có trường hợp triệt tiêu động lực làm việc.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, phương pháp kinh tế có những hạn chế nếu phương pháp này được sử dụng không hợp lý, nếu tuyệt đối hóa phương pháp kinh tế vật chất hoặc quá lạm dụng phương pháp này thì sẽ tạo ra tâm lí đòi hỏi, trông chờ, lệ thuộc, dẫn đến tham ô, làm ăn phi pháp, hối lộ, mất đi giá trị tinh thần, đạo đức. Vì vậy nhà quản lý phải kết hợp, vận dụng các phương pháp, kết hợp hài hòa giữa vật chất và kích thích tinh thần, động viên, thuyết phục, kết hợp với phương pháp TC-HC để quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân để phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, khả năng và sự tham gia của mỗi người vào hoạt động chung để đạt được mục tiêu của tổ chức.
2) Phương pháp tâm lí – giáo dục: (tự đọc tài liệu)
- Định nghĩa: Là tổng thể những tác động lên trí tuệ , tìnhcảm , ý thức và nhân cách của con người . Là thông qua các mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp , trang bị thêm hiểu biết , hình thành những quan điểm đúng đắn ,nâng cao khả năng , trình độ thực hiện nhiệm vụ của họđồng thời chuẩn bị tư tưởng , tình cảm ,ý thức trách nhiệm , tự giác , tự chủ ,lòng kiên trì , tinh thần tự chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ .
- Đặc trưng: Là tính thuyết phục , làm cho con người hiểu rõ đúng– sai , phải – trái ,tốt – xấu , lợi – hại , thiện – ác … để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức .
- Ưu thế: Trong QLGD , PP này được sử dụng nhiều , 1 phần do đặc điểm môi truwongf hoạt động GD , phần khác do tính hiệu quả cao của nó .
- Hạn chế: Cơ sở khách quan của PP này là các quy luật nhận thức – tư duy , các quan hệ và quy luật tâl lý – GD-XH , trong khi đó . hoạt qLGD lại diễn ra trong môi trường GD , môi trường đụng chạm nhiều đến học thuật , chính vì thế mag PP GD- tâm lý được sử dụng nhiều trong QLGD
III. LẬP KẾ HOẠCH TRONG QLGD : (Trong vở cô Hiền ôn tập )
Thế nào là lập kế hoạch trong QLGD và phân biệt các loại kế hoạch trong QLGD?
- Khái niệm lập kế hoạch: (theo tài liệu kha học QL đại cương Thầy Ngọc Bảo trang 54 từ diòng thứ 4 trên xuóng đến dòng 7 )
- Phân biệt các loại kế hoạch thường gặp trong QLGD: ( Trong vở cô Hiền ôn tập )
+ Kế hoạch chiến lược;
+ Kế hoạch tác nghiệp;
+ Kế hoạch chiến lược thường do Ban soạn thảo Kế hoạch chiến lượng ở tầm vĩ mô (cấp Bộ, Ban, ngành, Tỉnh, thành phố) soạn thảo và do các cấp quản lý cấp trên quyết định và thướng xác định trong một khoảng thời gian tương đối dài (trên 5 năm)
Một số loại kế hoạch chiến lược thường gặp (nêu)
+ Kế hoạch tác nghiệp: là loại kế hoạch xác định các mục tiêu ngắn hạn và các hoạt động diễn ra trong các cơ quan, các bộ phận của bộ máy QLGD và của các Cơ sở giáo dục hoặc của các chủ thể QLGD. Loại kế hoạch này thường có độ dài thời gian khác nhau nhưng khoảng từ 1 năm hoặc dưới 1 năm, loại kế hoạch này có thể sử dụng 1 lần hoặc lặp lại một số lần.
Chỉ ra các loại kế hoạch tác nghiệp trong QLGD:
Vd: Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Xét theo nội dung: kế hoạch giáo dục đạo đức, kế hoạch dạy học, kế hoạch phân bổ tài chính, kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG, kế hoạch kiên cố hóa trường học, Kế hoạch bồi dưỡng Học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, Kế hoạch ...
Nhờ có kế hoạch giáo dục mà hướng vận động và phát triển của hệ thống giáo dục được xác định rõ sự phối kết hợp giưa các cá nhân và các bộ phận khác nhau trong hệ thống được thực hiện có hiệu quả, việc kiểm tra đánh giá các hoạt động trở nên thuận lợi...
IV. THÔNG TIN TRONG QUẢNLÝ VÀ XD THÔNG TIN QLGD :
1. Khái niệm thông tin và các chỉ số thường dùng trong hệ thống thông tin QLGD.
a) Khái niệm thông tin: Thông tin là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nó cũng bao hàm ý nghĩa truyền tin và thông tin giao tiếp (Information).
Dưới góc độ khoa học quản lý, thông tin được hiểu như sau: Thông tin là những tri thức, những hiểu biết đã được chỉnh lí và gia công được thu nhận và được đánh giá là có ý nghĩa cho việc ra quyết định tổ chức thực hiện các quyết định, thực hiện các mục tiêu quản lý.
2. Tại sao nói thông tin là hệ thần kinh của hệ thống quản lý? Nêu các chỉ số thường dùng trong hệ thống thông tin QLGD.
a) Thông tin:
Thông tin gắn với các quyết định quản lý và mục tiêu quản lý, bởi vì “quản lý là một qúa trình chọn lọc tối ưu để đưa tổ chức từ trạng thái này sang trạng thái khác thông qua việc thu nhận, truyền đạt và xử lí thông tin”. Thông tin đóng vai trò là nền tản tác động đến mọi khâu của quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá. Thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý, điều chỉnh, giám sát, thông tin phục vụ cho việc xây dựng chính sách, chiến lược, v.v. Vì vậy, muốn quản lý tốt, có hiệu quả phải xây dựng cho được một hệ thống thông tin hoàn hảo. Thông tin được coi là nền của quản lý và tựa vào tiếng Anh, người ta có công thức sau đây:
M (Managenment) = P + O + L + C + I
(Planing)
(Controlling)
(Leadning)
(Orgaming)
(Information))
b) Các chỉ số thường dùng trong QLGD:
- Chỉ số giáo dục là những thông tin đã được xử lí để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục xây dựng chiến lược giáo dục và các nhà QLGD trong các cơ sở giáo dục, các tư liệu để thực hiện tốt chức năng quản lý và ra các quyết định quản lý một cách chính xác và kịp thời.
- Các chỉ số giáo dục thường bao gồm các chỉ số đầu vào, chỉ số quá trình và chỉ số đầu ra của giáo dục.
Chỉ số đầu vào: bao gồm các chỉ số về nhân lực, con người (giáo viên, học sinh, các nhà quản lý), chỉ số về các nguồn lực cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, hạ tầng cho cơ sở giáo dục; các chỉ số về nguồn lực tài chính: thông tin về các nguồn ngân sách cho giáo dục (chi cho giáo dục/tổng GDP hàng năm, chi cho giáo dục / tổng ngân sách hàng năm, chi cho giáo dục công lập, phi công lập, chi cho các cấp học, bậc học, ..., chi cho bộ máy QLGD từ TW đến địa phương, chi cho giáo viên về lương, phụ cấp,...)
Các chỉ số quá trình:
+ Các chỉ số thông tin về học sinh: quy mô toàn quốc, các cấp học, bậc học, các loại hình học tập (chính quy, dân lập, tư thục)
+ Các chỉ số giáo viên: tổng số giáo viên từng ngành học, bậc học, trình độ đội ngũ, công tác đào tạo đội ngũ, về trình độ đào tạo của giáo viên....
+ Thông tin về tỷ lệ giáo viên, tỷ lệ lý thuyết/thực hành, tỷ lệ trường chuẩn QG, tỷ lệ PCGD, thông tin về thời gian học trong 1 năm, 1 tháng, 1 tuần, ...
Các chỉ số đầu ra:
+ Kết quả học tập của học sinh: tỷ lệ lên lớp, chuyển cấp, lưu ban, bỏ học, xếp loại đạo đức,...
+ Kết quả giáo dục đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (đối với những bậc học cao sau trung học): tỷ lệ SV tốt nghiệp, có việc làm, thất nghiệp, các chỉ số về lương, đãi ngộ,...
3. Nêu những yêu cầu của hệ thống thông tin QLGD hoạt động có hiệu quả.
Tài liệu cô Hiền ôn tập )
4. (Một ý nào đó rồi nối thêm) Từ đó anh/ chị hãy xây dựng nội dung công tác thông tin trường học.
- Thông tin QL bao gồm : Thông tin chung , thông tin về chuyên môn kỹ thuật của ngành
Tin tức về môi trường bên ngoài và các phương án hoạt động của nhà trường có thể thực hiện
Tin tức để lựa chnj quyết định QL thích ứng với những thay đổi bên trong và bên ngoài
* Thông tin về ND hoạt động QL :
- Mục tiêu cuối cùng của nhà trường cần đạt tới
Nguồn nhân lực , vật lực cần huy động
- cách thức , quy trình tiến hành hoạt động
- các PP công tác tiến bộ nhất
- Mối liên hệ giữa các bộ phận trong nhà trường
- Tình hình hoạt động của nhà trường trong từng thời điểm và dự báo hướng phát triển các loại thông tin trên cả chủthể và đối tượng QL điều cần biết để thống nhất hành động .
V. LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QLGD:
1) Phân biệt khái niệm (nêu sự khác biệt hai khái niệm) quản lý và lãnh đạo.
a) Về mặt thuật ngữ:
- Lãnh đạo (Lead/Leading/Leader – sự lãnh đạo/lãnh đạo/nhà lãnh đạo): được hiểu là một hình thái hoạt động cao nhất, bao quát nhất, được xem như là hạt nhân, là bộ não, là hệ thần kinh trung ương của quản lý.
- Quản lý: (Manage/Management/Manager – sự quản lý/quản lý/nhà quản lý): có nhiều định nghĩa, nhưng hiểu một cách thông thường là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, sử dụng, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu để nhằm đạt đến mục đích của tổ chức với hiệu quả cách cao nhất.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được thể hiện dưới 4 tiêu chí:
Tiêu chí
Nhà lãnh đạo
Nhà quản lý
Vai trò
Tự đảm nhiệm lấy vai trò của mình trong tổ chức (vai trò tâm điểm của sự thống nhất, não bộ của cơ quan quản lý)
Được giao phó một vai trò nhất định trong một tổ chức thông qua quyết định bổ nhiệm
Chức năng
- Xác định tầm nhìn (vision) cho toàn tổ chức của mình. Vd: trong 5 năm, phải đưa trường mình trở thành trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, trường trọng điểm, ...
- Lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức, cơ sở giáo dục của mình.
Vận hành các hoạt động đảm bảo cho việc thực hiện tầm nhìn và thiết kế các cách thức, các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược
Đặc điểm cá nhân
Thể hiện ở sự xuất sắc về năng lực, đầu óc tổ chức, uy tín cá nhân ở phong cách lãnh đạo và nhiều phẩm chất khác. Làm cho người khác ủng hộ mình.
Chỉ đạo và đảm bảo cho nhân viên cấp dưới đáp ứng những yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao, có thể hướng dẫn nhân viên tập trung vào các ưu tiên trong công việc, tuân thủ những quy trình, quy định, nghiệp vụ theo đúng bài bản khoa học đã có sẵn
Văn hóa tổ chức và văn hóa quản lý, lãnh đạo
Biết quan tâm và xây dựng văn hóa tổ chức, xây dựng các nhóm làm việc hợp tác, xây dựng các cam kết về trách nhiệm, tạo động lực và môi trường làm việc tốt cho người dưới quyền, thực hiện ủy quyền và phân cấp trách nhiệm, phát huy những ý tưởng mới và sáng kiến mới và đặc biệt là yếu tố sáng tạo là một trong những yếu tố đặc trưng trong công tác của người lãnh đạo.
Tạo lập được quy chế, nội quy của cơ quan, kiểm tra giám sát đánh giá theo các tiêu chuẩn và mang tính quy trình theo 4 chức năng (KH, TC, TH, KTĐG)
2) Những yêu cầu đặt ra đối với người CBQL, lãnh đạo giáo dục (hoặc người Hiệu trưởng nhà trường) trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Yêu cầu của người Hiệu trưởng là phải hội đủ các yếu tố của nhà lãnh đạo và nhà quản lý, làm tốt cả 2 vai trò trên.
- Trong vai trò là nhà lãnh đạo: phải có tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường.
- Biết truyền đạt tầm nhìn và tạo lập hỉnh ảnh của mình với tập thể giáo viên, học sinh và cộng đồng và làm cho tất cả đối tượng có liên quan tự nguyện ủng hộ các mục tiêu để phát triển nhà trường.
- Phải có tư duy đổi mới, luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu và tập trung chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và cải tiến quản lý chất lượng giáo dục.
- Đáp ứng các chuẩn đặt ra đối với Hiệu trưởng, văn bằng trình độ đào tạo về chuyên môn, về quản lý và lãnh đạo giáo dục, về lý luận chính trị, các chuẩn mực về đạo đức, ý thức pháp luật, gương mẫu của người đứng đầu tổ chức.
Trong vai trò là nhà quản lý, thí người Hiệu trưởng phải đáp ứng được những yêu cầu về 3 nhóm kỹ năng:
- Kỹ năng quản lý nhà trường: (tìm tài liệu để xây dựng): kỹ năng xây dựng kế hoạch chiến lược, kỹ năng phát hiện nhân sự để xây dựng bộ máy, kỹ năng điều phối các công việc, kỹ năng huy động các nguồn lực cho giáo dục, đề xuất các biện pháp, giải pháp đổi mới, các hoạt động giáo dục, kỹ năng kiểm tra đánh giá, ... (môn nhân cách và ký năng quản lý của người Hiệu trưởng)
- Kỹ năng giao tiếp (kỹ năng liên nhân cách): thể hiện khả năng làm việc với con người của Hiệu trưởng, như làm việc với từng giáo viên, với từng học sinh, với phụ huynh, đối tác, với lực lượng phối hợp, hỗ trợ ở địa phương,... (à tự xây dựng trên tài liệu), quản bá thương hiệu của nhà trường, thu hút các nhà đầu tư để hỗ trợ cho nhà trường, các yêu cầu như tôn trọng con người, khuyến khích giáo viên, đánh giá giáo viên, ..., kỹ năng tạo lập và sử dụng quyền lực, ký năng đàm phán thương thuyết, giải quyết xung đột, kỹ năng phân tích các tình huống sư phạm trong các quan hệ, kỹ năng chủ trì các cuộc họp (liên tịch, họp hội đồng sư phạm, ...)
- Những yêu cầu về phẩm chất, nhân cách: trong bối cảnh đổi mới giáo dục, ngoài những phẩm chất, nhân cách truyền thống, hiệu trưởng cần có những phẩm chất, nhân cách sau:
+ Phải có khát vọng làm quản lý lãnh đạo; (phân tích thêm: có khát vọng thì mới có động lực, tâm huyết để khi ngồi vào vị trí lãnh đạo thì sẽ làm việc tốt hơn, tạo sự đam mê, sáng tạo trong công tác quản lý, à cần phân biệt sự khát vọng và sự tham vọng)
+ Có khả năng tự học và phải biết xây dựng, dẫn dắt nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi. (
+ Có hiểu biết văn hóa chung và văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử.
+ Có bản lĩnh, sự tự tin, khả năng thích ứng với sự thay đổi, chống chọi với những áp lực trong công việc, biết đối mặt với những thách thức, kể cả sự rủi ro trong tình thế biến động của nhà trường.
3/Uy tín của người CBQL trong giáo dục :
Uy tín là không khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau trong công việc . Uy tín của nhà QLGD được định lượng bằng kết quả hoạt động ở nhà trường . Uy tín rất dễ mất đi nhưng cũng có thể đi cùng ta suốt đời .Uy tín là lời an ủi ta trong thất bại, buồn phiền. Uy tín là người dưới quyền vẫn đến thăm khi ta đã già nua hiu quạnh . Uy tín là nén hương dành cho ta ở một nơi hoang vắng khi mọi phù hoa đã trả lại kiếp người
Ngày nay uy tín có sự thay đổi nhất định về các giá trị tạo nên uy tín của người quản lý . Sự cần mẫn , tận tụy, quá trình cống hiến, thành tích công tác không còn là những yếu tố cơ bản nhất tạo nên uy tín của người quản lý nữa
Ngày nay uy tín của người quản lý được tạo bởi những yếu tố sau :
+ Trình độ chuyên môn giỏi : Rất khó thuyết phục , cảm hóa được cấp dưới khi người quản lý lại có trình độ chuyên môn kém hơn họ
+ Năng lực tổ chức : Kết quả hoạt động của mỗi cá nhân và của tập thể phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức của người quản lý
Yếu tố quan trọng để tạo nên năng lực tổ chức là trí tuệ mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo cao , ý chí phát triển, óc sáng kiến, sự ham mê công việc
+ Các phẩm chất đạo đức : Để
File đính kèm:
- on thi tot nghiep.doc