1. Quy luật địa đới
1.1. Nguyên nhân
- Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực). Đây là quy luật phổ biến rộng rãi nhất của tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
- Những nguyên nhân căn bản của tính địa đới là dạng hình khối cầu của Trái Đất và vị trí của nó so với mặt trời, làm cho sự rọi chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt trái đất dưới một góc càng nhỏ dần khi đi về phía hai cực. Do đó, chỉ có những hiện tượng phụ thuộc một cách trực tiếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc nhập xạ tới bề mặt đất mới có thể xếp chính xác vào các hiện tượng địa đới
1.2. Biểu hiện của qui luật
- Từ xích đạo về hai cực có 7 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu).
- Ở bề mặt trái đất, khí áp được phân thành 7 đai khác nhau.
- Trên trái đất có 6 đới gió chủ yếu (2 đới gió Đông Cực, 2 đới gió Tây On Đới, 2 đới gió Tín Phong).
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên nhân, phạm vi biểu hiện của qui luật địa đới và phi địa đới - Quy luật địa đới và phi địa đới thể hiện như thế nào trong sự phân hóa cảnh quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nguyên nhân, phạm vi biểu hiện của qui luật địa đới và phi địa đới. Quy luật địa đới và phi địa đới thể hiện như thế nào trong sự phân hóa cảnh quan
Quy luật địa đới
Nguyên nhân
Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực). Đây là quy luật phổ biến rộng rãi nhất của tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
Những nguyên nhân căn bản của tính địa đới là dạng hình khối cầu của Trái Đất và vị trí của nó so với mặt trời, làm cho sự rọi chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt trái đất dưới một góc càng nhỏ dần khi đi về phía hai cực. Do đó, chỉ có những hiện tượng phụ thuộc một cách trực tiếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc nhập xạ tới bề mặt đất mới có thể xếp chính xác vào các hiện tượng địa đới
Biểu hiện của qui luật
Từ xích đạo về hai cực có 7 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu).
Ở bề mặt trái đất, khí áp được phân thành 7 đai khác nhau.
Trên trái đất có 6 đới gió chủ yếu (2 đới gió Đông Cực, 2 đới gió Tây Oân Đới, 2 đới gió Tín Phong).
Ở mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu (cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo)
Các thảm thực vật có sự thay đổi từ cực về xích đạo
Nhiệt độ bề mặt và tình chất của các dòng biển có sự thay đổi từ cực về xích đạo
Từ cực về xích đạo lần lượt có các loại đất : đất cực, đài nguyên, potzon, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và đỏ vàng
Qui luật địa đới trong sự phân hóa cảnh quan
Qui luật địa đới thể hiện rõ nét trong sự phân bố cảnh quan. Dựa vào sự phân bố nhiệt và khí hậu theo vĩ độ có các đới cảnh quan tương ứng.
Đới cảnh quan cực
Đới hoang mạc cực
Đới đài nguyên
Đới cảnh quan vùng ôn hòa
Đới rừng taiga
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
Đới thảo nguyên rừng
Đới thảo nguyên
Đới nửa hoang mạc
Đới hoang mạc miền khí hậu ôn hòa
Đới cảnh quan vòng đai cận nhiệt
Đới rừng lá cứng cận nhiệt Địa Trung Hải
Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh
Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt
Đới cảnh quan của vòng đai nóng
Đới rừng nhiệt đới
Đới savan nhiệt đới
Đới hoang mạc nhiệt đới
Đới rừng xích đạo ẩm ướt xanh quanh năm
Các đới cảnh quan trên trái đất được hình thành trên nền các vòng đai địa lí, là biểu hiện tổng hợp của sự thay đổi mang tính địa đới của tất cả các thành phần của cảnh quan.
Trong mỗi vòng đai địa lí có một bộ hệ số tương quan nhiệt ẩm từ ẩm ướt đến khô hạn. Sự lặp lại của trị số K (chỉ số khô hạn theo bức xạ) trong các vòng đai địa lí khác nhau chính là biểu hiện tuần hoàn của qui luật địa đới.
Tên gọi các đới cảnh quan thường phỏng theo dấu hiệu địa thực vật đặc trưng, bởi vì thảm thực vật là biểu thị bên ngoài của cảnh quan và rất nhạy cảm với sự thay đổi của các thành phần tự nhiên
Tính địa đới của vỏ cảnh quan bị phức tạp bởi chính những đặc điểm của trái đất cũng như sự khác nhau về mặt vị trí địa lí của từng khu vực.
Tính địa đới cũng chỉ được thể hiện rõ rệt ở lớp bề mặt đất. Càng cách xa lớp bề mặt đó, tính địa đới càng yếu dần
2.Qui luật phi địa đới
Nguyên nhân
Qui luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
Nguồn năng lượng của quá trình phi địa đới chính là năng lượng trong lòng trái đất. Nguồn năng lượng này đã gây ra những vận động của vỏ trái đất, gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái, hình thành các nếp uốn, các dãy núi, các đứt gãy, làm thay đội sự phân bố của lục địa và đại dương
Theo kinh tuyến, các đới ngang bị phân cắt bởi độ cao lục địa và tại các vùng núi, sự hình thành hệ thống các vành đai theo độ cao có biểu hiện gần như là sự lặp lại của các đới ngang theo chiều thẳng đứng
Biểu hiện của qui luật
Địa ô
Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí hậu phân hóa từ đông sang tây (hướng kinh tuyến)
Tùy theo mức độ cách xa đại dương mà tần suất thâm nhập của các khối khí hải dương càng giảm đi, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng – lượng mưa càng vào sâu trong lục địa càng giảm và mức độ chênh lệch của nhiệt độ giữa các mùa trong năm càng lớn.
Những thay đổi về nhiệt và ẩm dẫn đến những thay đổi của các thành phần tự nhiên khác : theo mức độ cách xa bờ diễn ra sự thay thế hợp quy luật của các đặc điểm thủy văn, đất, snh vật
Đai cao
Tại các vùng núi, tính địa đới trở nên phức tạp hơn bởi tính vành đai theo độ cao. Sự thay đổi tình trạng cân bằng nhiệt theo độ cao là nguyên nhân của tính vành đai. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao là nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự thay đổi cảnh quan và thổ nhưỡng.
Tính vành đai theo độ cao ở các miền núi hình thành không phải chỉ đơn giản dưới ảnh hưởng của sự thay đổi độ cao, mà còn dưới ảnh hưởng của các dạng địa hình cụ thể
Tính vành đai còn thể hiện theo độ sâu của các cảnh quan dưới nước ở đại dương thế giới, được tạo nên do sự thay đổi nhiệt độ, độ chiếu sáng và do tính hóa lí của tầng nước.
Địa mạo – kiến tạo
Cùng trong một đới ngang, sự biểu hiện của tính vành đai còn phụ thuộc vào tác động của quy luật địa ô và các yếu tố địa mạo – kiến tạo : các đơn vị cấu trúc địa hình làm phân hóa lãnh thổ thành các “xứ địa lí”, có tác động rất lớn đến các yếu tố phân hóa cảnh quan.
Đặc điểm của phổ vành đai thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau của địa hình miền núi. Dãy núi ngày càng được nâng cao do tác động của các quá trình kiến tạo, tính vành đai càng trở nên phong phú hơn bởi xuất hiện các vành đai mới trên cao.
Ngược lại, trong quá trình bán bình nguyên hóa ở một miền núi, phổ vành đai bị rút ngắn lại : các vành đai bên trên mất dần đi và tới giai đoạn bán bình nguyên thì vành đai thấp nhất hòa vào đới địa đới.
Qui luật phi địa đới trong sự phân hóa cảnh quan
Địa ô
Sự phân bố các đới cảnh quan chủ yếu theo chiều tây đông
Do sự chênh lệch về nhiệt và ẩm giữa nội địa và ven biển nên càng vào sâu trong đất liền khí hậu càng khô hạn và khắc nghiệt nên dẫn đến sự thay đổi cảnh quan rõ nét từ ưa ẩm sang chịu hạn và cuối cùng là cảnh quan hoang mạc.
Tùy theo tính chất bờ đông và bờ tây lục địa lại thêm ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh cũng ảnh hưởng đến lượng nhiệt và ẩm làm cho cảnh quan cũng có sự thay đổi khác nhau giữa bờ đông và bờ tây lục địa
Đai cao
Càng lên cao nhiệt và ẩm thay đổi nhanh chóng đã dẫn đến hình thành các vành đai cảnh quan khác nhau giống như sự phân bố các vành đai cảnh quan theo qui luật địa đới trên mặt đất.
Tuỳ vào vị trí địa lí địa hình thuộc miền khí hậu nào mà sự phân bố các vành đai cảnh quan theo đai cao có khác nhau. Khu vực khí hậu nóng thường có nhiều vành đai cảnh quan phân theo đai cao hơn khu vực khí hậu ôn hòa nếu địa hình có cùng độ cao
Ngoài ra, các hướng sườn khác nhau cũng nhận được lượng nhiệt - ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao nơi bắt đầu và kết thúc của các vành đai cảnh quan khác nhau
File đính kèm:
- Hieu them ve Qui luat dia doi va qui luat phi diadoi.doc