Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lý

 Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, đặc biệt là khối lớp 12 đi thi đại học, học sinh ít thi khối C ( Văn, Sử ,Địa ), nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn.Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình.

 Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí đã được học. Trước hết học sinh giỏi Địa lí phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Những học sinh thiếu kiến thức Toán thì rất khó khi xác định tọa độ địa lí của các đối tượng trên bản đồ, khi vẽ các biểu đồ, tính khoảng cách, độ cao, độ sâu.dựa theo tỉ lệ bản đồ và đặc biệt là khi phân tích mối quan hệ nhân quả. Các hiện tượng Địa lí tự nhiên cũng cần phải giải thích dựa trên cơ sở của Toán học, lí học, sinh học, hóa học như sự chuyển động của Trái Đất, tính chất của khí hậu lục địa, khí hậu hải dương, hiện tượng cat x tơ, quá trình hình thành, sự phân bố cây trồng vật nuôi.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, đặc biệt là khối lớp 12 đi thi đại học, học sinh ít thi khối C ( Văn, Sử ,Địa ), nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn.Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí đã được học. Trước hết học sinh giỏi Địa lí phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Những học sinh thiếu kiến thức Toán thì rất khó khi xác định tọa độ địa lí của các đối tượng trên bản đồ, khi vẽ các biểu đồ, tính khoảng cách, độ cao, độ sâu...dựa theo tỉ lệ bản đồ và đặc biệt là khi phân tích mối quan hệ nhân quả. Các hiện tượng Địa lí tự nhiên cũng cần phải giải thích dựa trên cơ sở của Toán học, lí học, sinh học, hóa học như sự chuyển động của Trái Đất, tính chất của khí hậu lục địa, khí hậu hải dương, hiện tượng cat x tơ, quá trình hình thành, sự phân bố cây trồng vật nuôi... Mặt khác nếu học sinh giỏi Địa lí thiếu các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn gặp khó khăn khi diễn đạt ý tưởng, gặp khó khăn khi giải thích các nguyên nhân có liên quan đến lịch sử, phong tục tập quán, đường lối chính sách của Đảng phát triển kinh tế, đến việc xác định các địa danh nhất là địa danh nước ngoài. Bên cạnh đó học sinh giỏi môn Địa lí cũng cần phải có ít nhiều vốn kiến thức từ thực tiễn cuộc sống. Như vậy, để có học sinh giỏi môn Địa lí thì học sinh phải có kiến thức toàn diện, trong thực tế, học sinh thường hay học lệch nhất là học sinh cuối cấp, vì thế để có học sinh giỏi môn Địa lí là một vấn đề sức khó khăn. Mặt khác môn Địa lí thường được coi là môn phụ, môn thi thay thế ( ở cấp trung học phổ thông ) Từ những thực trạng trên , bản thân tôi nhận thấy rằng việc dạy tốt môn Địa lí và luôn phát hiện, động viên học sinh tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn Đại lí là rất cần thiết đối với những người đang làm công tác giảng dạy ở các trường phổ thông. Bản thân tôi nhận thấy rằng dù khó khăn đến đâu, do khách quan hay chủ quan thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là việc làm không thể thiếu và coi đây là việc làm thường xuyên của tất cả giáo viên Địa lí. Do đó tôi mạo muội trình bày một số kinh nghiệm của mình trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. II. Phạm vi đề tài: Đề tài áp dụng cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường phổ thông, bản thân tôi đưa ra một số kinh nghiệm có được từ 15 năm trong nghề về các phương pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG 1. Nghiên cứu tình hình: Qua quá trình công tác bản thân tôi nhận thấy rằng , đối với trường trung học cơ sở Lê Qúy Đôn là một trường trung tâm thị trấn huyện Krông Năng, trình độ học sinh rất chênh lệch, vì đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đến từ mọi miền đất nước, nên việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là một việc làm hết sức khó khăn. Vì học sinh giỏi Địa lí phải là học sinh giỏi toàn diện, mà học sinh giỏi toàn diện là những học sinh ham thích tham gia bồi dưỡng và dự thi các môn khoa học tự nhiên, nên khi nhà trường phát động đợt phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn, thường thì môn Địa lí ngồi im một chỗ mà chờ khi các môn khoa học tự nhiên tuyển chọn rồi mới đến môn Địa lí, nên các em tham gia vào bồi dưỡng môn Địa lí thì đa số các em không ham thích môn Địa lí, mà đây chỉ là cả nể lời giáo viên động viên hoặc là có em cho rằng các bạn vào đội tuyển hết rồi thì mình cũng vào đại môn Địa lí để có tên trong danh sách là học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi ít khi có được kết quả như mong muốn. 2. Tình hình thực tế: Kết quả dự thi môn Địa lí học sinh giỏi cấp huyện của bản thân tôi là giáo viên trường Trung học cơ sở Lê Qúy Đôn ở một số năm gần đây như sau: Năm Số lượng HS dự thi Kết quả đạt được 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005 - 2006 02 04 06 06 00 02 03 02 * Nguyên nhân chủ quan: Đa số những học sinh không đạt trong kì thi học sinh giỏi môn Địa lí cấp huyện là do các em chưa thực sự yêu thích môn Địa lí, coi đây là môn phụ nên không cần học nhiều cũng có thể đậu, hoặc một số em đang chủ yếu thiên về học thuộc. Qúy bậc phụ huynh không đồng tình với việc con em mình tham gia vào đội tuyển dự thi môn Địa lí, hoặc không quan tâm đến việc con em mình đang tham gia dự thi để tạo điều kiện cho con em mình ôn luyện. * Nguyên nhân khách quan: Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí thường diễn ra sau thời gian quy định vì chờ cho các môn khoa học tự nhiên loại ra rồi các em mới vào đội tuyển môn Địa, nên thời gian ôn luyện ngắn, việc nhồi nhét kiến thức là một vấn đề không thể tránh khỏi, nên chất lượng không cao. Đặc biệt đa số học sinh giỏi môn Địa lí chưa có năng lực Địa lí: Đó là các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp các vấn đề Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội ... trong mối quan hệ, chưa có kĩ năng cơ bản về khai thác sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu... đặc biệt học sinh phải nắm được ý nghĩa đằng sau các kí hiệu, số liệu... Và đây là những học sinh chưa thực sự là học sinh giỏi môn Địa lí, chưa có trí thông minh, nhạy bén, chưa có tầm nhận thức trên diện rộng. Học sinh giỏi môn Địa lí không thể không nói đến phải là những học sinh có chữ viết đẹp, rõ ràng... PHẦN THỨ HAI: CÁC GIẢI PHÁP: A. Cơ sở lí luận: Đây là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên trong quá trình giảng dạy, cần nêu cao tối ưu phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh nên: - Giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung chương trình bồi dưỡng. Sau đó tiến hành hướng dẫn học sinh ôn tập nắm bài và khắc sâu kiến thức cơ bản, tìm tòi khám phá tri thức mới thông qua quan hệ kênh hình và kênh chữ - Tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... một cách thành thạo. - Rèn luyện cho học sinh biết kết hợp thành thạo các kiến thức cơ bản từ các tài liệu với kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê... để trình bày một số vấn đề tương đối lớn về Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội... của một địa phương cụ thể. - Thường kiểm tra theo định kì để có nhận xét, đánh giá mức độ và khả năng nhận thức của học sinh, kịp thời uốn nắn những sai sót cơ bản. - Tăng cường sưu tập các bộ đề thi và đáp án môn Địa lí các cấp để làm cơ sở cho việc ôn luyện. B. Cơ sở thực tiễn: 1. Một số giải pháp để phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí: - Phải dạy ít nhất học sinh đó từ hai năm trở lên. - Học sinh đó phải nắm chắc kiến thức cơ bản môn Địa lí. - Vận dụng kiến thức một cách tổng hợp. - Sử dụng thành thạo kĩ năng Địa lí - Phải có lòng ham mê, yêu thích môn Địa lí 2. Một số giải pháp cụ thể về bồi dưỡng phần lí thuyết: - Không cần yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng vì kiến thức Địa lí mênh mông không biết học thế nào là đủ. Vì vậy phải hướng dẫn học sinh cách học hiểu rõ được bản chất của sự vật hiện tượng. Trong mỗi bài vấn đề gì cần nhớ, vấn đề gì không cần nhớ. Tuy nhiên trong mỗi bài cần nhớ địa danh nào, số liệu nào tùy thuộc vào mỗ bài, tùy thuộc vào năng lực hiểu biết của từng học sinh. - Khi cần giải thích sự vật hiện tượng Địa lí cũng cần vận dụng kiến thức của các môn học khác và cũng cần xem mối quan hệ giữa xã hội loài người với tự nhiên về mặt không gian và thời gian. - Khi cần tìm mối quan hệ nhân quả học sinh phải nắm thật vững về kiến thức Địa lí đại cương. * Một vài vấn đề cần bồi dưỡng: - Hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức về Đại cương như: Sự vận động tự quay của trái đất, trái đất quay sinh ra hiện tượng gì, tìm ra mối quan hệ nhân quả trong đại cương, biết tính giờ, tính tỉ lệ bản đồ, xác định phương hướng trên bản đồ, vị trí các đới khí hậu trên Trái Đất.... -Thông qua các phương tiện dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí địa lí Việt Nam trên thế giới từ vị trí đó thấy được Việt Nam có những đặc điểm chung, những đặc điểm riêng nào của tự nhiên, các đặc điểm này nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm chung về khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật Việt Nam. Sự tác động các yếu tố tự nhiên, những ảnh hưởng của sự tác động đó đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua sự tìm hiểu này học sinh sẽ nắn vững được các mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với xã hội. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các miền tự nhiên cụ thể trên cơ sở của đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam thì trong miền cụ thể này có những đặc điểm chung gì và những đặc điểm riêng gì khác với các miền tự nhiên khác và những đặc điểm chung và riêng đó học sinh dự đoán, phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từ đó đề ra được các giải pháp để khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong vùng và từ đấy học sinh có thể nêu được vài thế mạnh của vùng trong nền kinh tế nước ta. - Tập cho học sinh làm việc với một đơn vị lãnh thổ cụ thể trên bản đồ như: Nêu được vị trí và những đặc điểm về tự nhiên trên lãnh thổ; Phân tích, tổng hợp so sánh để tìm ra kiến thức mới trên bản đồ; Nêu ảnh hưởng của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng thử đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Tìm ra được thế mạnh của từng vùng để từ đó so sánh đặc điểm giống và khác nhau trong tự nhiên và từ đó học sinh thấy được sự giống và khác biệt về phát triển kinh tế giữa hai vùng với nhau. Ví dụ: So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của hai vùng trung du và miền núi bắc bộ với Tây nguyên? Từ đó rút ra sự khác nhau cơ bản về phát triển kinh tế của hai vùng * Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần có một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh giải quyết, cụ thể: - Câu hỏi có yêu cầu so sánh, buộc học sinh phải phân tích được sự giống và nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng Địa lí. - Câu hỏi phân tích chứng minh: Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức, các ước hiệu cũng như các số liệu thống kê để phân tích hoặc chứng minh. - Câu hỏi yêu cầu trình bày để học sinh tái hiện kiến thức rồi sắp xếp theo trình tự nhất định. - Câu hỏi tại sao đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng Địa lí. Trong trường hợp này , yêu cầu trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy và phải lưu ý các mối quan hệ nhân quả. 3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần thực hành: a. Về khai thác bản đồ: Học sinh giỏi môn Địa lí khác với những môn khác là phải biết sử dụng bản đồ, bởi vì bản đồ là phương tiện trực quan một nguồn tri thức quan trọng. Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa có điều kiện đến tận nơi để quan sát. Theo tôi đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau: + Mức nhận biết: Chỉ mới đọc được vị trí các đối tượng Địa lí thông qua các kí hiệu trong bảng chú giải. + Mức thông hiểu: Đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết trên bản đồ, kết hợp với các kiến thức Địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng Địa lí biểu hiện trên bản đồ. + Mức vận dụng: Đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh phải biết kết hợp với kiến thức Địa lí sâu hơn để so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ, biết phân tích, chứng minh thông qua những đối tượng Địa lí trên bản đồ. Đặc biệt học sinh giỏi môn Địa lí là phải thành thào ở hai mức độ cao b.Xử lí các bảng số liệu: - Các số liệu thống kê có ý nghĩa nhất định về mặt tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Trong Đị lí kinh tế nhờ số liệu học sinh có thể xác định được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của các ngành kinh tế. - Cần lưu ý cho học sinh giỏi môn Địa lí số liệu làm rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức Địa lí, chứ bản thân chúng không phải là tri thức Địa lí. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng số liệu chúng ta cần bỗi dưỡng cho học sinhn các năng lực so sánh, đối chiếu, phân thích các số liệu. Ví dụ: Khi dạy về kinh tế xã hội của một vùng nào đó giáo viên có thể cho học sinh so sánh về diện tích vùng đó với vùng khác, các sản phẩm của ngành kinh tế, hoặc đối chiếu những số liệu giữa các năm... để tìm ra mối quan hệ về sự phát triển kinh tế ( giữa số lượng và thời gian ) về sự phân hóa lãnh thổ ( giữa số lượng và không gian ) - Trong nhiều trường hợp cần xử lí số liệu với những tính toán phức tạp, chúng ta phải hướng dẫn học sinh: Trước tiên cần dựa vào số liệu nào? xử lí chúng ra sao, có chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối không? Vì sao phải như vậy, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì bán kính bao nhiêu... Ví dụ: Khi nghiên cứu về bảng số liệu giao thông vận tải, cần phải tính toán số liệu chiều dài các loại đường, về số lượng các phương tiện giao thông, về tỉ trọng các loại hàng háo vận chuyển để có thể rút ra nhận xét về trình độ phát triển giao thông nơi đó. - Trong các tài liệu Địa lí, các số liệu nhiều khi còn tập hợp thành các bảng, biểu. Việc hướng dẫn học sinh cần chú ý đọc tiêu đề của bảng, biểu, đọc đề mục của các cột, đơn vị thời điểm đi kèm số liệu và cả bảng chú giải. - Trong khi phân tích nội dung các bảng số liệu, cần hướng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích chúng theo nội dung của từng vấn đề, thể hiện trong các cột, các hàng. Rồi đối chiếu phân tích theo hàng dọc, hàng ngang từ đó rút ra nhận xét kết luận. - Hướng dẫn học sinh chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ. Chú ý hướng dẫn học sinh bảng số liệu nào thì vẽ với loại biểu đồ nào. Thường biểu đồ có nhiều loại: Biểu đồ hình cột, tròn, miền ( vuông ), đường biểu diễn, cột chồng, kề bên... * Một số điểm cần chú ý khi xác định loại biểu đồ cho phù hợp với từng bảng số liệu: + Biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang: Được sở dụng để biểu hiện động thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng ( Nhưng cũng có khi thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể ) +Biểu đồ hình tròn ( Vuông ): Thường được sử dụng cơ cấu thành phần của một tổng thể. + Biểu đồ đường: Thường được sử dụng để thể hiện tiến độ phát triển của một hiện tượng qua thời gian. + Biểu đồ kết hợp: Gồm một biểu đồ hình cột và một biểu đồ đường để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. + Biểu đồ miền: Được biểu hiện cơ cấu hoặc động thái. LƯU Ý: Khi vẽ biểu đồ hình tròn, miền cột chồng nhất thiết phải chuyển đổi số liệu từ tuyệt đối áng tương đối ( Nếu bảng số liệu cho là tuyệt đối ) còn các loại biểu đồ cột hoặc thanh ngang có thể chuyển đổi nếu cần thiết. Ví dụ:Dựa vào bảng số liệu: Sự phát triển ngành thủy sản nước ta: Đơn vị: nghìn tấn Ngành Năm Khai thác Nuôi trồng 1990 1995 2000 2003 728,5 1195,3 1660,9 1828,5 162,1 389,1 589,6 966.1 Hãy vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét. + Với bảng số liệu này yêu cầu học sinh xác định loại biểu đồ miền + Trước hết phải lập một bảng số liệu mới: ( Chuyển đổi bảng số liệu sang tương đối) ‘ PHẦN BA: KẾT QUẢ Qua nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy môn Địa lí cũng như việc phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, bản thân tôi đã đúc rút được ít nhiều kinh nghiệm để giúp cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đặt kết quả cao hơn. Cụ thể như sau: Số lượng Năm Số lượng HS dự thi Kết quả đạt được 2006- 2007 2007 – 2008 2008 - 2009 04 06 03 o3 o5 02 Trên đây là kết quả đạt được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏimôn Địa lí trường Trung học cơ sở Lê Qúy Đôn. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Các giải pháp nêu trên là bản thân tôi đã dự trên cơ sở lí luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác. Đây là một số giải pháp mà lần đầu tiên tôi mạo muội đưa ra để bạn đồng nghiệp tham khảo, có thể các giải pháp này chưa hay hoặc chưa sâu, rất mong được sự góp ý của ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. 2. Phạm vị áp dụng: Áp dụng cho toàn bộ cấp học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông thuộc bộ môn Địa lí. 3. Phần kiến nghị: - Bộ giáo dục nên biên soạn nhiều tài liệu bổ ích cho môn Địa lí để học sinh và giáo viên tham khảo. - Sở giáo dục nên tổ chức các buổi hội thảo về việc dạy học môn Địa lí. - Phòng giáo dục nên tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề ra đề, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để giáo viên môn Địa lí đưa hết khả năng của mình phục vụ cho việc giảng day: Kinh phí, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học... 4. Các tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, giáo viên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Tài liệu thực hành môn Địa lí do bộ giáo dục soạn thảo. - Tài liệu nội dung phương pháp dạy học sinh giỏi môn Địa lí ( quyển 1 và 2 ) do bộ giáo dục soạn thảo- - Tuyển tập đề thi olimpic

File đính kèm:

  • docKinh nghiem phat hien va boi duong HSG mon dia li.doc
Giáo án liên quan