Tục dựng cây nêu
Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu. Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong tục tập quán người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tục dựng cây nêu
Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén .
Tục xông đất ngày Tết
Với ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên Đán, Tết đã có một ý nghĩa dặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng. Trong tất cả mọi việc có tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.
Ngay từ nửa đêm sau lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến! Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đên việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới. Mặc dù đã tính toán như vậy, vẫn có người khách bất ngờ độc xuất đến xông đất trước sự ngạc nhiên của cả gia đình và làm xáo trộn những toan tính không thể thực hiện được một cách chính xác như ý mong muốn. Tuy nhiên để đề phòng những sự kiện này xảy đến, trong buổi sáng tinh mơ các cửa ngõ đều đóng chặt và chỉ mở khi nào người được chọn tới xông đất mà thôi.
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận...
Tục chưng mâm ngũ quả
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Tục chúc Tết
Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.
“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
Các câu chúc tụng ngày tết sẽ được tớ đề cập trong một entry khác.
Còn tiếp...
Phạm Lâm sưu tầm và tổng hợp từ Internet
Số 51
Thượng Cát
Tống thi
Phàm người trăm việc phải tùy duyên
Nước chảy thành sông lẽ tự nhiên
Chớ sự sang năm công việc thất
Sẻ mừng vận tốt thỏa lòng nguyền
Số mệnh
Quyết chí thì nên chẵng đợi trời
Lòng thhành ắt hẳn trùng phùng lai
Địa ngục phá tan xây cực lạc
Bắt trời xây lại vận bình an
Gia sự
Cửa nhà vui vẻ thật là hay
Gậm lại nhớ những ngày
Dựng điện xây chùa làm âm đức
Ngày nay con cháu nhớ đừng quên
Công danh
Bản thể công danh củng đả tài
Phá tan xiềng xích tẩy trần ai
Lấy ơn trả oán vui khôn xiết
Thiên hạ trông vào tiên giáng lai
Vợ chồng
Gặp gỡ duyên ưa sáng trong đời
Chân kinh trừ tụnghợp duyên trời
Bà nguyệt ông tơ đều xui khiến
Kết tóc xe tơ thỏa nguyền lời
Con cái
Con cái trời cho được vui cười
Nhờ ơn tiên tổ được lâu dài
Lâpdj miếu xây chùa thờ tiên tổ
Dành cho con cháu hưởng muôn đời
Mộ phần
Mồ mả đắp xây nhớ con nha
Nhờ ơn tiên tổ phúc hà sa
Hiếu trung liêm khiết ghi tạc dạ
Dựng miếu xây chùa phúc đề đa
Xuất hành
Đả quyết ra đi chớ hẹn kỳ
Cương thường luân lý phải ghi
Hiếu trung liêm khiết cho trọn vẹn
Nhận nhục ôn hòa đức từ bi
Cầu tài
Biết bao nhiêu của đêr cho vừa
Cờ bạc rượu chèđả biết chưa
Gia đạo tan hoang là bởi đó
Liêm khiết tu hành của co thừa
Bệnh tật
Rày ốm mai đau nghi thêm phièn
Tôns tiền mất của bệnh tăng lên
Đem ơn trả oán người thêm khỏe
Nhịn nhục tâm yên khỏe liền
File đính kèm:
- phong_tuc_tap_quan_nguoi_viet.doc