Phương pháp dạy hoạt động nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của môn Ngữ văn 6

Thế kỉ XXI là thế kỷ của tri thức, thế kỉ mà cả thế giới phải vận động không ngừng để tiếp thu thành tựu tiên tiến của nhân loại. Đổi mới chương trình, SGK đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới phương pháp day học .

Muốn vậy nghành giáo dục phải ra sức đào tạo thế hệ trẻ nói chung, học sinh THCS nói riêng có đủ sức , đủ tài, thực sự là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu trên, nhiệm vụ của THCS nói chung, môn NGỮ VĂN nói riêng. phải dạy -học đạt mục tiêu chính là đào tạo những học sinh có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét kẻ xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học và cuộc sống. Nhiệm vụ của môn Ngữ văn là phải giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, văn học cơ bản, hệ thống tác giả, tác phẩm văn học và một số khái niệm thuật ngữ về lý luận văn học, về kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn, hình thành và rèn luyện cho HS những kiến thức cơ bản, thiết yếu để tiếp nhận văn học và tạo một số văn bản trong nhà trường, hình thành cho HS kỹ năng phân tích , bình giảng, cảm thu văn học, kỹ năng đọc, viết chắc chắn, vững vàng, tiến dần giúp HS rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản tốt.

Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban bí thư trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD& và ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục với chỉ thị đó mỗi một GV phải đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy hoạt động nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của môn Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔN NGỮ VĂN 6 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Thế kỉ XXI là thế kỷ của tri thức, thế kỉ mà cả thế giới phải vận động không ngừng để tiếp thu thành tựu tiên tiến của nhân loại. Đổi mới chương trình, SGK đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới phương pháp day học . Muốn vậy nghành giáo dục phải ra sức đào tạo thế hệ trẻ nói chung, học sinh THCS nói riêng có đủ sức , đủ tài, thực sự là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nhiệm vụ của THCS nói chung, môn NGỮ VĂN nói riêng. phải dạy -học đạt mục tiêu chính là đào tạo những học sinh có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét kẻ xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học và cuộc sống. Nhiệm vụ của môn Ngữ văn là phải giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, văn học cơ bản, hệ thống tác giả, tác phẩm văn học và một số khái niệm thuật ngữ về lý luận văn học, về kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn, hình thành và rèn luyện cho HS những kiến thức cơ bản, thiết yếu để tiếp nhận văn học và tạo một số văn bản trong nhà trường, hình thành cho HS kỹ năng phân tích , bình giảng, cảm thu văn học, kỹ năng đọc, viết chắc chắn, vững vàng, tiến dần giúp HS rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản tốt... Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban bí thư trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD& và ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục với chỉ thị đó mỗi một GV phải đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2012-2013 vẫn tiếp tực thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới và giảm tải một số tiết trong chương trình cho phù hợp. Đây là vấn đề hết sức bức thiết và quan trọng mà đất nước nói chung nghành GD nói riêng đang quan tâm. Qua thực tế giảng dạy theo chương trình mới tôi nhận thấy rằng: Để thành công một tiết dạy trên lớp theo phương pháp dạy học mới nhằm giúp đối tượng HS nhất là học sinh yếu kém năng động, sáng tạo cùng hoạt động có hiệu quả thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều phương pháp nhưng bản thân tôi tâm đắt nhất đó là phương pháp hoạt động nhóm trong môn Ngữ văn.Dạy học theo phương pháp nhóm số HS yếu kém có cơ hội được trợ giúp, được kích thích hứng thú học tập chính vì vậy tôi xin đưa ra những vấn đề xoay quanh phương pháp tổ chức học nhóm cho HS trong một tiết dạy bộ môn Ngữ văn làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học, và HS yêu thích , hứng thú với bộ môn văn hơn. II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP : 1.THỰC TRẠNG : a. Về mặt lí luận : Xuất phát từ yêu cầu ngày càng nâng cao của công tác giáo dục đào tạo và mục tiêu của GD là ''nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài '' để góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước . Nhà trường là nơi đào tạo nhân tài , những tầng lớp tri thức xã hội .Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường phải đạo tạo chất lượng , phải nâng cao chất lượng giáo dục .Vì lẽ đó mà Đảng và nhà nước ta đã chỉ đạo Bộ GD& ĐT đổi mới chương trình SGK và phương pháp dạy học . Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 , chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ , chỉ thị số 40/-CT/TW của ban bí thư trung ương Đảng về xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD. Thực trạng về GV, nhận thức chưa rõ ràng, chưa định hướng , chưa cụ thể , nặng về phương pháp cũ chủ yếu là phương pháp thuyết trình hoặc thầy đọc trò lắng nghe ghi chép vào vở ...Khi thảo luận nhóm thì cho những học sinh Giỏi - Khá tham gia thảo luận còn những học sinh yếu thì không chú trọng , không quan tâm... Thời gian một tiết học không nhiều nên có một số GV chưa mạnh dạn tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm vì sợ tốn thời gian hay còn gọi là cháy giáo án. Về thực hiện hoạt động nhóm đang còn lúng túng chưa thành thục, chưa khoa học, chất lượng giờ học chưa cao, kĩ năng tổ chức nhóm còn yếu, hình thức thực hiện còn mang tính qua loa chiếu lệ, nên hiệu quả giờ dạy thấp chưa khắc sâu và để lại ấn tượng cho học sinh. Về học sinh, năng lực học sinh chưa đồng đều, một lớp có khoảng 5-6 em khá, giỏi còn lại 2/3 là học sinh yếu kém, học sinh lớp 6 mới vào cấp 2 còn thói quen nghe, đọc, ghi, chép, chưa tự lực, độc lập suy nghĩ làm việc ít, hoạt động ít, lười biếng, khâu chuẩn bị bài cũ yếu. Kĩ năng nói trong tập thể chưa hoặc ít, nhiều em còn rụt rè không muốn hoạt động , không muốn nói giữa tập thể, chỉ những em học sinh khá giỏi mới tham gia sôi nổi, học sinh yếu ngồi chơi, không biết việc, không hiểu kiến thức, tổ chức nhóm chưa thành thói quen, sự chỉ đạo của nhóm trưởng chưa có kinh nghiệm. Chính điều đó làm cho hiệu quả giờ dạy thấp, không phát huy được tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh đặc biệt không tạo được mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm. b. Về mặt thực tiễn: b1. Khảo sát thực trạng: lập biểu đồ về các số liệu: Khảo sát thực tế lần 1: bài "Danh từ; tiết: 33, lớp: 6A, tuần 9" trong tiết dạy này tôi chưa vận dụng tốt hoạt động nhóm. Cụ thể: Tôi chỉ đưa ra vấn đề cần giải quyết mà chưa bầu nhóm trưởng, thư kí, chưa giao nhiệm vụ cho các thành viên và khi học sinh làm việc tôi chưa đến từng nhóm hổ trợ, động viên, nhắc nhở, đặc biệt chưa gợi ý, hướng dẫn các em yếu kém và khi phân nhóm chưa đồng đều về lực học nên hiệu quả giờ dạy chưa cao, học sinh nắm kiến thức còn lờ mờ, chưa chắc chắn, chưa khắc sâu. Kết quả khảo sát lần 1 như sau: Bài dạy: Danh từ Sĩ số: 41 Nhóm Sĩ số Kết quả thảo luận nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu - Kém SL TL SL TL SL TL SL TL Nhóm 1 10 0 0 2 50 3 7.5 5 12.5 Nhóm 2 10 0 0 2 50 2 5.0 7 17.5 Nhóm 3 11 0 0 1 2.5 3 7.5 7 17.5 Nhóm 4 10 0 0 3 7.5 2 5.0 5 12.5 Tổng 41 0 0 7 15.0 10 25.0 24 60.0 - Khảo sát thực tế lần thứ 2: Trong khảo sát thực tế, trong giờ dạy ngữ văn lớp 6A, tiết 49, bài dạy: Treo biển, tuần.13., phần thảo luận nhóm tôi đã cho học sinh bầu nhóm trưởng, thư ký, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, khi học làm việc tôi đã đến từng nhóm hổ trợ hướng dẫn đặc biệt là nhóm yếu hơn nên hiệu quả giờ dạy có tính khả quan hơn, học sinh học tập rất sôi nỗi hăng hái, nên kết quả khảo sát như sau: Bài dạy: Treo biến, TPPCT: 51. tuần 13 Sĩ số: 41 Nhóm Sĩ số Kết quả thảo luận nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu - Kém SL TL SL TL SL TL SL TL Nhóm 1 10 2 4.9 5 12.2 2 4.9 1 2.4 Nhóm 2 10 2 4.9 5 12.2 1 2.4 2 4.9 Nhóm 3 11 2 4.9 5 12.2 3 7.3 2 4.9 Nhóm 4 10 1 2.4 6 14.6 1 2.4 1 2.4 Tổng 41 7 17.1 22 51.2 7 17.1 6 14.6 Khảo sát thực tế lần 3: rút kinh nghiệm lần 1, và lần 2, trong giờ dạy môn ngữ văn (Tiếng Việt) phần thảo luận nhóm tôi đã mạnh dạn và tự tin hơn. Tôi đưa vấn đề cần giải quyết rồi yêu cầu học sinh suy nghĩ độc lập nháp bài để dưa ý kiến của mình lên phiếu học tập. Tôi đã quản lý lớp gợi ý với những học sinh yếu kém hơn sau đó yêu cầu nhóm trưởng thu phiếu học tập và tiến hành thảo luận. Giáo viên yêu cầu 1-2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm trưởng trình bày trước lớp giáo viên cho học sinh trao đổi kết quả với nhau, Cuối cùng thống nhất 1 đáp án chuẩn so sánh với đáp án của giáo viên đã được chuẩn bị trước, học sinh ghi nhớ kiến thức tốt và có ấn tượng về giờ học. Kết quả khảo sát như sau: Bài dạy: Chỉ từ, TPPCT: 55. tuần 15, lớp 6A Sĩ số: 41 Nhóm Sĩ số Kết quả thảo luận nhóm Tốt Khá Trung bình Yếu - Kém SL TL SL TL SL TL SL TL Nhóm 1 10 3 7.3 6 14.6 1 2.4 0 0.0 Nhóm 2 10 3 7.3 5 12.2 1 2.4 1 2.4 Nhóm 3 11 4 9.8 6 14.6 1 2.4 0 0.0 Nhóm 4 10 2 4.9 7 17.1 1 2.4 0 0.0 Tổng 41 12 29.3 24 58.5 4 9.8 1 2.4 b2. Phân tích số liệu: Qua bảng khảo sát chúng ta có thể thấy hoạt động nhóm ngày càng phát huy hiệu quả là môi trường thuận lợi để học sinh cần bàn bạc về những vấn đề nội dung ý nghĩa. Cụ thể kết quả thảo luận nhóm: loại tốt đạt 29.3%, loại khá tăng dần từ 15%-58.5%, có nghĩa tăng 4 lần, loại trung bình giảm từ 25% xuống 9.8%, loại yếu kém 60% xuống còn 2.4%. Điều đó chứng tỏ giờ dạy có hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao, học sinh tích cự chủ động lĩnh hội kiến thức, tạo ấn tượng về tiết dạy. Để tiết dạy thành công hơn nữa chúng ta phải dành thời gian tìm hiểu phương pháp hoạt động nhóm có những thuận lợi khó khăn nào? và tác dụng ý nghĩ ra sao? Muốn hiểu thêm chúng ta tìm hiểu từng chi tiết cụ thể : b3. Những thuận lợi , khó khăn . *Thuận lợi : - Một số GV có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng, động cơ tốt, yêu nghề chăm lo cho sự nghiệp trông người - Nắm bắt thông tin kịp thời về đổi mới phương pháp dạy học tích cực , sử dụng phương tiện dạy học thành thạo. - Đa số học sinh chăm ngoan , học tập tích cực ,ham hiểu biết có ý vươn lên để chiếm lĩnh tri thức , luôn sẵn sàng tham gia hoạt động nhóm tích cực * Khó khăn : - Một số GV chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp cận nhanh phương pháp mới nên còn lúng túng , công việc giảng dạy nhiều khi còn hình thức , chiếu lệ nên kết quả chưa cao - Nhiều GV chưa được bồi dưỡng chu đáo -Thiếu thông tin cần thiết về đổi mới phương pháp dạy học chưa biết sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học - Với thời đại mới nhu cầu học các môn xã hội còn ít , phụ huynh không quan tâm đế vấn đề học văn của con em , chưa thấy sự cần thiết của môn Ngữ văn phục vụ trong đời sống b4. Ý nghĩa và tác dụng của hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ văn. Nhóm học tập gồm hai người trở lên cùng hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết một số vấn đề. Tổ chức hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội; phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức môn học; mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hổ trợ của các thành viên trong nhóm và khuyến khích của giáo viên. Với môn học ngữ văn: hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học sinh cùng nau bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa một văn bản văn học .... Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh, qua đó hổ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp. Với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn và tạo sự tương hổ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Ở hoạt động nhóm, phương thức học tập hợp tác và phương thức tự học đều được phát huy tốt. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm trở nên gần gũi thân thiện hơn. C. Phương pháp cụ thể và những việc cần làm. Để thành công một tiết dạy trên lớp theo phương pháp dạy học mới thì có rất nhiều cách tổ chức nhưng theo tôi cách thức tốt nhất đó là phương pháp thảo luận nhóm vì chính điều đó mới phát huy hết ý kiến của các đối tượng học sinh ( giỏi, khá, trung bình, yếu). Hoạt động nhóm cần theo các bước sau: Bước 1: Trước khi thảo luận nhóm: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh suy nghĩ độc lập, nháp bài đưa ra suy nghĩ hoặc ý kiến chủ quan của mình trên phiếu học tập hoặc giấy nháp. Giáo viên quản lý lớp, gợi ý với những học sinh yếu kém , khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các em tự tin trong hoạt động nhóm. Bước 2: Thảo luận nhóm: Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhệm vụ. Bầu nhóm trưởng, thư ký, giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, cả nhóm giải quyết vấn đề ( nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép....) Giáo viênđến từng nhóm hổ trợ động viên nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay đảm bảo tiến độ thời gian. Bước 3: Thông báo kết quả: Sau khi nhóm hoàn thành công việc giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lơn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến. Bước 4: Kết luận vấn đề: Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làn việc. Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý học sinh làm việc nhóm nhằm đạt được mục tiêu về học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ thiết kế bài học lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm và có phương án dự kiến hình thức nhóm. Cuối cùng giáo viên cần có kết luận vấn đề, góp ý kiến nhận xét nhằm giúp học sinh nhận được sự đánh giá đúng mức công việc của mình. Tuy nhiên để thực hiện tốt được phương pháp học nhóm ta có thể tạo cho học sinh sự đam mê bộ môn, tìm tòi khám phá. Mặt khác cũng tạo cho học sinh tính tự giác cao độ trong học tập nhóm. Chính vì thế mà những em học sinh khá giỏi sẽ kèm những em yếu, kém. Nếu như mới ở hình thức dạy chiếu lệ, bắt buộc thì hoạt động nhóm đưa lại hiệu quả không cao. Do vậy, giáo viên phải xây dựng được ý thức tự giác, thái độ cao trong hoạt động nhóm giúp học sinh chuyển từ cái gọi là bắt buộc thành ý thức thói quen của mình. Bằng cách đưa ra các kĩ năng hoạt động nhóm vào từng tiết dạy từng phần mà giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Có như vậy hoạt động nhóm mới đưa lại hiệu quả cao. D. Ví dụ cụ thể: Bài: Thánh Gióng Mục II: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện. Hoạt động 4: Hình tượng nhân vật Thánh Gióng Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được: Sức sống mãnh liệt tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi Tổ Quốc bị đe doạ. Dụng ý của tác giả trong cách kết thúc truyện. Phương pháp dạy - học cũ Phương pháp dạy - học mới GV giảng dạy theo phương pháp thuyết trình: Chuyện Thánh Giáng càng ly kì hơn. Gióng ăn rất khoẻ bao nhiêu cũng không đủ. Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng Lớn bỗng dậy gấp trăm ngàn lần chứng tỏ: sức sống mãnh liệt và kì diệu, tình đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc mỗi khi bị đe doạ. HS lắng nghe chép bài vào vở GV hỏi thêm: Cả làng, cả nước nuôi nấng, giúp đỡ Gióng như thế nào? HS trình bày, GV sửa sai GV kết thúc hoạt động GV nêu câu hỏi: Vì sao Thánh Gióng lớn như thổi? Chi tiết Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo mặc vừa xong đã chật ních có ý nghĩa gì? HS quan sát tranh Thánh Gióng đánh giặc. Cách kết thúc truyện như vậy có dụng ý gì? Bước 1: Trước khi thảo luận nhóm. HS phải suy nghĩ độc lập HS tự nghiên cứu thông tin SGK đưa ra suy nghĩ của mình vào phiếu hoạc tập hoặc giấy nháp. GV quản lý lớp gợi ý cho học sinh yếu kém. Bước 2: Thảo luận nhóm GV phát phiếu và nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian, các nhóm nhận nhiệm vụ. Bầu thư ký, nhóm trưởng giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm. Các nhóm thảo uận bổ sung và thống nhất ý kiến. * Yêu cầu đạt được: Câu 1: Chuyện Thánh Gióng càng ly kì hơn. Gióng ăn khoẻ bao nhiêu cũng không đủ. Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng: Lớn bỗng dậy gấp trăm ngàn lần, bóng che trùm cả thôn chứng tỏ nhiều điều: + Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn. + Sức mạnh của tình đoàn kết tương thân , tương ái của nhân dân mỗi khi Tổ Quốc bị đe doạ. + Chỉ có nhân vật của thể loại truyền thuyết, thần thoại mợi có sự tưởng tượng kì vĩ như vậy. Câu 2: Cách kết thúc truyện như vậy có dụng ý: Gióng coi hoàn thành nhiệm vụ tự nguyện là quan trọng nhất. Gióng không màng công danh, không ham phú quý. Gióng là con của Thần, con của Trời thì nhất định Gióng về trời trả lại cho người những quần áo sắt, nón sắt. Hình ảnh chàng trai chiến thắng người làng Phù Đổng từ đỉnh núi Sóc đẹp nghĩa, vẹn tình như một giấc mơ. GV giúp đỡ các nhóm yếu hơn ( nhưng chỉ gợi ý các nhóm tự mình đưa ra kiến thức) Bước 3: Thông báo kết quả: GV yêu cầu từ 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến Bước 4: Kết luận vấn đề: GV tóm tắt kết quả đạt được giúp học sinh tự mình nhận xét, đánh giá quá trình làm việc GV đưa ra đáp án đúng ( đã chuẩn bị trước) học sinh so sánh kết quả và ghi nhớ kiến thức. Nói tóm lại, phương pháp hoạt động nhóm đưa lại kết quả khả quan hơn bởi lẽ học sinh là người tự nghiên cứu, khám phá và tìm kiếm chiếm lĩnh tri thức, còn phương pháp cũ làm cho học sinh bị động học vẹt, ghi nhớ kiên thức không chắc chắn 2. GIAỈ PHÁP: - Giáo viên thiết kế bài dạy sáng tạo, phân bố nội dung hoạt động nhóm đúng thời điểm đúng vấn đề, điều hành linh hoạt giờ dạy. - Tự học, tự rèn, tự nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. - Nắm, hiểu nội dung vấn đề học nhóm một cách vững chắc. - Tự học các nội dung kiến thức liên quan đến phương pháp hoạt động học nhóm, nghiên cứu các chuyên đề để bổ trợ cho mình kiến thức. - Giúp học sinh tìm hiểu so sánh, đối chiếu, kết hợp đúng cách, đúng nguyên tắc, ứng dụng các kiến thức trong tình huống thực hành. - Hướng dẫn, uốn nắn, cách học, học thêm các kiến thức ngoài chương trình chính khoá để bài học có hiệu quả và ấn tượng sâu sắc hơn. - Có bản lĩnh chủ động sáng tạo, linh hoạt trong dạy học để phát huy tính tích cực của hoạt động học nhóm. - Đánh giá kết quả bài làm của học sinh phải sát hợp chu đáo, tránh qua loa cho xong. Nếu vậy, kết quả dạy học cũng như học sẽ không chuyển biến phát triển được. Cho nên giáo viên phải có động cơ thật tốt trong giờ trả bài kiểm tra cho học sinh. Giúp các em rút ra kinh nghiệm để làm bài sau cho tốt. Đặc biệt là để học sinh tự đánh giá. Đánh giá kết quả của học sinh là đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận: Qua những năm thực hiện chương trình sách ngữ văn THCS QĐ/03/2002 Bộ Giáo dục & Đào tạo chúng ta đã dành được một số thành tựu cơ bản. Tuy nhiên chất lượng giáo dục là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm bởi xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của công tác Giáo dục - Đào tạo: " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân tài" góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, giáo viên dạy môn Ngữ văn phải suy nghĩ để vạch ra kế hoach dạy học cho những năm tới. Hy vọng trong những năm tới phản ánh nhiệt tình năng lực của giáo viên, chất lượng bộ môn trước những thử thách của cách mạng kỉ thuật mới và quyết tâm của GV dạy môn Ngữ văn ở chặng đường đầu của thế kỷ XXI sẽ đuổi kịp trình độ tri thức của một số nước trong khu vực và thế giới. Học tập thông qua hoạt động là kết hợp thông minh và linh hoạt bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Nhóm là sự học tập hợp tác thể hiện tinh thần dạy học tích cực , góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp một yêu cầu mới trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay. Hoạt động học nhóm là môi trường thuận lợi để học sinh trao đổi bàn bạc những vấn đề, nội dung ý nghĩa của một văn bản tạo ra mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm, lớp, trở nên gần gũi thân thiện. Hoạt động nhóm sẽ tạo điều kiện cho GV có cơ hội phát triển vốn sống đặc diểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân, sẽ phát huy được tính tích cực trong hoạt động học nhóm học sinh có sự tự tin , phấn khởi, nhiệt tình, hăng say xây dựng bài đặc biệt là ấn tượng về tiết dạy khó phai. Từ thực tế của một tiết dạy trên lớp có sử dụng phương pháp hoạt động nhóm chúng ta cần chú ý là phải kết hợp linh hoạt , sáng tạo và nhuần nhuyễn các bước thảo luận nhóm đặc biệt là GV phải uốn nắn, nhận xét , đánh giá kết quả của học sinh sau khi thảo luận và cuối mỗi bài nên có bài tập củng cố hoặc tổ chức trò chơi trí tuệ .Có như vậy chất lượng bộ môn Ngữ văn ở chặng đầu của thế kỷ sẽ đuổi kịp trình độ công nghệ và kỉ thuật tiên tiến của thế giới . Làm được điều đó đất nước sẽ ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu .Tất cả mọi người đều sống tràn đầy hạnh phúc . Trên đây là những việc làm của bản thân tôi và là kết quả của tôi làm được. Tuy vậy đây mới là ý kiến chủ quan của bản thân nên không tránh khỏi những hạn chế , rất mong được đón nhận những góp ý của quý thầy cô và các bạn động nghiệp để giúp tôi tự tin trưởng thành , vững vàng và giảng dạy tốt hơn trong những năm tới. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 2. Bài học kinh nghiệm Qua thực hiện một số biện pháp nêu trên để phát huy tính tích cực của học sinh và phụ đạo học sinh yếu kém qua hoạt động nhóm trong môn Ngữ văn THCS tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : -GV có thể trực tiếp tham gia công việc của nhóm : Theo dõi và ghi chép các nội dung cần thiết , gợi ý ,dẫn dắt tiến trình thảo luận nếu cần ..... -Nắm đặc điểm của học sinh khi có cơ hội , ghi kinh nghiệm và ghi nhận thành tích của HS nào đó . Để làm điều này GV nên tập trung vào một nhóm trong mỗi cuộc làm việc. Tuy vậy vẫn không bỏ qua việc thực hiện của các nhóm khác . - Nắm chắc tâm lý HS , động viên những HS thụ động trông chờ bạn , hoặc chưa có cơ hội làm việc . Giúp giải toả tâm lý khi HS có thái độ thách thức , tranh chấp , hoặc cố tình bảo vệ ý kiến của mình . Tránh bệnh ''Ngôi sao'' ở một số HS - Tránh phê phán hay phủ nhận HS gây tâm lý nặng nề - Luôn có ý thức về trách nhiệm trợ giúp , tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng phát huy tính độc lập , sáng tạo của HS -Yêu cầu thư ký mỗi nhóm tổng kết nội dung của nhóm trước lớp GVxác nhận ý kiến của mỗi nhóm rồi ghi kết quả lên bảng . Cuối cùng GV không quên tổng kết công việc của lớp và yêu cầu HS nắm được vấn đề học tập 3.Kiến nghị và đề xuất -Mặc dầu hiệu quả của hoạt động nhóm nếu phát huy tốt sẽ có hiệu quả to lớn như vậy .Song không nên cứng nhắc khi vận dụng phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém qua hoạt động nhóm trong môn Ngữ văn . Có những chi tiết có thế vận dụng phương pháp học nhóm , nhưng có những tiết không nên vận dụng khi không cần thiết . - Hoạt động nhóm cần có chỗ ngồi phù hợp để thuận tiện trong hoạt động nhóm , các bảng nhóm cần đủ cho mỗi phòng . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ý kiến nhận xét , đánh giá , xếp loại Hoàn lão , ngày 8/12/2012 của HĐKH Trường THCS Quách Xuân Kỳ Người viết ...................................................................... .................................................................................. .................................................................................. ...................................................................... Hồ Thị Hiên Ý kiến của phòng GD&ĐT BỐ TRẠCH .................................................................... ................................................................... .................................................................... ...................................................................

File đính kèm:

  • docde tai ngu van lop 6.doc