Sáng kiến kinh nghiệm Bài thể dục tay không ở tiểu học

Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em.

 Bởi vậy, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục,thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh.

Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.

 Đặc thù của môn thể dục ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em.

 Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm:

+Đội hình đội ngũ.

+Bài thể dục phát triển chung.

+Các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.

+Các trò chơi vận động.

Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chân ốc” có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này.

 Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập về phần biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học, cụ thể là bài thể dục phát triển chung lớp 5.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bài thể dục tay không ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ I: Đặt vấn đề I – Lí DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em. Bởi vậy, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục,thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông. Đặc thù của môn thể dục ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em. Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm: +Đội hình đội ngũ. +Bài thể dục phát triển chung. +Các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. +Các trò chơi vận động. Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chân ốc” có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập về phần biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học, cụ thể là bài thể dục phát triển chung lớp 5. II . THỜI GIAN NGHIấN CỨU - Tiến hành nghiên cứu và áp dung vào thực nghiệm trong học kì I năm học 2011- 2012 +Tháng 9: Nghiên cứu đề tài. +Tháng 10: Dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm. +Tháng 11- 12: Hoàn thành đề tài. PHẦN THỨ II : NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận . * Khảo sát chất lượng đầu năm: - Giáo viên bộ môn đã tiến hành khảo sát chất lượng môn thể dục đầu năm của học sinh. - Chất lượng học sinh không đồng đều. Hầu hết các em chưa nắm được theo nguyên tắc các động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và không phù hợp với tính chất vận động của các nhóm cơ của các em ở lứa tuổi phổ thông này. - Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 5 với tổng số 27 học sinh. Lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 5 5 19 3 Nắm được tình hình này của học sinh tôi đã tiến hành các bước sau: +Nghiên cứu tài liệu. +Dạy thực nghiệm. +Kiểm tra thường xuyên. à Học sinh đã cơ bản định hướng được cách tiếp cận phần học. Qua kiểm tra đánh giá kết quả học sinh đã được nâng cao đa số các em nắm được các động tác kỹ năng của một bài tập thể dục phát triển chung khối lớp 5. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Về phía giáo viên: Nắm vững nội dung kiến thức và yêu cầu của chương trình đã đề ra so với phân phối chương trình và chuẩn kiến thức và chương trình giảm tải tôi thấy một số vấn đề sau đây: Bài thể dục phát triển chung in trong tài liệu giảng dạy thể dục lớp 5 Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2006 do tác giả Trần Đồng Lâm chủ biên. Gồm 8 động tác: 1- Động tác: Vươn thở 2- Động tác: Tay 3- Động tác: Chân 4- Động tác: Vặn mình 5- Động tác: Toàn thân 6- Động tác: Thăng bằng 7- Động tác: Nhảy 8- Động tác: Điều hoà. * Nhận xét: - Ưu điểm: Bài thể dục lớp 5 đã được “Mềm hoá„ có thể cầm cờ và hoa, đây là một đạo cụ đơn giản phù hợp với lứa tuổi các em, một yếu tố gây hứng thú cho các em khi học bài thể dục. - Mặt hạn chế: Thứ tự động tác không theo trình tự, theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và không phù hợp với tính chất vận động của các nhóm cơ của các em ở lứa tuổi phổ thông này. Giáo viên giảng dạy làm mẫu cho học sinh luyện tập, khi làm mẫu, giáo viên sử dụng phương pháp làm mẫu soi gương hoặc quay cùng hướng đội hình vừa làm mẫu đồng thời với đó là khẩu lệnh điều khiển. Do đó khi chia nhóm luyện tập các em nắm rất tốt kỹ năng thuộc động tác. Đây là phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2. Về phía học sinh: Tích cực tự giác tìm hiểu học hỏi về những nội dung chuẩn bị học nhằm sơ bộ hiểu được kỹ thuật động tác, quan sát động tác mẫu. Nghe giảng giải kỹ thuật động tác, tích cực tham gia nhận xét đánh giá kết quả tập luyện của các nhóm qua đó rút ra những sai lầm và tìm cách sửa chữa, rèn luyện thường xuyên xây dựng thói quen luyện tập nâng cao khả năng vận động. Vận dụng tốt những kiến thức đã học vào các hoạt động của nhà trường phát huy tốt các tố chất vận động cơ thể tăng cường vận động thể lực, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Qua nghiên cứu các tài liệu qua thực tế giảng dạy. Tôi nhận thấy để học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức cần phải thực hiện một số biện pháp dạy học sau: +Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. +Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu bài tập. +Học sinh suy nghĩ nêu cách giải quyết vấn đề. +Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu. +Tổ chức cho học sinh thực hiện cá nhân và theo nhóm, tổ. +Trao đổi giữa học sinh với nhau, góp ý… Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế trên: Theo quan điểm của chúng tôi sẽ thay đổi bổ sung và sắp xếp lại thứ tự một số động tác cho phù hợp, cụ thể là: +Bỏ tên động tác Toàn thân: Bởi vì động tác này khi thực hiện chỉ có tác dụng mạnh khớp lưng - bụng có tác dụng ít đến nhóm cơ vai, lườn, ngực cánh tay v.v…. nó không đặc trưng cho việc tác động chủ yếu đến các nhóm cơ cụ thể nào. +Bỏ đi động tác Điều hoà: Vì khi thực hiện động tác này tính chất giống động tác thả lỏng phần chi trên. Mang tính hồi tĩnh tích cực nhóm cơ cổ tay, cánh tay, cơ vai, chứ không mang tính hồi tĩnh thả lỏng toàn thân, như ý nghĩa tên gọi của động tác. +Bổ xung tên động tác “Phối hợp” thay cho tên “Toàn thân”: Vì động tác Toàn thân khi tập có tác dụng nhóm cơ Lưng và Bụng nhiều hơn. Kết hợp khi gập thân kéo theo nhóm cơ đùi, cơ tay vai cơ ngực tham gia. Tác dụng giúp cho cơ Lưng, cơ Ngực cơ bụng và cơ đùi phát triển linh hoạt dẻo dai, khắc phục một số nhược điểm như lệch vai, gù lưng ….v.v... +Bổ xung động tác Điều hoà của lớp 4 : Vì động tác Điều hoà của lớp 4, khi thực hiện động tác, mang tính tác động đến nhiều bộ phân trên cơ thể, dễ phối hợp khi hít thở phối hợp với các tư thế thực hiện động tác. Sau đây chúng tôi sắp xếp lại thứ tự thay tên động tác của bài thể dục như sau: - Động tác thứ nhất: Vươn thở. - Động tác thứ hai: Tay. - Động tác thứ ba: Vặn mình. - Động tác thứ tư: Chân. - Động tác thứ năm: Phối hợp (đổi lại tên từ động tác Toàn thân). - Động tác thứ Sáu: Thăng bằng. - Động tác thứ bẩy: Nhảy. - Động tác thứ tám: Điều hòa (đổi từ động tác Điều hoà của lớp 4). Và thay vào 1 động tác mới (như đã nêu ở trên) để các em dễ tiếp thu bài và tác dụng toàn diện hơn đến sự phát triển cơ thể của các em. 1. Phần biên soạn động tác bổ xung: - Động tác Điều hoà (động tác Điều hoà của bài TD lớp 4). +Nhịp 1: Từ tư thế chuẩn bị, đưa chân trái chếch sang trái (thả lỏng chân và mũi bàn chân ruỗi thẳng không chạm đất), đồng thời 2 tay dang ngang, bàn tay sấp, thả lỏng cổ tay (từ từ hít sâu theo chu trình thực hiện động tác). +Nhịp 2: Hạ bàn chân trái xuống thành tư thế đứng 2 chân rộng bằng vai, đồng thời gập thân sâu và thả lỏng (từ từ thở ra theo chu trình động tác). +Nhịp 3: 2 tay và chân đưa về tư thế nhịp 1. +Nhịp 4: Chân trái thu về sát chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống như tư thế chuẩn bị. +Nhịp 5 – 6 – 7 – 8 : Giống nhịp 1 – 2 – 3 – 4 nhưng đổi chân. 2. Phần minh họa 2 bài thể dục: * Bài thể dục số 1 : Trong sách dạy thể dục lớp 5 của nhà xuất bản giáo dục năm 2006. 1 - Động tác Vươn thở: 2 - Động tác Tay: 3 - Động tác Chân: 4 - Động tác Vặn Mình: 5 - Động tác Toàn thân: 6 - Động tác Thăng Bằng: 7 - Động tác Nhảy: 8 - Động tác Điều Hoà: * Bài thể dục số 2 : Đã được biên soạn lại: 1 - Động tác Vươn Thở: 2 - Động tác Tay: 3 - Động tác Vặn Mình: 4 - Động tác Chân: 5 - Động tác Phối hợp: 6 - Động tác Thăng Bằng: 7 - Động tác Nhảy: 8 - Động tác Điều Hoà: So sánh giữa các bài thể dục in trong tài liệu giảng dạy TD lớp 5 của nhà xuất bản GD xuất bản năm 2006 và bài thể dục sau thay đổi bổ xung: TT Bài thể dục số 1 TT Bài thể dục số 2 1 Động tác: Vươn thở. 1 Động tác: Vươn thở. 2 Động tác: Tay. 2 Động tác: Tay. 3 Động tác: Chân. 3 Động tác: Vặn mình. 4 Động tác: Vặn mình. 4 Động tác: Chân. 5 Động tác: Toàn thân. 5 Động tác: Phối hợp. 6 Động tác: Thăng bằng. 6 Động tác: Thăng bằng. 7 Động tác: Nhảy. 7 Động tác: Nhảy. 8 Động tác: Điều hoà. 8 Động tác: Điều hòa. * Nhận xét: Qua so sánh hai bài thể dục trên, chúng ta thấy sau khi sửa đổi, bổ xung và sắp xếp lại thứ tự động tác, chúng ta thấy bài số 2 phù hợp hơn; bài TD sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, tên động tác dễ nhớ và vẫn mang đúng và đầy đủ tính chất động tác. 3. Biện pháp tiến hành: Thực hiện ở lớp 5 Trường tiểu học Cường Thịnh Cho học sinh cả lớp trên thực hiện tập luyện bài thể dục số 2 ở giai đoạn 1 (Học kỳ I) bài thể dục số 1 ở giai đoạn 2 (ở học kỳ II) của năm học. Điều tra bằng phát vấn học sinh cả lớp, với nội dung câu hỏi và qua việc đánh giá kết quả kiểm tra bằng tích ô thì phần lớn các em thực hiện hoàn thành tốt. Tổng kết quá trình học tập môn thể dục trong năm học vừa qua lần lượt các câu hỏi phát vấn đề đã được đặt ra để điều tra. Câu 1: Em thích tập với bài thể dục nào? Lớp Bài TD số 1 Bài TD số 2 5 6 21 Câu 2 : Vì sao em thích bài số 2? Lớp Khó thực hiện Dễ thực hiện 5 6 21 - Khả năng nhớ chính xác tên và thứ tự động tác Lớp Bài TD số 1 Bài TD số 2 5 7 20 - Kết quả kiểm tra đánh giá: Lớp Bài TD số 1 Bài TD số 2 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa h. thành Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa h. thành 5 7 18 2 10 17 0 IV. KẾT QUẢ Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy ở lớp 5 trường Tiểu học Cường Thịnh từ đầu năm đến nay hết bài thể dục đã thu được kết quả tương đối khả quan kiểm tra đánh giá đã đạt kết quả 100% hoàn thành bài tập so với kết quả đầu năm đã nâng cao đáng kể. Đặc biệt là nhiều em đã đạt kết quả khá giỏi. Điều đặc biệt là nhiều em đã biết vận dụng vào các hoạt động khác. Qua việc điều tra bằng phát vấn học sinh và kết quả kiểm tra hai bài TD trên ở 2 giai đoạn. Bài TD số 2 dạy trước, ở thời điểm xa hơn, bài TD số 1 mới dạy. Song phần lớn các em nhớ bài số 2 hơn, nhớ thứ tự và tên động tác chính xác, học sinh tỏ ra hứng thú với việc luyện tập bài TD này trong giờ chính khóa và đồng diễn. Nhất là việc vận dụng vào thể dục vệ sinh buổi sáng, nhiều em đã phát biểu cảm tưởng: “Em rất thích thú, bởi vì trình tự động tác hợp lý, tên động tác dễ nhớ, phù hợp với tính chất động tác êm dịu mềm mại nó không thô nhám khó nhớ như bài thể dục số 1 – Em cám ơn thầy đã dạy em một bài thể dục mới để em học tốt hơn”. Phần thứ III: Kết luận - KHUYẾN NGHỊ * ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm với công tác thực hiện: Qua quá trình nghiên cứu và đưa vào thực tế giảng dạy với học sinh lớp 5 trường TH Cường Thịnh nơi trực tiếp công tác. Đây là một trường có nhiều học sinh là các thành phần gia đình và xã hội khác nhau, về khả năng tìm tòi và nắm bắt về các kỹ thuật động tác còn khó khăn. Thế nhưng qua bài tập này các em đã nhanh chóng hình thành các kỹ năng động tác và áp dụng kiến thức vào thực tế. * Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN: Với phương pháp này qua nghiên cứu và giảng dạy tôi thấy đây là một bài tập phù hợp với học sinh lớp 5 làm cho cho học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập giáo viên sẽ phát hiện ra tố chất vận động sẵn của học sinh. Giúp cho giờ tập của các em đỡ nhàm chán tạo hứng thú học tập. * Bài học kinh nghiêm rút ra từ qua trình áp dụng SKKN: Việc nâng cao chất lượng dạy học và học là một nhu cầu thường xuyen đòi hỏi nhu cầu phát triển xã hội. Việc chú ý nghiên cứu và đưa vào giảng dạy môn thể dục nhằm nâng cao các tố chất vận động tăng cường thể lực phục vụ cho hoạt động của con người nói chung là vô cùng cần thiết. Với yêu cầu ngày càng nâng cao về chất lượng và học tập là một yếu tố vô cùng quan trọng với bộ môn hoạt động ngoài trời là sân bãi tập luyện của học sinh mà phải đảm bảo môi trường sạch sẽ cho học sinh tập luyện. Tôi mong muốn luôn được sự tham gia góp ý của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, và nhà trường giúp tôi hoàn thành tốt và ngày càng nâng cao hơn về chất lượng dạy và học bộ môn. * Khuyến nghị: - Giờ học TD ở học sinh phổ thông cũng như giờ học của những môn học khác, mục tiêu và nhiệm vụ trang bị kiến thức cho học sinh là vô cùng cần thiết. - Nhưng với môn TD ở trường tiểu học, nó còn có đặc thù riêng: Mục tiêu kiến thức không phải là mục tiêu quan trọng nhất, mà mục tiêu sức khỏe học sinh mới là đích để chúng ta cần đến. So với những môn học khác, chỉ cần trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng, để các em biến cái đó thành những cái của bản thân, để sử dụng trong học tập và đời sống. -> Vì vậy tôi xin đề xuất với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho tôi áp dụng SKKN của mình một cách hiệu quả nhất. - Tổ chức các buổi hội thảo, xây dựng chuyên đề về các môn học khác nói chung và môn thể dục nói riêng. - Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo - Trang bị thêm đồ dùng dạy học bộ môn thể dục như: bóng cao su, bóng đá sân đá cầu, bóng đá, sân nhảy xa, đệm bật xa …. Trên đây là những suy nghĩ, đề xuất của cá nhân tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của tổ chuyên môn, ban giám hiêu nhà trường và đồng nghiệp. Cường Thịnh, ngày 20 tháng 09 năm 2012 Người viết Phạm Mạnh Cường ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRấN ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1 II. Thời gian nghiờn cứu: 1 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 2 II. Thực trạng của vấn đề 2 III. Giải phỏp thực hiện 3 IV.Kết quả 10 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 11 I. Phụ lục 14 II. Tài liệu tham khảo 15

File đính kèm:

  • docsang kien hinh nghiem the duc.doc