Nghị luận là bàn bạc, tranh luận đúng sai về một vấn đề. Trong đời sống tư tưởng của mình, con người thường gặp những vấn đề cần tranh luận cho rõ đúng sai, cần phải nêu ý kiến bộc lộ quan điểm riêng của mình khi đó có nghị luận. Đối tượng nghị luận có thể là những vấn đề chính trị (Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới- Vũ Khoan), xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh), đạo đức (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng) hay văn học nghệ thuật (Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi).
Phương thức nghị luận là một trong những phương thức biểu đạt thông dụng và quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Với phương thức này, người viết (người nói) dùng lí lẽ để phát biểu những nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra, nhằm lôi kéo thuyết phục sự tin tưởng của người đọc và người nghe.
Văn bản nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức nghị luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở dạng nói và dạng viết, ở đây tôi chỉ nói đến văn bản nghị luận tồn tại ở dạng viết-Văn bản nghị luận hiện đại.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học văn bản nghị luận hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Đặt vấn đề
I. Cơ sở lý luận
Nghị luận là bàn bạc, tranh luận đúng sai về một vấn đề. Trong đời sống tư tưởng của mình, con người thường gặp những vấn đề cần tranh luận cho rõ đúng sai, cần phải nêu ý kiến bộc lộ quan điểm riêng của mình khi đó có nghị luận. Đối tượng nghị luận có thể là những vấn đề chính trị (Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới- Vũ Khoan), xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh), đạo đức (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng) hay văn học nghệ thuật (Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi).
Phương thức nghị luận là một trong những phương thức biểu đạt thông dụng và quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Với phương thức này, người viết (người nói) dùng lí lẽ để phát biểu những nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra, nhằm lôi kéo thuyết phục sự tin tưởng của người đọc và người nghe.
Văn bản nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức nghị luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở dạng nói và dạng viết, ở đây tôi chỉ nói đến văn bản nghị luận tồn tại ở dạng viết-Văn bản nghị luận hiện đại.
Văn bản nghị luận hiện đại là các bài văn của các tác giả hiện đại, được viết theo phương thức nghị luận đặt ra và giải quyết vấn đề quan trọng của mọi mặt đời sống con người và xã hội trong thời kì hiện đại . Trong SGK Ngữ văn THCS gồm các văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương (NV7-2), Thuế máu, Đi bộ ngao du(NV8-2), Bàn về đọc sách, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tiếng nói của văn nghệ ( NV9-2).
II. Cơ sở thực tiễn
Văn bản nghị luận là một thể loại tương đối khó đối với giáo viên và học sinh. Qua một số giờ khảo sát, dự giờ một số đồng nghiệp và rút kinh nghiệm về quá trình giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy rằng việc dạy học Ngữ văn ở THCS đặc biệt là phần văn bản nghị luận hiện đại đã có nhiều biến đổi, sáng tạo song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
-Khái niệm tích hợp được giáo viên nói đến nhiều đã trở nên quen thuộc nhưng hiểu cho đầy đủ các phương tiện tích hợp trong một số tiết học, phân biệt với phương pháp liên tưởng, đối chiếu, kết hợp các tri thức thì còn chưa thể hiện rõ. Nhiều tiết dạy chỉ tích hợp bằng vài câu liên hệ với tác giả khác, bài văn khác cùng chủ đề, cùng thể loại... hay vài tri thức tiếng việt hay tập làm văn ở các bài học trước nhiều khi còn tuỳ tiện.
- Nhiều tiết chưa làm sáng tỏ luận điển của văn bản mà còn phân tích, bình giảng dàn trải.
- Chưa thực sự đẩy mạnh được học sinh hoạt động tích cực, thảo luận nhóm còn mang tính chất hình thức và chỉ đạt kết quả ở một số em học khá.
Đứng trước thực tế giảng dạy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những hạn chế để giờ ngữ văn đạt hiệu quả như môn học đề ra đó là một thách thức đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, công phu soạn giảng và vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh , từng khối lớp một cách cụ thể.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản nghị luận hiện đại.
Tác giả của các bài văn nghị luận là chính khách- những người giữ trọng trách quan trọng trong xã hội, là nhà văn hay nhà mĩ học. Văn nghị luận của họ đề cập đến nhiều vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính khoa học lâu dài trong xã hội hiện đại như : giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc, vẻ đẹp trong cách sống của vị lãnh tụ , người Việt Nam cần chuẩn bị những gì để hội nhập với thế giới, cần ý thức được sự giàu đẹp nào của tiếng nói dân tộc, văn học nghệ thuật có những giá trị nào không thể thay thế, đâu là đặc trưng của phản ánh hiện thực bằng nghệ thuật ...Cho dù bàn luận đến những vấn đề nào thì mục đích chung của người viết nghệ thuật thời hiện đại vẫn là hướng quan tâm của đông đảo bạn đọc đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng từ đó xây dựng nhận thức và hành động tích cực của họ trong hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy văn bản hiện đại trở thành một trong những phương tiện tuyên truyền và học tập, cổ vũ và phấn đấu tích cực cho mọi người. Những mục đích nghị luận trên được thể hiện trong cách thức biể đạt có gì là đặc trưng trong các văn bản hiện đại?
Sự phong phú về đối tượng nghị luận và mục đích tác động làm cho hình thức của văn nghị luận hiện đại đa dạng hơn nhiều so với văn nghị luận thời trước nó. Đó là sự mở rộng về chủ đề được bàn luận. Người ta có thể nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống ( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Đi bộ ngao du ), nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ) . Người ta cũng nghị luận về một vấn đè khoa học ( Bàn về đọc sách, ý nghĩa văn chương, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Tiếng nói của văn nghệ ) hoặc nghị luận về một tác phẩm văn học ( Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten )...
Sự phong phú về đề tài kéo theo sự đa dạng của các hình thức lập luận như giải thích, chứng minh, cùng phép phân tích, tổng hợp như lập kết hợp với chứng minh kết hợp giải thích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đi bộ ngao du ; kết hợp với gải thích và chứng minh trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tiếng nói của văn nghệ. Các bài nghị luận văn học thường vận dụng nhiều hơn phép phân tích, tổng hợp như Sự giàu đẹp của tiêng Việt, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten
Phong phú trong luận cứ và trong cách thức lập luận cũng là một đặc điểm của văn bản nghị luận hiện đại. Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, để làm rõ những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam, tác giả phân tích bằng một loạt lí lẽ ( thông minh, nhạy bén với cái mới,cần cù sáng tạo, đoàn kết trong kháng chiến, thích ứng nhanh; nhưng yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ, đố kị trong làm ăn kinh tế, kì thị trong kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín. Điều đó dẫn đến hệ quả là: Đáp ứng yêu cầu của sáng tạo xã hội hiện đại, hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao, thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước.
Nhưng khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức, không tương tác với nền công nghiệp hoá, không phù hợp với sản xuất lớn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập ) . Các lí lẽ trên được nêu song kết hợp với lời văn mang thành ngữ và tục ngữ đã nêu bật cả cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam để dễ hiểu đối với đối tượng nghe và đọc.
Các văn bản nghị luận hiện đại thường có bố cục ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài là một đoạn văn ngắn, mang luận điểm chính. Phần thân bài trình bày các nội dung nghị luận, tức là phân tích bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể để làm rõ luận điểm chính của văn bản. Phần kết bài thường liên hệ vấn đề nghị luận với đời sống nhận thức của người đọc. Tuy nhiên, một số văn bản vì là đoạn trích nên chỉ có phần mở bài và thân bài như Đức tính giản dị của Bác Hồ, Sự giàu đẹp của tiéng Việt ; có văn bản là những lời trực tiếp giải quyết vấn đề ( ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ, Đi bộ ngao du, Bàn về đọc sách, Thuế máu, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten. Trong những trường hợp này bài văn sẽ bố cục theo trình tự các luận điểm. Đây là biểu hiện của tính đa dạng trong bố cục văn bản nghị luận hiện đại.
Lời văn trong văn bản nghị luận hiện đại có sự kết hợp giữa trình bày nhận thức khách quan về đối tượng với bày tỏ nhiệt tình của tác giả, thậm chí xen cả lời miêu tả và tự sự. Ngôn từ trong các bài văn nghị luận văn học mang tính chuyên môn, chuyên ngành nhưng không hoàn toàn xa lạ đối với người đọc.
Bài văn nghị luận hiện đại in đậm dấu ấn chủ thể của tác giả.
Nhưng các đặc trưng về cách thức và mục đích biểu đạt của van bản nghị luận hiện đại nêu trên sẽ qui định như thế nào cho hoạt động học tương ứng?
Trước hết là việc xác định mục tiêu bài học phù hợp với những biểu hiện nổi bật về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận hiện đại, lấy đó làm định hướng cho dạy học đọc- hiểu. Chẳng hạn mục tiêu của bài học Đúc tính giản dị của Bác Hồ cần thể hiện cách hiểu khái quát về yêu cầu nắm bắt kiến thức :
a.Nội dung văn bản
-Lối sống trong sáng, giản dị của Bác Hồ, biểu hiện trong sinh hoạt hàng ngày, trong nói và viết. Đây là một trong nhiều phẩm chất cao quí của Bác Hồ, từ đó hiểu thái độ của chủ thể nghị luận.
- Thái độ hiểu biết, quí trọng, ngợi ca về đức tính giản dị của Bác Hồ.
b. Hình thức văn bản: Cách lập luận chứng minh kết hợp với giải thích trên cơ sở những hiểu biết vừa sâu sắc, vừa cụ thể về đối tượng là những nét độc đáo của văn bản nghị luận này.
Việc xác định mục tiêu của bài học các văn bản nghị luận hiện đại sẽ nhấn vào những trọng điểm kiến thức nói trên. Trong đó cần chú ý đến dấu ấn chủ quan của tác giả hiện đại thể hiện trong cách nhìn và cách viết. Ví dụ đọc ý nghĩa văn chương, hs không chỉ hiểu quan niệm văn chương tích cực của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, mà còn thấy được thái độ khoa học và trân trọng của tác giả dành cho văn chương cùng với lối viết nghị luận sắc sảo trong lí lẽ, giàu cảm xúc và hình ảnh.
Các yêu cầu nói trên của mục tiêu bài họcvăn bản nghị luận hiện đại sẽ được thực hiện hoá trong mọi khâu, mọi bước, mọi thao tác dạy học đọc hiểu.
Đề cập đến những vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, thẩm mĩ, văn nghị luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức đa diện của con người hiện đại, mà còn khơi dậy và bồi đắp thái độ chính ttrị, đạo đức khoa học và nhiệt tình công dân của mỗi người đọc. Đọc ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten, hs có những cơ hội nắm những điểm cốt yếu của nghệ thuật văn chương, từ đó mà thêm quí trọng văn chương, biết vận dụng vào việc đọc văn; đọc Đức tính giản dị của Bác Hồ, không chỉ thêm hiểu biết và yêu quí Bác hơn mà còn noi gương một cách sống cao đẹp đọc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hs sinh nhận thức được những yêu cầu của thời kì hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đang là một thách thức lớn đối với con người Việt Nam, từ đó liên hệ trách nhiệm bản thân trong học tập để góp phần đáp ứng nhu câù mới của đất nước.
Từ bài học liên hệ đến người đọc là một yêu cầu đặt ra trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại phù hợp với mục đích giao tiếp hiện đại của chúng. Có thể khái quát yêu cầu của dạy học văn bản nghị luận hiện đại phù hợp với đặc trưng phương thức biểu đạt là :
Đọc – hiểu trên các dấu hiệu cách thức biểu đạt nổi bật của mỗi văn bản như: bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, đặc sắc của lời văn trong sự sáng tạo của tác giả. Từ đó hiểu mục đích biểu đạt và mục đích giao tiếp của văn bản .
II. Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp.
Theo hướng tích hợp, các văn bản nghị luận hiện đại được dạy học đọc- hiểu kết hợp với kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận dọc theo chương trình Ngữ văn các lớp 7, 8, 9. ở chương trình lớp 9 các tri thức về nghị luận đã tổng hợp tất cả kiến thức như văn bản nghị luận có đầy đủ các yếu tố tự sự , miêu tả, biểu cảm, lập luận giải thích, lập luận chứng minh, các phép phân tích, tổng hợp...như vậy tích hợp với tập làm văn phải rộng trong dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận hiện đại và người dạy phải hiểu bản chất của quan điểm tích hợp, luôn có ý thức sáng tạo vận dụng tích hợp trong dạy học ngữ văn.
Trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại, kiến thức tích hợp cần chú ý là bố cục bài văn quan hệ với luận điểm trong văn bản. Nếu bố cục văn bản là hình thức tổ chức nội dung thì đọc hiểu văn bản sẽ bắt đầu từ việc xác định các thành phần nội dung trong văn bản. Nếu bản chất văn nghị luận là trình bày quan đỉêm thì bố cục của văn bản nghị luận là tổ chức triển khai quan điểm bằng các luận điểm, luận cứ nên tiến hành dạy cũng theo trình tự từng luận điểm. Ví dụ trong vắn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả nêu hai luận cứ: bữa cơm đơn giản của Bác và cái nhà sàn nơi Bác ở. Mỗi luậnu cứ đều được cụ thể hoá bằng các chi tiết. Dẫn chứng là các bằng chứng đời thường, gần gũi với mọi người nên mọi người dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuyết phục bạn đọc .
Tích hợp với lí luậnvề thể loại văn học chính là gắn kết đọc hiểu với thể loại văn nghị luận cùng các dấu hiệu đặc sắc về thể loại nghệ thuật ngôn từ và quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, tác phẩm với hiện thực đời sống, tác phẩm với người
Tích hợp với mĩ học và xã hội trong dạy học văn nghị luận hiện đại để học sinh thấy được tác phẩm không xa rời đời sống hiện thực và đời sống thẩm mĩ, ví dụ ( câu hỏi trong bài ý nghĩa văn chương) :
? Hãy tìm một số tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh?
? Tác phẩm văn chương nào tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em ?Hãy nêu tác động đó để xác nhận quan điểm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương?
Nói tóm lại: Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp phải gắn kết dạy học đọc hiểuvăn bản nghị luận v ới các tri thức làm văn nghị luận dạy ở các khối lớp 7, 8, 9 ; gắn với lí luận về thể loại văn nghị luận; gắn với hoạt động thực tiễn của tác giả bài văn, với những vấn đề đời sống trong hoạt động thưc tiễn của con người trong thời kì hiện đại; gắn với các tri thức về xã hội, thẩm mĩ có liên quan.
III . Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực.
Đọc diễn cảm văn bản nghị luận hiện đại để thể hiện giọng điệu chung trong các biểu hiện cụ thể của mỗi văn bản.
Ví dụ :Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng chân thành và trong sáng vì văn bản là những lời lẽ về gương sáng của một con người cao quí, đựơc viết bởi tinh thần hiểu biết và tôn vinh của tác giả.
Đọc văn bản nghị luận hiện đại trước hết để nắm được nhận định, quan điểm được thể hịên trong văn bản, do vậy câu hỏi dạy học tích cực chủ yếu sẽ ở cấp độ đọc trên dòng và đọc giữa dòng, ví dụ trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ có thể sử dụng câu hỏi như sau:
? Trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “, tác giả đã sử dụng kết hợp những phép lập luận nào? Phép lập luận nào là chính? Vì sao?
? Mục đích chứng minh của văn bản này là gì?
? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tổ chức lập luận theo trình tự xét từ khái quát đến trình bày những biểu hiện cụ thể. Từ đây, hãy xác định bố cục của văn bản này?
Khi dạy văn bản nghị luận hiện đại, không cần đến biện pháp bình giảng . Nếu có, đó là những lời bình luận nhằm vào quan điểm nổi bật của bài văn, từ đó làm sáng rõ sự sâu sắc trong tư tưởng và nhiệt tình công dân của tác giả, ví dụ như lời bình luận về quan điểm văn chương của Hoài Thanh trong phần tổng kết bài học ý nghĩa văn chương có thể là : Gốc của văn chương là tình cảm nhân ái . Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp cho cuộc sống. Hoài Thanh đã đem lại cho người đọc những hiểu biết sâu sắc đó bằng lối văn nghị luận dồi dào lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh, và nhất là bằng tình yêu văn chương, trân tr ọng và đề cao văn chương như một giá trị không thể thây thế trong đời sống tình cảm của con người.
Khi dạy học văn bản nghị luận hiện đại bằng các phương tiện hiện đại , giáo viên cần huy động tất cả các tri thức cớ thể tích hợp được để đáp ứng nhu cầu tích cực như các tri thức về lịch sử, âm nhạc, điện ảnh như khi dạy văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo viên cần huy động vốn hiểu biết của học sinh vế phong cách sống và viết của Bác Hồ kết hợp với phim ảnh giới thiệu nhà sàn của Bác cùng các vật dụng sinh hoạt của Người ở khu bảo tàng Hồ Chí Minh, bài hát ca ngợi đạo đức giản dị trong sáng trong khi dạy bài Đức tính giản dị của Bác Hồ...
Hình thức dạy học bằng trò chơi khó vận dụng trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại nhưng vẫn có thể vận dụng dưới hai hình thức : thi mô hình hoá nhanh cấu trúc bài văn theo hệ thống luận điểm, luận cứ hoặc thi viết một đoạn văn nghị luận ngắn thể hiện nhận thức của bản thân về quan điểm của tác giả trong bài văn nghị luận vừa học. Như vậy, có thể tóm tắt phương pháp dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực như sau :
Kết hợp đọc diễn cảm với đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu văn bản, đan xen lời bình luận; kết hợp cá nhân và học theo nhóm, liên môn đến tất cả các môn học có liên quan đến tác giả và nội dung bài học, nhất là các bài nghị luận về chính trị và xã hội; sử dụng máy chiếu khi hình thành luận điểm của bài văn, ra bài tập trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận nhóm; trò chơi thi mô hình hoá hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận được học, hoặc viết nhanh và đúng đoạn văn nghị luận minh hoạ cho bài văn nghị luận vừa học.
IV. áp dụng vào dạy văn bản “ ý nghĩa văn chương “.
mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh hiểu:
-Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Từ đó, bước đầu hiểu được những nét cơ bản về phong cách nghị luận văn chương của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.
-Tích hợp với các văn bản đã học trong chương trình lớp 6, 7 và cả lớp 8,9; với phần tập làm văn ở bài “ Luyện tập về văn nghị luận chứng minh “.
-Rèn kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ với lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.
Chuẩn bị.
-Giáo viên: soạn giáo án, toàn tập Hoài Thanh, tác phẩm trong nhà trường phổ thông và chân dung Hoài Thanh.
-Học sinh: học bài cũ, soạn bài mới.
Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Tổ chức .
Kiểm tra sĩ số:
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
Trắc nghiệm.
1.Bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “ của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
a. Bữa ăn, công việc.
b. Đồ dùng, căn nhà.
c. Quan hệ với mọi người trong lời nói, bài viết.
d.Cả ba phương diện trên.
2.Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả dựa trên những cơ sở nào?
a. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
b. Sự tưởng tượng hư cấu của tác giả.
c. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm kính yêu chân thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác.
d. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
3. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác là cuộc sống thực sự văn minh?
a. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
b. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
c. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có.
d. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
4. Phép lập luận chủ yếu nào dược sử dụng trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “?
a.Chứng minh.
b.Bình giảng.
c.Bình luận.
d. Phân tích.
Bước 3: Bài mới.
-Giáo viên giới thiệu bài.
Từ xưa tới nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoật động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người . Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì, đã từng có nhiều quan niệm khác nhau . Quan niệm của nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng phát biểu từ những năm 30 của thế kỉ XX cho đến thế kỉ XXI vẫn có những vấn đề đúng đắn và sâu sắc. Để tìm hiểu rõ quan niệm của Hoài Thanh chúng ta vào bài học ngày hôm nay.
-Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
ý nghĩa văn chương
Hoài thanh
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK
? Nêu những nét chính về tác giả , tác phẩm?
- Hs nêu , hs khác bổ sung.
- Gv khái quát kiến thức, hs ghi vở.
Gv hướng dẫn đọc : Đọc với giọng vừa rành mạch, vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng
-Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, hs khác nhận xét, gv nhận xét , yêu cầu hs đọc.
-Gv yêu cầu hs tìm hiểu chú thích SGK
-Gv giải thích một số từ khó :
+Muôn hình vạn trạng : rất phong phú, rất nhiều hình thức, hình ảnh, trạng
I. Giới thiệu chung.
-Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( 1909- 1982 ) là nhà văn, nhà phê bình văn học . Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật năm 2000. -----Văn bản “ ý nghĩa văn chương “ có lần in lại đã đổi nhan đề thành “ ý nghĩa và công dụng của văn chương”
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
thái, tâm trạng khác nhau
+ Cặm cụi : chăm chỉ, cần mẫn, lo lắng làm việc gì đó
? Văn bản nên chia mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần?
? Em có nhận xét gì về cấu trúc văn bản?
? Văn bản thuộc kiểu văn nghị luận nào? Vì sao em xác định như vậy ?
? Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ điều gì?
? Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?
?Từ câu chuyện ấy, Hoài Thanh đi đến kết luận như thế nào?
? Em hiểu thế nào là nguồn gốc cốt yếu?
? Từ đó, em hiểu kết luận của Hoài Thanh như thế nào?
- Câu hỏi thảo luận nhóm.
? Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật . Quan niệm ấy có hoàn toàn chính xác không? Thử tìm một vài dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến cuả Hoài Thanh?
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, gv bổ sung đảm bảo nội dung :
Quan niệm của Hoài Thanh đúng và sâu sắc, nó đã được chứng minh trong thực tế văn chương Đông Tây kim cổ ví dụ như Đặng Trần Côn viết “ Chinh phụ ngâm khúc “ vì cảm thông :
“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân”
Còn Đoàn Thị Điểm diễn Nôm vì đồng cảm với Đặng Trần Côn và thương phận mình chinh phụ buồn vì xa chồng, nhớ chồng.
Còn Bà Huyện Thanh Quan viết “ Qua đềo Ngang “ bởi nhớ nước, thương nhà.
Quả thật , cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính đều xuất phát từ tình thương, từ lòng nhân ái của tác giả thế nhưng quan niệm trên chưa đủ vì trong thực tế, vẫn có những quan niệm khác nhau về nguồn gốc của văn chương, chẳng hạn:
+Văn chương bắt nguồn từ lao động . Theo Lỗ Tấn thì phái “ Dô ta ! “ có lẽ là trường phái văn học sớm nhất của loài người ra đời khi họ kéo gỗ, chặt gỗ, dựng nhà, đóng bè.
+Văn chương bắt nguồn từ cuộc chiến đấu chống ngoại xâm như “ Nam quốc sơn hà “( Lý Thường Kiệt ), “ Hịch tướng sĩ “ (Trần Quốc Tuấn ), “ Bình ngô đại cáo “ Nguyễn Trãi ), “ Hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến “ ( Hồ Chủ Tịch) và các bài thơ hiện đại ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc...
+Văn chương bắt nguồn từ tiếng nói nội tâm, đó là những bài ca dao của những người đang yêu, người vợ lẽ, người em út mồ côi, người đi ở...
+Văn chương bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc “ , “Văn tế Trương Định “ ( Nguyễn Đình Chiểu ), “ Văn tế thập loại cô hồn chúng sinh “ ( Nguyễn Du )
+Văn chương bắt nguồn từ trò chơi giải trí như Hồ Chí Minh đã từng viết “Nhật kí trong tù “ :
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do “
...Như vậy có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của văn chương, chúng ta nên xem ý kiến của Hoài Thanh là một trong những quan niệm về nguồn gốc của văn chương mà thôi.
? Để làm rõ hơn nguồn gốc của tình cảm nhân ái của văn chương Hoài Thanh đã lầm gì?
? Tìm chi tiết?
?Em hiểu nhận định này như thế nào?
? Em hãy tìm dẫn chứng văn học để chứng minh “Văn chương phản ánh đời sống, sáng tạo ra sự sống “?
?Tìm dẫn chứng chứng minh “ Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha “?
? Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn nào?
? Trong câu văn thứ nhất, Hoài Thanh nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
?Trong câu văn thứ hai, Hoài Thanh đã cho thấy công dụng nào của văn chương?
?Kết hợp lại, Hoài Thanh cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người?
? ở đây, có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh?
? Tiếp theo Hoài Thanh dùng hai câu văn để nói về công dụng xã hội của văn chương. Tìm câu văn ấy?
?Khi nói,” có kể nói từ khi các ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng sối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay “, tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương?
? Em hãy lấy ví dụ để chứng minh?
? Khi nói “ Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bậc nào “ , tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương?
? Tìm dẫn chứng minh hoạ?
? Như vậy, bằng bốn câu văn bàn về công dụng của văn chương, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương?
? Học toàn bộ văn bản, em thu nhận được những điều gì?
-Gv yêu cầu hs đọc
-Gv yêu cầu hs về nhà làm
2.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
Chia 2 phần:
Phần 1 : Từ đầu đến gợi lòng vị tha- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Phần 2 : Phần còn lại – Công dụng của văn chương
-Không có kết luận vì đây là một đoạn trích.
- Thuộc nghị luận văn chương vì nội dung nghị luận làm sáng tỏ một vấn đề của văn chương đó là ý nghĩa của văn chương.
3.Tìm hiểu nội dung văn bản.
File đính kèm:
- SKKN-MH.doc