Là giáo viên dạy văn hầu như năm nào tôi cũng được phân công chủ nhiệm, các em đa phần ngoan ngoãn nhưng vẫn có một vài trường hợp cá biệt, khó bảo. Vì vậy, tôi luôn phải liên hệ chặt chẽ, kịp thời với phụ huynh về tình hình học sinh trong lớp. Để báo cáo được cụ thể, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có dẫn chứng sát thực, chính xác thì các em mới tâm phục khẩu phục. Để làm được điều đó, Sổ chủ nhiệm là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với tôi nói riêng và với tất cả những người làm công tác chủ nhiệm nói chung.
Những năm đầu tôi luôn phải kèm bên cuốn Sổ chủ nhiệm một cuốn khác để ghi chép một vài mục cần thiết mà trong sổ không có như: Theo dõi chuyên cần; Theo dõi việc đọc và làm theo báo Đội; Xếp loại hạnh kiểm . Trong những năm gần đây tôi xoá những mục không cần thiết và tận dụng số trang không dùng đến để kẻ thêm những mục trên. Tuy không cần phải rườm rà tới hai cuốn nhưng nhìn Sổ chủ nhiệm tẩy xoá chẳng đẹp mắt tý nào. Vì vậy trong năm học này tôi mạnh dạn đăng ký đề tài về Điều chỉnh một số nội dung trong Sổ chủ nhiệm để sử dụng có hiệu quả hơn.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Điều chỉnh một số nội dung trong sổ chủ nhiệm để sử dụng có hiệu quả hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹIEÀU CHặNH
MOÄT SOÁ NOÄI DUNG TRONG SOÅ CHUÛ NHIEÄM
ẹEÅ SệÛ DUẽNG COÙ HIEÄU QUAÛ HễN
@..…&…..?
A/ Đặt vấn đề:
Là giáo viên dạy văn hầu như năm nào tôi cũng được phân công chủ nhiệm, các em đa phần ngoan ngoãn nhưng vẫn có một vài trường hợp cá biệt, khó bảo. Vì vậy, tôi luôn phải liên hệ chặt chẽ, kịp thời với phụ huynh về tình hình học sinh trong lớp. Để báo cáo được cụ thể, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có dẫn chứng sát thực, chính xác thì các em mới tâm phục khẩu phục. Để làm được điều đó, Sổ chủ nhiệm là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với tôi nói riêng và với tất cả những người làm công tác chủ nhiệm nói chung.
Những năm đầu tôi luôn phải kèm bên cuốn Sổ chủ nhiệm một cuốn khác để ghi chép một vài mục cần thiết mà trong sổ không có như: Theo dõi chuyên cần; Theo dõi việc đọc và làm theo báo Đội; Xếp loại hạnh kiểm…. Trong những năm gần đây tôi xoá những mục không cần thiết và tận dụng số trang không dùng đến để kẻ thêm những mục trên. Tuy không cần phải rườm rà tới hai cuốn nhưng nhìn Sổ chủ nhiệm tẩy xoá chẳng đẹp mắt tý nào. Vì vậy trong năm học này tôi mạnh dạn đăng ký đề tài về Điều chỉnh một số nội dung trong Sổ chủ nhiệm để sử dụng có hiệu quả hơn.
B/ giải quyết vấn đề:
Để Sổ chủ nhiệm thực sự có tác dụng thiết thực trong công tác chủ nhiệm tôi xin được trình một số ý kiến về cuốn sổ:
1/ Nhìn chung cuốn Sổ chủ nhiệm hiện nay đang dùng:
Trước hết tôi xin nêu một vài ý kiến cá nhân về cuốn Sổ chủ nhiệm mà hiện nay giáo viên chủ nhiệm đang sử dụng: Sổ có kích thước 17 X 24 - kích thước đủ rộng để ghi chép những thông tin cần thiết, sau trang bìa là một số mục:
1
Đặc điểm của lớp
Trang 3
2
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Trang 4
3
Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
Trang 5
4
Sơ yếu lí lịch học sinh
Trang 6-9
5
Danh sách Ban đại diện phụ huynh
Trang 10
6
Thống kê tình hình học sinh
Trang 11
7
Danh sách cán bộ lớp.
Trang 12
8
Danh sách cán sự lớp
Trang 13
9
Sơ đồ tổ chức lớp
Trang 14-15
10
Thống kê chất lượng khảo sát đầu năm
Trang 17-18
11
Thống kê kết quả xếp loại
Trang 20-23
12
Thống kê chất lượng
Trang 24-25
13
Kế họach chủ nhiệm năm học
Trang 26-29
14
Kế hoạch tháng, tuần
Trang 30-47
15
Thành tích đạt được
Trang 48
16
Phần theo dõi học sinh
Trang 49-67
17
Phần theo dõi thuê, mượn sách
Trang 68-69
18
Phần theo dõi các khoản thu nộp
Trang 70-73
19
Phần ghi chép khác của giáo viên chủ nhiệm
Trang 74-76
20
Kiểm tra nhận xét của Hiệu trưởng
Trang 77
21
Phần hướng dẫn
Trang 79
Phần hướng dẫn nhưng chính xác là danh mục, đọc kỹ phần danh mục ta thấy có những mục hầu như giáo viên chủ nhiệm không sử dụng tới như Phần theo dõi thuê, mượn sách, bởi học sinh cấp hai đã có cán sự thư viện; Phần theo dõi học sinh thì số học sinh quá nhiều, với tình hình hiện nay mỗi lớp không quá 45 em, vậy mà trong sổ số thứ tự tới 60 - trang dư quá nhiều, trong lúc giáo viên rất cần có những phần như Theo dõi chuyên cần (Nghỉ học, thậm chí trốn tiết bỏ giờ…) Xếp loại hạnh kiểm học sinh….. thì lại không có. Đâý là nhìn chung, còn đi vào cụ thể còn nhiều điểm thừa mà thiếu:
Chẳng hạn, trang Sơ yếu lý lịch:
tt
Họ tên h.sinh
ngày sinh
nữ
chỗ ở hiện nay
đội viên
đoàn viên
đ t chiếu cố
tôn giáo
lƯu
ban
mới vào
họ tên cha mẹ hoặc ngƯời đỡ đầu
nghề nghiệp
ghi chú
Cls
đtk
1
…
Nhìn vào ta thấy chưa thật hợp lý, bởi học sinh cấp II đều là Đội viên thì cần gì phải có cột Đội, trong lúc đó giáo viên cần có cột ghi Số điện thoại liên hệ phụ huynh thì không có, ở phần Ghi chú có thể đánh dấu Ban đại diện phụ huynh mà không cần thiết phải có một trang riêng, hoặc 4 trang Danh sách cán bộ lớp, cán sự lớp và Sơ đồ tổ chức lớp có thể ghép đầy đủ khoa học vào hai trang là đủ.
Đấy là một vài nhận xét chung về cuốn sổ, còn sau đây là một số ý kiến cụ thể trong việc Điều chỉnh sổ chủ nhiệm:
2/ Điều chỉnh một số nội dung trong Sổ chủ nhiệm:
a/ Bổ sung, chỉnh sửa một số cột, mục và nhập các thông tin có nội dung giống nhau:
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy rất cần thiết số điện thoại của phụ huynh học sinh vì không thiếu trường hợp các em ốm đau đột xuất, bỏ giờ trốn tiết… cần phải liên hệ ngay với phụ huynh mà trong Sổ chủ nhiệm lại không có mục này, vì vậy ở trang 6-9 của Sổ chủ nhiệm phần Sơ yếu lý lịch tôi thấy cột Đội là không cần thiết, tôi thay cột này bằng Số điện thoại liên hệ ngay bên cạnh cột Nghề nghiệp của phụ huynh. Trong phần này đã có tên học sinh, nơi ở , họ tên cha mẹ, nghề nghiệp…. vậy thì ở mục ghi chú có thể đánh dấu Ban đại diện phụ huynh mà không cần một trang tách rời mà các thông tin về phụ huynh vẫn đầy đủ, nhìn tổng quát lại dễ dàng nhận biết những phụ huynh này ở cùng khối với những phụ huynh nào để tiện trao đổi khi cần liên hệ, cũng trong phần Sơ yếu lý lịch nếu đánh thứ tự 45 em vẫn còn dư một khoảng giấy trắng, phần giấy trắng này sẽ dùng để Thống kê tình hình học sinh đầu năm, làm như vậy vừa thống kê được dễ dàng, nhanh chóng, vừa tiết kiệm được giấy lại trình bày gọn, cân đối, dễ nhìn.
G
tt
Họ tên h.. sinh
ngày sinh
nữ
chỗ ở
hiện nay
đoàn viên
đối tƯợng chiếu cố
tôn giáo
lƯu
ban
mới vào
họ tên cha mẹ hoặc ngƯời đỡ đầu
nghề nghiệp
số đt liên hệ
ghi chú
Cls
đtk
1
…
45
THốNG KÊ TìNH HìNH HọC SINH ĐầU NĂM
Tổng số học sinh………………Nữ…………………
Xếp loại học lực-hạnh kiểm
Đội viên…………
Đoàn viên……...
Học lực: Giỏi…………. Khá……
Con thươngbinh
Con bệnhbinh…
T.bình……… Yếu…………. Kém……
Con liệt sĩ……
Con GĐKK….
Hạnh kiểm: Tốt …………. Khá……
Con CBCNVC..
T.bình……… Yếu……
Lưu ban…………
Mới vào……………
Tôn giáo
Độ tuổi học sinh
Phật giáo………....
Thiên Chúa giáo
…..……Tuổi……...
…..……Tuổi……....
Tôn giáo khác…....
Không tôn giáo..
…..…….Tuổi……..
…..…….Tuổi……….
Trong mục Thống kê tình hình học sinh đầu năm tôi bổ sung thêm mục: Con bệnh binh; Trong phần Đối tượng tôi sẽ thay bằng Xếp loại học lực, hạnh kiểm : Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu - Kém với mục Học lực và: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu ở mục Hạnh kiểm, nhìn vào ta dễ thấy được ý thức kỷ luật, mức độ học tập phấn đấu của các em trong năm qua, và không cần mục Lên lớp thẳng; Thi lại được lên vì phần kết quả học lực, hạnh kiểm đã thấy chi tiết rõ ràng.
Tiếp theo là Danh sách cán bộ lớp (Trang 12), phần này có Lớp trưởng, lớp phó,…….tổ trưởng, tổ phó…….Trong lúc đó Sơ đồ tổ chức lớp cũng có Lớp trưởng, lớp phó…Theo tôi, gọi là Sơ đồ tổ chức lớp mà chỉ có Lớp trưởng, lớp phó thì chưa đủ, vậy là trong hai trang này vừa thiếu lại vừa thừa. Trang 13 là phần Cán sự lớp, chỉ có và --- Khi điền các thông tin ở phần này những bạn đồng nghiệp mới ra trường thường mập mờ không biết cần ghi gì? Tại sao không ghi rõ ràng để các bạn dễ nhận biết?
Sổ hiện dùng:
Trang 12: - Trang 13:
Danh sách cán bộ lớp cán sự lớp
_
_
_
_
lớp trưởng:
l.p học tập:
l.p lđ - kl:
l.p v.t.m:
Tổ trưởng tổ phó
1
2
3
4
5
c.b chi đoàn (đội) - sao
- Trang 14,15:
Sơ đồ tổ chức lớp
Lớp trưởng
l.p lđ-kl
l.p học tập
l.p v.t.m
Tổ:
Tổ:
Tổ:
Tổ:
Tổ:
Chính vì vậy tôi đã gộp 4 trang này vào hai trang, vẫn gọi chung là Sơ đồ tổ chức lớp nhưng ghép gọn và đủ: phần trên là Cơ cấu ban cán sự lớp gồm Cán bộ lớp (Lớp trưởng, lớp phó…), Cán bộ Đội (Chi đội trưởng, chi đội phó…), Cán sự lớp (Sao đỏ, thư viện, phòng bộ môn….); Phần thứ 2 là Sơ đồ các tổ: Tổ trưởng sẽ được ghi đầu, Tổ phó ghi cuối. Chỉ cần 2 trang ta cũng có thể bao quát chung tổ chức lớp học mà không mất nhiều thời giờ.
Sổ chỉnh sửa:
sơ đồ tổ chức lớp
cơ cấu ban cán sự lớp
lớp trưởng:
chi đội trưởng:
lớp phó HT
lớp phó LĐKL
lớp phó VTM
Chi đội phó HT
Chiđộiphó LĐKL
Chi đội phóVTM
Sao đỏ:
Tự quản:
Thư viện:
Phòng bộ môn:
sơ đồ chỗ ngồi học sinh
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tt:
Tt:
Tt:
Tt:
tp:
tp:
tp:
tp:
ở phần Kế hoạch tuần, tháng: cuối mỗi trang có ghi: “Phần đầu ghi kế hoạch tháng, phần còn lại ghi kế hoạch tuần”, theo tôi nên bổ sung: “Phần đầu ghi kế hoạch tháng, tiếp theo ghi kế hoạch tuần, phần cuối cùng ghi kết quả đạt được trong tháng"
Sổ hiện dùng: Sổ chỉnh sửa:
Kế hoạch tháng - 200... và các tuần.
Phần đầu ghi kế hoạch tháng, tiếp theo ghi kế hoạch các tuần, phần cuối ghi những kết quả đạt được trong tháng
Kế hoạch tháng - 200... và các tuần.
Phần đầu ghi kế hoạch tháng, phần còn lại ghi kế hoạch các tuần
Ghi như vậy giáo viên dễ nhìn nhận thấy ưu, khuyết điểm trong tháng để cô trò có hướng phấn đấu trong tháng sau.
b/ Bỏ một số phần và bổ sung những phần thiết thực:
Trong Sổ chủ nhiệm hiện dùng, tôi thấy có một số điểm chưa phù hợp, vì vậy nên bỏ một số phần và bổ sung những phần sát thực hơn với công tác chủ nhiệm.
Phần
Theo dõi
học sinh
tóm tắt:
Nhận xét về học lực, hạnh kiểm và những điều cần trao đổi với phụ huynh.
Làm tư liệu để ghi vào phiếu liên lạc và học bạ.
Chẳng hạn phần Theo dõi học sinh gồm 21 trang, trang đầu được trình bày: C
Những trang tiếp theo dùng để ghi Họ và tên học sinh trong lớp, mỗi trang nhận xét được 3 em học sinh trong lớp, phần này làm tư liệu dùng để trao đổi với phụ huynh và ghi phiếu liên lạc, học bạ.
Đối với phần này tôi xin được trình bày như sau: Một năm học có 35 tuần, trừ 3 tuần ôn thi, còn 32 tuần thực học.
Vậy, tôi sẽ xếp bốn tuần vào một trang (Cần 8 trang) trong 8 trang này tôi sẽ kẻ bảng Theo dõi học sinh hàng tuần về các mặt: Học tập, kỷ luật…
Trong bảng Theo dõi học sinh hàng tuần tôi sẽ phân thành năm cột với các mục như sau:
Minh hoạ (Một trang):
ý thức học tập, kỷ luật của học sinh
Tuần
điểm tốt
Lỗi học tập
Lỗi kỷ luật
Nhận xét chung
1
2
3
4
Cột đầu tiên sẽ dùng để ghi Tuần, cột tiếp theo là Điểm tốt: Em nào trong tuần được điểm 9, 10 đều ghi vào cột này, cuối tuần giáo viên sẽ tuyên dương kịp thời (Với lớp tôi, em nào được ba con điểm tốt trong một tuần tôi sẽ tặng một cuốn sách tham khảo hỗ trợ cho môn văn). Cột thứ ba dùng để cập nhật những em vi phạm về mặt học tập như: Thường xuyên không phát biểu xây dựng bài, không tham gia thảo luận nhóm, không học bài, điểm thấp… Cột thứ tư dùng để ghi những em chưa chấp hành tốt nề nếp kỷ luật như: Quậy phá, trong giờ học mất trật tự, nói chuyện, vô lễ… Và cuối cùng là phần Nhận xét chung: Giáo viên sẽ kết hợp nội dung của ba cột Điểm tốt - Lỗi học tập - Lỗi kỷ luật để nhận xét ngắn gọn về các mặt học tập cũng như nề nếp kỷ luật hỗ trợ cho tiết sinh hoạt vào thứ7 hàng tuần.
ở phần sau cuốn sổ hiện dùng có Phần theo dõi thuê , mượn sách; Phần theo dõi các khoản thu nộp và phần ghi chép khác của giáo viên chủ nhiệm. Trong các phần này tôi sẽ bỏ Phần theo dõi thuê , mượn sách vì tôi thấy không cần thiết, bởi Sách giáo khoa, Sách tham khảo hỗ trợ cho việc học thì hầu như các em tự mua sắm, còn truyện đọc và sách giải trí các loại thì đã có Cán sự thư viện lớp làm việc với thư viện trường qua sổ sách rất rõ ràng cụ thể nên không cần phải có phần này.
Còn Phần theo dõi các khoản thu nộp tôi vẫn giữ nguyên, mặc dù tiền xây dựng học phí đã có phòng tài vụ truy thu nhưng trong năm học các em lại có rất nhiều phong trào cần tham gia đóng góp (Chẳng hạn: Cây mùa xuân, áo lụa tặng bà, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ…) tuy chỉ 1000/ 2000 (Hoặc tự nguyện) nhưng cũng cần ghi chép cụ thể để Họp phụ huynh cuối kỳ thông báo để phụ huynh được rõ.
Để thêm thuận tiện cho công tác chủ nhiệm, tôi sẽ bổ sung một số phần như: Theo dõi chuyên cần; Theo dõi việc đọc & làm theo báo Đội; Xếp loại hạnh kiểm học sinh và Nhận xét chung. ở phần Theo dõi chuyên cần tôi sẽ kẻ số cột tương ứng với số tháng trong mỗi học kỳ, có thêm cột theo dõi học sinh bỏ giờ trốn tiết và tổng kết cả năm.
Minh hoạ (Dùng trong hai trang):
Theo dõi chuyên cần học sinh
tt
Họ tên
T9
T10
T11
T12
T1
Trốn tiết
Hki
T2
T3
T4
T5
Trốn tiết
Hk ii
Cả năm
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
k
p
K
p
k
1
…
…
45
Có thêm phần này chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra chuyên cần của học sinh và thuận lợi khi cập nhật điểm danh hàng tháng ở Sổ điểm lớn, cũng như vào Phiếu liên lạc hay Học bạ sẽ không phải tốn nhiều thời gian.
Còn Đọc và làm theo báo Đội là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh cấp II, báo là người bạn quí của các em - thế nhưng không phải em nào cũng nhận thức được điều đó, chính vì vậy cần có thêm mục Theo dõi việc đọc và làm theo báo Đội, trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ các em có thể trao đổi các vấn đề trong báo, có thể là những câu chuyện xoay quanh thế giới học đường, những cuộc hành trình khoa học lý thú, cũng có thể chỉ là những mẩu chuyện vui… Trong tiết Hoạt động ngoài giờ, tiết Sinh hoạt thứ 7, giáo viên sẽ kiểm tra bất kỳ em nào dưới các hình thức: Có thể là vấn đáp, có thể hái hoa, có thể xen kẽ trò chơi… Phần này giúp giáo viên kiểm tra được việc đọc báo Đội của các em, qua sách báo giúp các em có vốn tri thức phong phú về tình bạn, về khoa học, về các chuyên mục hữu ích… và giúp các em có thói quen đọc báo, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thường ngày.
Minh hoạ (Dùng trong hai trang):
Theo dõi việc đọc và làm theo báo đội
tt
Họ và tên
T9
T10
T11
T12
T1
Học kỳ i
T2
T3
T4
T5
Học kỳ ii
Cả năm
1
…
…
45
Còn phần Xếp loại hạnh kiểm học sinh trong Sổ chủ nhiệm không có. Theo tôi, đây là phần quan trọng không thể thiếu đối với giáo viên chủ nhiệm vì vậy cần phải bổ sung thêm phần này, cuối mỗi tháng giáo viên sẽ kết hợp với các phần mục phía trước để xếp loại hạnh kiểm cho các em và điền vào phần Xếp loại hạnh kiểm học sinh để có cơ sở xếp hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm. ở phần này tôi cũng chia số cột tương ứng với mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm, bảng biểu được minh hoạ như sau:
Minh hoạ (Dùng trong hai trang):
xếp loại hạnh kiểm học sinh
tt
Họ và tên
T9
T10
T11
T12
T1
Học kỳ i
T2
T3
T4
T5
Học kỳ ii
Cả năm
1
…
…
45
Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ hạnh kiểm của các em trong mỗi tháng để nhắc nhở kịp thời và giáo viên cũng dễ nhận thấy mức độ tiến - lùi của mỗi thành viên nói riêng cũng như của tập thể nói chung để có biện pháp giáo dục thích hợp hơn.
Trong cuốn Sổ chủ nhiệm, ngoài những phần nêu trên - tôi còn dành 4 trang cuối của phần Theo dõi học sinh để Nhận xét từng em qua từng học kỳ và cả năm. ở phần này tôi chia làm năm cột: Cột thứ nhất đánh số Thứ tự, cột thứ hai ghi Họ và tên, cột thứ ba nhận xét Học kỳ I, cột thứ tư dành để nhận xét Học kỳ II, và cuối cùng là nhận xét Cả năm, phần Nhận xét chung được trình bày như sau:
Minh hoạ (Dùng trong hai trang):
Nhận xét chung
(Tư liệu để ghi vào phiếu liên lạc và học bạ)
tt
Họ và tên
Học kỳ i
Học kỳ ii
Cả năm
1
…
…
45
đối với phần này mỗi ô trừ đủ rộng để giáo viên nhận xét ngắn gọn về ý thức học tập cũng như kỷ luật của mỗi học sinh trong từng học kỳ và cả năm, phần này được dùng để trao đổi với phụ huynh trong các cuộc họp phụ huynh cũng như khi vào Phiếu liên lạc hay ghi Học bạ.
c/ Sắp xếp các mục trong sổ hợp lý hơn:
Theo tôi, một cuốn sổ chỉ đúng thì chưa đủ mà phải sắp xếp các phần mục trong sổ cần hợp lý, chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn sắp xếp các phần mục, nội dung trong sổ. ở phần này tôi xin trình bày một số ý kiến sau:
Trang đầu cuốn sổ là Đặc điểm của lớp, đặc điểm là những điểm đặc biệt, nổi trội của lớp, nhưng Phần hướng dẫn lại ghi: Truyền thống trường lớp (nếu có), hướng dẫn như vậy là chưa hợp lý, trang đầu theo tôi nên ghi Truyền thống trường lớp thì hơn. Hai trang tiếp theo là nhiệm vụ quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, theo tôi nghĩ nên in vào hai mặt trong của trang bìa để nhấn mạnh nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên.
Trong cuốn sổ hiện dùng tôi thấy các phần về tình hình học sinh rồi kế hoạch của giáo viên xen kẽ nhau chưa khoa học, nên trong cuốn sổ chỉnh sửa tôi sẽ sắp xếp thành hai phần: Phần đầu là Kế hoạch của giáo viên, còn phần sau dùng để Quản lý theo dõi học sinh về mọi mặt. Trong phần dành cho học sinh thì phần trước dùng để thống kê các mặt chung của lớp như Sơ yếu lý lịch; Sơ đồ tổ chức lớp; Sơ đồ học sinh; Thống kê hai mặt giáo dục.. Phần sau để theo dõi quản lý học sinh về các mặt học tập, nề nếp, phong trào như theo dõi ý thức học tập của học sinh; Theo dõi chuyên cần; Theo dõi các khoản thu nộp; Theo dõi việc đọc và làm theo báo Đội; Xếp loại hạnh kiểm; Nhận xét chung… làm như vậy vừa hợp lý lại vừa khoanh vùng đối tượng thì sẽ dễ quản lý hơn.
(Phần này được minh học ở PHần phụ lục).
Trên đây tôi đã trình bày một số phần mục trong Sổ chủ nhiệm đã được chỉnh sửa và bổ sung để góp phần hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm được thuận lợi hơn.
B/ Kết luận:
Là giáo viên chủ nhiệm ai cũng luôn trăn trở để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giáo dục các em học sinh thân yêu trở thành Con ngoan trò giỏi, trở thành những con người toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Để đạt được điều đó không phải là việc một sáng một chiều mà rất cần tới lòng hăng say nhiệt tình nghề nghiệp, sự kiên trì của chính mỗi chúng ta.
Để hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm tôi đã vận dụng rất nhiều biện pháp, trong đó chỉnh sửa sổ chủ nhiệm là một trong những việc đã làm và tôi thấy hiệu quả đạt được rất khả quan: Giáo viên có thể trực tiếp quản lý các em tất cả các mặt học tập cũng như kỷ luật ngay trên phần Theo dõi học sinh mà không mất nhiều thời gian công sức, còn ở phần Thống kê thì gọn rõ, dễ dàng bao quát… Với những phần bổ sung chỉnh sửa như đã trình bày thì giáo viên sẽ nắm bắt kịp thời ưu khuyết của mỗi em để có phương pháp giáo dục phù hợp … Trong năm học, lớp tôi chủ nhiệm thường đạt kết quả cao trong các phong trào bởi tôi luôn khuyến khích khen chê kịp thời (Sổ chủ nhiệm đã giúp tôi có số liệu cụ thể).
Điều chỉnh Sổ chủ nhiệm chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, tôi đã vận dụng vào thực tiễn và thấy sử dụng có hiệu quả, tuy nhiên để công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt thì giáo viên cần bám sát lớp, luôn cập nhật các thông tin vào Sổ chính xác kịp thời và phải xác định Sổ chủ nhiệm chỉ là giáo cụ hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm chứ không phải sổ quyết định mọi công việc.
Trên đây là một số ý kiến của tôi trong vấn đề chỉnh sửa và sử dụng sổ chủ nhiệm, để cuốn sổ đạt hiệu quả cao hơn tôi rất mong sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
@..…&…..?
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Dieu chinh mot so noi dung trong so chu nhiem de su dung co hieu qua hon.doc