Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện, khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Nền kinh tế xã hội nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra.
Nhà trường phổ thông có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội. Mỗi một con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương, đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần có bản lĩnh, có những kĩ năng riêng để xử trí với những đòi hỏi và thử thách hàng ngày. Bởi vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy nội dung địa lí nói riêng sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay.
48 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trường THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM HÀ
Mã số :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lý
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : Giáo dục thể chất
Phương pháp giáo dục :
Lĩnh vực khác :
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2010- 2011
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................................7
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT
1.1. KỸ NĂNG SỐNG 9
1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống 9
1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 12
1.1.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT 14
1.1.4. Những yêu cầu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 19
1.2. NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ 20
1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa địa lý 21
1.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý 23
1.2.3. Các hình thức tổ chức ngoại khóa trong môn địa lý 26
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 29
1.3.1. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay 32
1.3.2. Nguyên nhân của thực trạng 33
Chương 2. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ
2.1.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 34
2.2. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 34
2.2.1. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống 34
2.2.2. Xác định các kĩ năng sống cần giáo cho học sinh lớp 10 35
2.3. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 45
2.3.1. Xác định phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua hoạt động ngoại khóa địa lí 45
2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khoá địa lí 46
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
___________________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Nguyễn Thị Lý
2. Ngày tháng năm sinh : 12/7/1981
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : số 4, khu tập thể ga Biên Hòa, Biên hòa – Đồng nai
5. Điện thoại cơ quan : 061.3950365 Nhà riêng : 0613.947494
6. Fax : E-mail :
7. Chức vụ : giáo viên.
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất : thạc sĩ
- Năm nhận bằng : 2010
- Chuyên nghành đào tạo : Địa Lý Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiêm : địa lý học
- Số năm có kinh nghiệm : 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm gần đây : Không
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện, khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Nền kinh tế xã hội nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra.
Nhà trường phổ thông có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội. Mỗi một con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương, đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần có bản lĩnh, có những kĩ năng riêng để xử trí với những đòi hỏi và thử thách hàng ngày. Bởi vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy nội dung địa lí nói riêng sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Thực tế hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hoá giải căng thẳng... Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo dục.
Từ năm học 2009 - 2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay còn rất hạn chế.
Địa lý là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì có nhiều kiến thức thực tế gắn với tự nhiên, kinh tế xã hội. Thông qua tổ chức dạy học, đặc biệt là dạy học ngoại khoá sẽ có nhiều cơ hội tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh.
Hoạt động ngoại khoá giúp các em học sinh sẽ dễ dàng trao đổi, bộc lộ, học tập và rèn luyện các kĩ năng sống. Bởi vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt: trí, đức, thể, mỹ để góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với những lí do trên tôi đã chọn “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khoá địa lí ở trường THPT” làm đề tài của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu xác định nội dung và hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các hoạt động ngoại khoá địa lí qua đó góp phần đào tạo thế hệ học sinh nhằm thực hiện thành công mục đích giáo dục nước ta trong thời đại mới.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống của học sinh
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các hoạt động ngoại khoá địa lí ở trường THPT.
- Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
- Nghiên cứu các cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá địa lí nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT
1.1. KỸ NĂNG SỐNG
1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống
Kĩ năng sống là một phạm trù rộng bao hàm nhiều vấn đề của cuộc sống, đó là những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa con người và con người, con người với thiên nhiên nhiên, con người với sự phát triển kinh tế - xã hội... Những người có kĩ năng sống là những người có sự trải nghiệm hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng những nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. [6]
Cũng có thể hiểu kĩ năng sống là hành trang luôn đi theo con người, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc do tự rèn luyện của con người. Hiện nay, khái niệm về kĩ năng sống vì thuộc về lĩnh vực hành vi của con người nên có nhiều quan niệm khác nhau:
Theo quan niệm dân gian kĩ năng sống là cách làm người, cách đối nhân xử thế của con người, là con người ăn ở có nhân có đức, có lễ có nghĩa, có trước có sau, một người có kĩ năng sống là người tốt về nhiều nghĩa, được mọi người kính trọng và là tấm gương cho người khác học tập.
Như vậy, những quan niệm nêu trên đều cùng chứa những nội hàm sau:
- Là khả năng thực hiện hoạt động hay hành động phù hợp.
- Là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống.
- Chỉ có được một khi được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, thông qua giáo dục và tự rèn luyện của con người.
Với những nội dung như vậy có thể đưa ra một khái niệm như sau: Kĩ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình và người khác phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống, đồng thời giúp con người giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Học sinh cắp sách đến trường với một mục tiêu quan trọng nhất là học chữ, “học lấy cái chữ” nhà trường cũng có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Chính vì điều đó các mục tiêu đề ra cũng chỉ xoay quanh việc đào tạo tri thức, trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh kế xã hội, các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục trong nhà trường các em còn tiếp cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kiễn thức về nó, phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội. Mỗi một con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương, đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần có bản lĩnh, có những kĩ năng riêng để xử trí với những đòi hỏi và thử thách hàng ngày. Nếu như chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy chữ sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Thực tế cho thấy hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại: như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hoá giải căng thẳng... Trong khi để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại những kĩ năng này không thể thiếu, nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội học cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, có một nguyên nhân quan trọng là những bất cập trong chương trình giáo dục ở nhà trường “trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lương giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh” [8]. Điều này sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, một tiền lệ xấu cho đầu ra của giáo dục.
Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, như hiện tượng đánh, chửi nhau, dùng những lời lẽ không đạo đức của học sinh đối với giáo viên...
Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày nay, đòi hỏi mỗi con người cần có nhiều hơn các kĩ năng sống ‘nghệ thuật sống’, những người vừa có kiến thức vừa có cách sống sẽ nhanh và sẽ thành công hơn, thậm chí trong nhiều công việc nghệ thuật sống còn quan trọng hơn cả tri thức, với mục tiêu đào tạo con người mới với đầy đủ đức, tài phục vụ cho đất nước; ngành giáo dục nước ta ngoài việc đào tạo tri thức cần chú ý nhiều hơn đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một cách bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai, đây cũng là cách hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới.
Có thể đưa ra các lợi ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau:
Về mặt sức khỏe: Xây dựng hành vi lành mạnh tạo khả năng bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.
Về mặt giáo dục: Mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo học tập cuả học sinh, tăng cường sự tham gia của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Về mặt văn hóa - xã hội: Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỉ lệ phạm pháp trong thanh thiếu niên, giảm tỉ lệ nghiện ma túy và bị lạm dụng tình dục ở tuổi vị thành niên.
Về mặt chính trị: Giải quyết một cách tích cực nhu cầu về quyền của trẻ em. Các em xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.[9]
- Qua các nội dung trên có thể khẳng định rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT hiện là vấn đề quan trọng đòi hỏi cần tiến hành ngay trong nhà trường.
1.1.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1.1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức
1.1.3.2. Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
1.1.3.3. Kĩ năng giao tiếp
1.1.3.4. Kĩ năng ra quyết định
1.1.3.5. Kĩ năng kiên định
1.1.3.6. Kĩ năng đặt mục tiêu
1.1.3.7. Kĩ năng đối phó với stress
1.1.3.8. Kĩ năng giải hóa cảm xúc tiêu cực
1.1.3.9. Kĩ năng hợp tác
1.1.3.10. Kĩ năng quản lí thời gian
1.1.3.11. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
1.1.3.12. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
1.1.3.13. Một số kĩ năng sống quan trọng khác
- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, không chỉ cho việc học ngoại ngữ mà cho mọi môn học, cho cuộc sống sau này; kĩ năng cắm trại, leo núi; kĩ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh; kĩ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo
- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Kĩ năng về bình đẳng giới, về sức khoẻ, về hôn nhân và gia đình, hiểu về giới tính, một số kĩ năng chống bạo hành về giới đối với học sinh nữ
- Kĩ năng phòng chống bão lũ như cách để tự bảo vệ bản thân mình trước các thảm họa về bão lũ, mà ở nước ta thường xuyên xảy ra.[6],[7]
1.2. NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ
1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa địa lý
Hoạt động ngoại khóa địa lí là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay một số đông học sinh, có hứng thú yêu thích bộ môn địa lí và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí [13].
Hoạt động ngoại khóa địa lí được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác ở chỗ:
- Là hoạt động ngoài giờ học lên lớp, không được quy định trong chương trình nội khóa.
- Là hoạt động tự nguyện tham gia của học sinh.
- Giáo viên không trực tiếp tham gia hoạt động cùng học sinh, nhưng là người hướng dẫn chỉ đạo, tư vấn cho học sinh.
- Nội dung ngoại khóa thường liên quan đến nội dung học tập, và phù hợp với hoàn cảnh.
- Không tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá.
1.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý
- Hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường phổ thông có một vị trí quan trọng, hoạt động này giúp học sinh bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những sự vật, hiện tượng địa lí. Mặt khác, ngoại khóa tạo ra khả năng rộng rãi cho mỗi học sinh đều có cơ hội để phát triển các tài năng đa dạng của mình. Ngoại khóa địa lí cũng là một trong những cơ hội để học sinh học tập theo cách thức mới, tạo điều kiện rộng rãi góp phần vào việc tiến hành một xã hội học tập. [12]
- Hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học địa lí ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của các em, rèn luyện kĩ năng địa lí, tăng cường hứng thứ học tập bộ môn. [10]
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục hướng nghiệp.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Một vai trò không kém phần quan trọng phải kể đến là rèn luyện các kĩ năng công tác độc lập nhất là kĩ năng sống cho các em. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ rèn luyện đức tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng phán xét, suy luận, tổ chức các hoạt động, tự tin hơn trong cuộc sống và đạt hiệu quả học tập cao.
1.2.3. Các hình thức tổ chức ngoại khóa trong môn địa lý
* Tổ địa lí
Tổ địa lí là tổ học tập được hình thành với thành viên là những học sinh có hứng thú học tập môn địa lí, ngay từ đầu năm học giáo viên chú ý quan sát những học sinh có khuynh hướng hứng thú học tập bộ môn từ đó có cơ sở hình thành tổ.
* Câu lạc bộ địa lí
Câu lạc bộ địa lí là hình thức hoạt động ngoài giờ dựa trên sự tham gia tự nguyện của các em học sinh nhằm vào việc khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức địa lí đồng thời nhằm làm giàu tri thức địa lí, mặt khác liên hệ kiến thức địa lí vào cuộc sống để giải thích phán xét hoặc định hướng các hoạt động thực tiễn.
* Trò chơi địa lí
Trò chơi địa lí trong hoạt động ngoại khóa là trò chơi học tập có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.
* Dạ hội địa lí
Dạ hội địa lí là hoạt động ngoại khóa thu hút sự tham gia của học sinh một khối lớp, hay tất cả khối lớp trong toàn trường. Nội dung dạ hội địa lí phong phú và đa dạng, bao gồm các tiết mục văn nghệ xen với báo cáo khoa học,trò chơi địa lí, đố vui địa lí thi tài địa lí dạ hội địa lí thường tổ chức một năm một lần vào buổi cuối năm dương lịch, hoặc cuối học kì.
* Thông tin địa lí
Thông tin địa lí là hình thức ngoại khóa, trong đó học sinh thu thập thông tin các nội dung đại lí hoặc liên quan đến nội dung học tập địa lí ở cấp 2, sau đó chọn lọc mở rộng, hệ thống hóa và trình bày cho các bạn dưới các hình thức khác nhau như mẩu tin ngắn, báo cáo bản đồ thông tin, báo tường, bảng thông tin
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3.1. Các biểu hiện về kỹ năng sống của học sinh hiện nay
Qua kết quả điều tra cho thấy kĩ năng sống của học sinh THPT hiện nay là rất yếu: Cụ thể:
- Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng.
- Kĩ năng hoạt động nhóm chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu.
- Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống và các vấn đề tâm lí.
- Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng.
- Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế.
- Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa đúng với chuẩn mực.
- Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề một cách cảm tính.
1.3.2. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay
- Ưu điểm: Học sinh cũng có những nhận thức nhất định về kĩ năng sống, các em cũng có những kĩ năng sống cần thiết để có thể ứng phó với thực tế cuộc sống, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã đưa các nội dung kĩ năng sống vào giáo dục học sinh đặc biệt trong các tiết sinh hoạt, tiết hoạt động ngoài giờ, hay hoạt động ngoại khóa bên cạnh đó trong nhà trường nhiều hoạt động liên quan đến kĩ năng sống đã được tổ chức thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
- Nhược điểm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được chú trọng nhiều, thậm chí chưa được chú ý một cách đúng mức, việc tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa đạt hiệu quả.
1.3.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay,đặc biệt là đổi mới phương pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trường học, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ cũng như thể hiện mình đó là yếu tố thuận lợi để tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Sự phát triển mạnh của xã hội cho phép các em học sinh có thể rèn luyện các kĩ năng sống từ thực tế một cách thuận lợi.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức, thập chí coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, môn học còn hạn chế.
- Chưa có bộ tài liệu chính về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.
CHƯƠNG 2
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ
2.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 nhằm các mục tiêu như sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Tạo điều kiện cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, hiểu và vận dụng các kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống của các em một cách hiệu quả, tạo sự tự tin cho các em trong mọi tình huống của cuộc sống, tự tin trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Làm cho các em làm chủ được bản thân, ứng phó được với những khó khăn trong cuộc sống, một cách hiệu quả.
- Rèn luyện cho các em lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Giúp cho các em mở ra những cơ hội về những suy nghĩ, lựa chọn, thực hành có hiệu quả về nghề nghiệp cũng như công việc của các em sau này.
- Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. [6]
2.2. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
2.2.1. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải dựa vào mục tiêu, chương trình giáo dục THPT nói chung và lớp 10 nói riêng.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải dựa vào nội dung chương trình dạy học Địa lí lớp 10.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 10.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải dựa vào tầm quan trọng của các kĩ năng sống đối với các em học sinh lớp 10.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải dựa vào cơ sở thực tiễn về thực trạng kĩ năng sống của học sinh lớp 10.
2.2.2. Xác định các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10
2.2.2.1. Cơ sở xác định các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10
- Xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục cấp THPT và mục tiêu giáo dục cho học sinh lớp 10 nói riêng.
- Xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh.
- Xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 phải căn cứ vào nội dung chương trình môn địa lí lớp 10.
- Xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 phải căn cứ vào tầm quan trọng của các kĩ năng sống cần cho các em học sinh lớp 10.
- Xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 phải căn cứ vào thực trạng biểu hiện kĩ năng sống của các em học sinh lớp 10.
2.2.2.2. Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10
* Kĩ năng kiên định
- Kü n¨ng kiªn ®Þnh lµ kü n¨ng thùc hiÖn b»ng ®îc nh÷ng g× m×nh muèn hoÆc biÕt c¸ch tõ chèi b»ng ®îc nh÷ng g× m×nh kh«ng muèn víi sù t«n träng cã xem xÐt tíi nhu cÇu vµ quyÒn cña ngêi kh¸c víi nhu cÇu vµ quyÒn cña m×nh mét c¸ch hµi hoµ, ®óng mùc. Kiªn ®Þnh lµ sù c©n b»ng, dung hoµ gi÷a tÝnh hiÕu th¾ng, vÞ kû vµ tÝnh phôc tïng, phô thuéc.
- Khi có kĩ năng kiên định học sinh sẽ dung hòa được sự hiếu thắng, tính phục tùng khi đó các em sẽ tự bảo vệ được chính kiến quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững được trước những áp lực từ bên ngoài.
- Đối với học sinh lớp 10, giáo dục kĩ năng kiên định sẽ giúp các em học sinh biết cách thực hiện những mong muốn trong học tập, trong cuộc sống đồng thời các em biết cách từ chối những gì không phù hợp với bản thân mình.
- Trong dạy học địa lí lớp 10 giáo dục tính kiên định sẽ giúp các em học sinh trình bày những quan điểm của bản thân về các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội một cách tự tin hiệu quả, các em sẽ đứng vững được trước những áp lực của người xung quanh, đồng thời bày tỏ quan điểm của mình trước các vấn đề thiên nhiên, kinh tế xã hội đang diễn ra trong thực tế.
- Để giáo dục kĩ năng kiên định cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa giáo viên nê
File đính kèm:
- Giao duc ki nang song cho hoc sinh lop 10 thong qua tochuc cac hoat dong ngoai khoa dia li o truong THPT.doc