1. Đối với học sinh:
Trước tiên học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc, có cái nhìn đúng đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước khi bài học bắt đầu như trả lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, nếu có tranh ảnh trong bài học thì quan sát và nhận xét. Trong bài có nhắc đến nhân vật lịch sử nào thì tìm tài liệu về nhân vật đó để tham khảo. Nói chung là học sinh phải chủ động chinh phục tri thức không chờ giáo viên cung cấp và thụ động tiếp thu.
Ví dụ trong bài 23 SGK Lịch sử 10 nâng cao học sinh có thể chuẩn bị và tìm hiểu về thời kì Văn Lang – Âu Lạc. Nhân vật Lịch sử thì tìm hiểu về Vua Hùng, Vua Thục, Sơn Tinh nhân vật này có thật hay không? Thánh Gióng .những nhân vật đã từng sống trong thời kì lịch sử này mà ít nhiều các em đã được nghe kể đến. Để khi đến tiết học các em sẽ chủ động và tích cực tiếp thu kiến thức mà giáo viên cung cấp.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên là người tổ chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri thức, nhất là với đặc điểm môn Lịch sử thì bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đưa phương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc lồng ghép giới thiệu nhân vật lịch sử vào trong bài giảng sẽ làm cho bài giảng thêm phần sinh động. Vì vậy trong mỗi giờ dạy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo giáo án, xem tài liệu tham khảo có liên quan phục vụ cho tiết dạy. Từ nội dung bài học giáo viên phải rút ra được bài học giáo dục học sinh một cách có hiệu quả nhằm đạt mục đích giáo dục.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học như thế nào cho ngày hôm sau, hướng dẫn các em tìm nguồn tài liệu tham khảo, biết chọn lọc tư liệu để đọc.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 25 SGK Lịch sử 10 nâng cao – Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam – giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo về tiểu sử Hai Bà Trưng, Bà Triệu tìm hiểu diễn biến các cuộc khởi nghĩa do các bà lãnh đạo, vai trò và tầm ảnh hưởng của các Bà đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung và thể hiện vai trò sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, để đến tiết học học sinh có những thông tin cần thiết đó là nền tảng để học sinh tiếp thu kiến thức mới. Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình trong quá trình nhận thức lịch sử.
Trong bài học giáo viên sẽ cung cấp thêm cho học sinh tiểu sử của các nhân vật lịch sử trong bài học như sau.
13 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu nhân vật Lịch sử vào bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Không mấy học sinh khi được hỏi em thích môn học nào? Em thích nhân vật lịch sử Việt Nam nào? Tiểu sử của nhân vật đó? Đóng góp của họ cho đất nước là gì? Thì các em trả lời được một cách suông sẽ. Bởi theo các em lịch sử là môn học phụ lại nhiều sự kiện, năm tháng khô khan khó học. Ít khi các em chọn lịch sử để thi đại học, các em chỉ cần học thuộc bài thầy, cô cho ghi để có điểm là được vì thế ít học sinh nào yêu thích môn học này. Thực tế có nhiều cuộc thi trên phương tiện thông tin đại chúng thí sinh đã không trả lời được những câu hỏi về nhân vật lịch sử, hay ngay cả trong kì thi TNTHPT cũng có những câu trả lời về lịch sử dân tộc đã gây bức xúc trong xã hội trước đây mà báo, đài đã phản ánh.
Như chúng ta đã biết lịch sử là một môn Khoa học xã hội có tính chất khá quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Bác Hồ đã nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về môn học, thích học lịch sử người giáo viên có thể giới thiệu trong bài học, hoặc kể những câu chuyện lịch sử về những nhân vật lịch sử Việt Nam qua các thời kì. Việc làm này sẽ tránh được sự nhàm chán, khô khan trong giờ học sử và quan trọng nhất là thông qua bài học giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước lòng tự hào dân tộc, tôn kính và biết ơn những vị anh hùng có công với đất nước.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Giới thiệu nhân vật lịch sử Việt Nam vào trong bài học lịch sử”.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện chuyên đề tôi có sách giáo khoa Lịch Sử 10. 11, 12 của nhà xuất bản giáo dục và những tài liệu viết về danh nhân đất Việt.
Chuyên đề chỉ đề cập đến phạm vi hẹp là giới thiệu nhân vật lịch sử Việt Nam vào trong bài giảng của chương trình lịch sử phổ thông.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi thực hiện chuyên đề này nhằm góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử, tạo hứng thú học tập đối với học sinh, và để đạt đến mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÔN LỊCH SỬ:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con người. Học môn lịch sử khác với các môn học khác trong chương trình dạy học đó là học sinh không được trực tiếp chứng kiến sự kiện lịch sử đó vì lịch sử không lập lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa vấn đề nhận thức lịch sử cũng khác so với các môn học khác, nó có nhận thức chung của qui luật xã hội loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhận thức sự kiện lịch sử phải tuân theo logic sự kiện sự thật khách quan chứ không phải tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Mỗi tác động của giáo viên đều có ảnh hưởng đến học sinh đặc biệt là tác động giáo dục.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Đối với học sinh:
Trước tiên học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc, có cái nhìn đúng đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước khi bài học bắt đầu như trả lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, nếu có tranh ảnh trong bài học thì quan sát và nhận xét. Trong bài có nhắc đến nhân vật lịch sử nào thì tìm tài liệu về nhân vật đó để tham khảo. Nói chung là học sinh phải chủ động chinh phục tri thức không chờ giáo viên cung cấp và thụ động tiếp thu.
Ví dụ trong bài 23 SGK Lịch sử 10 nâng cao học sinh có thể chuẩn bị và tìm hiểu về thời kì Văn Lang – Âu Lạc. Nhân vật Lịch sử thì tìm hiểu về Vua Hùng, Vua Thục, Sơn Tinh nhân vật này có thật hay không? Thánh Gióng.những nhân vật đã từng sống trong thời kì lịch sử này mà ít nhiều các em đã được nghe kể đến. Để khi đến tiết học các em sẽ chủ động và tích cực tiếp thu kiến thức mà giáo viên cung cấp.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên là người tổ chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri thức, nhất là với đặc điểm môn Lịch sử thì bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đưa phương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc lồng ghép giới thiệu nhân vật lịch sử vào trong bài giảng sẽ làm cho bài giảng thêm phần sinh động. Vì vậy trong mỗi giờ dạy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo giáo án, xem tài liệu tham khảo có liên quan phục vụ cho tiết dạy. Từ nội dung bài học giáo viên phải rút ra được bài học giáo dục học sinh một cách có hiệu quả nhằm đạt mục đích giáo dục.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học như thế nào cho ngày hôm sau, hướng dẫn các em tìm nguồn tài liệu tham khảo, biết chọn lọc tư liệu để đọc.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 25 SGK Lịch sử 10 nâng cao – Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam – giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo về tiểu sử Hai Bà Trưng, Bà Triệu tìm hiểu diễn biến các cuộc khởi nghĩa do các bà lãnh đạo, vai trò và tầm ảnh hưởng của các Bà đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung và thể hiện vai trò sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, để đến tiết học học sinh có những thông tin cần thiết đó là nền tảng để học sinh tiếp thu kiến thức mới. Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình trong quá trình nhận thức lịch sử.
Trong bài học giáo viên sẽ cung cấp thêm cho học sinh tiểu sử của các nhân vật lịch sử trong bài học như sau.
* Hai Bà Trưng
Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư Hai Bà Trưng vốn họ Lạc con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ là bà Man Thiện người làng Nam Nguyễn, Ba Vì, Hà Tây có tên là Trần Thị Đoan. Chồng mất sớm bà có công dạy hai chị em Trung Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước và có chí lớn.
Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.
Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh biết tuy nhiên theo giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách danh tướng Việt Nam thời đầu công nguyên người Việt chưa có họ, tên Trần Thị Đoan của bà chỉ là tên thần phả đặt sau, khoảng thế kỉ XVII, XVIII, cả tên Man Thiện theo giáo sư nghĩa là “Người Man tốt” có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách theo tài liệu Trung Quốc xác định chồng bà Trưng Trắc tên Thi. Còn tên của Hai Bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Xưa kia nuôi tầm tổ kén tốt gọi là “kén chắc”, tổ kén kém hơn gọi là “kén nhì”. Trứng ngài tốt gọi là “Trứng chắc”, trứng ngài kém hơn gọi là “Trứng nhì”. Do đó theo danh sách danh tướng Việt Nam tên Hai Bà vốn rất giản dị là Trứng chắc và Trứng nhì, phiên theo tiếng Hán là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà nhân dân Vĩnh Phúc đã lập đền thờ tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Lễ hội tưởng nhớ vào mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Giáo viên cũng hướng dẫn cho học sinh tìm đọc tư liệu về tướng lĩnh của Hai Bà như Thánh Thiên, Lê Chân, Thục Nương, Lê Thị Hoa, Xuân Nương.
*Bà Triệu
Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các triều đại sau đặt cho người nữ anh thư hồi đầu thế kỉ III. Theo dã sử Bà Triệu sinh ngày 2/ 5/ 255 là em gái của Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở vùng núi Quảng Yên huyện Cửu Chân, Thanh Hóa. Ở đó đến nay vẫn còn lưu truyền về thời kì bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện bà thu phục con voi trắng một ngà, chuyện “đá biết nói” rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quảng Yên:
“Có bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót bà Vương.”
Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, gan dạ và mưu trí. Năm 19 tuổi bà cùng anh lập căn cứ ở Phú Điền (Hậu Lộc- Thanh Hóa). Đây là một thung lũng giữa hai núi đá vôi vừa gần biển lại là cửa ngõ từ đồng bằng Bắc Bộ đi vào. Lúc đầu anh bà có ý can ngăn lo phận gái khó đảm đương trọng trách. Bà trả lời “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, dựng nền độc lập, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Năm 248 nghĩa quân bắt đầu tấn công nhà Ngô. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan thành, bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích, sử sách nhà Ngô phải thú nhận “Toàn thể Châu Giao chấn động”. Mỗi lần ra trận bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng cưỡi voi dẫn quân xông trận oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn bạt vía phải thốt lên:
“Hoành qua đương hổ dị
Đối diện bà vương quan”
Nghĩa là:
“Vụng giáo chống hổ dễ
Giáp mặt vua bà khó”
Khi mới 23 tuổi Bà hi sinh trên núi Tùng, về sau Lý Nam Đế khen ngợi Bà là người trung dũng, sai lập miếu thờ phụng là “bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”.
Nay ở Phú Điền- Thanh Hóa còn có đền thờ Bà, hội thờ ngày 21/2 hàng năm và trên núi Tùng vẫn còn lăng Bà Triệu.
Qua gương của những nữ anh hùng dân tộc hi sinh sẽ thấy được khả năng và vai trò của phụ nữ, trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đất nước Việt Nam có biết bao nữ anh hùng theo gương Bà Trưng, Bà Triệu như Tô Thị Huỳnh, Kiên Thị Nhẫn,Nguyễn Thị Út (chị út Tịch). Các bà, các chị đã “góp phần tạo dựng một truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho cả dân tộc mình. Nguyên lý mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc-dân gian Việt Nam”. (Theo Lịch sử Việt Nam Tập I).
Trong hầu hết các bài học của phần lịch sử Việt Nam chương trình THPT, giáo viên đều có thể giới thiệu với học sinh những nhân vật lịch sử đã có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như bài 28- Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV) thì giáo viên giới thiệu về Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, các vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, vua Trần; giới thiệu về Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, thái hậu Ỷ Lan, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu,... trong bài 30- Kháng chiến chống ngoại xâm (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) (Lịch sử lớp 10 nâng cao).
Việt Nam với bề dày lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước với biết bao chiến công hiển hách và cùng với chiến công đó là những con người trung dũng, hiên ngang bất khuất, đó là những tấm gương cao cả và đức hy sinh, tài trí, anh hùng để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay noi theo. Không phải không có những học sinh không biết gì về Lý Thái Tổ, về Nguyễn Trãi,...vì vậy cần phải giới thiệu với các em những nhân vật lịch sử, những con người đã góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước để có được non sông Việt Nam ngày nay, để các em thấy rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời đại mới và cũng để các em hiểu đúng đắn về lịch sử nước nhà, có lòng tri ân đối với các vị anh hùng dân tộc đã từng ngã xuống vì hòa bình độc lập ngày nay qua mọi thời kỳ.
Sang chương trình Lịch sử 11, học sinh được tiếp tục học chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918- Nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng ta có thể kể cho học sinh tiểu sử và chiến công của các vị anh hùng chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,.... Ở bài 23- Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 1914, giáo viên giới thiệu về cuộc đời và hoạt động cứu nước của cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh, sau đó so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai khuynh hướng cứu nước này.
*Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29 tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
Thân thế Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v...
Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to "Giải nguyên Phan Bội Châu", bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn từ đó mà ra.
Phong trào Đông du
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.
Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước(Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư,Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) ) Cùng thời điểm này chiến thắng của Nhật Bản tại trận Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật đã tạo nên nhiều lạc quan trong các phong trào chống thực dân ở châu Á. Do đó, các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
*Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Cha ông là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885), ông theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa.
Năm cha mất, Phan Châu Trinh mới 16 tuổi, gia đình phải dựa vào sự lo liệu của người anh cả. Năm 1892, ông đi học, bạn cùng học là Huỳnh Thúc Kháng kém ông 4 tuổi. Ông nổi tiếng học giỏi.
Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân; năm sau (1901), ông đỗ phó bảng. Năm 1902, ông vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ. Tại triều đình, ông được chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường, nên sinh ra chán nản, có khi vài tháng không đến cơ quan. Nhưng chính vào thời gian đó, ông giao du với nhiều người có tư tưởng canh tân như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phạm Hàm..., được đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, Tân thư giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng dân quyền của Rousseau, Montesquieu..., phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, cách mạng ở Pháp, Mỹ.
Tháng 7-1904, Phan Châu Trinh gặp Phan Bội Châu, hai người trở thành đôi bạn tâm đắc. Cuối năm đó, lấy cớ phải chăm lo việc thờ phụng tổ tiên thay anh cả đã mất, ông cáo quan về quê. Từ đó, ông dốc lòng vào công cuộc cứu nước.
Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của ông trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...
Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.
Với phương châm đó, Phan Chu Trình cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh phía nam (đến Phan Thiết). Ông lại một mình ra bắc, lên tận căn cứ Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) tìm gặp Hoàng Hoa Thám.
Năm 1906, nghe tin Phan Bội Châu lại mới lên đường xuất dương cùng Cường Để, ông cũng ra nước ngoài, định sang Nhật Bản tham gia. Nhưng đến nhà Lưu Vĩnh Phúc tại Quảng Đông, ông đã gặp Phan Bội Châu đang ở đấy. Hơn 10 ngày ở Quảng Đông, hai ông cùng nhau bàn bạc việc nước.
Sau đó, ông cùng Phan Bội Châu và Cường Để lên đường sang Nhật Bản. Ông tham quan các trường học, khảo cứu tình hình giáo dục, chính trị của Nhật Bản. Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng quân chủ muốn dựa vào ngôi vua của Phan Bội Châu. Về nước, sau một thời gian, ông gửi cho Toàn quyền Paul Beau một bức thư dài đề ngày 15-8-1906.
Trong thư, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn.
Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.
Trong bức thư ông tỏ ra quá tin vào truyền thống cũ của cách mạng Pháp và lòng tốt của thực dân Pháp. Có đoạn có những lời lẽ có phần nghiệt ngã, cứng nhắc đối với chủ trương bạo động và phong trào đấu tranh vũ trang của dân tộc. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phê phán đánh giá trình độ của nhân dân ta quá kém, để từ đó dẫn đến mức không tin cậy vào khả năng cách mạng của nhân dân.
Mặc dù vậy, bức thư một khi được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Tháng 7-1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Ông mở rộng giao du với cả một số người Pháp.
Đầu tháng 3-1908, cuộc nổi dậy đòi giảm sưu thuế của nông dân bùng nổ tại Quảng Nam, rồi lan ra các tỉnh. Khâm sứ Trung Kỳ nhờ Thống sứ Bắc Kỳ cho bắt Phan Châu Trinh tại Hà Nội ngày 31-3, sau đó giải về Huế giao cho Nam triều giam giữ. Hội đồng xét xử gồm các quan lại Nam triều, có Khâm sứ Trung Kỳ ngồi dự đã kết án chém. Nhưng do sự can thiệp kịp thời của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Liên minh nhân quyền tại Hà Nội, Phan Châu Trinh chỉ bị đày đi Côn Đảo.
Đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Đảo thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh.
Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án được thiết lập, ông được "ân xá", nhưng buộc phải xuống ở Mỹ Tho để quản thúc. Sau đó ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho. Vì vậy, nhân dịp có nghị định ngày 31-10-1908 của Chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, Phan Châu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật đi theo đoàn này. Sang tới Pháp, ông tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Nhiều Việt kiều tại Pháp cũng đến với Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường đã lập Hội đồng bào thân ái gồm những Việt kiều gắn bó với quê hương.
Ông viết bản điều trần về cuộc đấu tranh chống sưu thuế năm 1908 ở miền trung Việt Nam gửi Liên minh nhân quyền.
Cũng trong thời gian này, ông viết Pháp - Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, cho rằng không thể nhìn Việt Nam một cách cô lập mà phải đặt trong mối quan hệ với thế giới, trước nhất là với các nước mạnh và với nước Pháp, cũng như không thể chỉ nhìn hiện tại mà phải nhìn lại lịch sử đã qua và phải tìm hiểu xu thế phát triển sắp tới, tạo nên cách nhìn cả thời lẫn thế.
Trong những năm sống ở thủ đô Pháp, ông làm nghề sửa ảnh, sống thanh bạch. Năm 1926, ông về nước và mất ở Sài Gòn.
Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước chân chính, có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể khẳng định rằng ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Tuy nhiên, Phan Châu Trinh coi dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tưởng rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ - dù là do thực dân nắm giữ - để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Sai lầm chính của ông chính là ảo tưởng về chế độ dân chủ tư sản, về những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp.
Dân chủ vốn không phải là một phần thưởng có thể ban phát. Nếu nhân dân không có nhân cách thì sao xứng đáng có quyền dân chủ? Lấy ai mà giành quyền dân chủ? Đại đa số nhân dân ta nhiệt tình yêu nước, sẵn sàng "đem máu đổi lấy quyền tự do" (Phan Bội Châu), đó chính là điểm căn bản của nhân cách Việt Nam.
Phan Châu Trinh rất sắc sảo nhìn ra yêu cầu dân chủ hóa đất nước, nhưng ông cũng không có điều kiện suy nghĩ kỹ càng về các chủ trương dân chủ hóa. Trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh những thiếu sót quan trọng mà ông không nhận ra không chỉ ở chỗ Phan Bội Châu nói: "Nước không còn nữa thì chủ cái gì".
Song với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, sóng gió, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.
Sau cụ Phan là cuộc đời là sự nghiệp cách mạng của vị cha ià dân tộc Hồ Chí Minh mà tôi nghĩ đã là người Việt Nam thì ai cũng rõ ít nhiều.
Chương trình lịch sử 12 học sinh tiếp tục học lịch sửb Việt Nam từ 1919-2000. Giáo viên giới thiệu đến các em về Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Phạm Văn Đồng,
Ở bài 20 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 giáo viên sẽ giới thiệu đến học sinh những câu chuyện về công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ: Vận chuyển pháo, lương thực; sự hy sinh trong chiến đấu của các anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can, đặc biệt kể cho học sinh nghe về người trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 – Võ Nguyên Giáp. Ông sinh ngày 25/08/1911, quê quán làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng 1925, nhập ngũ 1944, chính thức vào Đảng cộng sản Việt Nam 1940, 1948 được phong hàm cấp tướng. Quá trình tham gia cáchmạng:
Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925 khi mới 14 tuổi. Năm 1929, đồng chí tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đảng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Không có chứng cớ, cuối cùng, chúng buộc tha đồng chí. Đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng trên mặt trận văn hoá, viết bài cho những tờ báo công khai như: Tin tức, Nhân dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động, làm biên tập viên cho các tờ báo của Đảng, dạy sử, địa cho Trường tư thục Thăng Long.
Năm 1934, đồng chí kết duyên với Bà Nguyễn Thị Minh Thái, một Đảng viên Cộng sản, cộng sự đắc lực của đồng chí. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, hai vợ chồng đồng chí sống ở số nhà 46 phố Nam Ngư, Hà Nội. Sau này, Bà Nguyễn Thị Minh Thái bị thực dân Pháp bắt, giết chết bà trong ngục nhà tù Hoả Lò. Từ năm 1936 đến 1939, đồng chí tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, biên tập viên các tờ báo của Đảng, Chủ tịch Uỷ ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội.
Năm 1939, đồng chí cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Được sự dìu dắt của Người, năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5 năm 1941, đồng chí trở về Cao Bằng, tham gia gây cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận Việt Minh, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Năm 1942, đồng chí phụ trách Ban Xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.
Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gioi_thieu_nhan_vat_lich_su_vao_bai_ho.doc