Thực trạng
a. Tình hình của đơn vị
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
- Ngoài ra còn có sự quan tâm, động viên giúp đỡ của anh chị, bạn bè đồng nghiệp trong tập thể nhà trường đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
b, Đặc điểm địa phương:
- Bản thân tôi còn hạn chế về thời gian thực hiện đề tài này.
- Một số đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc ham chơi, chưa ch
tâm học hành, đồ dùng học tập còn hạn chế nên kết quả học tập của các
em chưa cao.
-Cơ sở vật chất phục vụ cho môn mỹ thuật còn hạn chế, nhất là đối với phân
môn vẽ tranh, nên hiệu quả dạy và học chưa cao.
Kết quả ban đầu cho thấy kết quả chưa cao đặc biệt trong đầu học kỳ I
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh cảm nhận hoạt động cuộc sống, màu sắc thiên nhiên và học tốt phân môn vẽ tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI
GIÚP HỌC SINH CẢM NHẬN HOẠT ĐỘNG CUỘC SỐNG, MÀU SẮC
THIÊN NHIÊN VÀ HỌC TỐT PHÂN MƠN VẼ TRANH
Người thực hiện: Hạ Văn Hồng
Chức vụ: Giáo Viên
A .ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hội hoạ là một môn nghệ thuật có phạm vi rất rộng. Để có được một tác phẩm đẹp trước tiên cần có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật có sự kết hợp khéo léo giữa óc sáng tạo và nhuần nhuyễn của đôi tay.
Học vẽ giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật, thế giới xung quanh, giúp các em hiểu được những nguyên tắc, những phương pháp căn bản. Từ đó các em sẽ tự tin hơn và hào hứng hơn trong những giờ học môn học này.
Vẽ tranh theo đề tài là hình thức rèn luyện cho học sinh tập sáng tạo khi vẽ tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu mĩ thuật của các em phát triển. Vẽ tranh theo đề tài là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, nó kích thích cho học sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá tính chất, quy luật phát triển của đời sống xã hội. Qua đó làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn luyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê và giáo dục cho các em yêu sản phẩm lao động của mình.
Vẽ tranh nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, qua quá trình học tập, giáo viên hướng dẫn và cung cấp cho học sinh về cách chọn
nội dung đề tài, cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ. Sử dụng màu sắc để thể hiện nội dung của đề tài. Tuy vậy, đa số các em khi thực hành vẽ tranh thường lúng
1
túng và không xây dựng được bố cục, không thể hiện được tốt bài vẽ. Một số em thường xây dựng bức tranh đơn điệu không rõ nội dung đề tài. Không phác được mảng chính, phụ trong tranh làm cho bức tranh không sinh động, màu sắc thể hiện chưa rõ đẹpVì những nguyên nhân đó mà tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trên lớp mà tôi đúc kết được.
2.Thực trạng
a. Tình hình của đơn vị
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
- Ngoài ra còn có sự quan tâm, động viên giúp đỡ của anh chị, bạn bè đồng nghiệp trong tập thể nhà trường đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
b, Đặc điểm địa phương:
- Bản thân tôi còn hạn chế về thời gian thực hiện đề tài này.
- Một số đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc ham chơi, chưa chú
tâm học hành, đồ dùng học tập còn hạn chế nên kết quả học tập của các
em chưa cao.
-Cơ sở vật chất phục vụ cho môn mỹ thuật còn hạn chế, nhất là đối với phân
môn vẽ tranh, nên hiệu quả dạy và học chưa cao.
Kết quả ban đầu cho thấy kết quả chưa cao đặc biệt trong đầu học kỳ I
Cụ thể như sau:
Lớp
Khối lớp 6
Khối lớp 7
Khối lớp 8
Khối lớp 9
Mức
Đ
70 %
CĐ
30 %
Đ
85%
CĐ
15%
Đ
90%
CĐ
10%
Đ
98%
CĐ
2%
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Nội dung và biện pháp thực hiện
a. Nội dung:
Để thực hiện các tiết dạy vẽ tranh theo đề tài có hiệu quả thì từ đầu năm học,
tôi hướng dẫn cho các em một số thói quen như sau:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cả năm học cần chọn:
+ Bút chì nên chọn bút chì có ký hiệu mã số từ 3B đến 6B, mềm dễ vẽ và dễ tẩy xoá khi vẽ chưa chính xác.
+ Nên cho các em chuẩn bị giấy A4 để hình thành thói quen khi vẽ trên các khổ giấy lớn khác, và thuận tiện hơn khi trình bày trên bảng cho học sinh nhận xét.
+ Các loại màu vẽ, tẩy, giấy màu, sáp nặn phục vụ cho các phân môn
- Khi vẽ hình chỉ đơn thuần bằng tay không, tuyệt đối không dùng thước hay com-pa để vẽ( điểm này học sinh hay mắc phải ).
Để học sinh không nhìn bài nhau, hay là sao chép ở vở tập vẽ, sách giáo khoa bản thân tôi quán triệt học sinh ngay từ đầu năm, từ cấp, để tránh triệt để tình trạng này.
b.Các biện pháp thực hiện:
Khi vẽ, các hoạt động không chỉ đánh giá là do công phu của bàn tay mà quên rằng cứ mỗi cử động của đôi bàn tay là đều do sự tham gia trực tiếp dưới sự chỉ huy của mắt và đầu óc. Nói như vậy là trước khi thực hành bài vẽ, giáo viên cần phải cho học sinh tìm hiểu quy trình về tìm chọn nội dung đề tài, hướng dẫn học sinh cách vẽ (uốn nắn hướng dẫn học sinh vẽ theo phương pháp khoa học) chứ không nhất thiết phải là sự khéo léo của đôi bàn tay mà không thể hiện được nội dung của đề tài cho trước. Vậy, để tiết vẽ tranh theo đề tài có hiệu quả, theo tôi phải chuẩn bị kiõ ở nhà cũng như khi lên lớp cụ thể như sau:
3
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Đối với môn học vẽ tranh theo đề tài, đòi hỏi học sinh phải tư duy, và có trí tưởng tượng cao. Những điều diễn giải bằng lời nói nhiều khi mơ hồ, trừu tượng học sinh khó nắm bắt. Chỉ bằng hình ảnh, bằng trực quan cụ thể, sinh động mới
giúp cho các em tiếp thu tốt bài học. Qua đồ dùng day - học máy chiếu, tranh, ảnh, hình vẽ minh hoạ đó, học sinh nắm vững và hiểu rõ hơn các khái niệm, các kiến thức cơ bản mà giáo viên cần truyền đạt. Từ đó giúp các em hiểu về đề tài, hình dung ra đề tài, chọn chủ đề, bố cục, cách xây dựng hình tượng, cách vẽ màu
* Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã chuẩn bị như sau:
-Tranh vẽ cần đa dạng về đề tài, thể loại, về cách vẽ.
-Tranh minh hoạ về đề tài sẽ vẽ cần có các tranh khác nhau về cách vẽ, về bố cục, hình tượng và màu sắc.
-Tranh của học sinh cũ để các em có cái nhìn phù hợp với lứa tuổi, để động viên khích lệ các em vẽ đẹp hơn.
-Phác hình minh hoạ các bước vẽ tranh, bố cục các hình mảng, phác hình tượng, vẽ chi tiết và vẽ màu.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chuẩn bị thường xuyên tranh, ảnh, bài vẽ để đảm bảo tốt cho giờ dạy. Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành vẽ tranh, điều quan trọng nhất là phải cho học sinh chuẩn bị trước nội dung đề tài của bài, sưu tầm các bài của các bạn, quan sát trong thực tế. Cần tập luyện cho các em quan sát từ bao quát đến chi tiết cảnh vật trong thực tế, để làm nền tảng trong quá trình tìm chọn nội dung đề tài.
2. Các bước tiến hành bài vẽ
Hướng dẫn khai thác nội dung chủ đề:
Đây là bước rất quan trọng, vì khi học sinh nắm được nội dung đề tài thì các em mới có khả năng nắm được cách tiến hành khi giáo viên hướng dẫn cách
4
vẽ và thể hiện được tốt bài vẽ của mình.
Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, có hiểu được nội dung chủ đề, học sinh mới nhớ lại, mới tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. Cần chuẩn bị các tranh ảnh có liên quan đến nội dung đề tài và hệ thống
câu hỏi có tác dụng dẫn dắt các em từ tổng thể đến chi tiết.
Ví dụ: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác nội dung:
Bức tranh trên thuộc thể loại gì?
Bức tranh diễn tả cái gì?
Hình ảnh trong tranh được vẽ như thế nào?
Màu sắc của bức tranh như thế nào?
Em hãy nêu những hình ảnh có trong bức tranh?
Em hãy cho biết nhân vật trong tranh đang làm gì?
Em hãy kể tên màu được vẽ trong tranh?
Màu sắc nào được vẽ nhiều nhất (màu chủ đạo)?
Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
Trong những bức tranh này, có những tranh nào phù hợp với đề tài mà em sẽ vẽ?...
Ở phần này tôi thường sử dụng phương pháp trực quan kết hợp phương pháp vấn đáp - gợi mở giúp học sinh liên hệ thực tế, dẫn dắt khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh. Hình dung nhớ lại những hình ảnh quen thuộc mà các em được trông thấy, bắt gặp trong cuộc sống bằng lời nói sinh động, hấp dẫn lôi cuốn các em. Phải dựng lên trước học sinh một khung cảnh bằng lời về hình dáng, màu sắc, sự hoạt độngcó trong bức tranh. Có như vậy thì học sinh sẽ chọn được cho mình nội dung đề tài phù hợp với đề bài, là bước quan trọng làm cho học sinh không bị lúng túng và khó khăn trước khi chuẩn bị cho giáo viên
5
hướng dẫn vẽ và các em thực hành.
-Chọn nội dung của đề tài theo yêu cầu bài học.
Ví dụ: “Vẽ cảnh sân trường trong giờ ra chơi”
Đây là đề tài rất gần gũi thường ngày đối với học sinh, tôi cho các em quan sát trực tiếp hoặc có thể liên tưởng đến những hình ảnh của sân trường và chỉ
khai thác ở một góc nhỏ, khía cạnh nhỏ đủ để nói lên cảnh đẹp của sân trường như: cột cờ, cây cối, mái trường, phòng học, và đặc biệt là các hoạt động vui chơi trong sân trường của các bạn học sinh khi ra chơi
Hướng dẫn học sinh khai thác đề tài giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài tìm ra cách thể hiện (cách vẽ) khác nhau. Tìm ra được ý hay dí dỏm cho mình. Ở phần này tôi thường chuẩn bị kĩ nội dung cũng như khâu phân phối thời gian. Nếu như đi sâu vào tìm hiểu nội dung đề tài quá hoặc tìm hiểu khung cảnh quá lớn, nhiều chi tiết, nhiều hình ảnh thì sẽ không đảm bảo thời gian cho học sinh thực hành trên lớp.
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh đề tài:
Sauk hi chọn được nội dung theo đúng đề tài
Cách vẽ tranh theo đề tài đều theo quy trình chung, đó là
- Xây dựng bố cục tranh
phác thảo mảng chính, mảng phụ trên mặt trang giấy, sau đó dựa vào các mảng để vẽ hình, cuối cùng là vẽ màu, đó là cách nhìn, cách làm việc khoa học. Trên thực tế lớp tôi phụ trách đa số học sinh bỏ qua khâu phác mảng chính phụ mà vẽ hình ngay, nhất là đối tượng học sinh đầu cấp (lớp 6) và đối tượng học sinh dân tộc. Riêng tôi thấy, có thể châm chước cho học sinh lớp 6 là cho các em vẽ ngay hình vì nét vẽ các em còn vụng về và vẽ theo mảng thì là một việc làm khó đối với đối tượng học sinh này, nhưng đến lớp 7,8,9 thì nên cho các em làm quen cách vẽ hình trong mảng đã định. Bởi vậy, giáo viên chuẩn bị và giới
6
thiệu tranh quy trình trước khi học sinh thực hành vẽ không phải là thừa mà đây là cách làm thường xuyên hình thành thói quen cho học sinh, hơn nữa, quy trình vẽ tranh mang tính giáo dục, làm việc khoa học.
Sau khi khai thác đề tài đã chọn cho học sinh những hình tượng chủ yếu, tôi thường gợi ý và hướng dẫn các em cách vẽ với những bước chủ yếu sau:
Chọn nội dung chủ đề định vẽ và vẽ phác hình mảng (phần này học sinh đã chọn nội dung đề tài cho mình trong phần tìm chọn nội dung đề tài mà giáo viên đã gợi ý ở hoạt động trên).
-Vẽ hình chính to trước vào khoảng giữa của trang giấy, có kích thước vừa phải, cân đối với khung tranh (tờ giấy vẽ), sau đó vẽ mảng phụ, nhân vật phụ (nếu phù hợp trong đề tài của nội dung bài học).
-Hướng dẫn các em chú ý đến các hình dáng, thế động tĩnh của hình ảnh người, hình ảnh các con vật như (đi, đứng, chạy, nhảy) hình nhà, cây (đứng, ngảõ, nghiêng)
-Gợi ý cho học sinh vẽ màu theo ý thích, không nhất thiết phải vẽ màu thực, miễn sao cho phù hợp với nội dung đề tài
Màu sắc sử dụng tươi sáng
Tranh(Giờ ra chơi )
7
có màu đậm, màu nhạt và màu tươi sáng hay rực rỡ theo nội dung tranh. Chỉ nhắc nhở các em đừng vẽ màu quá loè loẹt, đừng vẽ màu tối xỉn, đừng đặt các màu rời rạc.
Khi thể hiện, nét vẽ của các em còn có thể vụng về, tỉ lệ người hoặc các hình ảnh trong tranh chưa cân đối, màu sắc còn lem nhem, sự sắp xếp còn lộn
xộn, phối cảnh còn hạn chế Ở điểm này, tôi chỉ động viên khích lệ các em,
không nên chê trách làm cho học sinh mất hứng thú dẫn đến các em tự ti. Cần để các em tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên cơ sở đó giáo viên uốn nắn dần.
Ở lớp 6 yêu cầu về sắp xếp bố cục ít đặt ra, chỉ yêu cầu các em vẽ các hình ảnh phù hợp với đề tài có tính chất liệt kê sự vật. Như đã nói ở phần
trên, phần này có thể châm chước cho các em.
Ở lớp 7, 8, 9, dần dần yêu cầu học sinh sắp xếp tranh có trọng tâm có mảng chính, mảng phụ, yêu cầu này không quá lớn, đây là bước hình thành thói quen, làm việc khoa học cho học sinh.
Khi vẽ màu, tôi thường hướng dẫn học sinh vẽ màu theo quy luật gần đậm, xa nhạt để tập diễn tả không gian.
Tuyệt đối tránh tình trạng bắt các em vẽ theo ý muốn của giáo viên hướng dẫn.
-Đến bước này tôi treo tranh quy trình cho học sinh nắm lại các bước vẽ tranh, tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên cần chốt lại cho cụ thể.
-Trước khi cho học sinh thực hành bài vẽ tranh đề tài, tôi cho học sinh tham khảo một số bài vẽ của học sinh khác, học sinh năm trước để các em tìm ra đâu là bài vẽ có bố cục hợp lí, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ, cách thể hiện màu sắc trong tranh
-Nên chọn một số bài vẽ của học sinh ở các mức độ khác nhau như: bài hoàn
8
thành tốt, bài hoàn thành và bài chưa hoàn thành để học sinh so sánh.
-Đối với bước quan sát tìm hiểu nội dung đề tài và hướng dẫn học sinh cách vẽ, nên chuẩn bị kiõ ở nhà cũng như lên lớp để cân đối thời gian phù hợp giữa các hoạt động, dành thời gian nhiều cho học sinh hoạt động luyện tập thực hành
-Trong năm học 2012-2013, với hoạt động học tập.
cả các khối lớp, học sinh các khối lớp đều thực hiện đúng yêu cầu mơn học và đạt được những kết quả cao. Những bài vẽ đạt kết quả cao.
Tranh phonh cảnh do học sinh vẽ
9
-Tranh vẽ bảo vệ mơi trường do học sinh vẽ
Tranh đề tài trị chơi dân gian
10
-Tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
Qua quá trình thực hiện trong năm học 2012 – 2013, học sinh do tôi phụ trách giảng dạy, tôi nhận thấy đối với phân môn vẽ tranh theo đề tài từ lớp 6 đến lớp 9 so với kết quả đầu năm và học kì I thì kết quả cuối năm có sự tiến bộ rõ. Cụ thể như sau:
3.4 Kết quả đạt được
11
Lớp
Khối lớp 6
Khối lớp 7
Khối lớp 8
Khối lớp 9
Mức
Đ
%
CĐ
%
Đ
%
CĐ
%
Đ
%
CĐ
%
Đ
%
CĐ
%
HKI
98%
0,2
100%
0%
100%
0%
HKII
96%
4%
100%
0%
100%
0%
100%
0%
Đ:(Đạt).98,9%
CĐ : (Chưa đạt) 1,1%
C. KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện, cần thiết những biện pháp .
-Phải uốn nắn và hình thành cho học sinh thói quen học tập ngay từ đầu.
-Cần nghiên cứu và chuẩn bị kỹ đồ dùng dạy học cho phù hợp với mục đích yêu cầu của bài dạy.
- Cần chuẩn bị tranh vẽ cho học sinh quan sát to, rõ nội dung, đẹp, và đủ các hình thức, thể loại tranh để gợi ý khai thác nội dung bài dạy, thu hút sự chú ý quan sát của học sinh.
- Giáo viên cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi để gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung đề tài.
- Hướng dẫn cho học sinh quan sát và hướng dẫn cách vẽ theo trình tự và khoa học. Tập cho các em có thói quen làm việc theo khoa học, phát triển óc quan sát, kết hợp nhanh và linh hoạt hơn giữa đầu óc, mắt và đôi bàn tay.
- Cần quan tâm nhiều và hướng dẫn kiõ hơn các đối tượng học sinh yếu khi thực hành.
- Động viên khen thưởng kịp thời nhằm giúp học sinh phấn chấn tinh thần, tích cực thi đua hơn trong học tập.
12
Nội dung trên là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi, được áp dụng trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh tôi phụ trách có sự tiến bộ hơn trong quá trình học tập môn Mỹ thuật, nhất là đối với phân môn vẽ tranh theo đề tài. Vì đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi nên chắc chắn là chưa hoàn thiện, rất mong sự tham khảo và ý kiến đóng góp của quý lãnh đạo, anh chị, bạn bè đồng nghiệp. Giúp cho tôi cũng như giáo viên phụ trách môn học này có những kinh nghiệm quý báu hơn trong quá trình giảng dạy.
Bằng Vân, ngày 10 tháng 05 năm 2013.
Người thực hiện
Hạ Văn Hồng
13
Mục lục
A. Phần mở đầu, Trang 1
I. lý do chọn đề tàiTrang 1
II. Mục đích nghiên cứu..Trang 2
B. Phần nội dung,trang 2
I. Cơ sở lý luận và pháp lý.trang 2,3
1. Một số khái niệm trang 2
2. Cơ sở pháp lý.. trang 3
3. Cơ sở thực tiễn Trang 3
II. Khái quát, đặc điểm tình hình.Trang4
1.Địa bàn dân cư. Trang4
2.Tình h ình đội ngũ .Trang4
3. Cơ sở vật chất.. Trang 5
1. Tình hình học sinh đầu năm học 2012-2013.. Trang 5
III.Thực trạng về duy trì sĩ số..trang 5
1. Số lượng học sinh ra lớp qua các năm.. trang 5
2.Số lượng học sinh lưu ban.. trang 6
VI. Nguyên nhân và thực trạngTrang 7
1.T ìm hiểu nguyên nhân. Trang 7
2.Phân tích nguyên nhân Trang 7
V.Những biện pháp và kế hoạch thực hiệntrang 10
1.Chi bộ ban giám hiệu nhà trường.. trang 10
2.Giáo viên chủ nhiệm trang 11
3.Giáo viên bộ mơn trang 12
4. Hiệu trưởng với cơng tác chỉ đạo phối hợp trang 12
5.Cơng đồn,đồn đội.. trang 13
C. Phần kết luận trang 13
I. Nhận định chung trang 13
II. Bài h ọc kinh nghi ệm.. trang 14
III.Một số kiến nghị.. trang 15
1. Với Nhà trường trang 15
2.Với cấp uỷ chính quyền trang 15
3.Với nghành Giáo dục, các cơ quan cĩ thẩm quyền trang 15
17
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT NGÂN SƠN
18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_cam_nhan_hoat_dong_cuoc.doc