Các bạn đồng nghiệp thân mến !
Các bạn cảm thấy thế nào khi học sinh "sợ" giờ học của mình , trốn tiết học của mình hay phải bỏ học vì học yếu ? Đối với tôi điều đó thật là đau lòng.
Tôi yêu môn Toán và luôn phấn đấu để trở thành một giáo viên dạy Toán giỏi để giờ học của mình thật hay, truyền đến các em niềm yêu thích môn Toán , để nhìn được niềm vui hiểu bài từ ánh mắt của học sinh . Làm được điều nay thật khó, đặc biệt là đối với phân môn hình học. Đa số học sinh rất sợ giờ hình học.Tôi rất muốn học hỏi từ các bạn xa gần để gúp học sinh học tốt hơn, để mỗi ngày đến trường của các em là một niềm vui. Qua nhiều năm giảng dạy , trăn trở với từng bài giảng bản thân tôi cũng có được một vài sáng kiến nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn hình học . Nên hôm nay tôi viết sáng kiến này gởi đến các bạn . Mong sao nhận được nhiều sự chia sẽ, góp ý từ các bạn để nó càng hoàn thiện hơn.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn hình học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC PHAN RANG THÁP CHÀM
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
…………………………………………………………………..
SÁNG KIẾN
Năm học: 2012 - 2013
GIÚP HäC SINH HỌC TỐT
m«n h×nh häc 8
Họ và tên : Lý Chân Như
Chức vụ : Giáo viên
Lĩnh vực công tác : Giảng dạy Toán
Lĩnh vực sáng kiến: Chuyên Môn
Mỹ hải, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Lời nói đầu
Các bạn đồng nghiệp thân mến !
Các bạn cảm thấy thế nào khi học sinh "sợ" giờ học của mình , trốn tiết học của mình hay phải bỏ học vì học yếu ? Đối với tôi điều đó thật là đau lòng.
Tôi yêu môn Toán và luôn phấn đấu để trở thành một giáo viên dạy Toán giỏi để giờ học của mình thật hay, truyền đến các em niềm yêu thích môn Toán , để nhìn được niềm vui hiểu bài từ ánh mắt của học sinh . Làm được điều nay thật khó, đặc biệt là đối với phân môn hình học. Đa số học sinh rất sợ giờ hình học.Tôi rất muốn học hỏi từ các bạn xa gần để gúp học sinh học tốt hơn, để mỗi ngày đến trường của các em là một niềm vui. Qua nhiều năm giảng dạy , trăn trở với từng bài giảng bản thân tôi cũng có được một vài sáng kiến nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn hình học . Nên hôm nay tôi viết sáng kiến này gởi đến các bạn . Mong sao nhận được nhiều sự chia sẽ, góp ý từ các bạn để nó càng hoàn thiện hơn.
Mỹ Hải , ngày 15 tháng 3 năm 2013
Ngöôøi vieát
Lyù chaân Nhö
Phoøng GD thaønh phoá PR- TC Coäng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa Vieät Nam
Tröôøng THCS Traàn Höng Ñaïo Ñoäc laäp – Töï do – Haïnh phuùc
Teân ñeà taøi:
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC 8
Ngöôøi vieát : Lyù Chaân Nhö
Chöùc vuï: Giaùo vieân
I. Lý do chọn đề tài :
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán trong giai đoạn hiện nay đã được xác định là : "Phương pháp dạy học Toán trong nhà thường các cấp phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động của người học , hình thành và phát triển năng lực tự học , trao dồi các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, độc lập của tư duy ".
Theo định hướng dạy học này , giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập còn học sinh là chủ thể nhận thức , biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành, phát triển nhân cách của người lao động theo những mục tiêu mới đã đề ra .
Là một giáo viên dạy Toán tôi thấy toán học là một môn học khó đối với học sinh , để dạy tốt môn học này theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trên không phải là việc dể dàng . Với trăn trở đó tôi luôn tìm tòi qua sách báo , qua đồng nghiệp rồi trải nghiệm qua từng giờ dạy của bản thân , tôi rút ra được nhiều phương pháp hay để giờ dạy của mình tốt hơn như phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp hình thành các phước tư duy khi giải toán hay tạo tình huống có vấn đề trong dạy học toán ... Nhưng bao giờ việc dạy ở phân môn hình học vẫn luôn gặp nhiều khó khăn hơn ở môn đại số , đối với học sinh hình học thực sự là một môn học khó , đòi hỏi sự tư duy của các em rất cao. Trước thực trạng đó để giúp các em học sinh của mình học tốt hơn môn hình học tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn cách dạy phân môn này Đặc biệt là hình học 8 (vì mấy năm nay tôi được phân công dạy toán 8) và đây là sáng kiến :
"Giúp học sinh học tốt môn hình học 8"
mà tôi thực hiện mấy năm qua .
II.Quá trình thực hiện:
Với trăn trở " làm gì để giúp học sinh của mình học tốt hơn môn hình học ?" khi mà nhiều vấn đề đặt ra như :
- Việc giải toán hình học không chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức mới mà
cần nhớ rất nhiều kiến thức cũ của những năm học trước.
- Các khái niệm mới trừu tượng - khó tiếp thu .
- Khi giải toán hình học các em không biết bắt đầu từ đâu, trình bày chứng minh
như thế nào cho chặc chẻ.
- Mức độ nắm kiến thức của học sinh không đều nhau .
- Học sinh không ham mê học hình học .
- Điểm kiểm tra phân môn hình học luôn thấp hơn đại số làm kết quả chung của
môn toán chưa cao .
Tôi bắt đầu nghĩ ra các sáng kiến để giải quyết từng vấn đề một . Rồi kết hợp chúng với nhau trong quá trình giảng dạy , qua từng bài học và rồi những ước muốn của tôi phần nào đạt được . Sau đây là các sáng kiến mà tôi đã thực hiện :
1. Ôn lại kiến thức cũ của năm học trước.
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy .
3. Tổ chức học sinh giúp nhau học tập .
4. Khi giải bài tập cần tiến hành đủ 5 bước thực hiện.
5. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Sau đây là cách thực hiện cụ thể, các ví dụ thực tế mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy hình học 8 các năm học qua.
1. Ôn lại kiến thức cũ của năm học trước :
Để giải quyết vấn đề : " Việc giải một bài toán hình học không chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức mới mà cần nhớ rất nhiều kiến thức cũ của những năm học trước" nên tôi đã tổ chức ôn lại kiến thức cũ của năm học trước bằng cách dành một ít thời gian trong các tiết học hình của 4 tuần đầu của năm học mới để ra câu hỏi về kiến thức hình học 7.
Cụ thể như sau:
Tiết 1: ( Dành khoảng 1 phút )
- Phát cho mỗi học sinh phiếu học tập 2 bài tập sau :
BT1: Mỗi hình trong bảng sau cho ta kiến thức gì ?
BT2: Điền vào chỗ trống (...)
a/ Hai góc đối đỉnh là hai góc . ..............
b/ Hai đường thẳng vuông góc với nhau là 2 đường thẳng ...................
c/ Đường trung trực của một đoạn thẳng là đưởng thẳng.........................
d/ Hai đường thẳng a và b song song với nhau được kí hiệu ...................[
e/ Nếu đường thẳng a và b cắt đường thẳng c và có một cặp góc so le trong bằng
nhau thì ......................
f/ Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì .........................................
g/ Nếu và thì ............., nếu a//c và b//c thì .................,
nếu a//b và thì ......................
Tiết 2: ( Dành khoảng 2 phút )
- Sửa bài tập ở tiết 1.
- Phát cho học sinh phiếu học tập các bài tập :
BT1: Nêu định lí tổng ba góc của một tam giác.
BT2: Phát biểu định nghĩa và định lí góc ngoài của một tam giác.
BT3: Vẽ lại bảng tổng kêt 1 ở sgk hình học 7 tập 1, qua đó nêu các trường hợp
bằng nhau của tam giác , của tam giác vuông.
Tiết 3: ( Dành khoảng 3 phút )
- Kiểm tra vở làm các bài tập ở tiết 2 của học sinh.
- Phát cho học sinh phiếu học tập các bài tập :
BT1: Từ điểm A không thuộc đường thẳng d , kẻ đường vuông góc AH,
các đường xiên AB, AC đến đường thẳng d. Hãy điền dấu (> , < ) vào các chỗ
trống (. . . ) dưới đây cho đúng :
a) AB ........ AH ; AC ......... AH
b) Nếu HB ..........AC thì AB ..........AC
c) Nếu AB ..........AC thì HB ..........HC
BT2: Cho tam giác DEF . Hãy viết các bất đẳng thức về quan hệ giữa các cạnh của
tam giác này.
Tiết 4: ( Dành khoảng 3 phút )
- Sửa bài tập ở tiết 3.
- Phát cho học sinh phiếu học tập các bài tập :
BT1: Hãy ghép đôi 2 ý ở 2 cột để được khẳng định đúng :
Trong tam giác ABC
a) đường phân giác xuất phát từ đỉnh A
b) đường trung trực ứng với cạnh BC
c) đường cao xuất phát từ đỉnh A
d) đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A
a') là đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó.
b') là đoạn vuông góc kẻ A đến đường thẳng BC
c') l2 đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC
d') là đoạn thẳng có 2 mút là đỉnh A và giao điểm của cạnh BC với tia phân giác của góc A
BT2: Hảy nêu tính chất của trọng tâm của 1 tam giác, cách xác định trọng tâm.
Tiết 5: ( Dành khoảng 3 phút )
- Sửa bài tập ở tiết 4.
- Phát cho học sinh phiếu học tập các bài tập :
BT1: Hãy ghép đôi 2 ý ở 2 cột để được khẳng định đúng :
Trong một tam giác
a) trọng tâm
b) trực tâm
c) điểm (nằm trong tam giác) cách đều 3 cạnh
d) điểm cách đều 3 đỉnh
a') là điểm chung của 3 đường cao
b') là điểm chung của 3 đường trung tuyến
c') là điểm chung của 3 đường trung trực
d') là điểm chung của 3 đường phân giác
BT2: Những tam giác nào có ít nhất 1 đường trung tuyến đồng thời là đường phân
giác , đường trung trực, đường cao.
Tiết 6: ( Dành khoảng 3 phút )
- Sửa bài tập ở tiết 5.
- Phát cho học sinh phiếu học tập các bài tập :
BT1: Nêu định nghĩa tam giác cân và tính chất của tam giác cân.
BT2: Nêu đĩnh nghĩa tam giác đều và tính chất của tam giác đều.
Tiết 7: ( Dành khoảng 2 phút )
- Sửa bài tập ở tiết 6.
Vậy là qua khoảng 4 tuần tôi đã giúp học sinh ôn tập lại toàn bộ các kiến thức hình học ở lớp 7 mà sau 2 tháng nghỉ hè các em có thể đã quên đi. Nhớ kiến thức cũ giúp học sinh dể dàng hiểu bài mới.
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy :
Điều kiện bắt buộc để giải được bài tập hình học là học sinh phải nhớ các tính chất hay định lí vì vậy sau khi học song mỗi bài hay mỗi chương tôi luôn yêu cầu các em hệ thống lại kiến thức của bài , của chương bằng cách vẽ sơ đồ tư duy theo cách hiểu của các em về kiến thức đó rồi lưu lại vào túi đựng bài kiểm tra. Nhờ đó các em khắc sâu được kiến thức
bài học đồng thời có tài liệu tổng hợp kiến thức khi cần xem lại . Đôi khi có những sơ đồ tư duy hay tôi yêu cầu lớp vẽ trên khổ giấy lớn hơn như A1 hay A0 rồi trang trí trong lớp học để hằng ngày các em quan sát và nhớ lâu hơn kiến thức .
Thí dụ sau khi học xong chương tứ giác tôi yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy về mối quan hệ giữa các hình đã học, các dấu hiệu nhận biết của từng hình, nhờ vậy học sinh nhớ lâu hơn các kiến thức này .
Dưới đây là một số sơ đồ tư duy tôi đã dùng để hệ thống kiến thức của chương hoặc của bài học.
1.Sơ đồ tư duy về hình chữ nhật
2.Sơ đồ tư duy về trường hợp đồng dạng thứ nhất
3.Sơ đồ tư duy về mối quan hệ giữa các tứ giác
3. Tổ chức học sinh giúp nhau học tập:
Mức độ nắm kiến thức của học sinh trong mỗi lớp không đều nhau ở các em có sự khác biệt về khả năng tiếp thu bài , phong cách nhận thức , sức khỏe ... Vậy, làm gì để có thể giúp các em đạt đến kết quả tốt nhất có thể , tránh cho các em rơi vào những khó khăn thường trực trong giờ hình học rồi đâm ra "sợ" học giờ hình học ? Qua quá trình giảng dạy khi sử dụng phương pháp dạy học làm việc theo nhóm nhỏ, tôi phát hiện khi hoạt động nhóm học sinh giúp đỡ được nhau rất nhiều trong việc lĩnh hội kiến thức. Khi đó tôi nảy ra sáng kiến tổ chức cho học sinh giúp nhau trong tất cả các giờ học toán của tôi. Thế là tôi bắt đầu thực nghiệm điều đó trong nhiều năm nay, qua mỗi năm học tôi đúc kết cho mình rõ hơn cách thực hiện . Đó là vào đầu các năm học tôi sẽ nghiên cứu thực trạng học sinh các lớp mình dạy rồi phân loại các em ở 4 mức độ : Giỏi - khá - trung bình - yếu. Từ đó tôi phân nhóm học tập cho toàn lớp ( thường mỗi nhóm tôi kết hợp HSG với HSY , HS khá với HS trung bình). Sau đó tôi hướng dẫn các em cách học tập theo nhóm như sau :
+ Mỗi học sinh đều có vở luyện thêm toán.
+ Các nhóm trưởng (HSG ,HS Khá) ra bài tập các phần kiến thức cũ bạn trong nhóm chưa hiểu , giải mẫu rồi cho bài tập tương tự để các bạn giải.
+ Giáo viên ra bài tập có các bài dễ, trung bình để cả lớp làm đồng thời cũng cho 1 số bài tập khó dành cho hs khá giỏi.
+ Để đi vào nề nếp giáo viên đưa ra thang điểm thi đua giữa các nhóm như sau
1/ Phát biểu xây dựng bài : đúng +5đ , sai +2đ
2/ Điểm bài kiểm tra :
9 10 : +10đ
7 8,8 : +5đ
5 6,8 : +1đ
3 4,8 : -3đ
1 3,8 : -5đ
0 0,8 : -10đ
3/ Nói chuyện : -2đ
4/ Làm việc riêng : -5đ
5/Không làm bài tập : -10đ
6/ Không thuộc bài : - 5đ
7/Làm bài thiếu : -2đ
8/ Thiếu dụng cụ : -3đ
9/ Không viết bài : -5đ
10/ Trong 1 tuần nhóm trưởng không ra bài tập : -10đ
Cho phó học tập mỗi lớp theo dõi , cuối mỗi tuần tổng kết thi đua cho từng nhóm. Sau 4 tuần nhóm nào có điểm cao nhất sẽ có phần thưởng từ giáo viên ( thường là viết , vở hoặc bánh kẹo ). Ngoài ra giáo viên còn thưởng cho nhóm nào giúp bạn tiến bộ nhiều nhất ( do lớp bình chọn ).
Qua việc thực hiện sáng kiến này thì giờ học toán , đặc biệt là giờ hình học của tôi hs ít sợ hơn, các em yếu dần làm được các bài tập dể, các bài tập căn bản , giúp các em tự tin hơn trong giờ học . Đồng thời các em học sinh giỏi - khá củng tiep1 xúc được với các bài toán nâng cao, khích thích sử yêu thích giải toán hình học. tạo tiền cho các em đạt điểm giỏi trong bài kiểm tra cũng như thi học sinh giỏi sau này .
4. Khi giải bài tập cần tiến hành đủ 5 bước thực hiện:
Trước vấn đề khi giải một bài toán hình học học sinh không biết bắt đầu từ đâu, trình bày chứng minh như thế nào cho chặc chẻ. Các em lúng túng rồi trở nên ngại giải toán hình vì thế để khắc phục điều này khi giải 1 bài toán hình học tôi thường yêu cầu hs thực hiện đủ 5 bước sau :
Bước 1 : Đọc kĩ đề .
Bước 2 : Vẽ hình chính xác.
Bước 3 : Viết GT - KL
Bước 4 : Tìm hướng chứng minh.
Bước 5 : Trình bày chứng minh
Vì ở mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng :
Bước 1 : Việc cho hs đọc kĩ đề giúp cho các em hình dung được các bước vẻ hình , nắm được yêu cầu của bài toán 1 cách tốt nhất.
Bước 2 : Khi học phân môn hình học thì yếu tố rất quan trọng là hs phải biết vẽ hình. Thế nhưng vẽ ra sao ? yếu tố nào trước ? yếu tố nào sau ? Ký hiệu như thế nào ? Khi vẽ cần dụng cụ gì ? ... Điều này hs cần có một quá trình rèn luyện lâu dài , dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nên ở mỗi bài tập gv mãnh dạn để hs vẽ hình ( tránh bớt các trường hợp vẽ hình sẵn dán lên). Một hình vẽ rõ ràng chính xác sẽ giúp học sinh tìm ra cách giải dể dàng hơn. Vì thế
cần rèn cho hs vẽ hình phải có thói quen kí hiệu trên hình các trường hợp : các đoạn thẳng, các góc bằng nhau, góc vuông ...
Giáo viên còn cần hướng dẫn hs sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình :
- Êke : Vẽ góc vuông , hai đường thẳng song song
- Compa : Vẽ hình tròn , đường tròn, tia phân giác của 1 góc, 2 đoạn thẳng bằng nhau
-Thước thẳng : Vẽ đường thẳng , tia phân giác cùa 1 góc ...
Một yếu tố giúp cho việc vẽ được 1 hình đẹp, rõ ràng, dể phát hiện kiến thức từ hình vẽ đó là sử dụng phấn màu hợp lí.
Khi hướng dẫn học sinh vẽ hình cần chú ý cho học sinh không vẽ hình đặc biệt, điểm đặt biết nếu đề không cho. Chẳng hạn :
+ Cho tam giác ABC thì không vẽ tam giác cân, vuông hay đều.
+ Cho M là điểm nằm giữa 2 điểm A, B thì không nên lấy M là trung điểm của đoạn
thẳng AB.
Bước 3 : Qua bước này giúp hs định rõ được đề toán : các yếu tố nào đã có ? , bài toán yêu cầu gì ? từ đó hs mới dễ dàng tìm mối liên hệ giữa cái đã có với cái cần tìm mà hình thành được hướng chứng minh bài toán.
Bước 4 : Ở bước này đôi lúc gv không thực hiện sẽ dẫn đến trường hợp hs không hiểu vì sao bài toán được chứng minh như vậy và rồi khi giải 1 bài toán các em trở nên lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Tập cho các em thói quen phân tichq đề để tìm hướng chứng minh tôi thường sử dụng cách phân tích đi xuống (khai thác gt dẫn đến kl) hoặc là phân tích đi lên (khai thác từ kl ngược lên gt) . Đặc biệt tôi sử dụng nhiều ở cách phân tích đi lên .
Sau đây là một vài ví dụ thực tế mà tôi đã dạy.
Ví dụ 1 :
Bài tập 9 trang 71 (sgk toán 8 tập 1)
Tứ giác ABCD có AB = BC và AC là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi lên như sau :
Ví dụ 2 :
Bài tập 17 trang 75(sgk toán 8 tập 1)
Hình thang ABCD (AB//CD) có .Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi lên như sau :
Ví dụ 3 :
Bài tập 21 trang 122(sgk toán 8 tập 1)
Tìm x sao cho diện tích hình chữ nhật ABCD gấp ba lần diện tích tam giác ADC
.
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi xuống như sau :
Ví dụ 4 :
Bài tập 17 trang 68(sgk toán 8 tập 2)
Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AM. Tia phân giác của góc AMB cắt cạnh AB ở D, tia phân giác của góc AMC cắt cạnh AC ở E. Chứng minh rằng : DE//BC.
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi lên như sau :
Ví dụ 5 :
Bài tập 45 trang 80(sgk toán 8 tập 2)
Hai tam giác ABC và DEF có ,, AB = 8cm, BC = 10cm, DE = 6cm . Tính độ dài các cạnh AC, DF, và EF biết rằng AC dài hơn DF là 3cm.
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi xuống như sau :
Bước 5 :
Việc trình bày chứng minh của một bài toán hình học đòi hỏi học sinh phải lập luận logic , có căn cứ . Vì vậy ở mỗi bài toán tôi thường hướng dẫn cho các em dựa vào sự phân tích ở bước 4 mà hình thành bài chứng minh từng bước 1 thật chặc chẻ.
Ngoài 5 bước chính này đôi khi giáo viên tùy vào tình hình học sinh và tính chất bài tập mà thêm vào các bước mở rộng hơn như có cách giải nào khác không ? có thể thay đề toán thành 1 đề khác không ... để tạo thêm hứng thú trong học tập cho hs .
5. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn:
Phân môn hình học là phân môn gắn liền với thực tế cuộc sống, vì vậy trong quá trình dạy học tôi thường cho học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các kiến thức hình học vào các công việc hằng ngày . Điều này thật sự gây được nhiều hứng thú cho học sinh, qua đó các em nắm được các kiến thức trừu tượng dể hơn , nhớ lâu hơn và đặt biệt là yêu thích học hình học hơn.
Ví dụ :
- Khi học chương tứ giác tôi hướng dẫn học sinh cắt thế nào để được chính xác các hình :
+ Hình thang cân thì phải gấp 1 lần tờ giấy cắt 2 đáy song song trước rồi cắt hai cạnh bên bằng nhau ( dựa vào tính chất của hình thang cân có 1 trục đối xứng là đường trung trực của 2 đáy , 2 đáy là 2 cạnh song song và 2 cạnh bên thì bằng nhau) .
+ Cắt hình thoi thì phải gấp 2 lần tờ giấy rồi cắt cạnh của nó (dựa vào tính chất của hình thoi có 2 đường chéo là 2 trục đối xứng và các cạnh bằng nhau) .
- Học xong chương II " Diện tích đa giác " tôi tổ chức cho các em thức hành đo 1 diện tích sân trường sau đó tổng hợp để biết được diện tích sân trường.
- Sau khi học các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông tôi tổ chức cho học sinh đo chiều cao của cột cờ trường tôi .
- Sau khi học bài " Thể tích hình hộp chữ nhật" tôi cho học sinh thực hành đo thể tích các hình hộp chữ nhật do các tổ chuẩn bị .
III. Kết quả thực hiện sáng kiến :
Trên đây là những sáng kiến mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy của bản thân, tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyêt, nhiều thời gian để vận dụng có hiệu quả nó nhầm giúp học sinh học tốt hơn môn hình học, qua đó kết quả của cả môn toán được nâng lên, giờ học hình học không phải là giờ đáng sợ của học sinh. Điều đó thể hiện qua tỉ lệ trung bình trở lên của các lớp tôi dạy trong các năm học qua khi đã vận dụng sáng kiến này :
Naêm hoïc
Hoïc kì I
Hoïc kì II
Caû naêm
2009 - 2010
68,4%
82,5%
80,9%
2010 - 2011
65,9%
76,8%
78,3%
2011 - 2012
69,7%
81,4%
82,6%
Tôi rất tâm đắc với các sáng kiến này và mong các bạn cũng vận dụng thành công trong giảng dạy của mình . Tôi cũng mong các bạn trao đổi cùng tôi những sáng kiến hay của các bạn để tôi được học hỏi , nâng cao hơn tay nghề của mình .
Rất chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô tronh tổ bộ môn đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
Mỹ Hải , ngày 15 tháng 3 năm 2013
Nhận xét của HĐSK trường THCS Người viết
Trần Hưng Đạo
Chủ Tịch
Lý Chân Như
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời nói đầu
I. Lý do chọn đề tài
II.Quá trình thực hiện
1. Ôn lại kiến thức cũ của năm học trước.
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy .
3. Tổ chức học sinh giúp nhau học tập .
4. Khi giải bài tập cần tiến hành đủ 5 bước thực hiện.
5. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách áp dụng kiến
thức vào thực tiễn.
III. Kết quả thực hiện sáng kiến
2
3
3
4
7
10
11
16
17
File đính kèm:
- skhh8(nhu).doc