ĐỀ TÀI:
“ HƯỚNG DẪN 5 HỌC SINH LỚP 9A1 HỌC SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM THÔNG QUA LẬP DÀN Ý”
------- &-&-&-------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- “Việt Nam hơn 4000 năm văn hiến” câu nói trên nói lên Việt Nam có một bề dày lịch sử rất oanh liệt rất hào hùng. Vì vậy , là người Việt Nam ít nhất phải biết được những năm tháng hào hùng đó. Đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có những lập trường , những nhận định đúng đắn về từng giai đoạn lịch sử nước nhà đã trải qua.
- Tuy nhiên để có những nhận định đúng , cần phải nắm vững nội dung một cách cụ thể, rõ ràng, những nội dung lịch sử đó là gì? Đó là những sự kiện lịch sử.
- Đứng trước tình hình đó , là một giáo viên giảng dạy lịch sử hơn 10 năm và giảng dạy lịch sử lớp 9 qua nhiều năm, nắm bắt được tình hình học tập của nhiều thế hệ. Đa phần các sự kiện lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 9 ở trường phổ thông các em được học, điều được tái hiện dưới dạng những kênh chữ rất dài dòng, với những ngày tháng năm rất khó nhớ, rất máy móc , khô khan.đã đưa các em vào tình cảnh chán học môn lịch sử. vậy làm thế nào để những giờ học lịch sử trở thành những giờ phút trông đợi của các em, giúp các em tiếp thu bài tốt, nhớ chính xác được nhiều sự kiện lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau. Từ đó tôi có một sáng kiến nhằm giúp các em học các sự kiện lịch sử một cách dễ dàng và được áp dụng vào những lớp tôi dạy đó là “ học các sự kiện lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam thông qua việc lập dàn ý”
10 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn 5 học sinh lớp 9A1 học sự kiện lịch sử Việt Nam thông qua lập dàn ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ HƯỚNG DẪN 5 HỌC SINH LỚP 9A1 HỌC SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM THÔNG QUA LẬP DÀN Ý”
------- &-&-&-------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- “Việt Nam hơn 4000 năm văn hiến” câu nói trên nói lên Việt Nam có một bề dày lịch sử rất oanh liệt rất hào hùng. Vì vậy , là người Việt Nam ít nhất phải biết được những năm tháng hào hùng đó. Đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có những lập trường , những nhận định đúng đắn về từng giai đoạn lịch sử nước nhà đã trải qua.
- Tuy nhiên để có những nhận định đúng , cần phải nắm vững nội dung một cách cụ thể, rõ ràng, những nội dung lịch sử đó là gì? Đó là những sự kiện lịch sử.
- Đứng trước tình hình đó , là một giáo viên giảng dạy lịch sử hơn 10 năm và giảng dạy lịch sử lớp 9 qua nhiều năm, nắm bắt được tình hình học tập của nhiều thế hệ. Đa phần các sự kiện lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 9 ở trường phổ thông các em được học, điều được tái hiện dưới dạng những kênh chữ rất dài dòng, với những ngày tháng năm rất khó nhớ, rất máy móc , khô khan...đã đưa các em vào tình cảnh chán học môn lịch sử. vậy làm thế nào để những giờ học lịch sử trở thành những giờ phút trông đợi của các em, giúp các em tiếp thu bài tốt, nhớ chính xác được nhiều sự kiện lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau. Từ đó tôi có một sáng kiến nhằm giúp các em học các sự kiện lịch sử một cách dễ dàng và được áp dụng vào những lớp tôi dạy đó là “ học các sự kiện lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam thông qua việc lập dàn ý”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Chúng ta thống nhất rằng chỉ sử dụng tốt sách giáo khoa khi cả giáo viên và học sinh thì sẽ hiểu được nội dung bài viết. Tuy nhiên, kênh chữ khác với kênh hình, nhưng đôi lúc kênh chữ làm rõ kênh hình, kênh hình lại giải thích rõ thêm về kênh chữ... Vì vậy trong học tập sự kiện lịch sử chúng ta có thể học ở kênh chữ và kênh hình thì nội dung sự kiện lịch sử chúng ta mới nắm rõ.
- Trên lĩnh vực giáo dục , đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề được bàn luận và đề cập rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua và đem lại không ít thành tựu cho nền giáo dục. Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Từ năm 1997, những đổi mới đồng bộ về giáo dục Trung Học Cơ Sở từ cuộc xây dựng lại chương trình , biên soạn lại sách giáo khoa, đưa nhiều kênh hình vào.
- Môn lịch sử ở nhà trường nói chung , môn lịch sử lớp 9 nói riêng cho ta thấy việc biên soạn chương trình và nội dung không khô khan như chúng ta thường nghĩ. Nếu chúng ta biết sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp , để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị chu đáo ở các khâu trong quá trình lên lớp. Vì như ta đã biết , dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dục , giáo dưỡng và phát triển học sinh qua môn học “ dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lịch sử vốn tồn tại trong quá khứ , mà đối tượng chúng ta cần truyền đạt lại ở hiện tại nên trong quá trình giảng dạy các sự kiện lịch sử để học sinh nắm bắt được những nội dung đòi hỏi bên cạnh giọng nói sinh động, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp giảng dạy thiết bị dạy học khác nhau để đạt hiệu quả cao trong truyền thụ.
- Căn cứ vào nội dung biên soạn trong chương trình lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 9 ta thấy có nhiều dạng sự kiện diễn ra: chính trị, kinh tế, quân sự....để giúp các em nắm bắt nhanh , rõ ràng , chính xác, logic thì cần phải có một phương pháp đó là lập dàn ý cho các sự kiện nói trên. Vì vậy, lập dàn ý trong học tập lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 9 có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học ở cuối cấp Trung học cơ sở là rất cần thiết.
- Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lí giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
Nghị quyết TW 4 khóa VII đã chỉ rõ phải “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học , gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nét tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội, môn Lịch sử trong nhà trường không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó , Việc hướng dẫn cho học sinh học các sự kiện lịch sử nhất là lịch sử Việt nam thông qua việc lập dàn ý là điều rất cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức của các em .
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử bậc THCS trên 10 năm và nhiều năm được phân công giảng dạy lịch sử lớp 9 ở một trường vùng sâu, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn . Tôi thấy :
+ Các em đa phần đầu năm được chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn lịch sử: sách giáo khoa, sách bài tập, một số tranh ảnh....
+ Bản thân tôi được tham dự các lớp hội thảo, các chuyên đề, các giờ dạy mẫu về nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử.Đặc biệt quán triệt giờ dạy theo chuẩn kiến thức , kĩ năng của bộ giáo dục áp dụng trong năm học 2010 - 2011.
- Bên cạnh còn một số mặt:
+ Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nhĩ, tìm tòi của học sinh.
+ Giáo viên thiếu kiến thức thực tế, một số vấn đề còn đang tranh cải, mơ hồ.
+ Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, một vấn đề lịch sử.
+ Phương pháp ôn tập các sự kiện còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp các phương pháp chưa có tính sáng tạo.
+ Kết quả học tập chưa cao, còn thấp trong các kì thi học sinh giỏi hoặc không có học sinh dự thi.
+ Nội dung các sự kiện lịch sử quá nhiều, quá dài dòng, nhiều con số.
+ Thời gian giảng dạy cho chương trình lịch sử lớp 9 ( lịch sử Việt Nam ) phân bố thời gian đa phần còn chưa hợp lí, khảo sát nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 9đều nói lên điều bất cập ở trên.
- Xuất phát từ những vấn đề tồn động ở trên, trong quá trình giảng dạy , tìm tòi tôi đã thực hiện phương pháp lập dàn ý để cho các em học sự kiện lịch sử Việt Nam thì các em học chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sự kiện nhanh chóng, yêu thích bộ môn hơn, bộ môn có học sinh giỏi, kết quả cuối năm được nâng lên rõ rệt so với những học sinh chưa hoặc không áp dụng cách lập dàn ý trong học sự kiện lịch sử.
- Để minh chứng vấn đề này tôi đã tiến hành khảo sát nhóm đối tượng học sinh ở lớp 9A1 gồm 5 học sinh chưa áp dụng phương pháp lập dàn ý trong các sự kiện lịch sử với nội dung: Nêu những sự kiện lịch sử chính giai đoạn 1919 - 1930.
Lớp
Tổng số HS khảo sát
Nêu trên 50%
sự kiện
Nêu dưới 50%
sự kiện
9A1
5
1
4
Tỉ lệ %
100
20
80
Bên cạnh đó khi yêu cầu các em diễn đạt từng sự kiện cụ thể thì hầu như không em nào nhớ và diễn đạt đúng yêu cầu.
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần phải giải quyết, tháo gỡ. Nếu giải quyết và tháo gỡ vấn đề trên thì chất lượng dạy học môn lịch sử ngày càng được nâng cao.
IV NỘI DUNG:
1. Các biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề:
1.1 Để làm tốt việc lập dàn ý trong giảng dạy lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 9 , giáo viên cần:
- Xác định khái niệm sự kiện lịch sử
- phân loại sự kiện diễn ra thuộc dạng nào: chính trị, kinh tế, quân sự.
- Lập dàn ý đúng theo từng loại sự kiện.
1.1a.Khái niệm sự kiện lịch sử:
- Sự kiện lịch sử là sự kiện diễn ra trong quá khứ nói về một thời đại nào đó có liên quan đến lịch sử ở một thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử Việt Nam ở lớp 9. bác Hồ tìm ra con đường cứu nước như thế nào?
- Đối với dạng nội dung này để tìm hiểu thì học sinh cần phải biết lập dàn ý theo thứ tự như sau:
+ Hoàn cảnh đất nước trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước.
+ Diễn biến quá trình ra đi tìm đường cứu nước: Bác đã làm gì, đến những đâu....
+ Những việc làm đó của Bác đã giúp Bác tìm ra con đường cứu nước phù hợp cho dân tộc ta.
Học sinh có thể lập dàn ý dưới dạng niên biểu lịch sử về những việc làm của Bác từ 1919 - 1927 để thấy rõ sự tiếp thu luận cương của Lê Nin để tìm ra con đường cứu nước của Bác.
1.1b. Các dạng sự kiện
- Sự kiện chính trị
- Sự kiện kinh tế
- Sự kiện quân sự
Đối với từng loại sự kiện có cách lập dàn ý riêng . để lập dàn ý chính xác học sinh cần xác định sự kiện diễn ra thuộc dạng sự kiện nào.
Ví dụ:
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thuộc sự kiện chính trị.
+ Thành tựu quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật Chủ nghĩa xã hội ở miền bắc giai đoạn ( 1961 - 1965 ) thuộc sự kiện kinh tế.
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 thuộc sự kiện quân sự.
- Đối với dạng sự kiện kinh tế, giáo viên giúp học sinh lập dàn ý theo các bước: gồm những ngành nào, quá trình tăng trưởng của các ngành được thể hiện qua số liệu năm sau cao hơn năm trước, cái mới tiến bộ hơn cái cũ.
- Đối với sự kiện quân sự cần nắm các bước: hoàn cảnh - nguyên nhân dẫn đến sự kiện; diễn biến của sự kiện; kết quả sự kiện; nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của sự kiện.
Ví dụ: Sự kiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968.
- Hoàn cảnh: so sánh lực lượng có lợi cho ta, mâu thuẩn nước Mĩ.
- Diễn biến: Đêm 30 rạng 31/1/1968, địa điểm tiến công: Tòa đại sứ Mĩ, sân bay Tân Sơn Nhất, đài phát thanh...
- Kết quả: Tuy bị tổn thất nhưng chúng ta thắng lợi hoàn toàn.
- Nguyên nhân thắng lợi: Chúng ta kịp thời chỉ đạo tiến công và nổi dậy , chọn đúng thời cơ, đúng mục tiêu.
- Ý nghĩa lịch sử: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “ phi Mĩ hóa” thừa nhận thất bại của “ chiến tranh cục bộ” , chấm dứt không điều kiện phá hoại miền bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari.....
Vì vậy cách nhận dạng sự kiện lịch sử là một yếu tố quan trọng để ta đưa ra dàn ý cho phù hợp.
1.1c. Cách lập dàn ý bằng bảng niên biểu lịch sử
- Trước hết giáo viên giúp cho học sinh nắm vững thời gian trong lịch sử bao giờ cũng đi tới , các sự kiện diễn ra cũng phù hợp với thời gian.
Ví dụ: Cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
Thời gian
Sự kiện
Tháng 9/1953
Hội nghị Bộ chính trị trung ương Đảng họp để bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954
Tháng 12/1953
Ta bao vây , uy hiếp Điện Biên Phủ, tiến công giải phóng Lai Châu
Tháng 12/1953
Liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng tỉnh Thà Khẹt, bao vây uy hiếp Nê Nô.
Tháng 1/1954
Tiến công địch ở Thượng Lào
Tháng 2/1954
Tiến công Tây Nguyên.
1.2. Bên cạnh các sự kiện riêng lẻ, còn có những sự kiện vừa mang tính tính chính trị vừa mang tính quân sự.
Ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Sự kiện này vừa mang tính quân sự vừa mang tính chính trị . Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu tại sao Mĩ lại chịu kí hiệp định Pari. Để trả lời được câu hỏi này buộc học sinh phải tự tìm dàn ý:
- Hoàn cảnh trước khi hội nghị diễn ra: Mĩ cho máy bay B52 ném bom miền Bắc 12 ngày đêm thực hiện ý đồ phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhưng hoàn toàn thất bại.
- Diễn biến: Tuy tham gia hội nghị nhưng Mĩ vẫn giữ lập trường chờ tin báo nên khi hay tin thất bại Mĩ mới chấp nhận kí hiệp định.
- Kết quả: Hiệp định Pari được kí kết ngày 27/1/1973.
2. Quá trình thực hiện
- Để việc lập dàn ý được nhuần nhuyễn và nhanh lẹ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình giảng dạy và học tập.
- Bên cạnh đó, bài tập về nhà giáo viên cũng có thể áp dụng cho học sinh khi học các sự kiện lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 9.
V/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Thông qua những năm giảng dạy, các tiết dạy, các bài kiểm tra của học sinh, bài ôn tập học sinh giỏi ở năm 2010 - 2011 Trường THCS Tân Phú cho thấy: Học sinh nắm được cách học sự kiện chính xác và logic,từng sự kiện diễn ra như thế nào các em đều nắm vững.
Năm học 2009 - 2010 chưa áp dụng phương pháp lập dàn ý.
Lớp
Tổng số HS
Không nắm sự kiện
Nắm vững sự kiện
9A1
5
4
1
Tỉ lệ %
100
80
20
Năm học 2010 - 2011có áp dụng phương pháp lập dàn ý trong học sự kiện lịch sử Việt Nam.
Lớp
Tổng số HS
Không nắm sự kiện
Nắm vững sự kiện
9A1
5
0
5
Tỉ lệ %
100
00
100
Với phương pháp lập dàn ý trong học sự kiện lịch sử Việt Nam đã nêu trên giúp chúng ta đạt được kết quả khả quan hơn. Các em có thể dễ dàng học sự kiện lịch sử mà không nhàm chán khi các em nhìn những kênh chữ trong sách giáo khoa.
Bên cạnh đó còn tạo cho các em tích cực học tập nhất là học theo nhóm. Các em có sự phân công các thành viên làm từng khâu nhỏ của dàn ý lập ra, kết quả mang lại nhanh hơn, chính xác hơn.
VI/ KẾT LUẬN
Tóm lại hướng dẫn các em lập dàn ý khi học sự kiện lịch sử nhất là sự kiện lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 9 là điều cần thiết, tạo tiền đề cho các em vững bước khi học chương trình lịch sử bậc cao hơn - Trung học phổ thông.
Với phương pháp này có thể áp dụng cho chương trình lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam ở các khối 6,7,8 đều đạt hiệu quả cao.
Phương pháp này khắc phục được cách học thầy đọc , trò ghi hoặc thầy trình bày trò nghe vừa mất thời gian mà học sinh không nắm vững vấn đề.
Lần đầu tôi viết đề tài còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Phú, ngày. tháng..năm 2011.
Người thực hiện
Văng Kim Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 của Bộ giáo dục.
- Sách giáo viên lịch sử lớp 9 của Bộ giáo dục.
- Tài liệu chuẩn kiến thức , chuẩn kĩ năng môn lịch sử của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS của Bộ giáo dục
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
I
Đặt vấn đề
Trang 1
II
Cơ sở lý luận
Trang 1
III
Cơ sở thực tiễn
Trang 2
IV
Nội dung
Trang 3
V
Kết quả thực hiện
Trang 5
VI
Kết luận
Trang 5
Tài liệu tham khảo
Trang 7
Mục lục
Trang 8
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang kien mon lich su hay.doc