Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau

 A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lí do chọ đề tài:

1.1. Cơ sở lí luận :

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành , lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

(Luật Giáo dục)

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh ( HS ) phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo , rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập . Làm cho “ Học “ là quá trình kiến tạo ; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, HS tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất . Tổ chức hoạt đông nhận thức cho HS, dạy HS tìm ra chân lí.

Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Chính vì thế việc tổ chức hoạt động của HS trước trong và sau tiết học là một hoạt động sư phạm hết sức quan trọng góp phần đổi mới phương pháp và nội dung tiết dạy.

2.2. Cơ sở thực tiễn:

Thực tế cho thấy không phải người giáo viên nào cũng coi trọng việc tổ chức hoạt động cho HS trước tiết học. Nếu có thì hầu hết cũng chỉ là hình thức. Tôi đã đi dự giờ rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị mình công tác , sau mỗi bài dạy , tôi thấy giáo viên chỉ nói một cách chung chung: các em về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết sau. Hiếm khi thấy giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể các em cần chuẩn bị những gì cho tiết học ấy ( Có lẽ trừ những bài thực hành) . Còn nếu có thì cũng chưa thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó HS Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà , nếu có cũng chỉ là ép buộc . Các em chuẩn bị hết sức sơ sài, chiếu lệ. Vì thế mà chất lượng các tiết học nhìn chung chưa cao.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề: 1. Lí do chọ đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành , lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Luật Giáo dục) Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh ( HS ) phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo , rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập . Làm cho “ Học “ là quá trình kiến tạo ; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,HS tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất . Tổ chức hoạt đông nhận thức cho HS, dạy HS tìm ra chân lí. Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Chính vì thế việc tổ chức hoạt động của HS trước trong và sau tiết học là một hoạt động sư phạm hết sức quan trọng góp phần đổi mới phương pháp và nội dung tiết dạy. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Thực tế cho thấy không phải người giáo viên nào cũng coi trọng việc tổ chức hoạt động cho HS trước tiết học. Nếu có thì hầu hết cũng chỉ là hình thức. Tôi đã đi dự giờ rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị mình công tác , sau mỗi bài dạy , tôi thấy giáo viên chỉ nói một cách chung chung: các em về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết sau. Hiếm khi thấy giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể các em cần chuẩn bị những gì cho tiết học ấy ( Có lẽ trừ những bài thực hành) . Còn nếu có thì cũng chưa thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó HS Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà , nếu có cũng chỉ là ép buộc . Các em chuẩn bị hết sức sơ sài, chiếu lệ. Vì thế mà chất lượng các tiết học nhìn chung chưa cao. Đối với môn Ngữ Văn, thì việc tổ chức hoạt động cho HS trước tiết học lại càng hết sức quan trọng . Để tiến hành một giờ học Văn có hiệu quả thì đòi hỏi người HS cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Việc chuẩn bị bài của HS có đạt được hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào vai trò hướng dẫn của GV. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tôi nhận thức được tầm quan trong của việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau. Vì thế tôi đã chọn đề tài này. B. Nội Dung : 1. Những vấn đề chung : Hoạt động này được giáo viên thực hiện cuối mỗi tiết học chính. Thực chất đó là khâu dặn dò ở cuối mỗi bài học. GV tuỳ theo từng đơn vị bài học mà vạch kế hoạch hướng dẫn cụ thể những nhiệm vụ HS cần phải chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học sau. Những nội dung đó được GV soạn sẵn trong giáo án hoặc đã được chuẩn bị sẵn trong đầu. Thông thường đối với môn Ngữ Văn, GV yêu cầu HS soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK , đọc các văn bản cần thiết, chuẩn bị nhưng bài tập trình bày theo nhóm , đọc phân vai , sưu tầm tranh ảnh minh hoạ hoặc có thể là việc đi tham quan, đi thực tế, đi xem phim để phục vụ cho tiết học. Tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào mỗi bài học , GV đưa ra các nhiệm vụ tương ứng cho HS. Nhưng nếu GV chuẩn bị càng kĩ, giao nhiệm vụ càng cụ thể, chi tiết thì hoạt động trước tiết học của HS càng đạt kết quả, việc chuẩn bị cho tiết học càng chu đáo, đảm bảo sự thành công ở mức cao. Tất nhiên điều đó có đạt được được hay không, thì ngoài vai trò tổ chức hoạt động của người GV, HS đóng vai trò quyết định trong khâu thực hiện hoạt động đó . Dù GV có giao nhiệm vụ cụ thể , chi tiết bao nhiêu nhưng HS không tự giác thực hiện thì cũng sẽ không đem lại kết quả gì mà thành ra Xôi hỏng bõng không . Chính vì thế , GV cần phải rèn luyện cho HS thói quen chuẩn bị bài ở nhà., thường xuyên khuyến khích , động viên kịp thời những HS có ý thức tự giác, đôn đốc, kiểm tra những HS thiếu ý thức hoặc có chuẩn bị nhưng theo hình thức đối phó. Và điều cần thiết nhất là GV cần phải làm cho HS thấy việc chuẩn bị bài ở nhà có tầm quan trong như thế nào. 2. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà đối với từng phân môn cụ thể. 2.1. Đối với học văn bản : Trong quỏ trỡnh giảng dạy mụn Ngữ văn, yờu cầu chuẩn bị bài một cỏch nghiờm tỳc đó trở thành một cụng việc thật sự hữu ớch cho quỏ trỡnh học tập của mỗi HS. Với phần văn bản, yờu cầu này càng trở nờn cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tỏc phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải cú sự tiếp cận bề mặt văn bản trờn cơ sở đú cảm nhận những giỏ trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ. Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà là đó làm tốt cụng việc tiếp cận bề mặt văn bản. Đõy cú thể núi là yếu tố "nền" để khi lờn lớp kết hợp với những tri thức của GV cung cấp, HS sẽ cú một cỏi nhỡn tương đối trọn vẹn về tỏc phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thụng). Thông thường khi hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà, GV thường yêu cầu HS soạn theo hệ thống câu hỏi ở phần Đọc - hiểu . Cũng trên cơ sở đó, khi hướng dẫn HS soạn một văn bản, tôi đưa ra một số gợi ý như sau: - Đọc văn bản : Có thể nhiều người cho rằng việc dặn dò HS đọc văn bản là thừa vì nếu HS không đọc thì làm sao soạn được bài. Nhưng thực tế cho thấy nhiều HS chẳng cần đọc văn bản mà vẫn soạn bài đầy đủ. Nghe thì có vẻ thiếu căn cứ nhưng đó là sự thật . Vì hầu hết HS đều có sách Để học tốt, việc trả lời câu hỏi đâu có gì là khó, chỉ cần mở sách ra chép là ổn. Vậy thì đọc làm gì cho ‘mất công”. Vấn đề ở đây xuất phát từ việc HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của khâu đọc. Việc đọc hay không đối với các em còn phụ thuộc vào văn bản đó hay hay dở (hay dở cũng theo chủ quan của các em. HS thường chỉ thích đọc những tác phẩm truyện có lời đối thoại, còn những văn bản khác thường ngại đọc. ). Chính vì thế, GV cần hình thành cho HS thói quen đọc văn bản trước khi soạn bài. Đây là một bước hết sức quan trọng ( HS cũng có thể thực hiện trước đó vào bất kì thời gian nào. Đối với học Văn , đọc không bao giờ thừa . ) . Khi hướng dẫn HS đọc, GV cần lưu ý HS ngoài mục đích tập đọc hoặc tiếp xúc sơ bộ với tác phẩm thì cần chú trọng nhiều hơn về phương diện diễn cảm và cảm thụ. Muốn làm được điều đó , HS cần kết hợp với hệ thống câu hỏi Đọc - hiểu trong bài( hệ thống câu hỏi đó có thể được GV thay đổi cho phù hợp hơn). Việc đọc nói trên nếu được thực hiện chu đáo ở nhà sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bài dạy. Không những thế khi học trên lớp , GV không cần cho HS đọc tràn lan như trước ( các em chỉ cần đọc những gì cần thôi ) như thế thời lượng đọc ở lớp sẽ được rút ngắn nhưng điều quan trọng là các em vẫn rèn luyện được kĩ năng đọc, đồng thời vẫn đảm bảo được yêu cầu đọc - hiểu. Đọc bây giờ cũng được coi là một phương pháp . Đọc chính là sự khởi đầu của mọi công đoạn khác trong quá trìng tìm hiểu văn bản. Vì thế GV không được xem nhẹ. - Tóm tắt văn bản đối với truyện. Có nhiều tác phẩm trong SGK không có phần tóm tắt Nếu HS tóm tắt được tác phẩm có nghĩa là các em đã nắm bắt được nội dung cốt truyện vì thế sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình cảm thụ tác phẩm ở lớp. HS không nhất thiếu phải soạn vào vở, nhưng các em phải nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật, sự việc chính. Phần hỏi bài cũ , GV có thể dành một câu để kiểm tra về việc chuẩn bị này để tránh việc HS đối phó. - Đọc kĩ phần chú thích : : Công đoạn này rất ít HS để ý ngay cả những HS khá Giỏi. Việc tìm hiểu chú thích không chỉ hỗ trợ tốt cho việc hiểu văn bản mà còn giúp các em có thêm vốn từ ngữ phong phú cho mình đặc biệt là từ Hán Việt. VD: Khi học văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, để hiểu nghĩa của câu thơ : Dang tay ôm chặt bồ kinh tế, nếu HS không tìm hiểu chú thích thì làm sao có thể hiểu đúng nghĩa của từ kinh tế theo ý của tác giả Việc tìm hiểu chú thích phải được tiến hành trước ở nhà để tránh mất thời gian của tiết học. Tuy nhiên ngoài những chú thích đã có sẵn trong sách giáo khoa, HS cần tìm ra những từ khó khác để tự tra cứu ở nhà , tránh sự bở ngỡ trong khi học ở trên lớp. Trong bài dạy, GV có thể lồng ghép kiểm tra việc học chú thích của HS , nhất là những chú thích quan trọng. - Tìm hiểu thêm về tác giả - tác phẩm- thể loại ( khâu này cũng có thể thực hiện trước trong quá trình tự tích luỹ của mỗi HS , không phải chỉ đến khi học tác phẩm mới tìm hiểu). Việc tìm hiểu tác giả - tác phẩm là khâu quan trọng không thể bỏ qua. Hiểu tác giả sẽ giúp cho việc hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Đồng thời HS cần nắm vững bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm mình sẽ cảm thụ vì mỗi tác phẩm ( đặc biệt là những tác phẩm văn học sử) thường gắn liền với một giai đoạn lịch sử, tác phẩm thường phả hồn thời đại, thông qua lăng kính chủ quan, ý thức hệ cùng nhân sinh quan, tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình, của dân tộc vào tác phẩm. VD: - Khi học bài Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch , cần chú ý bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả ở xa quê mới có thể cảm nhận sâu sắc nổi nhớ quê của tác giả. - Khi học bài Hồi hương ngẫu thư- Hạ Ttri Chương , không thể không chú ý tới hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Tình cờ viết nhân về thăm quê sau hơn 50 năm xa quê của lão quan Hạ Tri Chương - Quý Chân tiên sinh. Điều đó góp phần giúp cho HS cảm nhận hết được nỗi buồn da diết của tác giả trong cảm giác bị lãng quên .Từ đó thấy hết được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. HS tìm hiểu tác giả , tác phẩm thông qua phần chú thích * trong SGK , ngoài ra các em có thể tìm qua tài liệu tham khảo. Tất nhiên không phải khi học tác phẩm nào, GV cũng yêu cầu HS tìm hiểu về tác giả , tác phẩm . Vì vậy GV cần có sự hướng dẫn cụ thể tuỳ theo mỗi đơn vị bài học. - Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần Đọc - hiểu : Thực ra lâu nay HS soạn bài thường trả lời những câu hỏi ở mục này. Nhưng thiết nghĩ trờn nền tảng gợi ý của hệ thống cõu hỏi trong SGK, GV giảng dạy Ngữ văn cú thể biờn soạn một hệ thống cõu hỏi khỏc cụ thể hơn, gắn liền với bài giảng của GV hơn. HS được GV cung cấp hệ thống cõu hỏi cho bài học mới sau mỗi tiết dạy. Đõy chớnh là điều kiện thuận lợi để HS cú thể chuẩn bị bài tốt hơn và GV cú thể tiết kiệm được nhiều thời gian trờn lớp. Như vậy nếu thực hiện tốt cụng việc này, vấn đề"chỏy giỏo ỏn" trong giảng dạy Ngữ văn sẽ phần nào được giải quyết. Đồng thời từ hệ thống những cõu hỏi ấy GV sẽ giỳp học sinh nõng cao khả năng tự tiếp cận tỏc phẩm, thoỏt li dần và khụng cũn phụ thuộc một cỏch thụ động với những sỏch "học tốt" 2.2. Đối với tiết học Tiếng Việt: Tôi còn nhớ những năm trước đây, học sinh hết sức ngỡ ngàng khi GV kiểm tra vở soạn Tiếng Việt. Bởi theo thói quen cũ, các em chỉ soạn tiết học văn bản. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bất kì môn học nào HS cũng cần phải chuẩn bị trước ở nhà . Có như thế HS mới tạo cho mình một tâm thế tốt khi học bài mới . Phân môn Tiếng việt cũng không phải là ngoại lệ. Khi hướng dẫn cho HS soạn một bài học về Tiếng Việt, GV yêu cầu HS nghiên cứu các ngữ liệu được đưa ra làm mẫu để phân tích rút ra kết luận theo hệ thống câu hỏi gợi ý sau mỗi ngữ liệu đó. Ngoài ra , HS có thể tìm thêm một số ví dụ khác tương tự có thể do các em tự đặt. Hoặc có những bài học trong phần luyện tập có bài tập viết đoạn văn , GV nhất thiết phẩi yêu cầu HS viết trước ở nhà . Nếu được chuẩn bị chu đáo thì chắc chắn ở trên lớp , HS sẽ có nhiều thời gian thực hành luyện tập với nhiều dạng bài khác nhau. Ngay cả phần luyện tập các em cũng có thể xem trức những bài đơn giản. 2.3. Đối với tiết học Tập làm văn : Cũng như các tiết học văn bản , Tiếng Việt , tiết học Tập làm văn muốn có hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS , thì khâu chuẩn bị bài ở nhà là cần thiết. Vậy cần chuẩn bị những gì? Thông thường dạy tập làm văn cũng đi từ mẫu đến lí thuyết. Phân tích mẫu để hình thành tri thức lí thuyết là con đường quy nạp trong làm văn cần áp dụng . Mẫu được đưa ra làm ngữ liệu trong tập làm văn thường là một văn bản hoặc là một đoạn văn tương đối dài. Vì thế trước hết HS cần phải tiếp xúc mẫu thông qua đọc sau đó mới phân tích mẫu đó. Việc đọc và phân tích mẫu nên được HS tiến hành ở nhà dưới sự hướng dẫn, gợi ý của GV. Đặc biệt là tiết luyện nói. Đây là tiết học có đặc trưng riêng. Thời gian tương đối ít chỉ là một tiết nhưng HS phải trực tiếp với một đối tượng giao tiếp hiện diện, khoảng cách giữa tư duy và ngôn ngữ rút ngắn, đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt trong chọn từ, sắp ý và diễn đạt. Đã thế trong gời luyện nói, HS không những phải huy động những yếu tố cần thiết như trong một giờ làm văn viết mà còn phải vận dụng nhiều yếu tố đặc thù của lời nói kết hợp với những hành động hình thể. Điều đó đã tạo ra khó khăn riêng cho tiết luyện nói . Chính vì vậy nếu không được chuẩn bị trước ở nhà thì chắc chắn rằng tiết học đó sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn mà trở nên tẻ nhạt, nhàm chán. Khi chuẩn bị bài ở nhà, HS không chỉ chuẩn bị bài nói mà các em cũng cần tập nói trước( Có thể tập nói trước gương, có thể tập nói trước những người trong gia đình...).Điều đó sẽ giúp cho các em tự tin hơn khi đứng trước lớp. Trong phân môn Tập làm văn còn có tiết trả bài. Một tiết trả bài phải là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Bởi đó là một giờ học được xây dựng thực sự từ lao đông trực tiếp của HS, từ vốn liếng nhiều mặt của HS. Qua giờ học này, HS nhận ra những mặt mạnh và yếu , nhất là những mặt yếu của mình. Vì vậy một giờ trả bài cũng cần được chuẩn bị chu đáo không chỉ GV mà ngay cả HS. GV chuẩn bị thì không có gì phải bàn, nhưng HS chuẩn bị có lẽ là điều hơi xa lạ đối với nhiều GV. Theo cá nhân tôi, trước tiết trả bài khoảng 1, 2 ngày, GV có thể trả bài trước cho HS . Trên cơ sở lời nhận xét của GV , HS đọc lại bài viết của mình và tìm ra những lỗi trong bài. Sau khi đã tìm ra các lỗi cơ bản, HS sẽ tự mình chữa lại phía sau bài . Nếu GV tạo được cho HS ý thức tự giác trong việc này thì tôi tin chắc rằng giờ trả bài sẽ diễn ra sôi nổi và có hiệu quả. Cùng với những gì đã được chuẩn bị kết hợp với nhận xét cụ thể của GV trong tiết trả bài , HS sẽ khắc sâu được những mặt mạnh, thấy rõ những mặt yếu của mình qua bài viết. C. bài học kinh nghiệm 1. Bài học kinh nghiệm : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà không phải là vấn đề khó. Cái khó nhất là HS có tự giác thực hiện hay không. Thực tế, các GV đều chú trọng đến khâu này nhưng chưa có hiệu quả. Vì không phải HS nào cũng thấy rõ tầm quan trọng của công việc đó. Muốn vậy , GV cần phải: - Có sự hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho HS. Tuy nhiên để làm được việc đó ,đòi hỏi GV cần có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng trước đó. Việc này tốn không ít thời gian và công sức của GV. Vì vậy đòi hỏi GV sự tâm huyết và lòng đam mê nghề nghiệp . - Cần cho HS thấy rõ tầm quan trọng của khâu chuẩn bị bài, tạo cho các em có ý thức tự giác. - Động viên, khuyến khích HS thông qua việc cho điểm cao đối với ai có nhiều câu trả lời đúng, sáng tạo trong khi học bài (Thông thường HS nào chuẩn bị bài tốt ở nhà thì em đó sẽ tích cực hơn và sẽ có nhiều phát hiện, sáng tạo trong khi học trong giờ học đó). - Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS thông qua việc kiểm tra vở soạn, chấm vở soạn. Nếu GV không trực tiếp kiểm tra thì phối hợp với GV chủ nhiệm giao cho Ban cán sự kiểm tra vào đầu buổi học. - Có thể kiểm tra thử đối với những HS soạn bài đối phó bằng các câu hỏi đơn giản . Ví dụ khi học văn bản “Sống chết mặc bay” ,để kiểm tra xem HS đã đọc văn bản hay chưa , GV có thể hỏi HS : trong văn bản “ Sống chết mặc bay” có nhân vật nào? hay Tên quan phụ mẫu hộ đê ở đâu?... Những câu hỏi đó nên thay đổi linh hoạt, thường xuyên. Tuy nhiên còn có rất nhiều cách để có thể biết được HS có tự giác soạn bài hay không, đó là sáng tạo của mỗi GV. - Đối với bài đầu tiờn của từng phân môn, GV cần hướng dẫn HS cỏch sọan bài cụ thể . Những bài sau, cứ hễ học xong bài cũ, HS tự chuẩn bị bài mới, khụng đợi GV nhắc nhở. GV có thể lưu ý HS nếu khụng biết trả lời cõu hỏi chuẩn bị bài, cú thể tham khảo cỏc sỏch hướng dẫn, sỏch học tốt, sỏch tham khảo ... cú bỏn rất nhiều ngoài nhà sỏch để cú định hướng trả lời tốt, túm tắt phần trả lời ấy theo ý mỡnh vỡ đụi khi nú rất dài, phần nào mỡnh biết, khụng cần ghi, chỉ ghi những gỡ đỏng học, mỡnh chưa biết, để đúng gúp thờm trong giờ học chớnh thức.; nếu thấy bài sọan quỏ ngắn, cú thể bổ sung phần trả lời trong phần bài tập để đúng gúp phỏt biểu thờm trong phần làm bài tập trờn lớp. 2. Kết luận : Từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trên, và qua áp dụng đã thu được một số kết quả nhất định. Một điều mà tôi nhận thấy được nếu bài học nào được HS chuẩn bị bài chu đáo, thì giời học trên lớp sẽ động hơn rất nhiều, lớp ồn một cách tích cực. Và chắc chắn giờ học đó sẽ có chất lượng cao. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau ” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội đồng thẩm định để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN huong dan HS chuan bi bai.doc
Giáo án liên quan